1 cơi lá (ngày) Số lá/cơi lá
3.3.3.1 Sâu hại trên vườn ca cao giai đoạn kinh doanh
Bảng 3.17: Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến trên vườn ca cao giai đoạn kinh doanh
S
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến
1 Bọ xít muỗi Helopeltis sp. chồi nonQuả, lá, +++
2 Câu cấu Hypomeces sp. Lá +
3 Rệp muội Toxoptera sp. hoa, chồiLá, quả, +
4 Rệp sáp Pseudococus spp. Quả, lá, chồi +
5 Rệp vảy xanh Coccus viridis Lá, quả, hoa +
7 Sâu đục thân Zeuzera sp. Thân, cành +
8 Sâu róm Euproctis spp. Lá +
9 Sâu đo xám Hyposidratalaca Lá +
10 Sâu khoang Prodenia litura Lá +
11 Bọ cánh cứng Apogonia spp.
Adoretus spp. Lá +
12 Dế mèn Brachytrupes
portentosus Gốc, thân +
13 Mối Odontotermes sp. Gốc, rễ +
14 Sâu bao Pagodeilla hekmeyeri Lá +
Ghi chú: + : Tần suất bắt gặp > 10 - 25% (ít phổ biến)
++ : Tần suất bắt gặp > 25 - 50% (phổ biến) +++ : Tần suất bắt gặp > 50% (rất phổ biến)
Qua bảng 3.17 cho thấy, có 14 loài côn trùng xuất hiện trên vườn ca cao giai đoạn kinh doanh tại huyện Buôn Đôn. Trong đó, câu cấu, dế mèn, mối, sâu bao, sâu đục vỏ trái, sâu đo xám, sâu khoang, rệp vảy xanh, bọ cánh cứng, rệp muội, rệp sáp và sâu đục thân, sâu róm với mức độ ít phổ biến (+). Đặc biệt Bọ xít muỗi xuất hiện với mức độ rất phổ biến (+++).
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến khả năng nhiễm bọ xít muỗi
(ĐVT:%)
Công thức
Thời điểm CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
Cuối mùa mưa Tỷ lệ hại 57,51 56,91 57,65 56,76 58,51 Mức độ hại 16,31 16,17 16,58 16,15 17,25 Đầu mùa khô Tỷ lệ hại 35,47 35,42 35,78 34,21 36,34 Mức độ hại 15,14 14,25 15,31 14,54 15,68 Giữa mùa khô Tỷ lệ hại 33,68 33,15 33,58 33,45 35,34
Đồ thị 3.4: Diễn biến tỷ lệ bọ xít muỗi của các công thức phân bón trên vườn ca cao kinh doanh
Qua bảng 3.18 và đồ thị 3.4 cho thấy, tỷ lệ hại của bọ xít muỗi cao nhất vào cuối mùa mưa, sau đó giảm dần ở đầu và giữa mùa khô.
Vào thời điểm cuối mùa mưa, tỷ lệ hại của bọ xít muỗi ở các công thức biến động từ 56,76% - 58,51%. Cao nhất là công thức 5 (tăng 30% lượng phân bón so với đối chứng) với tỷ lệ hại là 58,51% và mức độ hại là 17,25%. Thấp nhất ở công thức 4 (giảm 30% lượng phân bón so với đối chứng) với tỉ lệ hại là 56,76% và mức độ hại là 16,15%.
Vào đầu và giữa mùa khô bọ xít muỗi vẫn tiếp tục gây hại, nhưng tỷ lệ hại hại giảm dần. Tỷ lệ hại của bọ xít muỗi ở các công thức biến động từ 33,15 - 36,34%. Thấp nhất là công thức 2 (giảm 15% lượng phân bón so với đối chứng) với tỉ lệ hại là 33,15% và mức độ hại là 7,51%. Cao nhất là công thức 5 (tăng 30% lượng phân bón so với đối chứng) với tỉ lệ hại là 36,34% và mức độ hại là 15,68%.