Chỉ tiêu về sâu bệnh hạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 27)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.4Chỉ tiêu về sâu bệnh hạ

* Mức độ phổ biến của sâu bệnh hại

Mức độ phổ biến (kí hiệu M) được lượng hoá theo tần suất bắt gặp và được tính theo công thức:

Mức độ phổ biến (M) = Tổng số điểm có sâu bệnh hại x 100 Tổng số điểm điều tra

Mức độ phổ biến được chia làm 3 mức như sau:

- Ít phổ biến (+): < = 25% diện tích hoặc số cây điều tra có sâu bệnh hại so với tổng diện tích hoặc tổng số cây điều tra.

- Phổ biến (++): > 25% - 50% diện tích hoặc số cây điều tra có sâu bệnh hại so với tổng diện tích hoặc tổng số cây điều tra.

- Rất phổ biến (+++): > 50% diện tích hoặc số cây điều tra có sâu bệnh hại so với tổng diện tích hoặc tổng số cây điều tra.

* Đối với sâu hại

- Mức độ hại (R%) = ∑ nivi

x 100 NV

Trong đó:

ni: số lá (cành, hoa, quả) bị hại ở cấp i vi: là trị số cấp hại i

N: tổng số lá (cành, hoa, quả) quan sát V: cấp hại cao nhất

- Tỷ lệ bị hại (P%) = Tổng số cây (lá, chồi, cành, quả) bị sâu hại x 100 Tổng số cây (lá, chồi, cành, quả) điều tra

* Đối với bệnh hại

- Tỷ lệ bệnh (P%) = Tổng số lá (cành, quả) bị bệnh x 100 Tổng số lá (cành, quả) điều tra

- Chỉ số bệnh (R%) = ∑ a.n x 100 N.b Trong đó: a: cấp bệnh

n: số lá (quả, thân, cành) bị bệnh ở cấp tương ứng N: Tổng số lá (quả, thân, cành) điều tra

b: Cấp bệnh cao nhất

* Xác định mức độ gây hại một số loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cây ca cao

Đối với bọ xít muỗi, bọ cánh cứng

Mức độ cây bị hại được chia thành 4 cấp: - Cấp 0: không có sâu

- Cấp 1: < 1/4 diện tích lá hoặc chồi bị hại (mức độ nhẹ)

- Cấp 2: 1/4 - 1/2 diện tích lá hoặc chồi bị hại (mức độ trung bình) - Cấp 3: > 1/2 - 3/4 diện tích lá hoặc chồi bị hại (mức độ nặng) - Cấp 4: > 3/4 diện tích lá hoặc chồi bị hại (mức độ rất nặng)

Bệnh thối quả

- Cấp 1: có vết bệnh đến 5% diện tích quả có bị bệnh - Cấp 3: > 5 - 10% diện tích quả có vết bệnh

- Cấp 5: > 10 - 15% diện tích quả có vết bệnh - Cấp 7: > 15 - 20% diện tích quả có vết bệnh - Cấp 9: > 20% diện tích quả có vết bệnh 2.5.5 Các chỉ tiêu hóa tính đất

- pHKCl : Đo bằng phương pháp Meter. - Mùn % : Đo bằng phương pháp Tiurin. - N % : Xác định bằng phương pháp Kjeldahl.

- P2O5 % : Xác định bằng phương pháp So màu quang điện. - P2O5 dt (mg/100g đất) : Xác định bằng phương pháp Oniani. - K2O % : Xác định bằng phương pháp Quang kế ngọn lửa. - K2O dt (mg/100g đất) : Phương pháp Quang kế ngọn lửa. - Ca2+, Mg2+ (lđl/100g đất) : Phương pháp Trilon B.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 27)