TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TÌM HIỂU KHẢ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NGƯỜI T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TÌM HIỂU KHẢ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NGƯỜI TÀN
TẬT NGHỆ AN
Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Minh Lý
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Xuân
VINH – 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề tài
"Công tác xã hội trong việc tìm hiểu khả năng hòa nhập cộng đồng của Trẻ khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An"
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo - Th.S Đặng Minh Lý, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo để tôi hoàn thiện bài khóa luận này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới nhà trường cùng các Thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Công tác xã hội - trường Đại Học Vinh đã trang bị tri thức khoa học xã hội cho tôi trong suốt 4 năm qua và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài khóa luận của mình
Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ, thầy cô giáo, các em tại Trung tâm và thân chủ của tôi đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
Trong quá trình thực hiện bài khóa luận, vì thời gian và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bạn và những người quan tâm tới đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Xuân
Trang 3DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CTXH: Công tác xã hội
CTXHCN: Công tác xã hội cá nhân
NVCTXH: Nhân viên Công tác xã hội
NVXH: Nhân viên xã hội
NXB: Nhà xuất bản
TC: Thân chủ
TKT: Trẻ khuyết tật
TTDNNTTNA: Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An
UBND: Ủy ban nhân dân
UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU……… 6
1 Lý do chọn đề tài……….6
2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn……… 8
2.1 Ý nghĩa khoa học……… 8
2.2 Ý nghĩa thực tiễn……… 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……….9
3.1 Mục đích nghiên cứu……… 9
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 9
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu……… 9
4.1 Đối tượng nghiên cứu……… 9
4.2 Khách thể nghiên cứu……… 9
4.3 Phạm vi nghiên cứu……… 10
5 Phương pháp nghiên cứu……….10
5.1 Cơ sở phương pháp luận……… 10
5.2 Phương pháp liên ngành……… 10
5.2.1 Phương pháp quan sát……….10
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu………11
5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu………11
5.3 Phương pháp chuyên ngành……….11
6 Giả thuyết nghiên cứu……… 12
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……….13
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN………13
1.1 Cơ sở lý luận……… 13
1.1.1 Lý thuyết vận dụng……….13
Trang 51.1.1.1 Lý thuyết nhu cầu của Maslow……….13
1.1.1.2 Lý thuyết nhận thức - hành vi……… 16
1.1.1.3 Lý thuyết phân tâm học của Freud………16
1.1.2 Các khái niệm liên quan………18
1.2 Cơ sở thực tiễn………25
1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu……… 25
1.2.2 Các chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho người khuyết tật nói chung và cho TKT nói riêng……… 28
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NGƯỜI TÀN TẬT NGHỆ AN 33
2.1 Tình hình Người khuyết tật trong cả nước……… 33
2.2 Thực trạng TKT tại Nghệ An………35
2.3 Tổng quan về TKT tại TTDNNTTNA……… 36
2.4 Các dịch vụ và hoạt động của Trung tâm trong việc nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho TKT……….40
2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập cộng đồng của TKT ………43
2.5.1 Những khó khăn ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập cộng đồng của TKT……….43
2.5.2 Những thuận lợi giúp TKT hòa nhập cộng đồng…………45
2.6 Trường hợp điển cứu……….46
2.6.1 Tóm tắt về thân chủ………46
2.6.1.1 Những cản trở hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng của thân chủ……… 46
2.6.1.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của TC…….49
Trang 62.6.2 Phương pháp, kỹ năng và nguyên tắc CTXH sử dụng trong
tiến trình can thiệp trợ giúp TC……….51
2.6.2.1 Phương pháp chuyên ngành……… 51
2.6.2.2 Kỹ năng……….52
2.6.2.3 Nguyên tắc nghề nghiệp được áp dụng……….53
2.6.3 Tiến trình can thiệp………53
2.6.3.1 Lên kế hoạch trị liệu……… 53
2.6.3.2 Trị liệu……… 56
2.6.3.3 Lượng giá……… 59
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……… 61
1 Kết luận……… 61
2 Các giải pháp và Khuyến nghị……….63
2.1 Các giải pháp……… 63
2.2 Khuyến nghị………64
PHỤ LỤC……… 66
DANH MỤC TÀI LIỀU TAM KHẢO………80
Trang 7Phần 1: Mở đầu.
1 Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sau gần 30 năm, đã đạt được những thành tựu đáng kể Chất lượng đời sống của người dân đang ngày càng được cải thiện và nâng cao, vấn đề an sinh xã hội được nhà nước quan tâm và đẩy mạnh như y tế, giáo dục, dinh dưỡng, cơ sở vật chất hạ tầng… Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì cũng nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội mới và một trong số đó là tỷ lệ người khuyết tật ngày càng gia tăng Đó là hậu quả từ những cuộc chiến tranh lâu dài và tàn khốc đã
để lại những di chứng nặng nề Rồi sự phân hóa giàu nghèo, các vấn đề về tệ nạn xã hội, nghèo đói, thất nghiệp là những biểu hiện mặt trái của cơ chế thị trường Đặc biệt sự phát triển chóng mặt về giao thông, khiến cho tai nạn giao thông trở thành vấn đề nóng bỏng Hàng năm số người chết, số người bị thương tật suốt đời do tai nạn giao thông không ngừng gia tăng Mặt khác, vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh khiến cho cuộc sống và sức khỏe người dân đang bị đe dọa, nó cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên các dạng tật như bại não, teo cơ, bại liệt… Số Người khuyết tật hàng năm đang có xu hướng tăng Tuy nhiên, Người khuyết tật có thể cống hiến được nhiều cho xã hội nếu xã hội tạo cơ hội cho họ hòa nhập, làm việc và vươn lên
Mỗi một con người sống trong xã hội mang nhiều vai trò khác nhau và trong chừng mực nào đó, cuộc sống là mạng lưới các vai trò năng động và có mối quan hệ với nhau giữa các vai trò khác Nhưng có một số người vì lý do
Trang 8này hay lý do khác, họ không thể thực hiện một hay nhiều chức năng xã hội một cách đầy đủ Nhiều thắc mắc bế tắc không được tháo gỡ đã cản trở các
em phải đối mặt với những vấn đề trong gia đình và ngoài xã hội Bởi thế, những đứa trẻ bị khuyết tật thường hay tự ti, mặc cảm với số phận của mình,
có nhiều em mất phương hướng - nhất là những em đang trong độ tuổi vị thành niên
Hầu hết TKT đều gặp khó khăn trong cuộc sống, các em là những đứa trẻ khiếm thính, khiếm thị, trẻ khuyết tật vận động, những trẻ đa tật, tất cả họ đều không làm gì nếu không có sự giúp đỡ của người khác, điều đó khiến cho khả năng hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật nói chung và của TKT nói riêng bị hạn chế Những ước mơ của TKT không thể thực hiện nổi do những khiếm khuyết của cơ thể Do đó, họ luôn mặc cảm, tự ti, cô đơn, cuộc sống của người khuyết tật trở nên vô nghĩa, nên cần có một dự án chương trình hỗ trợ TKT để họ được sống theo cách họ thích, làm những việc họ có thể làm và không bỏ phí cuộc đời của họ
Trong nghiên cứu về "Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của trẻ có hoàn cảnh khó
khăn, 2003, Ủy ban Dân số và Gia đình" đã cho thấy, nhu cầu được tư vấn về
tâm lý đang ngày càng trở nên cấp thiết trong xã hội hiện nay Bởi vậy, nhiệm
vụ của Công tác xã hội là hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập với xã hội bằng kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới những con người này, các cơ quan chức năng như Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh,… đã có những hoạt động giúp đỡ và chăm sóc các em bị khuyết tật Không những thế, Nhà nước ta đã đưa ra khá nhiều những văn bản, nghị định về việc chăm sóc và giáo dục, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật Điều này đã giúp các em rất nhiều về mặt thể chất và tinh
Trang 9thần để có thể vươn lên trong cuộc sống Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan đã ảnh hưởng, hạn chế các em trong quá trình hòa nhập xã hội
Hiện nay, trong cả nước số lượng các trung tâm dạy nghề, hỗ trợ cho trẻ khuyết tật là rất nhiều, mặc dù đã có những thành quả và bước đầu giúp đỡ được các em về cả vật chất và tinh thần, nhưng để các em hòa nhập được với cộng đồng thì đây còn là bài toán chưa có lời giải, đặc biệt là ở Nghệ An, một tỉnh đang trên đà phát triển Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: " Công tác xã hội trong việc tìm hiểu khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An", với hi vọng sử dụng những kiến thức, kỹ năng của ngành Công tác xã hội để tìm hiểu khả năng hòa nhập của Trẻ khuyết tật, từ đó xây dựng được mô hình hỗ trợ tốt nhất giúp Trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng
2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này nhằm khẳng định vai trò ngành CTXH và nhân viên CTXH là thật sự cần thiết trong việc tìm hiểu khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật Đề tài vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyết nhận thức - hành vi, thuyết phân tâm học của Freud trong xã hội học cũng như
sử dụng các khái niệm, các phương pháp, kỹ năng trong CTXH nhằm bổ sung
lý luận cho việc ứng dụng các phương pháp này vào trong nghiên cứu về TKT
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng cũng như những thuận lợi và khó khăn mà trẻ khuyết tật gặp phải, để từ đó đưa ra một mô hình can thiệp và những giải pháp phù hợp giúp TKT hòa nhập cộng đồng
Trang 103 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và mô tả thực trạng, phân tích khó khăn, thuận lợi và nhu cầu của TKT trong việc hòa nhập xã hội Thông qua đó, xây dựng mô hình can thiệp và đưa ra những giải pháp phù hợp giúp TKT hòa nhập với trước tiên là tại Trung tâm, sau đó là cộng đồng
Đưa ra trường hợp điển cứu trong đó sử dụng phương pháp CTXH cá nhân và các kỹ năng của ngành CTXH để giúp thân chủ, nhằm chứng minh khả năng hòa nhập xã hội cũng như tiềm năng của nhân viên CTXH trong tương lai đối với nhóm đối tượng là TKT
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tiến hành thu thập thông tin, phân tích tài liệu, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Tìm hiểu và đánh giá về hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ đối với từng trẻ khuyết tật ở Trung tâm
+ Tìm hiểu về thực trạng, đặc điểm, khó khăn và nhu cầu của trẻ khuyết tật ở Trung tâm
+ Tìm hiểu vai trò của nhân viên CTXH trong việc tìm hiểu khả năng hòa nhập xã hội và đưa ra giải pháp, mô hình
+ Tiến hành thực hiện phương pháp CTXH cá nhân với thân chủ là TKT tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An
4 Đối tƣợng, khách thể, và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
CTXH trong việc tìm hiểu khả năng hòa nhập xã hội của TKT
4.2 Khách thể nghiên cứu
Trang 11Trẻ khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An Với mẫu là một trường hợp điển cứu - em Nguyễn Thị Thành, 16 tuổi Ngoài ra,
để phục vụ cho bài nghiên cứu tôi còn phỏng vấn Cán bộ, Cô giáo và người bạn thân của thân chủ
4.3 Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Tại Trung tâm người tàn tật Nghệ An
+ Thời gian: Từ tháng 11/2010 - Tháng 04/2011
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
Sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu về vấn
đề " Công tác xã hội trong việc tìm hiểu khả năng hòa nhập xã hội của TKT tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An"
Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng
Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử là sự mở rộng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu cuộc sống của xã hội, vào việc nghiên cứu xã hội, cũng như nghiên cứu các hình thức sinh hoạt xã hội
Vì vậy, khi xem xét và tìm hiểu khả năng hòa nhập xã hội của TKT thì phải xét nó trong mối quan hệ với các nhân tố chủ quan và khách quan như: môi trường xã hội, hoàn cảnh gia đình của TKT, nhu cầu và nguyện vọng của TKT
5.2 Phương pháp liên ngành
5.2.1 Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu
và tiếp xúc với thân chủ Thông qua quá trình giao tiếp với thân chủ, quan sát
Trang 12nhũng biểu hiện qua cử chỉ, nét mặt, hành vi và thái độ của TKT Ngoài ra, quan sát cuộc sống của TKT, qua quá trình học tập, sinh hoạt tại Trung tâm và quan sát cả cách ứng xử đối với mọi người ở trong Trung tâm, với mục đích thu thập thông tin cơ bản về thân chủ
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương tiện được sử dụng để có được những thông tin từ phía thân chủ, bằng cách hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhân viên CTXH với bạn bè, thầy cô những người liên quan đến thân chủ
Mục đích của phỏng vấn sâu là tìm hiểu rõ hơn về thân chủ được chọn
để xây dựng mô hình can thiệp Trong quá trình thu thập thông tin, tôi tiến hành trên 4 cuộc phỏng vấn sâu Ngoài phỏng vấn thân chủ, tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu phỏng vấn thầy Phan Thanh H - phụ trách giáo dục văn hóa - phục hồi chức năng, phỏng vấn cô L - giáo viên chủ nhiệm, nhằm phục vụ cho công tác can thiệp với trẻ khuyết tật có hiệu quả
Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước thành những mảng câu hỏi, vấn đề mà nhân viên xã hội quan tâm và hướng tới
5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu
Trong suốt quá trình làm khóa luận, phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng liên tục Mục đích của phân tích tài liệu để giúp phân tích tình hình, thu thập thông tin, giải mã thông tin Từ đó có thể lựa chọn cách can thiệp phù hợp, cụ thể: Phân tích các tài liệu từ cơ sở cung cấp, các bài báo, tạp chí và các đề tài khoa học có liên quan…
5.3 Phương pháp chuyên ngành
Phưong pháp CTXH cá nhân
Sử dụng phương pháp CTXH cá nhân để tiến hành can thiệp trợ giúp một trường hợp là Trẻ khuyết tật vận động về khả năng hòa nhập cộng đồng Thông qua các kiến thức, kỹ năng trong CTXH cá nhân để thu thập thông tin,
Trang 13chia sẽ, thấu cảm những vấn đề của thân chủ Tìm hiểu môi trường, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của thân chủ, từ đó đưa ra kế hoạch trợ giúp
6 Giả thuyết nghiên cứu
Với đề tài này, khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu tôi sử dụng hai loại giả thuyết nghiên cứu cơ bản, đó là giả thuyết mô tả và giả thuyết cấu trúc thể hiện mối quan hệ nhân quả (nguyên nhân - kết quả)
- Trẻ khuyết tật vận động gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng so với người bình thường
- Sự giúp đỡ của NVCTXH sẽ tăng khả năng hòa nhập cộng đồng cho TKT nói chung và TKT vận động nói riêng
Trang 14PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1.1 Lý thuyết vận dụng
1.1.1.1 Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, ông cho rằng, con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển Theo ông các nhu cầu cần được sắp xếp theo theo thang bậc từ nhu cầu cơ bản nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất với con người tới nhu cầu cao hơn và vị trí thứ bậc tiếp theo Cụ thể, trong lý thuyết của mình ông chia nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc,
đó là:
Nhu cầu cơ bản (basic needs)
Nhu cầu an toàn (safety needs)
Nhu cầu xã hội hay nhu cầu được yêu thương (social needs / love / belonging needs)
Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs)
Trang 15 Nhu cầu được thể hiện mình (self- actualzing needs)
Dưới đây là bậc thang nhu cầu nhằm đánh giá nhu cầu của Trẻ khuyết tật xếp theo bậc thang tầm quan trọng từ thấp đến cao
Hình 1: Bậc thang nhu cầu của Trẻ khuyết tật chiếu theo bậc thang
nhu cầu của Maslow
Nhu cầu an toàn Nhu cầu được thể hiện mình Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu cơ bản Nhu cầu được yêu thương
Nhu cầu xã hội hay nhu cầu được yêu thương đó chính là nhu cầu được thừa nhận Người khuyết tật luôn mong muốn cộng đồng thừa nhận sự
có mặt của mình như bao con người bình thường khác và được bình đẳng về tất cả cơ hội tiếp cận dịch vụ trong xã hội
Nhu cầu cơ bản: đó là những nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống hằng ngày như ăn, ở, mặc, đi lại, sức khỏe… Đa số người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong đi lại cũng như sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là những trẻ khuyết tật vận động
Nhu cầu được tôn trọng: Người khuyết tật luôn mong muốn được cộng đồng, gia đình, bạn bè tôn trọng coi họ như là một con người, một công dân bình đẳng về tất cả các quyền lợi giống như các công dân khác
Nhu cầu được thể hiện: Khi được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng, người khuyết tật luôn mong muốn được cộng đồng tạo điều kiện để họ có thể
Trang 16được tham gia học tập, làm việc, được cống hiến, được phát huy những khả năng của mình và có thể tự nuôi sống bản thân
Nhu cầu an toàn: Khi đã được đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh lý, tức là
để sống được, người khuyết tật lại vươn tới nhu cầu về sự tồn tại an toàn, với môi trường ổn định, không có những yếu tố đe dọa, nguy hiểm, bạo lực hoặc những tình huống có độ bất định cao
Thông qua việc tìm hiểu lý thuyết nhu cầu của Maslow, dưới đây tôi xác định một số nhu cầu của TKT:
* Nhu cầu của trẻ khuyết tật:
1/ TKT cần được chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát triển
2/ Cần được an toàn về tư tưởng và thể chất
3/ Cần được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng
4/ Cần được yêu thương, hòa nhập cộng đồng
5/ Cần được học hòa nhập, được vui chơi với trẻ cùng lứa tuổi
6/ Cần được tôn trọng, đánh giá, được khuyến khích và động viên 7/ Cần được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần
8/ Trẻ khuyết tật thường có năng lực bù trừ và tính sáng tạo
Trong cách tiếp cận của Maslow, con người luôn có xu hướng thỏa mãn trước tiên những nhu cầu quan trọng nhất ở vị trí bậc thang đầu tiên rồi sau đó mới hướng tới thỏa mãn nhu cầu cao hơn Theo đó, dựa vào nhu cầu của TKT kể trên, thì nhu cầu được yêu thương và hòa nhập cộng đồng là nhu cầu cơ bản và là nhu cầu quan trọng nhất đối với Thân chủ nói riêng và đối với TKT nói chung Sử dụng lý thuyết của Maslow trong đề tài nghiên cứu, nhằm phân tích, đánh giá những nhu cầu nào là quan trọng và cơ bản nhất đối với TKT nói chung và với thân chủ nói riêng Thông qua việc nắm bắt nhu
Trang 17cầu cơ bản của thân chủ, NVXH sẽ xây dựng mô hình can thiệp phù hợp nhất,
để từ đó giúp thân chủ nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng
1.1.1.2 Lý thuyết nhận thức - hành vi
Lý thuyết nhận thức đánh giá rằng hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi Lý thuyết này cho rằng, những hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc nhận thức sai
và lý giải sai Thông qua nhận thức, con người đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hành động của mình trong cuộc sống Điều này có nghĩa, nếu như việc thực hiện chức năng xã hội của một cá nhân bị khiếm khuyết thì có nghĩa
là nhận thức người đó không hoàn hảo Chính vì vậy, hành vi con người thay đổi thì phương thức tư duy cũng phải thay đổi theo
Quá trình trị liệu trong CTXH nhằm cố gắng sữa chữa việc hiểu sai, thành hiểu đúng, để cho hành vi của chúng ta cũng tác động một cách phù hợp lại với môi trường Như vậy ta có thể thấy nhận thức có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng tâm lý và làm thay đổi hành vi, có thể từ một hành vi tiêu cực sang hành vi tích cực Quá trình thay đổi hành vi phải chú ý đến vai trò nhận thức của mỗi cá nhân Vì mọi hành động đều bắt nguồn
từ nhận thức, nếu nhận thức đúng thì sẽ thay đổi hành vi của mình một cách đúng đắn
Trong quá tác động đến nhận thức nhằm thay đổi hành vi của thân chủ, tôi đã vận dụng lý thuyết nhận thức - hành vi vào chính tiến trình can thiệp nhằm giúp thân chủ nhận nhận thức đúng vấn đề của mình, thay đổi cách nhìn và thái độ đối với cuộc sống Thông qua việc thay đổi nhận thức sẽ giúp thân chủ định hướng được hành vi đúng đắn, phù hợp của mình để từ đó từng bước hòa nhập cộng đồng
1.1.1.3 Lý thuyết phân tâm học của Freud
Trang 18Trong lý thuyết phân tâm học của Freud thì tôi chỉ xin nêu lên thuyết
cơ chế phòng ngự, cụ thể:
Chối bỏ Từ chối công nhận một cách có ý thức hoặc chấp nhận thực
tế khách quan và chủ quan gây ra sự lo âu
Chuyển di Chuyển hướng năng lực cảm xúc đau buồn sang các đối
tượng ít nguy hiểm hơn so với nguồn gây đau buồn
Phân ly Tách một số quá trình hành vi hoặc tâm thần ra khỏi nhận
thức của một người để tránh tình cảm dâng trào
Tri thức hóa Dùng lập luận và lôgíc để tách bản thân ra khỏi sự lo âu
Cô lập Tách cảm giác ra khỏi một ý tưởng hay một ký ức
Phóng chiếu Đỗ lỗi hoặc đỗ trách nhiệm cho người khác, để tránh những
lo âu hoặc xung đột nội sinh và ngoại sinh
Hợp lý hóa Dùng lôgic để giải thích hoặc biện minh cho những suy
nghĩ hay hành vi không hợp lý
Thoái lui Quay trở về một phần hoặc toàn bộ kiểu thích ứng trước
kia
Ức chế Một quá trình vô thức giúp tách những điều khó chấp nhận
trong tâm trí ra khỏi ý thức Thăng hoa Chuyển hóa năng lượng của sự khó chịu hay thất vọng sang
hoạt động đem lại sự thăng hoa
Kiềm chế Sự kìm nén có ý thức
Rút lui Rút lui hoặc tránh các nguồn lo âu
Trang 19Lý thuyết này là một khám phá quan trọng của Tâm lý học về cái tôi Trong cái tôi luôn luôn có những mâu thuẫn và đấu tranh nội tâm Những đấu tranh này diễn ra trong vô thức, do cơ chế phòng vệ điều động Cơ chế phòng
vệ là phản ứng có tính cách tự động ngoài ý thức của con người để giúp giảm thiểu những mối đe dọa hay đẩy chúng ra khỏi ý thức và nhờ vậy tránh được những cảm xúc tiêu cực như bồn chồn, lo âu, sợ sệt hay buồn chán Đa số Người khuyết tật cũng thường tự cô lập, sợ sệt và thụ động Bên cạnh đó, Người khuyết tật họ phải thường xuyên một mình đấu tranh với cái tôi của mình, những tiếng nói, những đe dọa, xúi bẩy, những nghi ngờ dai dẳng… Vì vậy vai trò cố vấn tâm lý và hỗ trợ tinh thần của người làm CTXH là không thể thiếu sót trong mô hình trị liệu đối với Người khuyết tật
1.1.2 Các khái niệm liên quan
* Khái niệm Công tác xã hội
Công tác xã hội chuyên nghiệp ra đời vào đầu thế kỷ XX (năm 1901) tại trường Đại học Côlômbia (Mỹ) Công tác xã hội mang tính chất xã hội, từ đây nó đánh dấu bước chuyển từ công tác chính sách, giúp đỡ những người thuộc nhóm yếu thế một cách nghiệp dư thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp
Công tác xã hội chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ con người, đã đưa ra những cách thức và những cơ hội để xử sự với những người cần được giúp đỡ
từ nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, bảo vệ họ thoát khỏi sự phân biệt,
kỳ thị và bất công, làm "thức dậy" tiềm năng của chính họ
Khi bàn về khái niệm Công tác xã hội, có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau, cụ thể:
CTXH được nêu trong "Foundation of Social Work Practice" - Cơ sở thực hành CTXH: Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi
Trang 20người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở độ phù hợp trong xã hội CTXH được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những nghiên cứu đã được chứng minh Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên
môn hóa" [5;27]
Trong khi đó, theo hiệp hội CTXH thế giới thì họ định nghĩa về CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng CTXH giúp con người phát triển đầy đủ, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân [2;16 ]
Công tác xã hội còn được định nghĩa trên hai khía cạnh: Một mặt, Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người
và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế nhằm tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội
Mặt khác, CTXH còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề về xã hội, về con người mang tính bức xúc nhằm thỏa mãn các lợi ích căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác, góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình [5;29]
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm CTXH nhằm khẳng định vai trò và vị thế của ngành CTXH trong tương lai đối với người khuyết tật Nghề CTXH sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho xã hội nói chung và TKT nói riêng
* Khái niệm công tác xã hội cá nhân
- Quá trình phát triển:
Trang 21Công tác xã hội cá nhân là phương pháp can thiệp đầu tiên của CTXH, bắt đầu từ cuối 1800 với các tổ chức từ thiện Mỹ Các dịch vụ chủ yếu là giúp
đỡ tài chính và tham vấn trực tiếp với từng cá nhân Đầu năm 1900, CTXH với cá nhân được xây dựng một cách khoa học bởi Mary Richmond và cộng
sự của bà Theo bà, CTXHCN là một tổng thể gồm 3 mặt: Nghiên cứu xã hôi
- chuẩn đoán - trị liệu (ngày nay gồm 7 bước: nhận diện vấn đề, thu thập dữ liệu, thẩm định chuẩn đoán, kế hoạch trị liệu, trị liệu, lượng giá)
Phương pháp CTXHCN từ chỗ chỉ quan tâm đến điều kiện kinh tế, xã hội, từ đây các nhân viên CTXHCN đã chú ý đến khía cạnh tình cảm và tâm
lý xã hội trong các vấn đề của thân chủ (ảnh hưởng bởi S Freud) Dưới những tác động ngày càng mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phương pháp CTXHCN được đặt trong các tình huống cụ thể, được nghiên cứu trong mối tương tác với hoàn cảnh, với gia đình và môi trường sống của thân chủ
Phương pháp CTXHCN được hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm, các nhà thực hành đã phát triển nhiều cách tiếp cận khác nhau để
sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả Tiến trình và các bước không thay đổi, khác biệt chủ yếu là ở trọng tâm và các công cụ trị liệu Dưới đây là một số cách tiếp cận của CTXHCN:
+ Cách tiếp cận tâm lý xã hội của Mary Richmond: Quan tâm đến diễn biến của nội tâm con người và môi trường sống của họ
+ Cách tiếp cận giải quyết vấn đề: Cho rằng sự lôi cuốn thân chủ cùng tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề tự nó là một cách trị liệu
+ Còn cách tiếp cận chức năng cho rằng, dịch vụ được cung cấp trên
cơ sở chức năng của cơ quan xã hội là phương tiện trị liệu Ở cách tiếp cận này, chúng ta cần chú ý đến tương tác giữa nhân viên CTXH với thân chủ, tìm
ra mối liên hệ giữa môi trường xã hội với thân chủ
Trang 22Ngoài ra, còn có ba cách tiếp cận, đó là: Cách tiếp cận tập trung vào một nhiệm vụ, tiếp cận can thiệp khi khủng hoảng và cách can thiệp tổng quát Tuy nhiên, ba cách tiếp cận này không được sử dụng nhiều trong CTXHCN
- Định nghĩa CTXHCN:
Đối với khái niệm CTXHCN có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau: + Theo khái niệm truyền thống: CTXHCN là một phương pháp của CTXH nhằm giúp từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một - một
Là cách thức, quá trình nghiệp vụ mà NVXH sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giúp đối tượng phát huy tiềm năng, năng lực và cùng tham gia một cách tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình.[3;6]
Quan điểm 2: CTXHCN là phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần; phục hồi
sự vận hành các chức năng xã hội của họ; giúp họ tự nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình [5;107]
Công tác xã hội cá nhân là phương pháp, cách thức của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ, hỗ trợ cá nhân vượt qua những khó khăn thông qua mối quan hệ làm việc một - một (mặt đối mặt), giúp đối tượng đánh giá, xác định vấn đề, tìm kiếm tiềm năng, tăng cường sức mạnh và nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề của họ [3;6]
* Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên CTXH là người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH có bằng cấp chuyên môn Đó là những cán bộ, những chuyên gia có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào
Trang 23quá trình cải thiện, tăng cường chất lương sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng
Cán bộ xã hội là người được đào tạo về CTXH Họ sử dụng các kiến thức, kỹ năng CTXH để trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường; tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội thông qua hoạt động nghiên cứu và thực tiễn [2;16]
Bài nghiên cứu này sử dụng khái niệm nhân viên CTXH với mục đích xác định rõ vai trò của nhân viên CTXH trong việc tìm hiểu khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ
An
* Khái niệm trẻ khuyết tật:
Là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động
Khuyết tật có 6 dạng: Khuyết tật khiếm thính, khiếm thị, vận động, trí tuệ, ngôn ngữ và đa tật Cụ thể:
+ Khuyết tật khiếm thính (thính giác): Chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nghe dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ hoặc câm, hạn chế chức năng giao tiếp
+ Khuyết tật khiếm thính (thị giác): Chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nhìn như mù hay nhìn kém
+ Khuyết tật trí tuệ: Chỉ sự suy giảm năng lực nhận thức, không thích nghi với các hoạt động xã hội, chỉ số thông minh thấp, xảy ra trước tuổi trưởng thành và khó chữa trị
Trang 24+ Khuyết tật ngôn ngữ: Do bị tật ở cơ quan tiếp nhận chỉ huy ngôn ngữ vùng não và tổn thương của bộ phận phát âm làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp
+ Đa tật: Trên 1 tật, có 2 hay nhiều loại khuyết tật
+ Khuyết tật vận động: Do bị tổn thương các cơ quan vận động như: tay, chân, cột sống gây khó khăn trong cầm nắm, đi lại, di chuyển, nằm, ngồi,
đi, đứng
Khuyết tật vận động có thể xuất phát từ một loạt các nguyên nhân và được thường xuyên, liên tục hoặc tạm thời Trong số các chứng rối loạn phổ biến nhất thường là khuyết tật cơ xương như tê liệt một phần hoặc tổng số, cắt cụt chi hoặc chấn thương cột sống nặng, các loại viêm khớp, chứng loạn dưỡng cơ, bệnh đa xơ cứng, chấn thương đầu và bại não… Bất kỳ điều kiện
có thể làm sức mạnh, tốc độ, sức chịu đựng và khéo léo phối hợp chức năng cần cho tay, chân thích hợp
- Khái niệm Người khuyết tật: " Là người không bình thường về sức khỏe do các di chứng hoặc do bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậu quả của những chấn thương dẫn đến khó khăn trong đời sống và cần được xã hội quan tâm giúp đỡ, bảo vệ ".[12]
Khi đưa ra khái niệm Người khuyết tật là nhằm bỗ sung cho khái niệm Trẻ khuyết tật Vì mặc dù khái niệm Người khuyết tật mang tính rộng lớn hơn nhưng nó lại bao hàm trong đó cả khái niệm Trẻ khuyết tật
Trang 25xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của
họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động [7;21]
* Khái niệm hòa nhập cộng đồng
Khi bàn về khái niệm hòa nhập cộng đồng thì tôi chưa tìm ra được một khái niệm cụ thể và chung nhất, mà chỉ có thể nêu ra một số ý kiến, cụ thể:
+ Hòa nhập xã hội hay liên kết xã hội theo nghĩa chung là nói lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể cân đối Theo Durkhei, sự hòa nhập hay
sự kết hợp một bộ phận của ý thức tập thể với ý thức cá nhân và với phương thức lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tố khác nhau của xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo, nhóm, phái…) trong một chỉnh thể có tổ chức, tạo thành sự hòa nhập xã hội (liên kết xã hội) [13]
+ Cách hiểu cơ bản về định nghĩa hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật là những kỳ vọng rằng người khuyết tật có thể có cùng một cơ hội
để sống trong cộng đồng như mọi người khác [14]
* Khái niệm khả năng hòa nhập cộng đồng:
Cũng giống như khái niệm hòa nhập cộng đồng, khái niệm khả năng hòa nhập cộng đồng cũng là một khái niệm chưa được định nghĩa rõ ràng Sau khi tham khảo một số tài liệu tôi xin đưa định nghĩa theo cách hiểu của mình
Cộng đồng là một nơi mà tập trung một số người có thể cùng quan điểm, là nơi để mọi người cùng chia sẽ một vấn đề gì đó trong cuộc sống Khả năng hòa nhập cộng đồng là khả năng cùng hòa vào thế giới đó để cùng mọi người sẽ chia những gì mình biết và học hỏi những gì mình chưa biết
Để sống trong cộng đồng đòi hỏi cá nhân phải có khả năng tìm kiếm việc làm, nhà ở, giáo dục và các hoạt động vui chơi giải trí theo sự lựa chọn của chính mình giống như mọi người
Trang 26Khái niệm hòa nhập cộng đồng và khái niệm khả năng hòa nhập cộng đồng là hai khái niệm rất quan trọng trong đề tài nghiên cứu này, vì nó giúp xác định được hướng đi cho đề tài, trong việc tiếp cận cũng như trong tiến trình can thiệp nhằm giúp thân chủ đủ khả năng hòa nhập cộng đồng
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở Việt Nam hiện nay, các mô hình CTXH đã bắt đầu được hình thành
và đi vào hoạt động, đó là những nhóm đồng đẳng, chia sẽ Những mô hình này đều đem lại hiệu quả nhất định và đáp ứng được mong muốn, nhu cầu và mục tiêu của những thành viên tham gia Như câu lạc bộ B93 - hoạt động theo
mô hình nhóm đồng đẳng; nhóm Hoa xương rồng, "Mái ấm tình thương" ở Thụy Khê Đối với TKT đã có nhiều dự án và mô hình được xây dựng dành riêng cho TKT Bên cạnh đó cũng có nhiều tác phẩm, đề tài nghiên cứu về TKT với nhiều khía cạnh khác nhau
Dự án " Cơ hội cho trẻ chậm phát triển trí tuệ" cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình Đơn vị thực hiện dự án đó chính là một lớp học dành cho TKT trí tuệ, do phụ huynh và các giáo viên cùng chung tay tổ chức lớp học Lớp học hoạt động theo hai hình thức: Giáo dục và sinh hoạt câu lạc của cha mẹ Hoạt động của cha mẹ là các buổi giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm đối với việc giáo dục TKT trí tuệ hàng tháng Qua
đó, cha mẹ TKT trí tuệ và xã hội sẽ có cơ hội nhìn nhận lại về TKT trí tuệ
Dự án của Ủy ban y tế Hà Lan tại 3 tỉnh Cao Bằng, Quảng Trị, Đăk Lăk dành cho TKT Khi tham gia vào dự án này, TKT có cơ hội học tập, vui chơi một số hoạt động như vẽ, nghệ thuật sắp đặt, kịch Thông qua những hoạt động này, giúp TKT trở nên hòa đồng hơn, không còn mặc cảm, tự ti, được giao lưu cùng với những bạn có hoàn cảnh tương tự
Trang 27Tìm hiểu được nhu cầu, nguyện vọng của người khuyết tật một dự án kéo dài 3 năm do Nippon Foundation tài trợ qua tổ chức người khuyết tật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (OPIA/P), đã đầu tư vào Việt Nam và triển khai thí điểm tại Hà Nội Với mục tiêu là hỗ trợ Người khuyết tật vận động nặng sống độc lập tại cộng đồng và Trung tâm sống độc lập của người khuyết tật tại Hà Nội được thành lập triển khai dự án trên
Hiện nay, chỉ có 2 mô hình chính nhưng mang tính chất phổ biến chung cho toàn bộ người khuyết tật, đó là mô hình y học của người khuyết tật
và mô hình xã hội của khuyết tật
Đầu tiên là mô hình y học của người khuyết tật: Theo đó khuyết tật là tình trạng suy giảm thể chất, tinh thần của một cá nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân đó Như vậy, việc chữa trị hoặc kiểm soát khuyết tật đồng nghĩa với việc xác định, tìm hiểu, cũng như tác động lên người khuyết tật Do đó, nếu Chính phủ, khu vực tư nhân và toàn xã hội đầu
tư cho việc chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ có liên quan để chữa trị các khuyết tật về mặt y học sẽ giúp người khuyết tật có cuộc sống bình thường
Mô hình này nhấn mạnh đến bản chất của chính người khuyết tật
Mô hình xã hội của khuyết tật: Theo đó những rào cản và định kiến của xã hội dù là có chủ ý hay vô ý là những nguyên nhân chính xác định ai là người khuyết tật và ai không phải là người khuyết tật Mô hình này cho rằng, một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ hoặc thể chất ( những khác biệt mà đôi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ không dẫn đến khiếm khuyết nghiêm trọng trong cuộc sống nếu xã hội có thể giúp đỡ và suy nghĩ, ứng xử tích cực
Mô hình xã hội nhấn mạnh tới sự bình đẳng và chú trọng đến những thay đổi cần thiết của xã hội
Trang 28Ngoài những mô hình và dự án thì còn có những tác phẩm nghiên cứu khác đề cập đến Người khuyết tật ở những khía cạnh khác như tác phẩm
"Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng" của GS.TS Cao Minh Châu, NXB
Y học, Hà Nội năm 2008 Tác phẩm này đề cập đến chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai từ năm 1987 cho đến nay tại nhiều tỉnh thành trong cả nước Tác phẩm đề cập đến những kiến thức về các dạng khuyết tật, nguyên nhân khuyết tật, biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp tại Việt Nam
Tác phẩm đề cập đến chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (cho Người khuyết tật và gia đình), mục tiêu của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đến năm 2010, những người tham gia chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, các hoạt động cụ thể trong chương trình, trợ giúp Người khuyết tật và gia đình, hệ thống trợ giúp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho Người khuyết tật, cho gia đình và cộng tác viên Tác phẩm có nêu các vấn đề nhận thức Nười khuyết tật về các khía cạnh quyền của Người khuyết tật, việc làm, vui chơi, giải trí cho Người khuyết tật Mục đích của tác phẩm là phục hồi những chức năng xã hội đã mất cho Người khuyết tật
Mặc dù đã xây dựng được những mô hình, có nhiều dự án, những tác phẩm, những đề tài nghiên cứu về TKT trên nhiều khía cạnh, từ việc chăm sóc, phục hồi chức năng, các chính sách hỗ trợ, các dịch vụ tiếp cận cho người khuyết tật đến vấn đề việc làm, vui chơi, giải trí và các vấn đề liên quan nhằm mục đích hỗ trợ Người khuyết tật hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, những mô hình, dự án và các tác phẩm nghiên cứu đó còn mang tính chung chung hoặc thể hiện ở một lĩnh vực nào đó mà chưa đi sâu vào phân tích, tìm hiểu khả năng hòa nhập xã hội của trẻ khuyết tật, mà cụ thể ở đây là tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An Vì vậy, cái mới của tôi là việc vừa nghiên cứu
Trang 29tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của trẻ khuyết tật trong việc hòa nhập cộng đồng, vừa tham gia trực tiếp vào thực hành CTXH với cá nhân cụ thể để làm rõ vấn đề Từ đó xây dựng mô hình can thiệp với người khuyết tật tại Trung tâm
1.2.2 Các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam dành cho người khuyết tật nói chung và dành cho trẻ khuyết tật nói riêng
Chăm sóc và hỗ trợ người khuyết tật cũng như trẻ khuyết tật nói riêng luôn được coi là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Đồng thời cũng là một vấn đề được ưu tiên trong xây dựng chính sách xã hội của chính phủ Việt Nam Từ khi ra đời năm 1945, chính phủ Việt Nam đã thông qua nhiều chính sách và văn bản pháp lý, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc huy động nguồn lực và thực thi các hoạt động trợ giúp người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề hòa nhập cộng đồng
* Về văn bản pháp lý
- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội thông qua năm 1992 và sữa đổi năm 2001 Việc bảo vệ người khuyết tật được nêu trong điều 59 và 67
- Pháp lệnh về người khuyết tật được thông qua (năm 1998) Điều 9 nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, hoặc ngược đãi người khuyết tật
- Bộ luật lao động (năm 1994) Phần 3 của Bộ luật quy định về việc làm cho người khuyết tật tại cơ quan và doanh nghiệp Điều 123 nêu chỉ tiêu
từ 2% đến 3% lực lượng lao động trong doanh nghiệp phải là người khuyết tật
- Ban điều phối quốc gia về vấn đề người khuyết tật (năm 2006)
- Giáo dục hòa nhập tầm nhìn tới năm 2015 Chính phủ dặt mục tiêu thực hiện giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật đến năm 2015
Trang 30- Luật người khuyết tật mới, được dự thảo từ tháng 5 năm 2009 và dự tính được quốc hội thông qua vào năm 2010
* Về trợ cấp xã hội
Nghị định số 55/1999/NĐ - CP, quy định chi tiết thi hành một số điều trong pháp lệnh người tàn tật Nghị định này quy định mức trợ cấp tối thiểu cho người khuyết tật nói chung Cụ thể:
Những người không có nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống Trong trường hợp có thu nhập nhưng vẫn thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ
Không còn người thân thích để nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; vợ, chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp
Trong trường hợp người tàn tật còn người thân thích, nhưng người thân thích dưới 16 tuổi hoặc từ 60 tuổi trở lên, gia đình thuộc diện nghèo cũng được xem xét hưởng trợ cấp xã hội Mức trợ cấp xã hội tối thiểu đối với người tàn tật nặng đủ các điều kiện quy định là:
- Trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối tượng sống tại gia đình do xã, phường quản lý bằng 45.000 đồng/người/tháng
- Trợ cấp nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước bằng 100.000 đồng/người/tháng Đối với người tâm thần mãn tính được nuôi dưỡng tập trung thì hưởng 115.000 đồng/người/tháng
Mức trợ cấp như trên là mức tối thiểu do chính phủ quy định, căn cứ vào đó từng địa phương sẽ qui định mức trợ cấp riêng
Nhà nước chỉ qui định người tàn tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, học tập, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn; không phải người tàn tật nào cũng được Nhà nước trợ cấp Nhà nước qui định nếu người tàn tật cóa đủ các điều kiện như quy
Trang 31định trên thì sẽ được hưởng trợ cấp chứ không qui định người đó ở độ tuổi nào mới được trợ cấp
* Về chăm sóc y tế
Nghị định 55 khẳng định người khuyết tật có quyền được hướng dẫn khuyên bảo và hưởng các dịch vụ, gồm các dịch vụ phục hồi chức năng ở các cơ sở y tế Điều 8 qui định người khuyết tật cần chân tay giả và các thiết
bị chỉnh hình có thể mua các thiết bị đó theo giá giảm do chính phủ quy định hoặc có thể được cấp miễn phí nếu được Ủy ban nhân dân xã giới thiệu Đối với Người khuyết tật nặng không có thu nhập hoặc không có người thân để nương tựa hoặc những người được chính quyền địa phương xác nhận là nghèo được miển phí khám chữa bệnh Khi một Người khuyết tật đang được hưởng chế độ trợ cấp qua đời, chính quyền địa phương hoặc trung tâm nuôi dưỡng phải lo hậu sự, Nhà nước có các chính sách hỗ trợ về thuốc men, khám chữa bệnh, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật vận động nặng Tổ chức các chương trình từ thiện như tặng quà vào các dịp lễ tết cho người khuyết tật, tặng xe lăn hỗ trợ người khuyết tật vận động nặng di chuyển Phát tiền trợ cấp hàng tháng nhằm giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống cho người khuyết tật
* Về giáo dục
Chương III về pháp lệnh người tàn tật quy định những hình thức hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cũng như xây dựng các quy định khác cho trẻ khuyết tật, bao gồm xét miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp cho trường khác, nhận trợ cấp và các học bổng xã hội Giáo dục cho trẻ khuyết tật có thể tiến hành hoặc thông qua giáo dục hòa nhập ở các trường đại trà hoặc các trường chuyên biệt Giáo viên dạy các trường chuyên biệt được hưởng trợ cấp đặc biệt
Trang 32* Về dạy nghề và việc làm
Hàng năm, Chính phủ dành một khoản ngân sách nhất định để hỗ trợ người khuyết tật phục hồi chức năng, nâng cao năng lực làm việc và dạy nghề Chính phủ có chủ trương cho vay vốn với lãi suất thấp để tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật Các cơ sở dạy nghề hoặc sản xuất nhận người khuyết tật vào làm sẽ được hỗ trợ hoặc được miễn giảm thuế và sẽ được cho vay với lãi suất thấp Các cơ sở không nhận người khuyết tật vào làm sẽ phải đóng góp một khoản tiền cho Quỹ việc làm để trợ giúp người khuyết tật
Theo điều 125, thời gian làm việc của người khuyết tật là 7 tiếng/ ngày và 24 giờ/ tuần Điều 127 quy định điều kiện làm việc cho người lao động là người khuyết tật Theo điều 128, người lao động là cựu chiến binh bị khuyết tật còn được nhận trợ cấp đặc biệt ngoài những lợi ích trên
Nghị định số 81/CP của Chính phủ ban hành ngày 23/11/1995 quy định người khuyết tật học ở trung tâm dạy nghề của Chính phủ sẽ được giảm học phí 50% nếu họ mất từ 31% - 40% khả năng lao động và miễn 100% nếu
họ mất từ 41% khả năng lao động trở lên Trong thời gian học tập nếu người khuyết tật không có lương, không được hưởng trợ cấp nào khác hoặc không
có học bổng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội là 100.000 đồng/người/tháng
Ngoài ra, trong Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật, dành điều 27 để quy định rõ quyền làm việc của Người khuyết tật: "Các quốc gia thành viên công nhận quyền được làm việc của Người khuyết tật, trên cơ
sở bình đẳng với người khác; trong đó, bao gồm cả quyền có cơ hội kiếm sống bằng một công việc được tự do lựa chọn hoặc chấp nhận trong thị trường lao động và môi trường làm việc mở, hòa nhập và dễ tiếp cận đối với Người khuyết tật."
Không những thế, ngày 22/03/2005, Chính phủ đã có Quyết định số
65/2005 phê duyệt đề án "Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ
Trang 33em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhận chất độc hóa học và trẻ
em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010"
Mục tiêu của đề án la tiến tới trợ giúp tất cả trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa trẻ em bình thường tại nơi cư trú, trên cơ
sở huy động các nguồn lực xã hội, phát triển các hình thức chăm sóc trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng Cụ thể, đến năm 2010,
số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội, được chăm sóc thay thế tại cộng đồng và được trợ giúp về y tế, giáo dục tăng từ 30% lên 65% (bình quân mỗi năm tăng thêm 15.000 trẻ em) Số trẻ tàn tật nặng được chỉnh hình phục hồi chức năng từ 40% lên 70% Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc
Những chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng đã đề cập ở trên, đó là những điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật trong việc hòa nhập cộng đồng
Trang 34Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG
ĐỒNG CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NGƯỜI TÀN TẬT NGHỆ AN
2.1 Tình hình Trẻ khuyết tật trong cả nước
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam năm
2008, số Người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay khoảng 5,4 triệu người trên tổng số 86 triệu dân (chiếm 6,34% dân số), trong đó từ 16 - 55 tuổi chiếm 60%, trên 55 tuổi chiếm 24%, dưới 16 tuổi chiếm 16%
Bảng 1: Các dạng khuyết tật chủ yếu ở nước ta
Dạng
tật
Vận động
Tâm thần
Thị giác
Thính giác
Ngôn ngữ
Trang 35(Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam năm
2008) Theo thống kê trên ta thấy khuyết tật vận động chiếm tỉ lệ cao nhất 29,41%, sau đó là tâm thần chiếm 16,82%, thị giác 13,845 Nguyên nhân dẫn tới khuyết tật do bẩm sinh chiếm 34,15%, bệnh tật 35,75% và do chiến tranh
là 19,07% Riêng nguyên nhân do chiến tranh tỉ lệ nam tàn tật cao hơn so với
tỉ lệ của nữ và ở Việt Nam tỉ lệ đa tật chiếm khá cao 20,22%
Và trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, Trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi Hiện nay, mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học
Dưới góc độ giáo dục, Trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết
về cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông (chưa được một nữa chỉ số 50% mà Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đề ra vào năm 2005) Như vậy, hiện nay vẫn có hơn
800 nghìn Trẻ khuyết tật chưa được đến trường
Trong số Trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học Trong cả nước còn khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật Hầu hết người khuyết tật chưa qua dạy nghề(97,64%), có khoảng 58% người khuyết tật tham gia làm việc; 30% chưa có việc làm
Về hoàn cảnh môi trường sống: 70 - 80% ở thành thị và 65 - 70% ở nông thôn số người khuyết tật sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã
Trang 36hội; khoảng 25 - 35% số người khuyết tật có việc làm và thu nhập cho bản thân và gia đình
Những con số nói trên còn thấp hơn con số thực tế do người khuyết tật
bị cộng đồng xa lánh, cô lập, vì vậy họ thường không được có mặt trong nhiều báo cáo điều tra dân số Các gia đình thường dấu diếm những đứa Trẻ khuyết tật và loại chúng ra khỏi những hoạt động của gia đình và cộng đồng
Đa số người khuyết tật nói chung và Trẻ khuyết tật nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, trong sinh hoạt, học tập, sức khỏe, việc làm… chính những điều đó đã làm hạn chế trẻ khuyết tật trong việc hòa nhập cộng đồng Vì vậy, trẻ khuyết tật rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng xã hội
2.2 Thực trạng Trẻ khuyết tật tại Nghệ An
Nghệ An là một trong những tỉnh có số lượng trẻ khuyết tật nhiều nhất
cả nước, nhưng lại chưa có một trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật có quy mô
và được đầu tư theo đúng nghĩa cả về cơ sở vật chất lẫn những chính sách đãi ngộ dành cho các em Theo thống kê, năm 2010, toàn tỉnh Nghệ An có 222.000 người khuyết tật và trẻ mồ côi, chiếm trên 7% dân số, là một trong những tỉnh có tỷ lệ người khuyết tật và trẻ mồ côi lớn trong cả nước Trong số
đó, có 4657 trẻ khuyết tật trong độ tuổi học hòa nhập Trong đó, số trẻ tham gia học hòa nhập là 3788 em, chiếm tỉ lệ 81% Tuy nhiên, một thực tế là trong
số 81% trẻ theo học hòa nhập, chỉ khoảng 1/3 trẻ thực sự hòa nhập được cùng các bạn Còn 19% trẻ khuyết tật nặng thì vận động theo học tại Trung tâm giáo dục và dạy nghề cho người tàn tật Nghệ An Trung tâm được thành lập trên cơ sở của quyết định 32 của Bộ GD & ĐT ban hành về chủ trương học hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Sau 4 năm quyết định được ban hành, Nghệ An là một trong những địa phương đã triển khai rất tốt chủ trương này Tuy nhiên, cùng với quyết định
23, UBND tỉnh Nghệ An lại ban hành quyết định 2927 về việc xóa bỏ chức
Trang 37năng giáo dục của "Trung tâm giáo dục và dạy nghề cho người khuyết tật Nghệ An" thành Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An Điều này đồng nghĩa với việc Trung tâm bị từ bỏ chức năng giáo dục, trong khi đây là trung tâm duy nhất ở Nghệ An dạy văn hóa cho đối tượng học sinh bị khuyết tật nặng này Từ bỏ chức năng giáo dục tức là 19% trẻ khuyết tật và một số các
em không theo được ở các trường sẽ không được học chữ Ngoài ra cũng chưa
có sự phân loại cụ thể những đối tượng có thể học hòa nhập Chính những điều đó đã làm hạn chế các em trong việc hòa nhập cộng đồng
2.3 Tổng quan về Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An
Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An được thành lập năm 1979
do yêu cầu cấp thiết của xã hội Tên gọi ban đầu là Trường tật học 1 - Nghệ Tĩnh, địa điểm tại nhà thờ Tống Nho Liêm, phường Đội Cung Đến năm
1998, trường đổi tên thành Trung tâm giáo dục và dạy nghề cho người tàn tật Nghệ An
Năm 2008, theo quyết định số 2927/QD.UB ngày 10/07/08 của UBND tỉnh Nghệ An, quyết định thành lập "Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An" thay cho tên "Trung tâm giáo dục và dạy nghề cho người tàn tật Nghệ An", theo đó Trung tâm cũng thay đổi chức năng, nhiệm vụ của mình Từ việc chú trọng vào chức năng đào tạo, giáo dục, thì giờ đây Trung tâm được thành lập để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức tuyển sinh, dạy nghề trình
độ sơ cấp, trung cấp cho người tàn tật, tư vấn việc làm, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề của Trung tâm Cụ thể:
- Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An được thành lập nhằm tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật ở trình độ sơ cấp nghề, nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề một cách đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức lao động kỷ luật, có sức khỏe, tạo điều kiện cho học sinh khi học xong có
Trang 38khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng nhu cầu của người học và của thị trường lao động
+ Mở rộng liên kết đào tạo nghề phù hợp với đối tượng
+ Tư vấn giới thiệu việc làm cho người học nghề
+ Tổ chức dạy văn hóa cho số học sinh tại Trung tâm hiện đang học văn hóa đến hết bậc tiểu học, sau này chuyển sang đào tạo nghề
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề
- Tổ chức các hoạt động dạy và học: kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ trưởng bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật
- Thường xuyên có kế hoạch mở rộng quan hệ hợp tác với các cấp các ngàng, các tổ chức trong và ngoài nước Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phát triển các trang thiết bị bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ của ảtung tâm
- Quản lý sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên và học sinh thực hiện dân chủ, công khai trong các nhiệm vụ dạy nghề và hoạt động tài chính
- Xây dựng môi trường giáo dục đào tạo lành mạnh Tổ chức cho giáo viên và học sinh khuyết tật tahm gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội
Trang 39- Phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác bảo vệ nội bộ, phòng chống các tệ nạn xã hội Giữ vững an ninh, trật tự an toàn trong Trung tâm
- Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Ngoài những nhiệm vụ trên thì Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ
An còn thực hiện một số nhiệm vụ khác do sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An quy định
Những năm qua, bằng sự nỗ lực, tận tụy của đội ngũ cán bộ, giáo viên, Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần giúp người khuyết tật và trẻ em mồ côi vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng
Về hệ thống bộ máy tổ chức, Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ
Hàng năm, Trung tâm quản lý từ 200 - 250 học sinh khuyết tật Riêng năm học 2010 - 2011, Trung tâm đang quản lý 224 em, trong đó, có 85% học sinh ở nội trú, được tổ chức dạy văn hóa bổ túc, trình độ bậc tiểu học sau đó chuyển sang học nghề Số học sinh khuyết tật được phân loại cụ thể:
Trang 40+ Học sinh khiếm thính 127 em + Học sinh vận động 37 em + Học sinh đa tật 15 em
Độ tuổi: - Từ 13 tuổi đến 15 tuổi: 123 em
- Từ 16 tuổi đến 18 tuổi: 44 em
- Từ 18 tuổi đến 25 tuổi: 57 em
Để có được số học sinh đông như thế này Trung tâm đã thành lập một ban gọi là Ban tuyển sinh và được thực hiện bằng các hình thức như tuyên truyền, vận động, tờ rơi… đến các gia đình có con bị khuyết tật, đặc biệt là ở miền núi Không những thế, Trung tâm còn có đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ và giàu kinh nghiệm nên thu hút rất đông học sinh
Về công tác dạy văn hóa và học nghề, tôi được thầy Chiến - Phó giám đốc Trung tâm cho biết: Hiện nay, Trung tâm tổ chức dạy 4 lớp văn hóa ở trình độ bậc tiểu học nhưng nó không phải là bậc tiểu học như ở trường bình thường mà có sự lồng ghép với Giáo dục đặc biệt của Bộ cũng như sở Lao động Thương binh và Xã hội để dạy cho các em Xác định nhiệm vụ hàng đầu
là nâng cao chất lượng giáo dục - dạy nghề - hướng nghiệp, quan tâm đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ khả năng đảm trách đào tạo cho người khuyết tật Song song với giảng dạy bổ túc từ lớp 2 đến lớp 5, Trung tâm còn chú trọng công tác đào tạo các ngành nghề như: 2 lớp mộc dân dụng và thủ công mĩ nghệ; 2 lớp may cơ bản; 5 lớp may hướng nghiệp; 1 lớp may nâng cao; 1lớp thêu và 2 lớp vi tính
Đặc biệt, năm học 2009 - 2010, Trung tâm được Công ty cổ phần Him Lam tài trợ gần 10 tỷ đồng, xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp Ngoài ra, Trung tâm còn được nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học Từ đó, đã góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề và học nghề cho học sinh khuyết tật