nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị ở tỉnh hội người mù thừa thiên huế, thực trạng và giải pháp

51 1.1K 7
nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị ở tỉnh hội người mù thừa thiên huế, thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là những người chủ tương lai của đất nước chính vì vậy luôn nhận được sự quan tâm hết mực từ gia đình và xã hội. Muốn có một đất nước phát triển thì phải chăm lo cho trẻ em đó là một mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển bền vững. Nhưng ở trong cuộc sống thường ngày còn có rất nhiều trẻ em không nhận được sự quan tâm đó mà bị xã hội kỳ thị, xa lánh vì những khiếm khuyết trên cơ thể của các em.Trên cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng số lượng trẻ em bị khiếm thị chiếm một phần không nhỏ và nỗi đau của các em không ai có thể hiểu hết được, phải trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội các em cũng đâu muốn nhưng không phải may mắn luôn gõ cửa mỗi số phận con người. Và các em là những số phận thiếu may mắn đó, nói về khuyết tật thì có rất nhiều dạng nhưng khuyết tật về thị giác có lẽ là khuyết tật gây ra nhiều khó khăn nhất. Các em không thể tự lo cho cuộc sống của mình không thể làm những việc như vệ sinh cá nhân cho bản thân hay thậm chí có những em từ khi sinh ra không thể biết được hình hài của bố mẹ người thân mình như thế nào. Trong bức tranh đa màu của cuộc sống các em chỉ cảm nhận bằng một màu đen. Với mong muốn được thêm một chấm sáng trong bức tranh cuộc sống đơn màu ấy của các em, tôi thực hiện đề tài “Nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị ở tỉnh hội người mù Thừa Thiên Huế, thực trạng và giải pháp” để các em nơi đây có thể cảm nhận những màu sắc của cuộc sống qua những kỹ năng sống của các em được nâng cao hơn, những việc các em có thể làm và đưa các em tiến tới với những gì trong cuộc đời này các em xứng đáng được nhận SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 1 Báo cáo tốt nghiệp 2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu a.Đối tượng nghiên cứu. Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị. b.Khách thể nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu của đề tài là những trẻ em bị khiếm thị 3. Không gian và thời gian nghiên cứu a. Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ở Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế 180 Phan Bội Châu, thành phố Huế. b.Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2015 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp duy vật lịch sử Phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu người nghiên cứu các sự vật, hiện tượng xã hội cần phải đặt trong một xã hội nhất định, trên quan điểm thừa kế và phát triển. Nghiên cứu này được xuất phát từ thực tế lịch sử xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn trong sự phát triển của nó và thực tế lịch sử này được xem xét như cơ sở mục tiêu, tiêu chuẩn của thông tin thực nghiệm. Nghiên cứu này tại Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế đặt thực trạng nhận thức, hành vi và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ khiếm thị trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa_ hiện đại hóa. Nền kinh tế thị trường với tác động tích cực làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, đất nước ta cũng bộc lộ nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng và làm chậm đi sự phát triển của đất nước ta như: chăm sóc sức khỏe cho người dân, thanh niên SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 2 Báo cáo tốt nghiệp vi phạm pháp luật…. đặc biệt là sự quan tâm đến các chương trình phúc lợi xã hội trong đó có sự hòa nhập của trẻ khiếm thị. 4.2. Phương pháp duy vật biện chứng Theo phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu phải nhìn các sự vật trong mối quan hệ biện chứng. Nghĩa là phải nhìn mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại riêng biệt tách rời mà luôn luôn trong mối quan hệ tương tác, quyết định lẫn nhau. Trong quá trình xem xét, đánh giá mọi sự vật hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế - xã hội đang vận động,biến đổi trên địa bàn nghiên cứu. Trong đề tài này, khi tìm hiểu thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị tại tỉnh Hội chúng ta phải đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội nước ta ở thời điểm hiện tại. Các giá trị mới của xã hội hiện đại, sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, sự toàn cầu hóa đang tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có trẻ em khuyết tật. 4.3. Phương pháp điều tra xã hội học Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin của xã hội học như: + Phương pháp tiếp cận phỏng vấn cá nhân Cuộc nghiên cứu thực trạng hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật trong Tỉnh Hội, bên cạnh đó để hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề đang nghiên cứu. Phương pháp này phục vụ cho việc khai thác các thông tin về mong muốn của các trẻ khiếm thị, thái độ của những người xung quanh về vấn đề hòa nhập cộng đồng của trẻ khiếm thị. Những điều lưu ý khi tiến hành phương pháp phỏng vấn cá nhân về thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị. - Mục đích của phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin về thực trạng nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ. SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 3 Báo cáo tốt nghiệp - Đối tượng: phỏng vấn một số cán bộ làm trong Tỉnh Hội người mù và trẻ khiếm thị tại đây. Kỹ năng phỏng vấn: Khi phỏng vấn phải nhẹ nhàng tế nhị,gây được cảm giác thoải mái với người được hỏi, nắm bắt được thái độ của người được hỏi. + Phương pháp phân tích tài liệu Báo cáo tốt nghiệp được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin phong phú, tôi đã khai thác từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài. Tài liệu thu thập được từ các báo cáo hàng năm của Tỉnh Hội người mù Thừa thiên Huế. Các thông tin trong tài liệu này được xử lý, phân tích và nêu ra nhằm giải quyết các vấn đề trong giả thuyết nghiên cứu. + Phương pháp quan sát Mục đích: Nhằm tăng thêm tính xác thực cho phương pháp phỏng vấn. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác trực tiếp về Tỉnh Hội người mù, tỉnh Thừa Thiên Huế và trẻ khiếm thị để có những thông tin có độ chính xác cao, bản thân quan sát ghi nhận đầy đủ. Qua quan sát, phân tích thấy được những thông tin này là chính xác + Phương pháp so sánh phân tích và tổng hợp Theo phương pháp này khi tìm hiểu được số liệu cụ thể qua các năm số trẻ khiếm thị được hòa nhập cộng đồng giúp chúng ta thấy được thực trạng gia tăng số trẻ được hòa nhập cộng đồng từ năm này so với năm khác. Đây là phương pháp được sử dụng để làm rõ và tổng hợp vấn đề một cách cụ thể hơn chính xác hơn. 5. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề trẻ em khuyết tật nói chung được rất nhiều các cấp các ngành và toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt là việc nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho các em giúp các em có thể sống một cách tự lập không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội là niềm trăn trở không chỉ là người thân các SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 4 Báo cáo tốt nghiệp em mà còn là mối quan tâm của rất nhiều người. Chính vì vậy đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu, nhiều báo cáo và rất nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề trên, cụ thể: Đề tài giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tiểu học của Huỳnh Thị Thu Hằng, Trần Thị Hòa, Lê Thị Hằng đề tài đã nghiên cứu và đưa ra những cách thức giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật ở bậc tiểu học Bùi Thị Lâm, Tổ chức thực hiện tiết học cá nhân cho trẻ mẫu giáo khiếm thính. Đề tài đã nêu lên cách thức thực hiện những tiết học cá nhân cho trẻ khiếm thính để giúp các em mẫu giáo bị khiếm thính có thể học được như những bạn cùng trang lứa khác Đào Thị Hương Liên, Nghiên cứu các phương pháp dạy học cho trẻ khuyết tật trong trường chuyên biệt. Đề tài đã nghiên cứu những phương pháp dạy học cho trẻ khuyết tật trong những môi trường chuyên biệt. Giúp các em khuyết tật có thể học tập một cách có hiệu quả nhất nhưng đề tài chỉ mới dừng lại ở phương pháp day học chứ chưa đưa ra được các giải pháp giúp các em học tập trong môi trường chuyên biệt có thể hòa nhập với bên ngoài Hoàng Thị Nho, Biên soạn tài liệu dạy kĩ năng định hướng di chuyển cho trẻ khiếm thị. Đề tài này giúp các em khiếm thị có thể học cách di chuyển dễ dàng hơn, giúp các em có thể định hướng để di chuyển một cách tốt nhất. Đối với trẻ khiếm thị thì kỹ năng định hướng để di chuyển là vô cùng quan trọng và đề tài đã phần nào hỗ trợ giúp các em nâng cao được kỹ năng này. Nhưng đề tài cũng chưa đưa ra được những cách thức hay giải pháp nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị hiện nay. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay đã có những đề tài, những báo cáo về trẻ khuyết tật nhưng chưa có đề tài nào thực hiện tại Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế giúp những trẻ em khiếm thị nơi đây có thể nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất. Giúp các em cũng như Tỉnh hội SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 5 Báo cáo tốt nghiệp và gia đình các em tìm ra nguyên nhân giải pháp để nâng cao khả năng hòa nhập với cuộc sống bên ngoài của các em nơi đây. 6. Đóng góp của đề tài a.Về mặt khoa học Đề tài góp phần làm sáng tỏ lý thuyết trị liệu hành vi trong CTXH. Lý thuyết này có mục đích làm cho thân chủ là trẻ khiếm thị cải thiện được các chức năng cần có trong sinh hoạt hằng ngày, làm tăng các hành vi mong muốn đồng thời giảm thiểu các hành vi không cần thiết. Quá trình quan sát hành vi thân chủ sẽ làm rõ vấn đề và hoàn cảnh môi trường sống của thân chủ tạo điều kiện đưa ra các phương pháp hỗ trợ, kỹ thuật hỗ trợ thích hợp. Làm sáng tỏ lý thuyết hành vi chính là làm sáng tỏ môi trường sống, hoàn cảnh sống của trẻ em khiếm thị sẽ giúp các em cải thiện được những chức năng khiếm khuyết của mình. Đồng thời đề tài còn làm sáng tỏ lý thuyết nhu cầu, theo thuyết nhu cầu thì con người có 5 nhu cầu cơ bản: nhu cầu sinh tồn, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu khẳng định mình. Bất cứ một con người nào cũng có 5 nhu cầu cơ bản như trên và trẻ em khiếm thị cũng không phải là một ngoại lệ. Các em cũng có 5 nhu cầu cơ bản như trên và việc được hòa nhập cộng đồng cũng là một nhu cầu vô cùng quan trọng nó thể hiện nhu cầu xã hội của trẻ khiếm thị tức là trẻ được tham gia các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó việc hòa nhập cộng đồng còn thể hiện việc đáp ứng nhu cầu tôn trọng tức là trẻ khiếm thị được tôn trọng được mọi người thừa nhận là người có ích cho xã hội. b.Về mặt thực tiễn Việc nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất những giải pháp, biện pháp nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị tại tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế. Những đề xuất kiến nghị của đề tài có thể được tham khảo, SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 6 Báo cáo tốt nghiệp chọn lọc vận dụng vào thực tiển chỉ đạo tổ chức hoạt động hòa nhập cộng đồng của Tỉnh Hội. 7. Bố cục của đề tài Báo cáo ngoài mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung chính được chia đề tài thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2. Thực trạng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị tại Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế Chương 3. Một số giải pháp nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị tai Tỉnh Hội người mù thừa Thiên Huế SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 7 Báo cáo tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế Người xưa có câu ‘‘giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay’’. Xuất phát từ tâm tư nguyện vọng của người mù trong tỉnh, ngày 28/10/1993 Hội người mù được UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định 1164/QĐ- UBND cho phép thành lập, nhằm mục đích để chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người mù có cuộc sống ổn định, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Những hoạt động chủ yếu là phát triển tổ chức, thành lập các đơn vị cơ sở huyện, thành hội, chi hội, điều tra khảo sát kết nạp hội viên, mở lớp xóa mù chữ Braille, nâng cao dân trí, mở các lớp dạy con em người mù phát triển kinh tế gia đình. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ để thực thi những dự án phục vụ hội. Sau 20 năm hoạt động Hội đã thành lập được 9 đơn vị huyện, thành, thị hội, 137 chi hội xã, phường, thị trấn, kết nạp 1998 hội viên/ 3000 người mù. Số hội viên trong độ tuổi lao động và độ tuổi học tập chiếm 40%. Hội người mù tỉnh thừa Thiên Huế luôn chú trọng và đẩy mạnh tất cả các mặt hoạt động nhằm giúp người mù nâng cao trình độ văn hóa. Đa số người mù trình độ dân trí thấp, ít được học hành, nhất là những người bị mù lúc còn nhỏ hoặc bẩm sinh, những người ở vùng sâu vùng xa. Hàng năm hội tổ chức chiêu sinh trẻ em mù tạo điều kiện cho các em được sống và học tập tại trung tâm GD-HN Trẻ em mù. Trong 5 năm qua hội đã mở được 21 lớp xóa mù chữ cho 295 hội viên, 4 lớp phổ cập THCS cho 39 em là học sinh trung tâm, hội viên trẻ. Tổng số 525 hội viên trong độ tuổi đã được xóa mù, phổ cập giáo dục, bổ túc văn SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 8 Báo cáo tốt nghiệp hóa đạt gần 70%. Hội người mù Thừa Thiên Huế đã có 5 em tốt nghiệp trung học VHNT, hiện có 13 em đã và đang theo học Đại học. Tính từ năm 2004 – 2013 các huyện, thị, thành hội, công ty, HTX, CSSX đã triển khai 280 dự án với tổng nguồn vốn quay vòng và vốn mới bổ sung qua các năm gần 18 tỉ đồng cho 4937 lượt người vay, thu hút thêm 5991 lao động nhàn rỗi. Không chỉ dừng lại ở đây với sự năng động, tìm tòi và tháo gỡ tổ chức cho người mù được học nghề và làm nghề là nhu cầu bức thiết vì vậy ngày 17/8/2006 của Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế ra quyết định số 1910/QĐ-UBND thành lập trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù. Đến nay đã mở được 5 lớp vi tính cho 90 lượt học viên, 9 lớp học viên xoa bóp được đào tạo là những người mù trong độ tuổi quy định ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên với tổng số lượt học viên là 215 người. Những năm trước đây nói đến việc tìm việc làm cho người mù ai cũng e ngại hỏi ‘‘người mù thì có thể làm được gì ?’’ nhưng giờ đây người dân Huế đã quen thuộc với hình ảnh những người mù làm kỹ thuật viên xoa bóp , làm ra sản phẩm là những cái chổi, que tăm với mẫu mã và kỹ thuật được thị trường chấp nhận. Và điều đặc biệt là công ty TNHH Niềm tin 17/4 được thành lập nhằm tháo gỡ những khó khăn về việc làm sau đào tạo, tuy nhiên ‘‘vạn sự khởi đầu nan’’, ban đầu công ty còn gặp nhiều khó khăn. Cán bộ lãnh dạo kiêm nhiệm, anh em trong công ty còn nhiều băn khoăn , cơ sở vắng khách thu nhập của nhân viên còn thấp. Thế nhưng tính đến thời điểm hiện nay thu nhập bình quân của nhân viên xoa bóp đạt gần 1.900.000đ. Con số này cho thấy hiệu quả của hướng đi mới trong công việc hành nghề cho người mù góp phần tăng thu nhập giúp người mù giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay trên địa bàn có khoảng 68 kỹ thuật viên xoa bóp và giải quyết việc làm cho 300 lao động có ngành nghề. Điều trăn trở của lãnh đạo công ty là mong muốn làm sao để mở được thêm những cơ sở mới để tạo thêm việc làm cho người mù SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 9 Báo cáo tốt nghiệp Những kết quả đã đạt được trong 20 năm qua Hội người mù tỉnh Thừa Thiên Huế đã vinh dự đón nhận huân chương Lao Động hạng 3 năm 2004, huân chương lao động hạng 2 năm 2009, 3 bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, 4 bằng khen của Bộ Lao động Thương Binh Xã hội, 108 bằng khen của UBTWMTTQVN, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, của TW hội người mù Việt Nam, 106 giấy khen của các cấp các ngành trong tỉnh trao tặng cho các tập thể cá nhân trong hội. Đây thực sự là vinh dự to lớn của Hội người mù tỉnh. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành tổ chức, cá nhân từ thiện trong và ngoài nước, tập thể cán bộ Hội người mù tỉnh Thừa Thiên Huế nguyện đoàn kết, phấn đấu để dưa tổ chức hội và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc ngày càng vững mạnh, đời sống của người mù ngày một đi lên SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 10 [...]... nhau (tư nhân, từ thiện ) làm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khiếm thị SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 18 Báo cáo tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ KHIẾM THỊ TẠI TỈNH HỘI NGƯỜI MÙ THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Thực trạng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em khiếm thị tại tỉnh Hội 2.1.1 Thực trạng đời sống của trẻ khiếm thị Những trẻ em khiếm thị là những mảnh đời chịu rất nhiều thiệt thòi vì các... Một số giải pháp nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị 3.2.1 Giải pháp đối với trẻ khiếm thị Việc nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị là việc làm không phải một sớm một chiều có thể làm được mà cần phải có nhiều thời gian cũng như sự hỗ trợ về mọi mặt của các cấp ban ngành cơ quan Trong đó đối tượng thực hiển và thừa hưởng việc này chính là trẻ em khiếm thị chính vì... MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ KHIẾM THỊ TẠI TỈNH HỘI NGƯỜI MÙ THỪA THIÊN HUẾ 3.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật Việt Nam hiện có khoảng 6 triệu người khuyết tật trong đó có cả trẻ em nên việc chăm lo đến đời sống và giáo dục người khuyết tật được Đảng và Nhà nước chú trọng thể hiện ở chỗ Việt Nam tích cực thực hiện... tạo cơ hội cho trẻ ở đây được hòa nhập cộng đồng là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu của tỉnh hội cũng như của các cấp và ban ngành trong toàn tỉnh 2.1.2 Thực trạng công tác hòa nhập cộng đồng của trẻ khiếm thị Giúp trẻ em khiếm thị hòa nhập cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng giúp các em bớt mặc cảm, có động lực và điều kiện vươn lên trong cuộc sống Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên -... vì vậy mà xã hội cũng là một nguyên nhân gây nên những hạn chế trong việc hòa nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ em khiếm thị tại Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế nói riêng SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 26 Báo cáo tốt nghiệp 2.2.5 Những khó khăn và tồn tại trong công tác hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị Để giúp các em khiếm thị có được những điều tốt đẹp thì phải cần những người có tâm Trong... thể hòa nhập cộng đồng tốt hơn 3.2.3 Giải pháp đối với Tỉnh Hội người mù Tỉnh hội là nơi mà các em được nuôi dưỡng và giáo dục, có thể nói rằng tỉnh Hội là gia đình thứ hai của các em chính vì vậy để giúp các em hòa nhập cộng đồng thì vai trò của tỉnh Hội là rất lớn Có thể thấy được những cố gắng, những nổ lực và thành quả mà Tỉnh Hội đã làm được cho trẻ em mù trong việc hòa nhập cộng đồng trong những... của SVTH: Lê Thị Ngọc Tú 24 Báo cáo tốt nghiệp các em Cũng chính vì thế mà gia đình cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị ở tỉnh hội người mù Thừa Thiên Huế Một thực trạng có thể dễ nhận thấy ở những gia đình có con khiếm thị đó là họ cũng mặc cảm tự ti với cộng đồng xung quanh khi có con bị khuyết tật, họ ngại cho con mình tiếp xúc với người ngoài... sự hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ khiếm thị một phần cũng xuất phát từ gia đình các em 2.2.3 Nhóm nguyên nhân từ Tỉnh Hội Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế đã hết sức nổ lực để tìm kiếm những nguồn lực tốt nhất để giúp các em khiếm thị thay đổi cuộc sống của mình Khi vào Tỉnh Hội các em được chăm sóc giáo dục văn hóa cũng như giáo dục hòa nhập để các em có thêm những kỹ năng và sự dụng... học chung trường với trẻ em không khiếm thị, hay có những trường không nhận học sinh là trẻ khiếm thị Chính những tư tưởng cổ hủ, suy nghĩ lệch lạc đó nên xã hội đã đẩy trẻ em khiếm thị ra xa môi trường mà các em đáng được tiếp cận và tìm hiểu Đối với trẻ khiếm thị tại Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế thì sau khi học lớp 1, 2, 3 ở tỉnh Hội thì các em được học chung với các bạn ở những trường bình thường... hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng ở trẻ chính là từ trẻ Theo ông Lê Văn Lộc cho biết : “hầu hết trẻ khiếm thị tại tỉnh hội người mù luôn mang trong mình mặc cảm tự ti với cuộc sống và các em ngại tiếp xúc với bên ngoài.” Đây chính là rào cản lớn nhất khiến các em chỉ thu nhỏ mình lại và môi trường mà các em tiếp xúc chỉ bó hẹp trong tỉnh hội và gia đình Luôn mang trong mình tư tưởng mình là “người . sở lý luận và thực tiễn Chương 2. Thực trạng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị tại Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế Chương 3. Một số giải pháp nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ. sống đơn màu ấy của các em, tôi thực hiện đề tài Nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị ở tỉnh hội người mù Thừa Thiên Huế, thực trạng và giải pháp để các em nơi đây có thể. pháp nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khiếm thị. - Mục đích của phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin về thực trạng nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ. SVTH: Lê Thị

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan