Nhận thức được vai trò, vị trívà năng lực của những người “tàn mà không phế” trong vấn đề bình đẳng và trong sự phát triển của xã hội, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao kh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ
HOÀNG THỊ NHÂM
NÂNG CAO KHẢ NĂNG HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ,
TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
KHÓA 34 (2010-2014)
Giáo viên hướng dẫn:
ThS Huỳnh Thị Ánh Phương
HUẾ, 05/2014
Trang 2Lời Cảm Ơn
Sau m t thời gian học t p và làm vi c hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn thành Khóa lu n tốt nghi p với đề tài: “Nâng cao khả năng hòa nh p ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn
c ng đồng cho người khuyết t t tại huy n Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến cô giáo Huỳnh Thị Ánh Phương- giáo viên hướng dẫn đề tài của tôi
Trong suốt quá trình thực hi n Khóa lu n tốt nghi p, tôi cũng đã ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn
nh n được sự giúp đỡ t n tình của các Thầy Cô trong khoa Lịch sử, ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn UBND huy n Hương Khê, phòng LĐ – TB & XH huy n ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn Hương Khê, cũng như các gia đình trên địa bàn nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy Cô, các cán b của phòng LĐ – TB &
XH huy n Hương Khê và các gia đình trên địa bàn huy n đã giúp tôi ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn hoàn thành khóa lu n này ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn
M c dù đã có nhiều cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn Khóa lu n này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Vì v y, tôi ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn rất mong nh n được những ý kiến nh n xét, đánh giá của các thầy cô giáo và ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn ập và làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn các bạn để có thể hoàn thi n hơn ở những lần nghiên cứu sau ệc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 29 tháng 5 năm 2014
Trang 3Hoàng Thị Nhâm
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
LĐ – TB & XH Lao động – thương binh và xã hội
UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
3.1 Mục tiêu chung 3
3.2 Mục tiêu cụ thể 3
4 Câu hỏi nghiên cứu 4
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4
5.1 Đối tượng nghiên cứu 4
5.2 Khách thể nghiên cứu 4
5.3 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
6.1 Phương pháp thu thập số liệu xã hội học 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8
1.1 Tổng quan về đời sống người khuyết tật 8
1.2 Các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ người khuyết tật 10
1.3 Một số lí thuyết liên quan đến đề tài 12
1.3.1 Các khái niệm sử dụng trong đề tài 12
1.3.2 Các lí thuyết liên quan 13
1.3.2.1 Lý thuyết vai trò 13
1.3.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow 14
1.4 Vai trò của nhân viên CTXH trong việc nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật 16
1.4.1 Nhân viên CTXH đóng vai trò cung cấp cho người khuyết tật những dịch vụ hỗ trợ cần thiết 16
1.4.2 Nhân viên CTXH đóng vai trò là nhà giáo dục 19
Trang 5CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI
KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH 21
2.1 Tổng quan về huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội 22
2.2 Một số đặc điểm người khuyết tật ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 23
2.3 Thực trạng hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 26
2.3.1 Giáo dục 26
2.3.2 Việc làm 27
2.4 Công tác hỗ trợ cho người khuyết tật tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 30
2.4.1 Công tác hỗ trợ cho người khuyết tật tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh .30
2.4.2 Kết quả đạt được trong công tác hỗ trợ người khuyết tật tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tỉnh 35
CHƯƠNG 3 HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT NÂNG CAO KHẢ NĂNG HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM 38
KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO I PHỤ LỤC III
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mức trợ cấp cho người khuyết tật theo Nghị định 81/CP 11
Bảng 2.1 Tổng hợp NKT trên toàn huyện Hương Khê 23
Bảng 2.2 Các dạng tật của người khuyết tật tại huyện Hương Khê 24
Bảng 2.3 Phân loại NKT theo độ tuổi 24
Bảng 2.4 Trình độ học vấn của người khuyết tật trên địa bàn huyện Hương Khê, năm 2013 27
Bảng 3.1 Mức độ ưu tiên nhu cầu của người khuyết tật tại xã Phương Mỹ 42
Bảng 3.2 Công việc mà người khuyết tật tại xã Phương Mỹ lựa chọn 45
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Năm 2010 ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếmkhoảng 6% dân số Trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng (chiếm 21,5% tổng sốngười khuyết tật); bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thịgiác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác Tỷ lệnam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạnlao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích
Có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thônsống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấphai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm), 24% ở nhà tạm Những khó khănnày cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việclàm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộngđồng.[số 1 (106)-TCDS Việt]
Những người khuyết tật là đối tượng yếu thế, họ cần được sự trợ giúp củagia đình, cộng đồng và của cả xã hội để ổn định cuộc sống và đồng thời tạo điềukiện thuận lợi cho họ tham gia các hoạt động xã hội Đó không chỉ là trách nhiệmcủa Đảng, Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta
Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những đơn vị có tỷ lệ ngườikhuyết tật tương đối cao so với các huyện khác trong tỉnh Đời sống của họ cũnggặp rất nhiều khó khăn Vì vậy mà việc nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng chongười khuyết tật đang là một vấn đề hết sức cấp bách Nhận thức được vai trò, vị trívà năng lực của những người “tàn mà không phế” trong vấn đề bình đẳng và trong
sự phát triển của xã hội, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” để làm khóa luận tốt
nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tậtkhông phải là một đề tài mới lạ Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên
Trang 8cứu khoa học, những đề tài, bài viết và nhiều chương trình, dự án có liên quan đếnviệc hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật.
Đề tài: “Thực trạng khuyết tật và sự hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2013” của Phan Thị Hoàng Ngân được thực hiện từ tháng 11/2012 đến
tháng 5/2013 đã mô tả một số đặc điểm KT của người khuyết tật trong độ tuổi laođộng và mức độ, nhận thức hòa nhập cộng đồng cũng như phân tích các yếu tố liênquan ở nhóm đối tượng trên Đề tài đã thể hiện một bức tranh toàn cảnh về tình hìnhkhuyết tật cũng như sự hòa nhập cộng đồng của NKT: KT dạng nhìn (40,8%) và vậnđộng (29,9%) chiếm tỷ lệ cao nhất, mức độ KT nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%), tỷ
lệ NKT chưa/không có công việc ổn định chiếm 74%, tỷ lệ HNCĐ tốt là 20,5%, tỷ lệnhận thức tốt về hòa nhập là 12,2% Giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, mứcđộ nặng của KT có liên quan đến HNCĐ Đề tài đã cho thấy được hầu hết ngườikhuyết tật vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm
Dự án "Hỗ trợ hòa nhập kinh tế, xã hội và việc làm cho người khuyết tật" do
Cơ quan hợp tác Quốc tế và Phát triển Tây Ban Nha tài trợ thông qua Hội Chữ thập đỏTây Ban Nha và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có mục tiêu góp phần làm giảm tính dễ bịtổn thương của người khuyết tật tại 6 tỉnh Việt Nam, hỗ trợ hòa nhập kinh tế xã hội vàthị trường lao động thông qua mô hình Kế hoạch việc làm được thực hiện bởi Hội Chữthập đỏ Việt Nam hợp tác với chính quyền cấp Trung ương (Bộ Lao Động) và cácphòng ban của tỉnh (Sở Lao Động)
Dự án đã tổ chức các buổi hội thảo nhằm gặp gỡ trực tiếp người khuyết tật đểkhảo sát, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu ngành nghề đào tạo theo điều kiện,khả năng của từng người khuyết tật và tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho họ Đượcbiết, trong năm 2011 dự án đã hỗ trợ cho 289 người khuyết tật ở TP Đà Lạt và 2 huyệnĐơn Dương, Lâm Hà tham gia học tập, đào tạo nghề
Đề tài: “Tái hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An hiện nay”của Nguyễn Thị Yến đã tìm hiểu thực trạng cuộc sống của
người khuyết tật, những nhu cầu của người khuyết tật và những khó khăn, tháchthức tác động đến cuộc sống của người khuyết tật cũng như việc tái hòa nhập cộng
Trang 9người khuyết tật vươn lên hòa nhập vào cộng đồng Đề tài đã sử dụng các phươngpháp thu thập thông tin như: Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn,phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phân tích tài liệu Đề tài nghiên cứu nàyđã đạt được một số kết quả: Tạo ra nhiều việc làm cho người khuyết tật (đã mở cáclớp dạy nghề nhỏ nhằm đào tạo người khuyết tật, giúp họ có thu nhập ổn định vànhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống chung của xã hội), giúp người khuyết tật vayvốn, phát triển kinh tế gia đình cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệtcông tác chăm sóc sức khỏe được nâng cao.
Dự án: “Cải thiện cuộc sống người khuyết tật” tại Biên Hòa- Đồng Nai với
mục tiêu kêu gọi sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành, các cấp và các xã, phường tạonhiều cơ hội cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống Dự ánđang được thực hiện với buổi hội thảo: “Cơ hội việc làm cho người khuyết tật tại
TP Biên Hòa” nhằm chia sẻ kinh nghiệm của những bên liên quan để giải quyếtviệc làm cho người khuyết tật
Những đề tài nghiên cứu trên đã cho chúng ta thấy được tình hình đời sốngcủa người khuyết tật, nhu cầu cũng như những khó khăn của người khuyết tật trongviệc hòa nhập cộng đồng, cũng như các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật hòa nhậpcộng đồng Tuy nhiên, các nghiên cứu này ở Hà Tĩnh còn quá ít và chưa đề cậpđược các phương pháp can thiệp của nhân viên CTXH trong việc nâng cao khả nănghòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật với mong muốn vận dụng những kiếnthức và phương pháp thực hành công tác xã hội để tìm hiểu thực trạng cuộc sốngcũng như thực trạng hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật, phân tích và đánhgiá những hỗ trợ bên ngoài nhằm giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng nên tôi
chọn đề tài: “Nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 10- Phân tích và đánh giá những hỗ trợ bên ngoài nhằm giúp người khuyết tậttại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hòa nhập với cộng đồng.
- Hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng thông qua CTXH nhóm
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Cuộc sống của người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu diễn ra như thế nào?
- Người khuyết tật tại địa bàn hòa nhập cộng đồng ra sao?
- Nhà nước đã có những biện pháp hỗ trợ cho người khuyết tật tại huyệnHương khê, tỉnh Hà Tĩnh như thế nào?
- CTXH nhóm có thể hỗ trợ người khuyết tật như thế nào?
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Khả năng hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật
5.2 Khách thể nghiên cứu
- Những người khuyết tật vận động trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
- Các gia đình có đối tượng là người khuyết tật tại huyện Hương Khê, tỉnhHà Tĩnh
- Cán bộ phòng LĐ-TB & XH huyện Hương Khê, cán bộ chính sách xã hội,cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật
5.3 Phạm vi nghiên cứu
5.3.1 Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
5.3.2 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu trong thời gian từ năm 2007 - 2013
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập số liệu xã hội học
6.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng để thu thập những thông tin cơ bản về địabàn thực tế: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân cư, cũng như xác định đượcnhững nguồn hỗ trợ bên ngoài mà người khuyết tật nhận được, phân tích và đánh
Trang 11Một số tài liệu bao gồm: Các báo cáo tổng kết hàng năm, tài liệu, các văn bảnliên quan đến việc hỗ trợ người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu như:
- Báo cáo số liệu người khuyết tật của Phòng LĐ – TB &XH huyện Hương Khê
- Báo cáo kết quả điều tra người khuyết tật của Phòng LĐ – TB & XH huyệnHương Khê, năm 2013
Ngoài ra, tôi còn tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến ngườikhuyết tật như:
- Đề tài: “Thực trạng khuyết tật và sự hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2013” của Phan Thị Hoàng Ngân.
- Dự án "Hỗ trợ hòa nhập kinh tế, xã hội và việc làm cho người khuyết tật" do
Cơ quan hợp tác Quốc tế và Phát triển Tây Ban Nha tài trợ thông qua Hội Chữ thập đỏTây Ban Nha và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Đề tài: “Tái hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An hiện nay” của Nguyễn Thị Yến.
- Dự án: “Cải thiện cuộc sống người khuyết tật” tại Biên Hòa- Đồng Nai.
6.1.2 Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một phương pháp quan trọng trong đề tài này nhằm xácđịnh những nhu cầu, khó khăn mà người khuyết tật gặp phải khi hòa nhập cộngđồng, sự hỗ trợ của chính quyền đối với người khuyết tật
Tôi đã tiến hành thảo luận nhóm với 8 người khuyết tật Để thuận tiện hơncho việc đi lại nên tôi chọn xã Hương Bình để tiến hành thảo luận nhóm với ngườikhuyết tật
Trên cơ sở danh sách người khuyết tật do chính quyền xã Hương Bình cungcấp, tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 8 người để tiến hành việc thảo luận nhóm.Các thành viên được lựa chọn đảm bảo tiêu chí về giới tính, lứa tuổi Sau khi lựachọn thành viên, tôi tiến hành các hoạt động
6.1.3 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích để thu thập thông tin vềcác vấn đề như: Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt hằng ngày của NKT để hiểu rõ hơn vềcuộc sống của NKT
Trang 12Quan sát còn giúp tôi nắm bắt được tâm lí của NKT thông qua cách nóichuyện, tâm sự của họ.
Trong quá trình tiến hành CTXH nhóm với người khuyết tật tôi đã tìm hiểu
TC của mình thông qua quan sát cách nói chuyện, trao đổi, tâm sự, để nắm bắt tâm lýcủa từng người Trong đó tôi còn tiến hành quan sát các biểu hiện của thân chủ như:cách ăn măc, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ… của TC để có cách hỗ trợ có hiệu quả nhất
6.1.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầucủa người khuyết tật, phân tích và đánh giá những hỗ trợ bên ngoài tác động đếnngười khuyết tật
Tôi tiến hành phỏng vấn 4 đối tượng là người khuyết tật vận động để thấy rõnhững nhu cầu cũng như khó khăn của họ để từ đó nêu ra hướng giải quyết phùhợp Tôi cũng tiến hành phỏng vấn 2 cán bộ chính sách về người khuyết tật để biếtthêm những hỗ trợ bên ngoài đối với người khuyết tật Với phương pháp này tôi đãthu thập được nhiều thông tin liên quan đến người khuyết tật
6.1.5 Phương pháp công tác xã hội nhóm
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích giúp nhóm người khuyết tật tại địa bàn hiểu rõ vấn đề của họ về hòa nhập cộng đồng, hiểu rõ những nguyên nhân của vấn đề và tìm giải pháp phù hợp để họ đủ kỹ năng và tự tin để hòa nhập
Để thuận tiện cho việc đi lại nên tôi chọn xã Phương Mỹ – huyện HươngKhê để tiến hành CTXH nhóm với người khuyết tật
Trên cơ sở danh sách người khuyết tật do chính quyền xã Phương Mỹ cungcấp, tôi tiến hành lựa chọn và thành lập nhóm Dựa trên danh sách được cung cấptôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên
Tôi chọn ra 8 thành viên lập thành một nhóm, các thành viên được lựa chọnđảm bảo tiêu chí về giới tính, lứa tuổi, cụ thể như sau:
1 Hoàng Thị Lan sinh năm 1975 (39 tuổi), bị khèo 1 tay
2 Phan Thị Hạnh sinh năm 1986 (28 tuổi), bị liệt 1 chân
3 Phạm Văn Dũng sinh năm 1979 (35 tuổi), bị teo 1 tay
Trang 134 Nguyễn Đình Thuận sinh năm 1987 (27 tuổi), bị cụt 1 tay và một vếtthương vào đầu
5 Đặng Duy Anh sinh năm 1989 (25 tuổi), bị liệt 2 chân
6 Trần Thị Mai sinh năm 1990 (24 tuổi), bị cụt 1 chân
7 Phạm Thị Thanh sinh năm 1984 (30 tuổi), bị liệt 1 chân
8 Nguyễn Văn Thành sinh năm 1989 (25 tuổi), bị cụt 1 tay
Tiến trình thực hiện phương pháp công tác xã hội nhóm: gồm 3 giai đoạn Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
- Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động
Tôi tiến hành lựa chọn nhóm người khuyết tật tại xã Phương Mỹ, huyệnHương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Nhóm gồm 8 thành viên
- Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
Giai đoạn 2: Triển khai chương trình và nội dung hoạt động theo kế hoạch đã
được thống nhất
Tôi tiến hành 8 buổi sinh hoạt nhóm
Giai đoạn 3: Lượng giá và kết thúc hoạt động
Phần kết quả sẽ được trình bày ở chương 3
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ
MỘT SỐ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về đời sống người khuyết tật
Trên Thế giới hiện nay có khoảng 10% dân số bị khuyết tật, tương đương
650 triệu người khuyết tật Riêng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có 400triệu người, trong số này có 160 triệu người khuyết tật sống dưới mức nghèo đói.Sau năm Quốc tế về người khuyết tật 1981, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã raNghị quyết số 37/52 ngày 3/12/1982 thông qua Chương trình hành động Thế giới vềngười khuyết tật nhằm đạt được sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và bảo vệ các quyềnngười khuyết tật Để ghi nhận nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử và nhân văn này, LiênHợp Quốc đã quyết định lấy ngày 3/12 là ngày Quốc tế về người khuyết tật Hàngnăm cứ đến ngày này hàng trăm triệu người khuyết tật trên khắp hành tinh lại đượcxã hội, cộng đồng quan tâm tạo điều kiện cho họ thực sự hòa nhập, đồng thời bảnthân người khuyết tật cũng được khích lệ phấn đấu vươn lên, vượt qua tật nguyền,xây dựng cuộc sống độc lập
Hội nghị cấp cao Liên chính phủ khu vực thông qua Khuôn khổ hành độngthiên niên kỷ Biawako (BMF 2003 - 2012) hướng tới một xã hội hòa nhập, khôngvật cản và vì quyền của người khuyết tật Tuy nhiên, trên thế giới người khuyết tậtđang phải đối mặt với những rào cản sự tham gia của họ vào xã hội Họ cũngthường bị từ chối những Quyền cơ bản như không được công nhận bình đẳng trướcpháp luật và năng lực pháp lý, tự do bày tỏ ý kiến và quyền được tham gia vào đờisống chính trị và cộng đồng như tham gia bầu cử Nhiều người khuyết tật bị ép buộcvào các thể chế, một sự vi phạm trực tiếp về quyền tự do di chuyển và sống trongcộng đồng 80% người khuyết tật - tương đương hơn 400 triệu người - sống ở nướcnghèo và có một mối liên hệ giữa khuyết tật và đói nghèo Ví dụ, theo thống kê vềviệc làm cho người khuyết tật rất đáng kinh ngạc: tại các nước đang phát triển có từ80% đến 90% người khuyết tật trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp và tại các nướccông nghiệp hóa ước tính con số này là khoảng từ 50% - 70% Quyền được học tập
Trang 15các quốc gia đang phát triển không được đến trường Khoảng 20 triệu phụ nữ bịkhuyết tật do biến chứng trong mang thai hay trong khi sinh con.
Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có điều kiện tự nhiênkhắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra, hậu quả nặng nề của mấy chục năm chiếntranh kéo dài và đặc biệt là những năm gần đây tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệpdiễn ra liên tục nên số lượng người khuyết tật khá lớn
Năm 2010 ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếmkhoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số ngườikhuyết tật Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tậtthính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác Tỷ lệ nam là ngườikhuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tainạn giao thông, tai nạn thương tích…
Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn Có tới80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vàogia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với
tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm), 24% ở nhà tạm Những khó khăn này cản trởngười khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, thamgia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng.[số 1(106)-TCDS Việt]
Mặc dù đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật cũng như các hộ gia đìnhcó các thành viên là người khuyết tật đã được cải thiện nhiều Tuy nhiên, đa số ngườikhuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội
Kết quả của cuộc điều tra mẫu năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội cho thấy, gần 8% hộ gia đình ở Việt Nam có người khuyết tật, bình quânmột hộ gia đình người khuyết tật có 1,12 người khuyết tật
Khoảng 75% hộ gia đình có người khuyết tật sinh sống ở khu vực nông thôn vàtrong đó có 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùngthời điểm), gần 24% những hộ gia đình có người khuyết tật phải sống trong điều kiệnnhà ở tạm, 65% sống trong những ngôi nhà bán kiên cố
Hộ gia đình càng có nhiều người khuyết tật thì mức sống ngày càng thấp; nhómhộ có 01 người khuyết tật thì 31% là thuộc diện hộ nghèo; nhóm hộ có 03 người
Trang 16khuyết tật thì trên 60% là thuộc diện nghèo Do điều kiện khó khăn, hầu hết các hộ giađình có người khuyết tật (82,2%) chỉ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản về ăn, ở,mặc cho người khuyết tật, còn lại các nhu cầu khác của người khuyết tật thì khả năngđáp ứng của hộ gia đình rất hạn chế.
Trên 80% hộ gia đình có người khuyết tật đang gặp phải khó khăn trong việckhám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật Hơn một nửa hộ gia đình(51,2%) gặp khó khăn trong công việc chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật trong sinhhoạt hằng ngày và gần 55% hộ gia đình gặp khó khăn về việc làm và vốn sản xuất kinhdoanh tạo việc làm cho người khuyết tật
Kết quả của cuộc điều tra nói trên cũng cho thấy đa số người khuyết tật cótrình độ văn hoá thấp và chưa qua đào tạo nghề Về trình độ văn hoá, có đến35,83% người khuyết tật không biết chữ, 12,58% biết đọc, biết viết; 20,74% cótrình độ trung học cơ sở, 24,13% có trình độ trung học phổ thong Hầu hết ngườikhuyết tật chưa qua dạy nghề (97,64%) Có khoảng 58% người khuyết tật tham gialàm việc, 30% chưa có việc làm Lĩnh vực hoạt động kinh tế chủ yếu của ngườikhuyết tật là sản xuất nông nghiệp - một trong những lĩnh vực sản xuất của nền kinhtế quốc dân Đa phần người khuyết tật có thu nhập không ổn định,thu nhập thấp,không đủ trang trải nên cuộc sống của gia đình người khuyết tật và bản thân ngườikhuyết tật gặp rất nhiều khó khăn
Những số liệu thống kê trên đã cho thấy người khuyết tật gặp rất nhiều khókhăn trong mọi khía cạnh của cuộc sống như tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, họcnghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông… Chính vì vậy, cuộc sống của ngườikhuyết tật và gia đình họ thường bấp bênh, không ổn định, nghèo khổ hoặc luôn cónguy cơ rơi vào nghèo khổ
1.2 Các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Ngày 22/10/2008, Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng Phái đoàn thường trựcViệt Nam tại Liên hợp quốc ký Công ước Liên hợp quốc về Quyền của ngườikhuyết tật
Công ước này, được Đại hội đồng Liên hợp quốc nhất trí thông qua ngày13/12/2006, nhằm thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm cho cho người khuyết tật được
Trang 17hưởng thụ đầy đủ và công bằng tất cả các quyền con người và các quyền tự do,đồng thời chú trọng đề cao nhân phẩm người khuyết tật.
Pháp lệnh về người khuyết tật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộnghòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1998 quy định: Nhà nước khuyến khích, tạođiều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoànhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội
Ngày 24/10/2006 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số: 239/2006/QĐ TTg về việc Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010
-Nghị định 81/CP của Chính phủ ngày 23/11/1995 (Quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người khuyếttật), tại điều 4 chương I Nghị định này nêu rõ:
Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Tài chínhvà Bộ Kế hoạch Đầu tư lập kế hoạch trình Chính phủ dành một khoản ngân sách đểgiúp đỡ người khuyết tật phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, họcnghề, tạo việc làm; hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêngcho người khuyết tật; hỗ trợ các doanh nghiệp nhận số người khuyết tật vào họcnghề, vào làm cao hơn tỷ lệ quy định tại điều 14 Nghị định này
Bảng 1.1 Mức trợ cấp cho người khuyết tật theo Nghị định 81/CP
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
Đối tượng Hệ số Trợ cấp
- Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại
khoản 4 Điều 4
- Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 2 người
khuyết tật nặng
(nguồn: Luật người khuyết tật)
Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta cũng có nhiều chương trình hoạt động tích
Trang 18cực đưa người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng nhằm giao lưu văn hóa và đểkhẳng định mình như: Tổ chức và tham gia các cuộc thi thể thao dành riêng chongười khuyết tật trong khu vực và quốc tế.
Những năm qua, nhất là từ khi có Pháp lệnh về người khuyết tật, công tácbảo vệ, chăm sóc, cải thiện và nâng cao đời sống người khuyết tật đã được các cấp,các ngành và toàn xã hội quan tâm
Nhiều nhà tài trợ, hảo tâm, các doanh nghiệp thông qua các việc làm thiếtthực, hiệu quả của mình đã góp phần tạo cơ hội cho người khuyết tật hòa nhập cộngđồng, tham gia các hoạt động Đặc biệt, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côiViệt Nam, với vai trò là “cánh tay nối dài” của ngành LĐTB và XH, đã có nhiềuhoạt động giúp cải thiện và nâng cao cuộc sống của người khuyết tật 5 năm qua(2009 – 2013), Hội đã giúp hơn 1,3 vạn người mù nghèo được phẫu thuật thay thủytinh thể, gần 3 nghìn người khuyết tật được phẫu thuật phục hồi chức năng; hơn 2vạn người được tặng xe lăn; hàng nghìn người khuyết tật được hỗ trợ tạo việc làm,vay vốn sản xuất, kinh doanh Theo thống kê của ngành LĐTB và XH, đến naykhoảng 50,35% người khuyết tật đã được hỗ trợ về y tế; 38,17% được khám, chữabệnh miễn phí; 4,62% được hỗ trợ về phục hồi chức năng…
1.3 Một số lí thuyết liên quan đến đề tài
1.3.1 Các khái niệm sử dụng trong đề tài
Người khuyết tật
Trong đề tài này người khuyết tật được hiểu là những người khuyết tật vậnđộng trong độ tuổi lao động
Người khuyết tật là những người không bình thường về sức khỏe do di chứng
hoặc do bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậu quảcủa những chấn thương dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống và cần được xãhội quan tâm giúp đỡ, bảo vệ [13; Tr.77]
Theo luật người khuyết tật: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một
hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới nhiều dạng tật khác nhau,làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến họ lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiềukhó khăn
Trang 19Khuyết tật vận động: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu,
cổ,chân, tay, thân hình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển khiến cho lao động,sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.[ điều 2- luật người khuyết tật]
Hòa nhập cộng đồng
Hòa nhập cộng đồng là tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người trong xã hộiđược học tập, lao động, giao lưu, học hỏi tạo nên sự bình đẳng, tiến bộ, công bằngcho mọi người trong xã hội, đảm bảo cho mọi người được tham gia đầy đủ, tích cựcnhững hoạt động trong xã hội
Đặc biệt là đối với người khuyết tật hòa nhập cộng đồng là tạo mọi điều kiện
để giúp đỡ người khuyết tật sống và học tập, làm việc trong những điều kiện chophép nhằm nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho họ nhằm giảm bớt
sự tự ti, mặc cảm, sự đau đớn về thể xác, họ được hòa nhập với thế giới bên ngoài,được xã hội thừa nhận
Trong đề tài này hòa nhập cộng đồng được hiểu trong 2 khía cạnh đó là giáodục và việc làm
Hỗ trợ bên ngoài
Hỗ trợ bên ngoài là những trợ giúp của các cấp chính quyền, các đoàn thể,các tổ chức xã hội từ bên ngoài nhằm giúp đỡ người khuyết tật
1.3.2 Các lí thuyết liên quan
CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành Các lýthuyết, khái niệm về phát triển con người, về hành vi xã hội, về cộng đồng xã hội,các hệ thống xã hội và các quan hệ xã hội… sẽ là những cơ sở khoa học để phântích các nội dung, hướng dẫn việc thực hành CTXH
Kể từ khi CTXH hình thành như một khoa học đến nay CTXH đã có một hệthống lý thuyết khá phong phú, sự phong phú, đa dạng của các lý thuyết phản ánh sự
đa dạng của hoạt động nghiên cứu và thực hành trong CTXH Trong quá trình thựchiện đề tài nghiên cứu này người nghiên cứu đã sử dụng một số các lý thuyết như :
Lý thuyết về vai trò, thuyết nhu cầu
1.3.2.1 Lý thuyết vai trò
Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chứcvị của con người trong xã hội đó Mỗi người chúng ta đều có những vai trò khác
Trang 20nhau mà chúng ta đảm nhận trong cuộc sống Đó là cách xã hội quy định, quy ước
về vai trò, về điều mong đợi mà vai trò đó thực hiện Ví dụ: bố phải thương con, concái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc… Có hai loại vai
trò khác nhau là vai trò ẩn và vai trò hiện Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi
người đều có thể thấy được còn vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài màcó khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết Với các vai trò khác nhau,người ta có thể có sự thay đổi như không tiếp tục đóng một vai nào đó không lànhmạnh, hoặc tập đóng một vai mới tốt đẹp hơn cho cuộc sống Việc giúp thân chủthay đổi này được xem là cái đích hướng tới của nhân viên CTXH
Vận dụng trong đề tài nghiên cứu này, tôi phân tích những vai trò của giađình và các đoàn thể xã hội Người khuyết tật luôn gặp nhiều khó khăn trong cuộcsống, họ cần được giúp đỡ từ phía gia đình và đoàn thể xã hội Qua đó tôi có thểbiết được sự phân chia vai trò đó có hợp lí hay không để có những can thiệp, hỗ trợkịp thời và hợp lí giúp cho họ vượt qua được những khó khăn nhằm thực hiện tốtcác vai trò đó Đồng thời với thuyết vai trò, tôi cũng nhận ra rằng các chính sáchcủa Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho ngườikhuyết tật có ý nghĩa rất quan trọng
1.3.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow (1908 - 1970) nhìn nhận con người theo hướng nhân đạo,
vì vậy lý thuyết của ông được xếp vào trường phái nhân văn hiện sinh Ông chorằng, con người cần được đáp ứng với những nhu cầu cơ bản để tồn tại và pháttriển, đó là:
- Nhu cầu thể chất (sinh lý): nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại…
- Nhu cầu an toàn xã hội: nhu cầu về nhận tình thương yêu, nhà ở, việc làm,sức khỏe…
- Nhu cầu tình cảm xã hội: được tôn trọng, hội nhập
- Nhu cầu được tôn trọng: được chấp nhận có được vị trí trong một nhóm người
- Nhu cầu hoàn thiện (sự tự hoàn thiện mình): phát triển trí tuệ, được thể hiệnkhả năng và tiềm lực của mình
Trang 21Ông cho rằng, các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ nhucầu cơ bản nhất có vị trí và nền tảng ý nghĩa nhất định quan trọng với con người tớinhu cầu cao hơn và ở vị trí thứ bậc tiếp theo Vì vậy, người ta còn gọi lý thuyết củaA.Maslow là bậc thang nhu cầu Trong cách tiếp cận của ông, con người luôn có xuhướng thỏa mãn các nhu cầu ở bậc thang thấp rồi mới hướng tới thỏa mãn nhu cầucao hơn, ở vị trí thứ bậc cao hơn.
Khi thực hiện nghiên cứu này, việc vận dụng các bậc thang nhu cầu củaMaslow có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và xếp loại nhu cầu của ngườikhuyết tật trong việc hòa nhập CĐ Từ đó, làm cơ sở cho nhân viên công tác xã hộiđưa ra những giải pháp tác động phù hợp
Hình 1.1 Bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow
Như vậy, qua lý thuyết này chúng ta có thể xác định được nhu cầu cơ bảnchung của người khuyết tật đó là:
Trước hết là nhu cầu về vật chất phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh, chăm sócsức khỏe… nói chung là những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển thể lực
Nhu cầu có một tổ ấm gia đình, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần, là môitrường xã hội hóa đầu tiên cho người khuyết tật
Nhu cầu được vui chơi, giải trí, học tập: Thông qua những hoạt động này,người khuyết tật được hòa mình vào xã hội, dần được khẳng định mình
Nhu cầu được tôn trọng: Đây là nhu cầu rất quan trọng đối với người khuyết tật
Sự tôn trọng, thừa nhận của mọi người trong xã hội sẽ làm tăng sự tự tin nghị lực, xóabỏ sự mặc cảm của người khuyết tật
Trang 22Áp dụng lí thuyết này vào vấn đề nghiên cứu, tôi đã vận dụng lí thuyết nhu cầu
để xác định và phân loại các nhu cầu của người khuyết tật Từ đó tôi thấy được rằngngười khuyết tật cũng có những nhu cầu về điều kiện sống, nhu cầu được khẳng địnhmình và nhu cầu được hòa nhập cộng đồng
1.4 Vai trò của nhân viên CTXH trong việc nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật
1.4.1 Nhân viên CTXH đóng vai trò cung cấp cho người khuyết tật những dịch vụ hỗ trợ cần thiết
Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò cung cấp cho người khuyết tật và giađình người khuyết tật nhiều dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho đến việc phát triểnmạng lưới liên kết để có thể chuyển người khuyết tật đến các dịch vụ y tế và xã hộihoặc các tổ chức có liên quan đến nhu cầu của họ
Đánh giá ban đầu sẽ cung cấp cơ sở nhân viên công tác xã hội phát triển kếhoạch hỗ trợ Công việc đánh giá này bao gồm đánh giá sức mạnh, nguồn lực và cảnhững hỗ trợ sẵn có thí dụ như: những hành vi trong quá khứ của người khuyết tậtđã sử dụng để ứng phó thành công với hoàn cảnh, sự hỗ trợ của gia đình, sự sắp xếpcuộc sống, mức độ học vấn, việc làm, sở thích, hoàn cảnh kinh tế…người nhân viêncông tác xã hội cũng phải hiểu được cảm xúc và phản ứng của người khuyết tật đốivới vấn đề của họ đang gặp phải, ảnh hưởng của khuyết tật đối với gia đình của họ,tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong giađình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác
Về dịch vụ y tế xã hội:
Người làm công tác xã hội ở các cơ sở y tế có một vai trò đặc biệt khi trợgiúp người khuyết tật Nhân viên xã hội phải nắm vững kiến thức về các đặc điểmtâm sinh lý của người khuyết tật, căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnhtật, xác định người khuyết tật có thể tham gia lao động tới mức độ nào, giúp họthích nghi với điều kiện mới, xác định chế độ ăn uống và hình thành nếp sống thíchhợp Khi giúp đỡ y tế xã hội cho người khuyết tật, nhân viên công tác xã hội phảiquán triệt các nhu cầu của chính người khuyết tật cũng như tính hợp lý và tích lợi
Trang 23của người khuyết tật Sự trợ giúp y tế xã hội sẽ làm dịu đi nỗi đau của người khuyếttật, dẫu rằng trong thực tế cuộc sống của họ đang nhiều khó khăn Người làm côngtác xã hội khi giúp đỡ y tế xã hội cho người khuyết tật cũng đã tạo nên được sự cânbằng nhất định trong các vấn đề về bảo đảm phục vụ y tế loại dân cư này Khi chămsóc người khuyết tật, giải quyết ở một mức độ nhất định như chữa chạy, điều trị thìchính người làm công tác xã hội đã tác động đến nếp sống của người bệnh, thúc đẩyquá trình phục hồi tâm lý của họ Khi tiến hành công việc tại các gia đình, ngườilàm công tác xã hội phải đặc biệt quan tâm đến những gia đình có người khuyết tậtlà những trẻ nhỏ Điều quan trọng nhất là không những chỉ thống kê tên tuổi trẻkhuyết tật mà còn phải phân tích phản ánh tình hình, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnhxã hội trong gia đình Trẻ khuyết tật cần được chăm sóc, theo dõi thường xuyên,điều này gây không ít khó khăn cho cha mẹ của trẻ khi hằng ngày phải tiếp xúc,phải đảm bảo đầy đủ các nhu cầu về đời sống cho trẻ (ăn, ở, mặc, tắm rửa…).
Trong các trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội có việc tổ chức giúp đỡ ytế cho người khuyết tật Nhiên viên công tác xã hội cùng với cán bộ y tế của bệnh viện
đa khoa khu vực hay chữa trị ngoại trú, giúp đỡ về mặt tổ chức khi tiến hành phục hồichức năng y tế xã hội trong điền kiện tập trung ở một nơi cố định hay tại gia, giúp đỡ đinghỉ ngơi - điều dưỡng chữa bệnh, mua sắm thiết bị tập luyện, các phương tiện đi lại, tổchức tư vấn y tế xã hội, hướng dẫn, chỉ bảo cụ thể cho cha mẹ khuyết tật
Với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia sức khỏe, người nhân viên công tácxã hội sẽ cung cấp cho họ những thông tin liên quan đến tâm lý của người khuyếttật để họ có thể hỗ trợ những bệnh nhân khuyết tật của họ đúng cách hơn Ngườinhân viên xã hội cũng sẽ tham vấn cho người khuyết tật và gia đình, giúp họ lập kếhoạch cá nhân và sử dụng tối đa những nguồn nội lực và ngoại lực sẵn có trongcộng đồng
Một trong những hướng hoạt động quan trọng của tất cả các tổ chức, các bannghành và bộ phận làm nhiệm vụ người khuyết tật là tạo điều kiện để duy trì sứckhỏe và sự bình an cho những ai tạm thời bị lâm vào tình thế khó khăn về kinh tếhoặc xã hội Những biện pháp có thể là dành thêm chỗ làm việc cho những người cókhả năng (năng lực) bị hạn chế hoặc tổ chức sản xuất ở nhà cho họ…
Trang 24Các dịch vụ về dạy nghề, việc làm:
Người khuyết tật - những người thua thiệt về khả năng lao động, nhữngngười có mức thu nhập thấp nhất sẽ sống như thế nào trong tình trạng thiếu việc làmvà không có việc làm Vật chất thiếu thốn, việc làm bấp bênh và thu nhập thấp lànhững trở ngại lớn để người khuyết tật hòa nhập vào xã hội
Hầu hết những người khuyết tật đều có mong muốn tìm việc làm để tăngthêm thu nhập nhằm giảm gánh nặng cho gia đình, cho xã hội Đó là mong muốn, làước mơ chính đáng của họ Tuy nhiên giải quyết việc làm cho người khuyết tậtkhông phải là vấn đề đơn giản Phải bắt đầu từ công tác dạy nghề, tạo việc làm và
sự quan tâm của xã hội Nhân viên công tác xã hội là người đi đầu trong việc cungcấp các thông tin liên quan đến các chính sách, chương trình việc làm cho ngườikhuyết tật của Đảng, Nhà nước, các doanh nghiệp và các trung tâm dạy nghề trongcả nước Hiện nay đã có nhiều trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, thu hútđược số lượng lớn người khuyết tật tham gia Nhân viên công tác xã hội cần nắmvững về quy chế và hoạt động của các cơ sở dạy nghề nhằm hướng dẫn và trợ giúp
họ tham gia học tập ở các trung tâm này Khi xem xét khả năng của người khuyếttật để học nghề và tạo việc làm nhân viên công tác xã hội cần đặt biệt chú ý đến cácloại nghề phù hợp với dạng tật và sức khỏe của họ nhằm mang lại hiệu quả caonhất Đồng thời, nhân viên công tác xã hội cần đóng vai trò là nhà tư vấn cho ngườikhuyết tật xác định được các mục tiêu cuộc sống, xem xét mục tiêu có thiết thựckhông (chọn nghề mình yêu thích và phù hợp với sức khỏe, tính cách)
Vấn đề đầu ra cho sản phẩm của người khuyết tật cũng đang là một vấn đềđang bức xúc hiện nay Các sản phẩm của người khuyết tật làm ra có những sảnphẩm đẹp, sinh động mẫu mã tuy không hiện đại nhưng các chi tiết hết sức khéo léothế nhưng do khó khăn trong việc tiếp cận thị trường nên các sản phẩm làm rathường khó khăn trong khâu tiêu thụ Do vậy để những sản phẩm của người khuyếttật có đầu ra nhân viên công tác xã hội cần giúp đỡ người khuyết tật và các trungtâm dạy nghề có người khuyết tật làm việc quảng bá các thương hiệu sản phẩm củamình bằng các hình thức khác nhau như: lồng ghép các gian hàng trưng bày tại các
Trang 25phẩm của mình Tại các địa phương nhân viên công tác xã hội cần phải tuyên tryền,giới thiệu các sản phẩm của người khuyết tật trong đông đảo mọi tầng lớp nhân dânnhằm tiêu thụ một cách cao nhất những sản phẩm đó Mở rộng những phong tràonhư: tăm tre tình thương tại các cơ quan, trường học, xã phường…
Nhân viên công tác xã hội còn phải thể hiện được những vai trò của mìnhtrong việc huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để trợ giúp người khuyết tật có thểlà từ các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ hay các nhà hảo tâm nhằm gây quỹvà vốn cho người khuyết tật có cơ hội phát triển sản xuất, mở rộng sản xuất nhằmtạo thêm thu nhập cho họ
1.4.2 Nhân viên CTXH đóng vai trò là nhà giáo dục
Người khuyết tật là những người ít có cơ hội học tập và phát triển, do đó đại
đa số họ thiếu hẳn những kỹ năng sống Vì vậy, nhân viên xã hội còn phải đóng vaitrò của nhà giáo dục, giúp người khuyết tật phát triển những kỹ năng xã hội cầnthiết để họ có thể tự tin mà tham gia vào mọi hoạt động xã hội có ích cho cuộc sốngcủa họ Nhân viên công tác xã hội cần tổ chức các lớp học văn hóa cho ngườikhuyết tật phù hợp với các nhóm đối tượng thậm chí là ở các lớp học chuyên biệtnhằm truyền đạt những kiến thức cơ bản trong cuộc sống để người khuyết tật có thểứng phó với những rủi ro nếu gặp trong cuộc sống Đồng thời, nhân viên công tácxã hội cũng cần phải tuyên truyền, vận động người khuyết tật học văn hóa đặc biệtlà trẻ em khuyết tật đang trong độ đi học được đến trường và có những hoạt độnggiúp các em hòa nhập cộng đồng
Khuyến khích các tổ chức và cá nhân mở trường, lớp giáo dục chuyên biệt vàgiáo dục hòa nhập cho người khuyết tật
Nhân viên công tác xã hội cần đẩy mạnh và tuyên truyền các chương trìnhgiáo dục đặc biệt nhằm mang tính chất chuyên môn sâu, tập trung vào nhóm đốitượng có những hoàn cảnh đặc biệt, được can thiệp, được phục hồi và có những kỹnăng xã hội cần thiết giúp họ tự tin trong cuộc sống hơn
Hơn ai hết nhân viên công tác xã hội cần phải có những kiến thức, kỹ năngchuyên môn nghiệp vụ trong giáo dục người khuyết tật, nhân viên công tác xã hộicần phải được đào tạo để việc trợ giúp đạt kết quả cao
Trang 261.4.3 Nhân viên CTXH đóng vai trò là nhà truyền thông
Như chúng ta đã biết người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đềhọc nghề và xin việc làm vậy nên nhà công tác xã hội cần làm tốt vai trò truyềnthông của mình, đó là kêu gọi các cơ quan, tổ chức hãy chung tay góp sức để nhằmhỗ trợ nguồn kinh phí cũng như tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội hơntrong việc tìm kiếm việc làm
Chúng ta cần phát huy hơn nữa các hoạt động để nâng cao nhận thức củacộng đồng về người khuyết tật Thông qua các hoạt động cụ thể cũng như thông quacác kênh truyền thông tuyên truyền, giáo dục để toàn xã hội hướng về người khuyếttật chúng ta cũng cần phổ biến pháp luật về người khuyết tật rộng rãi hơn nữa Vớivai trò truyền thông là một thế mạnh để chúng ta nâng cao hơn nữa giá trị, vị trí củangười khuyết tật trong xã hội là nhà công tác xã hội, mỗi chúng ta phải cố gắng làmnhư thế nào để người khuyết tật có thể được hưởng những quyền lợi tốt nhất
Trang 27CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ,
TỈNH HÀ TĨNH
2.1 Tổng quan về huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hương Khê là một huyện miền núi ở về phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh,Hương Khê nằm trong khoảng 18010ʹ Vĩ Bắc và 1050 42ʹ Kinh Đông
Phía Nam giáp với huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, phía bắc giáp vớihuyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ, phía Đông giáp huyện Can Lộc, huyện ThạchHà và huyện Cẩm Xuyên, phía Tây giáp với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Địa hình
Toàn huyện Hương Khê nằm gọn trong một thung lũng hình lòng máng củadãy núi là Trường Sơn và dãy núi Trà Sơn Bao gồm nhiều đồi núi nhấp nhô lượnsóng, xen giữa đồi gò là đồng ruộng bậc thang Độ dốc thoải dần từ Nam ra Bắc
Diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 1278,0909 km2 phân bố đa dạngvà phức tạp Trong đó đất nông nghiệp chiếm 20%, đất lâm ngiệp chiếm53,2%, đất chưa sử dụng 21,6% các loại đất khác chiếm 4,2% Địa hình nhiềuđồi núi có sông ngàn trươi đổ xuống sông ngàn sâu, đất phần lớn là feralít cónhiều khoáng sản và than đá Đặc biệt trên địa bàn toàn huyện có nhiều di tíchlịch sử và danh lam thắng cảnh
Trang 28nên mùa mưa thường gây ra lũ lớn trong vùng Những trận lũ lớn vào năm 1913,
1960, 1996, 2010 là những trận thủy tai đáng nhớ đối với nhân dân Hương Khê.Ngược lại, về mùa khô thì song cạn, bờ cao, độ dốc lớn, đồng ruộng bị khô hạn, bịchia cắt do địa hình không bằng phẳng
2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
Dân số toàn huyện Hương Khê hiện nay là 106.418 người, mật độ dân cư là
85 người/km2, là huyện có mật độ dân cư thấp, theo số liệu của phòng Dân tộc vàmiền núi Hương Khê thì dân số của Hương Khê khi mới thành lập khoảng 5000người, dân cư thưa thớt sống dọc các thung lũng nhỏ hẹp
Hương Khê dân tộc ít người chiếm khoảng 0,9% dân số toàn huyện bao gồmngười Mã Liềng, người Mường, người Hoa, người Lào Hầu hết các dân tộc đều giữbản sắc văn hóa riêng tuy đã bị mai một, bị lãng quên nhiều
Tôn giáo ở Hương Khê thì Công giáo có số lượng tín đồ đông, tín đồ theođạo Thiên Chúa chiếm khoảng 1/4 dân số toàn huyện hiện nay, số giáo dân này cómặt hầu hết trong các xã và thị trấn So với các nơi khác thì có lẽ Phật giáo ở đây ítphát triển hơn, chùa chiền ở Hương Khê từ lâu tồn tại như một cơ sở tín ngưỡng độclập riêng cho từng xã, thôn và chùa ở Hương Khê không có chùa lớn
Về kinh tế
Hương Khê là huyện giàu tiềm năng nhưng chưa có lợi thế của ngành nghềtruyền thống nên việc khai thác các thế mạnh của huyện chưa thật sự có hiệu quả.Mặc dầu mấy năm gần đây Tỉnh và các Bộ, Nghành trung ương quan tâm Huyện đãphát động nguồn lực khá tốt, đã tạo dựng được một bước chuyển ban đầu đáng ghinhận, nhưng do điểm xuất phát quá thấp nên tình hình đến nay Hương Khê vẫn cònlà một huyện nghèo, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn
Tuy không có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng trong mấy nămqua nền kinh tế ở Hương Khê đã có bước phát triển đáng kế, đặc biệt là các mô hìnhkinh tế trang trại, vườn, rừng, VAC…, toàn huyện có hàng trăm trại chăn nuôi, cácvườn lâm nghiệp trồng cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao, tổ hợp kinh doanh Có
Trang 292.2 Một số đặc điểm người khuyết tật ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
Hương Khê là 1 huyện vùng cao biên giới tiếp sát với nước bạn Lào nằm ởmiền Trung thuộc tỉnh Hà Tĩnh, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt Đặc biệt lànơi đây gánh chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh chống thực dân Phápvà đế quốc Mỹ, chính vì vậy mà Hương Khê có số lượng người khuyết tật khá lớn
Số lượng người khuyết tật của huyện Hương Khê theo số liệu thống kê củaphòng LĐ - TB & XH năm 2013 được thống kê qua bảng sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp NKT trên toàn huyện Hương Khê
(Nguồn: Phòng LĐ – TB & XH Huyện Hương Khê, tổng hợp năm 2013)
Tính đến tháng 12 năm 2007 có: 6669 người khuyết tật và người mù chiếmđến 6,1% tổng dân số toàn huyện, trong đó có 772 trẻ em (số liệu năm 2007) Theosố liệu thống kê gần đây nhất của Phòng LĐ – TB & XH huyện Hương Khê thì đếnngày 30 tháng 11 năm 2013 huyện Hương Khê có 6890 người khuyết tật, chiếm gần
Trang 306,47% tổng số dân của toàn huyện Hương Khê, một số xã có số lượng người khuyếttật cao như: Hương Long có 434 người, chiếm 6,29% tổng số người khuyết tật trongtoàn huyện; Hương Thủy có 380 người, chiếm 5,51%; Hương Giang có 345 người,chiếm 5%; Phú Gia 489 người, chiếm 7,09%; Hương Bình có 396 người, chiếm5,74%; Hòa Hải có 379 người, chiếm 5,50%; Gia Phố có 393 người, chiếm 5,70%;Phúc Đồng có 305 người, chiếm 4,42%.
Bảng 2.2 Các dạng tật của người khuyết tật tại huyện Hương Khê
Các dạng tật Tần số (người) Tần suất (%)
(Nguồn: Hội bảo trợ NKT huyện Hương Khê, năm 2012)
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng người khuyết tật của huyện đa dạng về cácloại tật, trong đó khuyết tật vận động có số lượng đông nhất với 2370 người chiếm tỉ lệ34,41% người khuyết tật của toàn huyện, trí tuệ có 1485 chiếm 21,55%, thính giác có
1230 chiếm 17,85%, thị giác có 1015 chiếm 14,73% và ngôn ngữ chiếm 11,46%
Độ tuổi của người khuyết tật được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Phân loại NKT theo độ tuổi
Độ tuổi Tần số (người) Tần suất (%)
Số trẻ em khuyết tật 920 13,35
Số NKT trong độ tuổi lao động 3530 51,23
Số người cao tuổi khuyết tật 2440 35,42
(Nguồn: Phòng LĐ – TB & XH huyện Hương Khê, tổng hợp năm 2013)
Từ bảng phân loại người khuyết tật theo độ tuổi cho thấy số người khuyết tậttrong độ tuổi lao động có số lượng đông nhất với 3530 người chiếm tỉ lệ 51,23% sốngười khuyết tật của toàn huyện, tiếp theo là số người cao tuổi khuyết tật có 2440người chiếm tỉ lệ 35,42% và cuối cùng là số trẻ em khuyết tật có số lượng thấp nhấtvới 920 người chiếm tỉ lệ 13,35%
Phần lớn người khuyết tật ở huyện Hương Khê sống chung với gia đình,