Với những vấn đề cấp thiết đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh nhần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi”.Đề tài được điển cứu tại
Trang 1KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2015
Tên công trình:Vai trò của nhân viên công tác xã hội
trong việc hỗ trợ tinh nhần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi.
Điển cứu tại : khoa Nhi - Bệnh viện quận Thủ Đức
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm : Phạm Hữu Đức CTXH K06A 2012 - 2016Thành viên : Lê Thị Duy Duyên CTXH K06A 2012 - 2016Thành viên : Nguyễn Thị Trà CTXH K06A 2012 - 2016
Người hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Tâm
Chuyên nghành: Xã hội học, công tác xã hội
Đơn vị công tác : Khoa công tác xã hội - Trường ĐH KHXH&NV TP HCM
Trang 3MỞ ĐẦU
4.2.3 Phương pháp định tính với công cụ phỏng vấn sâu 12
Trang 48 Kết cấu đề tài 14
NỘI DUNGChương 1: Tổng quan cơ sở
Trang 5trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi 252.5 Những nhận định của sinh viên Công tác xã hội về vai trò của nhânviên công tác xã hội , trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà
2.6 Những nhận định của người nhà bệnh nhi về vai trò của nhân viên côngtác xã hội , trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi
32Chương 3: Những khó khăn và thuận lợi trong việc hỗ trợ tinh thần chobệnh nhi và người nhà bệnh nhi
Trang 6TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên công trình:
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh nhần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Điển cứu tại : khoa Nhi - Bệnh viện quận Thủ Đức
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm : Phạm Hữu Đức CTXH K06A 2012 - 2016
Thành viên : Lê Thị Duy Duyên CTXH K06A 2012 - 2016
Thành viên : Nguyễn Thị Trà CTXH K06A 2012 - 2016
Người hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Tâm
Chuyên nghành: Xã hội học, công tác xã hội
Đơn vị công tác : Khoa công tác xã hội - Trường ĐH KHXH&NV TP HCM
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam, hiện nay đang nảy sinh tình trạng quá tải và mâu thuẩn giữa bệnh viện và bệnh nhân Quá tải xảy ra hầu hết ở các bệnh viện đặc biệt là những tuyến trung ương Hiện nay, mới chỉ có một vài bệnh viện thuộc tuyến trung ương và tuyến tỉnh đã đưa nhân viên công tác xã hội vào hoạt động Các hoạt động củanhân viên công tác xã hội bước đầu đã đem lại hiệu quả góp phần giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh
Là bệnh nhân bất kể là già hay trẻ, gái hay trai đều cần sự quan tâm chăm sóc của bác sĩ về mặt tinh thần lẫn thể chất một cách thân tình nhất Đặc biệt là những bệnh nhinhỏ tuổi cũng cần giúp đỡ về mặt tinh thần để các em cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong bệnh viện, bên cạnh đó còn có người nhà của bệnh nhi, khi con của họ bị bệnh
họ có cảm giác lo lắng và không yên lòng Tuy nhiên, do lượng bệnh nhân quá tải, áp lực công việc rất nặng đã làm cho người thầy thuốc không thể quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Vì vậy nhân viên xã hội sẽ là người giúp đỡ họ về mặt tâm lí để họ yên lòng điều trị bệnh, bên cạnh đó nhân viên xã hội là cầu nối giữa bệnh nhi, người nhà bệnh nhi với bác sĩ Giúp họ có cảm giác thân thiện, xóa đi cảm giác đơn độc và bị bỏ rơi Nhưng trên thực tế chưa mấy ai biết tới vaitrò này của một nhân viên xã hội
Trang 7Với những vấn đề cấp thiết đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh nhần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi”.
Đề tài được điển cứu tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức số 29 đường Phú
Châu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu chuyên sâu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người nhà bệnh nhân nhi tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức
Thời gian: Đề tài được tiến hành trong vòng 1 năm từ tháng 2/2014 đến tháng2/2015
Ý nghĩa lí luận:
Đề tài đi sâu về phân tích nhằm làm rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Góp phần làm phong phú hơn hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề này
Ngoài ra, đề tài còn chỉ rõ những mong muốn, nguyện vọng của người nhà bệnh nhinhằm đáp ưng nhu cầu tinh thần của họ Từ đó, đề tài sẽ trở thành cơ sở lí luận về nhucầu tình thần của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Bổ sung những kiến thức cần thiết cho chuyên nghành công tác xã hội trong bệnh viện
Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề tài sẽ giúp bác sĩ và người nhà bệnh nhi nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hình thành một đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở bệnh viện Biết được vai trò của nhân viên xã hội đối với bệnh nhân nhi và người nhà của bệnh nhi, đặc biệt là trong vai trò hỗ trợ tinh thần – một nhân tố quan trọng giúp
Trang 8bệnh nhi nhanh chóng khỏi bệnh, và người nhà bệnh nhi an tâm hơn khi chăm sóc con
em mình Qua đó thúc đẩy việc thành lập các trung tâm /phòng công tác xã hội tại bệnh viện
Nội dung chính của đề tài:
- Chương 3: Khó khăn và thuận lợi trong việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi vàngười nhà bệnh nhi Kết quả nghiên cứu của chương 3 đã phân tích những khó khăn vàthuận lợi của nhân viên công tác xã hội khi thực hiện hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi vàngười nhà bệnh nhi dựa trên những đánh giá, nhân định của các khách thể nghiên cứu
và kết quả của các phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hộitrong việc hỗ trợ tinh nhần cho
bệnh nhi và người nhà bệnh nhi” là một đề tài mới, rộng và khó thực hiện Vì vậy,
mặc dù đã cố gắng trong nghiên cứu, nên công trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Nhóm chúng tôi mong nhận được những sự chỉ dẫn của các giảng viên, sinh viên để công trình nghiên cứu được hoàn thiện
Trang 9PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế trên thế giới đã hình thành từ sớm, khi ngành công tác xã hội mới bắt đầu và phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển công tác xã hội lần đầu tiên được triển khai tại các bệnh viện lần đầu tiên vào năm 1905 tại
Boston, Mỹ Hiện nay, hầu hết các bệnh viện ở Mỹ đều có phòng công tác xã hội và trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện
Tại bệnh viện, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là nhân viên tâm sinh học trong việc khuyến khích, động viên và trao quyền cho người dân Chức năng của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện là giúp bệnh nhân và gia đình họ hiểu thêm về một căn bệnh cụ thể, chuẩn đoán và khuyên nhủ họ trong những quyết định cần thiết
Mô hình tổ chức công tác xã hội trong bệnh viện Tại các bệnh viện của Mỹ, khoa dịch vụ xã hội là nơi tổ chức các hoạt động xã hội, khoa có đội ngũ nhân viên công tác
xã hội được đào tạo bài bản về công tác xã hội chuyên ngành y tế với trình độ cử nhân
và thạc sĩ Ở Canada cũng có khoa dịch vụ xã hội, và khoa này phải hoạt động 24/7 để cung cấp các dịch vụ cho người dân một cách tốt nhất Ngoài ra còn có cung cấp dịch
vụ hỗ trợ qua điện thoại cho bệnh nhân Tại các bệnh viện Singapore, hệ thống nhân viên công tác xã hội đang được hình thành và phát triển
Trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam, hiện nay đang nảy sinh tình trạng quá tải và mâu thuẩn giữa bệnh viện và bệnh nhân Quá tải xảy ra hầu hết ở các bệnh viện đặc biệt là những tuyến trung ương Tuy nhiên cũng giống như các nước đang phát triển khác việc áp dụng mô hình công tác xã hội còn rất mới mẻ Hiện nay, mới chỉ có một vài bệnh viện thuộc tuyến trung ương và tuyến tỉnh đã đưa nhân viên công tác xã hội vào hoạt động Các hoạt động của nhân viên công tác xã hội bước đầu đã đem lại hiệu quả góp phần giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh
Là bệnh nhân bất kể là già hay trẻ, gái hay trai đều cần sự quan tâm chăm sóc của bác sĩ về mặt tinh thần lẫn thể chất một cách thân tình nhất Xưa nay chúng ta cứ nghĩ chỉ có người lớn mới có đời sống tinh thần và cần giúp đỡ về mặt tình cảm, điều đó là không đúng Những bệnh nhi nhỏ tuổi cũng cần giúp đỡ về mặt tinh thần để các em cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong bệnh viện, bên cạnh đó còn có người nhà của bệnh
Trang 10nhi, khi con của họ bị bệnh họ có cảm giác lo lắng và không yên lòng Tuy nhiên, do lượng bệnh nhân quá tải, áp lực công việc rất nặng đã làm cho người thầy thuốc khôngthể quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Vì vậy nhân viên xã hội sẽ là người giúp đỡ họ về mặt tâm lí để họ yên lòng điều trị bệnh, bêncạnh đó nhân viên xã hội là cầu nối giữa bệnh nhi, người nhà bệnh nhi với bác sĩ Giúp
họ có cảm giác thân thiện, xóa đi cảm giác đơn độc và bị bỏ rơi Nhưng trên thực tế chưa mấy ai biết tới vai trò này của một nhân viên xã hội
công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh nhần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi”.
Đề tài được điển cứu tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức số 29 đường Phú
Châu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Tổng quan tình hình nghiên của đề tài:
Trong cuộc sống hiện đại, con người mắc bệnh thường xuyên và nguy hiểm hơn đặcbiệt là với trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước Tuy nhiên, đội ngũ y bác
sĩ, chỉ chăm lo sức khoẻ của bệnh nhân mà ít quan tâm chăm lo về tinh thần bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Vì vậy, cần phải có một đội ngũ cán bộ chuyên về công tác xã hội nhằm hỗ trợ tinh thần, giải tỏa các áp lực tâm lý, trò chuyện, chia sẻ những khó khăn đối với bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Tại Việt Nam, công tác xã hội là một nghề mới, đặc biệt chưa phát triển trong lĩnh vực bệnh viện Vì vậy đây là một đề tài mới, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, mà chỉ có những bài viết nhận định, giới thiệu mô hình thử nghiệm ở một vài bệnh viện
Theo đề án “ Phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực Y tế giai đoạn 2011 – 2020” 1 của Bộ Y tế ngày 15 tháng 7 năm 2011 Công tác xã hội xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 40 của thế kỉ trước Tuy nhiên mới phát triển trong những năm gầnđây Đặc biệt, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32 về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 trong đó đã xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động nhằm phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam bao hàm hệ thống các chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, các ngạch viên chức và nhân viên công tác xã hội, đồng thời đưa ra phương pháp, nhiệm
1 phe-duyet-%C4%90e-an -.aspx
Trang 11http://phapluat.tuoitre.com.vn/Van-ban/Y-te/Quyet-%C4%91inh-2514-Q%C4%90-BYT-nam-2011-vụ đào tạo nguồn nhân lực nhân viên công tác xã hội từ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ trong các lĩnh vực khác nhau.
Trong nghành y tế, những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung
ương cũng đã triển khai hoạt động công tác xã hội với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thày thuốc trong phân loại bệnhnhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Một số mô hình tổ chức của hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã được hình thành trong thực tiễn như: phòng công tác xã hội, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội…thuộc bệnh viện hay nhóm công tác xã hội tham gia hỗ trợ người có HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường…
Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội trong Ngành hiện mới chỉ mang tính tự phát,chưa được điều chỉnh bởi các văn bản mang tính pháp lý Đội ngũ cán bộ tham giahoạt động chủ yếu mới chỉ có nhiệt huyết và kinh nghiệm, chưa được đào tạo, bồidưỡng về kiến thức, kỹ năng nên thường thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt độngchưa được như mong đợi Mặt khác, hầu hết các bác sĩ, cán bộ đều có trình độ chuyênmôn về y, dược, nhưng lại thiếu các biện pháp trị liệu xã hội Một số bệnh viện cóhoạt động công tác xã hội chỉ mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp, nặng tính banphát, chưa phản ánh đúng chất công tác xã hội Trong khi đó, hầu hết các bệnh việnthường xuyên trong tình trạng quá tải Nhân viên y tế không có đủ thời gian và khảnăng để giải quyết nhiều nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như: khai thác thông tin vềđặc điểm nhân khẩu xã hội của người bệnh, cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng,địa điểm của các loại dịch vụ, tư vấn về phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn
an tinh thần cho người bệnh… Do vậy hiện đang có nhiều vấn đề nảy sinh tại các bệnhviện như: “cò bệnh viện”, sự thiếu hụt thông tin khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ khámchữa bệnh, sự không hài lòng của bệnh nhân đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳngtrong mối quan hệ giữa người bệnh và thày thuốc…
Ngày 15/07/2011, Bộ Y tế chính thức đưa đề án “ Phát triển công tác xã hội trongnghành y tế giai đoạn 2011- 2020” Đây được xem là bước phát triển mới đối với nghềcông tác xã hội trong bệnh viện
Trang 12Bài viết “Phát triển nghề công tác xã hội tại bệnh viện" 2 đăng tải trên báolaodong.com.vn ngày 27/10/2012 của tác giả Phan Minh, cũng đã nói lên những vaitrò cơ bản của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện như chắp nối nhu cầu củabệnh nhân nghèo tới các nhà hảo tâm, tư vấn tâm lý và giải tỏa những bức xúc haymâu thuẫn, chia sẻ buồn đau của bệnh nhân, thực hiện hoạt động xã hội trong bệnhviện Ngoài ra, bài viết cũng đề cập tới những khó khăn của nghề công tác xã hội trong
bệnh viện và ví nó như là “làm dâu trăm họ” Trong bài viết, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai có nói: “Việc khám bệnh ở nhiều bệnh viện chủ yếu vẫn do cán bộ có chuyên môn y tế Nhiều khoa luôn trong tình trạng quá tải Bệnh nhân và người thân luôn cần sự hỗ trợ và giải tỏa tâm lý lớn Bù đắp vào thiếu hụt này chính là công việc của nhân viên công tác xã hội Làm việc khá vất vả, nhân viên công tác xã hội luôn phải chịu sức ép từ nhu cầu của bệnh nhân và người thân, tần suất công việc và cả nguy cơ lây nhiễm từ các bệnh nhân ”
Bài viết cũng đã nêu lên được một số vấn đề khó khăn trong việc phát triển nghềcông tác xã hội trong bệnh viện.Thực trạng công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt
Nam hiện nay mới chỉ áp dụng ở một vài bệnh viện Nhiều bệnh viện chưa có chức danh chuyên môn về công tác xã hội và các biện pháp trị liệu xã hội Tại Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), bệnh nhân nhiễm HIV/AISD cũng có tới 200 người nhập viện hằng năm, gia đình phải thuê người chăm sóc Những người làm dịch vụ này đều không có kỹ năng tư vấn, kiến thức chuyên môn và phòng hộ bản thân Theo đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 ( Thành phố Hồ Chí Minh), nhiều trường hợp rất cần được can thiệp của nhân viên công tác xã hội khi bệnh nhân là trẻ vị thành niên tự tử, chậm phát triển và bị bạc đãi, bị lạm dụng thể chất và tinh thần ở trẻ nhiễm HIV
Bài viết “Nhiều khó khăn phát triển nghề công tác xã hội trong nghành y tế” 3
đăng tải trên trang web chính thức của Viện huyết học truyền màu TW đã nói lên được
những khó khăn trong công tác tổ chức hành chính Mô hình công tác xã hội của Viện
là hết sức cần thiết, tuy nhiên vẫn chưa có phòng Công tác xã hội và chưa có cán bộ chính chuyên trách, những người làm Công tác xã hội của Viện đều là những cán bộ kiêm nhiệm đang làm việc tại một số khoa, phòng Vì vậy, công việc của Ban Công tác
2 http://laodong.com.vn/xa-hoi/phat-trien-nghe-cong-tac-xa-hoi-tai-benh-vien-89297.bld
3 te/p114i7056.html
Trang 13http://www.nihbt.org.vn/tin-hoat-dong/nhieu-kho-khan-phat-trien-nghe-cong-tac-xa-hoi-trong-nganh-y-xã hội chỉ dừng lại ở việc hỏi thăm, động viên và kêu gọi giúp đỡ từ các nhà hảo tâm cho bệnh nhân nghèo, hướng dẫn bệnh nhân và vận động người dân tham gia hiến máu tình nguyện… Việc tư vấn cho người bệnh về phương pháp chữa bệnh, phác đồ điều trị và hỗ trợ sau điều trị vẫn do cán bộ y tế đảm nhận là chính Thực chất, đây là một nghề mới, nên cán bộ làm công tác xã hội tại Viện chưa được đào tạo bài bản, chưa thực sự “chuyên nghiệp” theo đúng nghĩa của Nghề “Trong thời gian tới, để nghề công tác xã hội trong ngành Y tế thực sự phát huy được hiệu quả, Viện rất cần
sự hướng dẫn, quan tâm, đôn đốc và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Y tế”, ThS Lê Lâm chia sẻ.
Trang báo điện tử baokhanhhoa.com.vn ngày 09/12/2013 có đăng tải bài viết của
tác giả Phú Vinh mang tên “ Các bệnh viện cần có nhân viên công tác xã hội”4 Bàiviết cũng đã nêu lên được tầm quan trọng của nghề công tác xã hội trong bệnh viện,ngoài việc hỗ trợ cho bệnh nhân, bài viết còn đề cập tới việc hỗ trợ cho đội ngũ y bác
sĩ bệnh viện Và bài viết cũng có trăn trở “sự cần thiết của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện đã thấy rõ Tuy nhiên hiện nay, ở hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh (Khánh Hòa) vẫn chưa hình thành đội ngũ công tác xã hội chuyên nghiệp Thiết nghĩ, ngành Y tế cần sớm phát triển lực lượng này để góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.”
Có thể thấy, công tác xã hội đặc biệt quan trọng trong nghành Y tế Không nhữnggiúp các y bác sĩ trong việc hỗ trợ thăm khám bệnh nhân, giúp các bệnh nhân hiểu rõbệnh tình, tăng cường hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác điều trị Công tác xãhội còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp bệnh nhân vượt qua được bệnh tật, đặcbiệt là các bệnh nhi Việc hỗ trợ tinh thần cho các bệnh nhi là vô cùng quan trọng, khi
mà yếu tố tinh thần quyết định rất nhiều trong quá trình điều trị
Không những thế, đối với người nhà bệnh nhi, họ cần được hỗ trợ tâm lý, tư vấn vềcách chăm sóc trẻ em, chế đỗ dinh dưỡng, v v Điều này làm công tác xã hội trongbệnh viện trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết
3 Mục tiêu, nhiêm vụ của đề tài:
4 cong-tac-xa-hoi-2280383/
Trang 143.3 Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Tìm hiểu tầm quan trọng của việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người nhàbênh nhân
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhânnhi và người nhà bệnh nhi
- Đề suất ra một số phương pháp nhằm nhân viên công tác xã hội có thể dễ dàngtiếp cận và hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người nhà bệnh nhân
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1 Cơ sở lý luận:
4.1.1 Lý thuyết nhu cầu của Maslow 5
Theo Maslow về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhucầu căn bản và nhu cầu bậc cao Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ…Những nhu cầu cơ
5 Trích: Lê Chí An (2006),Giáo trình công tác xã hội cá nhân, NXB Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh
Trang 15bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt, nếu con người không được đáp ứng đủnhững nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần sự đòi hỏi công bằng, an tâm , vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân…Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này.
Chi tiết nội dung của tháp nhu cầu:
- Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó những nhu cầu con người đượcliệt kê theo một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp
- Những nhu cầu căn bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đếncác nhu cầu cao hơn Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãnngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng
dễ bị rơi vào trạng thái áp lực hay căng thẳng Đối với bệnh nhi, được sự quan tâm củangười thân sẽ là điều kiện tốt để bệnh nhi mau hồi phục sức khỏe, trở về với gia đình
- Nhu cầu được tham gia các hoạt động vui chơi thiết thực: hoạt động vui chơigiải trí rất quan trọng với trẻ em Chính hoạt động vui chơi sẽ giúp cho các em giải tỏa
và quên đi những cơn đau, nỗi mệt nhọc do bệnh tật mang lại Vui chơi giúp trẻ emtăng cường hoạt động, nhanh chóng lành bệnh, ăn nhiều và ngủ ngon hơn Điều nàykhông chỉ tốt cho chính bản thân các em mà con có ý nghĩa vô cùng lớn đối với ngườinhà các em
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 16Đề tài nghiên cứu khoa học yêu cầu luôn cần có sự kết hợp của những phương phápkhác nhau Vì vậy chúng tôi sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau trongquá trình nghiên cứu.
4.2.1 Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có:
Với phương pháp này, chúng tôi thu thập những tài liệu sẵn có thong qua sách, báo,internet, các bài viết có liên quan đến đề tài Sau khi thu thập được nhóm đã tổng hợp,phân tích và sắp xếp cho phù hợp với nội dung của đề tài
Chúng tôi đã nghiên cứu đề án “ Phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực Y
tế giai đoạn 2011 – 2020” của Bộ Y tế ngày 15 tháng 7 năm 2011.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số bào viết trên các trang tin điện tử uy tín:
- Bài viết “Phát triển nghề công tác xã hội tại bệnh viện"đăng tải trên báo
laodong.com.vn ngày 27/10/2012 của tác giả Phan Minh
- Bài viết “Nhiều khó khăn phát triển nghề công tác xã hội trong nghành y tế” đăng tải trên trang web chính thức của Viện huyết học truyền màu TW.
- Bài viết “ Các bệnh viện cần có nhân viên công tác xã hội” đăng tải trên
trang baokhanhhoa.com.vn ngày 09/12/2013 có đăng tải bài viết của tác giả PhúVinh,
Đây là phương pháp ít tốn kém thời gian nhưng vẫn thu được kết quả khá hoànthiện Phương pháp này cung cấp những thông tin về những đối tượng mà nhóm chúngtôi không tiếp xúc được
4.2.2.Phương pháp quan sát:
Trong khi tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu, chúng tôi không ngừng quan sát
về các khía cạnh có liên quan Đồng thời, với thời gian thực tập tại nơi đề tài điển cứu
là điều kiện thuận lợi giúp nhóm chúng tôi thực hiện được phương pháp quan sát một cách toàn diện nhất
Phương pháp quan sát được tiến hành trong khung cảnh tự nhiên tạo điều kiện cho việc tiếp cận đối tượng một cách dễ dàng
Trang 174.2.3 Phương pháp định tính với công cụ phỏng vấn sâu:
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏngvấn sâu, phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở Nhấn vào mô
tả tâm lý bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Nhóm chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu với tiêu chí chọn mẫu ngẫu nhiên
Nhóm tiến hành phỏng vấn sâu 15 mẫu Cụ thể:
+ 6 mẫu dành cho người nhà bệnh nhi
+ 1 mẫu dành cho đội ngũ y bác sĩ
+ 2 mẫu dành cho giảng viên khoa Công tác xã hội – nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp
+ 6 mẫu dành cho sinh viên Công tác xã hội đang thực tập tại bệnh viện
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1.Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người nhà bệnh nhân nhi tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức
5.2.Khách thể:
- Bệnh nhi được điều trị tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức
- Người nhà của bệnh nhi
- Đội ngũ y bác sĩ làm việc tại khoa Nhi - Bệnh viện Thủ Đức
- Giảng viên đang giảng dạy tại khoa Công tác xã hội trường Đại học Khoa hoc Xãhội và Nhân văn thành phố Hồ Chi Minh
- Nhân viên Công tác xã hội đang thực tập tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức
5.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Về quy mô: Khoa nhi - Bệnh Viện Quận Thủ Đức
Trang 18- Thời gian: Đề tài được tiến hành trong vòng 1 năm từ tháng 2 năm 2014 đến tháng
2 năm 2015
- Về nội dung: Chúng tôi chuyên sâu tìm hiểu về vai trò của nhân viên công tác xãhội trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và những người nhà bệnh nhi tại khoa nhibệnh viện Quận Thủ Đức
6 Đóng góp mới của đề tài:
Đây là một đề tài mới, rất ít người nghiên cứu qua nên đề tài là sự đóng góp không nhỏ, trong việc làm rõ vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnhnhân nhi mà các đề tài khác chưa đề cập tới Mở ra một đề tài mới để người sau tiếp tục nghiên cứu và phát triển
Đồng thời, đề tài sẽ là tài liệu để nhiều bệnh viên trong địa bàn thành phố nói riêng
và cả nước nói chung tham khảo và tạo điều kiện để công tác xã hội phát triển hơn nữatrong bệnh viện
7 Ý nghĩa của đề tài:
7.1 Ý nghĩa lí luận:
Đề tài đi sâu về phân tích nhằm làm rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Góp phần làm phong phú hơn hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề này
Ngoài ra, đề tài còn chỉ rõ những mong muốn, nguyện vọng của người nhà bệnh nhinhằm đáp ưng nhu cầu tinh thần của họ Từ đó, đề tài sẽ trở thành cơ sở lí luận về nhucầu tình thần của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Bổ sung những kiến thức cần thiết cho chuyên nghành công tác xã hội trong bệnh viện
7.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề tài sẽ giúp bác sĩ và người nhà bệnh nhi nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hình thành một đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở bệnh viện Biết được vai trò của nhân viên xã hội đối với bệnh nhân nhi và người nhà của bệnh nhi, đặc biệt là trong vai trò hỗ trợ tinh thần – một nhân tố quan trọng giúp bệnh nhi nhanh chóng khỏi bệnh, và người nhà bệnh nhi an tâm hơn khi chăm sóc con
em mình Qua đó thúc đẩy việc thành lập các trung tâm /phòng công tác xã hội tại bệnh viện
8 Kết cấu của đề tài:
Trang 19Đề tài nghiên cứu gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến nghị.
Phần nội dung gồm có ba chương:
- Chương 1: Tổng quan cơ sở
- Chương 2: Tầm quan trọng của việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người nhà bệnh nhân
- Chương 3: Khó khăn và thuận lợi trong việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi vàngười nhà bệnh nhi
PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ
1 Tổng quan cơ sở:
1.1 Bệnh viện Quận Thủ Đức:
Trang 20Năm 1997, huyện Thủ Đức được chia tách thành 3 quận: Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức Trung tâm y tế huyện Thủ Đức đổi tên thành Trung Tâm Y Tế Quận Thủ Đức.
Tháng 2/2000, Trung tâm y tế Quận Thủ Đức tách thành khối phòng bệnh và khối điều trị gồm: Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức và Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.Bệnh viện Quận Thủ Đức được thành lập theo quyết định số 32/2007/QĐ-UBNDcủa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chia tách trung tâm y tế quậnThủ Đức thành 02 đơn vị
Đến ngày 05/6/ 2009, Bệnh viện được Ủy ban nhân dân thành phố xếp loại Bệnhviện Hạng II theo quyết định số 2855/QĐ-UBND, đây là Bệnh viện Hạng II duy nhấtthuộc khối Quận, huyện Hiện nay, Bệnh viện quận Thủ Đức đã khẳng định được nănglực khám chữa bệnh đúng với tầm vóc của Bệnh viện cửa ngõ tuyến Thành phốtrong
hệ thống chăm sóc sức khỏe cụm y tế(Hóc môn, Bình chánh, Quận 7, Thủ Đức) Bệnhviện quận Thủ Đức phục vụ khám chữa bệnh cho cho người dân địa bàn Quận ThủĐức và tỉnh lân cận, tránh quá tải cho nhiều bệnh viện tuyến trên Cùng với sự nỗ lựcphấn đấu không ngừng của tập thề cán bộ viên chức của đơn vị nên chỉ trong vòng hơn
3 năm từ 50 giường bệnh năm 2007 đã lên đến 500 giường thực hiện trên 3000 lượtbệnh nhân ngoại trú/ ngày, bình quân tiếp nhân khoảng 100 trường hợp cấp cứu/ ngày,với đội ngũ nhân sự bệnh viện khoảng hơn 1000 người trong đó trình độ chuyên mônđại học và sau đại học là 264 người với 8 phòng và 28 khoa tương đương như mộtbệnh viện đầu ngành Bệnh viện xây dựng các chuyên khoa kỹ thuật cao với đầy đủcác chuyên khoa: Nội, Nhi, Chấn thương chỉnh hình, Thần kinh - cột sống, Ung bướu,Niệu, Da liễu, Tai – mũi - họng, Giải phẫu thẩm mỹ, Mắt, Răng hàm mặt – nha thẩm
mỹ kỹ thuật cao, Sản, Y học cổ truyền và vât lý trị liệu -phục hồi chức năng, Khoadinh dưỡng
Hiện nay, với tổng số 150 cán bộ ( biên chế: 104, hợp đồng: 46), 35 bác sĩ ( thạc sĩ:
35, ck I: 12) Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghệm, tay nghề cao cùng với phương tiện
kỹ thuật hiện đại: CT Scan, máy mổ nội soi, máy kỹ thuật số, máy xét nghiệm huyết học- sinh hóa miễn dịch- Vi sinh tự động hoàn toàn… đã đã thu hút các chuyên gia, các Giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành và đội ngũ bác sĩ có trình độ sau đại học ngày càng đông với tinh thần tận tâm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Bệnh viện tất cả
Trang 21đều hướng tới đáp ứng mục đích khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhằm tận dụng thật tốt “ thời gian vàng” trong điều trị, nâng cao khả năng sống cho người bệnh.
1.2 Khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức:
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Khoa nhi được xây dựng và phát triển cùng với Bệnh viện ngày 29 tháng 6
năm 2007 Khoa Nhi được tách ra từ khoa Nội – Nhi của Trung tâm y tế, lúc đầu chỉ
có 2 Bác Sĩ và 4 Điều Dưỡng với 6 giường bệnh Khoa Nhi đã miệt mài làm việc, học tập nâng cao trình độ để phục vụ bệnh nhi tốt nhất Trải qua một quá trình phấn đấu, gầy dựng niềm tin và uy tín, đến bây giờ Khoa Nhi đã có 15 Bác Sĩ, 25 Điều Dưỡng Đội ngũ Y – Bác Sĩ có tay nghề vững chắc và đam mê công việc Hiện nay, một ngày khoa nhi khám ngoại trú từ 300 – 350 bệnh nhân, cả nội và ngoại trú là khoảng 800 bệnh nhân
Năm 2010 Khoa Nhi đã khám 12.586 bệnh Nhi ngoại trú và 2.578 bệnh nhi nội trú
Số lượng bệnh Nhi tăng lên mỗi ngày và bệnh nhân đã yên tâm ở lại Khoa nhi điều trị
đã nói lên niềm tin của bệnh nhân đối với Khoa nhi nói riêng với bệnh viện nói chung,
đó chính là niềm động viên, khích lệ tinh thần tập thể Khoa nhi giúp tập thể Khoa nhi vượt qua mọi khó khăn tiếp tục học tập nâng cao trình độ, xây dựng văn hoá Khoa nhi,phát triển Khoa nhi nhanh mạnh vững chắc để phục vụ bệnh Nhi ngày càng tốt hơn
1.2.2 Nhiệm vụ, chức năng:
Khoa nhi thực hiện nhiệm vụ chủ yếu: Khám bệnh ngoại trú, điều trị nội trú, tập vật
lí trị liệu hô hấp (nội trú và ngoại trú), phun khí dung (nội trú và ngoại trú), truyền dịch(nội trú và ngoại trú), giảng dạy và đào tạo các Bác sĩ, Y sĩ, Điều Dưỡng, thực hiện cácnghiên cứu khoa học về chuyên ngành nhi, chỉ đạo chuyên môn cho tuyến dưới và thông tin tư vấn Nhi khoa, giáo dục Nhi khoa cho cộng đồng
Quy định cụ thể:
* Tại buồng khám bệnh chuyên khoa nhi của khoa khám bệnh:
- Trưởng khoa có trách nhiệm:
+ Đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ khám bệnh: dụg cụ khám bệnh phùhợp với lứa tuổi bệnh nhi; có tranh ảnh đồ chơi cho trẻ em ngồi chờ
+ Có đầy đủ dụng cụ vệ sinh sẵn sàng phục vụ bệnh nhi tại chỗ
Trang 22+ Cơ sở thoáng mát đủ điện, nước, môi trường sạch sẽ không có mùi hôi khai.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
+ Khi khám bệnh phải dựa vào cha mẹ,người nuôi dưỡng bệnh nhi, khai thác kỹ tiền
sử bệnh
+ Sử dụng các dụng cụ khám phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi
+ Kết hợp khám các chuyên khoa có liên quan và các phương tiện xét nghiệm, chẩnđoán cận lâm sang
* Tại khoa điều trị:
- Trưởng khoa có trách nhiệm:
+ Sắp xếp bệnh nhi vào từng buồng bệnh theo từng loại bênh, nếu có điều kiện theonhóm tuổi:trẻ sơ sinh,trẻ dưới 3 tuổi và trẻ trên 3 tuổi
+ Bố trí buồng cách ly cho trẻ mắc bệnh truyền nhiễm
+Buồng cấp cứu riêng, dụng cụ cấp cứu phù hợp với lứa tuổi
+ Các phác đồ cấp cứu và bảng chỉ số tổng hợp theo dõi chỉ số sinh tồn, các diễnbiến lâm sàng và cận lâm sàng cụ thể từng bệnh
+ Bố trí nơi pha sữa, nơi dinh dưỡng cho bệnh nhi
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Theo dõi sát sao các diễn biên lâm sàng, ghi đầy đủ các triệu chứng điển hình.+ Xử lý kịp thời các diễn biến nặng như: sốt cao co giật, mất nước rối loạn điệngiải, ngạt thở tím tái
+ Tiến thành thủ thuật tại buồng riêng; tránh gây cho trẻ sợ hãi
+ Bảo đảm buồng điều trị có đồ chơi, tranh ảnh cho bệnh nhi
- Điều dưỡng có trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng y lệnh
Trang 23+ Cho bệnh nhân ăn theo chế độ bệnh lý và lứa tuổi.
+ Dành thời gian hàng ngày tuyên truyền giáo dục các bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ,cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em và đề phòng bệnh tật
+ Chuẩn bị đầy đủ nước sinh hoạt, nước nóng cho bệnh nhi
+Giải thích nhắc nhở người nhà ở lại chăm sóc bệnh nhi phải mặc quần áo của bênhviện và thực hiện đúng nội quy của khoa
1.2.3 Cơ sở vật chất:
Khoa nhi được trang bị máy thở NCPAP, monitor, bơm tiêm tự động, máy phun khídung áp lực âm không dầu 6 đầu ra và các trang thiết bị khác đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhi
Về phòng bệnh, khoa nhi có 9 phòng bệnh chia theo chuyên khoa Trong đó, 4 phòng dịch vụ có truyền hình cáp, wifi, máy lạnh, nước uống và 5 phòng bệnh thường.Ngoài ra, khoa còn làm tủ sách cho các bệnh nhi gồm các sách từ lớp 1 đến lớp 12, các bảng tin truyền thông cho các bậc phụ huynh
1.2.4 Đào tạo và định hướng phát triển:
Trang 242 Thao tác hóa khái niệm:
2.1 Nhân viên Công tác xã hội:
Trước khi tìm hiểu định nghĩa nhân viên công tác xã hội là gì ?
Hiệp hội các quốc gia các nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW) đã đưa ra định
nghĩa: “ Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ các cá nhân, các nhóm, hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được mục tiêu ấy.” 6
Tháng 7/2000, tại hội nghị Liên đoàn quốc tế nhân viên công tác xã hội (IFSW) tổ
chức tại Canada, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa: “Công tác xã hội chuyên
nghiệp là thức đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người, tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp và những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ Nhân quyền và công bằng là các nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp công tác xã hội” 7
Từ những định nghĩ đó, ta suy ra được định nghĩa “ Nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về công tác xã hội mà hành động của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò của con người trong mọi lĩnh vực đời sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng” 8
2.2 Tinh thần:
Tinh thần được xem là rất quan trọng trong quá trình hoạt động sống của con người,
có tinh thần tốt thì con người mới làm việc tốt và cảm thấy yêu đời hơn Với Bệnh nhi cũng vậy, có tinh thần tốt thì bệnh mới mau tiến triển theo chiều hướng tốt, nhanh chóng lành bệnh Tinh thần không tốt, nhiều khả năng bệnh sẽ xấu đi và lâu lành bệnh hơn Với người nhà bệnh nhi, tinh thần thoải mái giúp họ chăm sóc con tốt hơn, bớt lo lắng về bệnh tật của con cái họ và làm việc củng thoải mái hơn Vậy tinh thân là gì?
6 Trang 42 - Công tác xã hội đại cương – TS Lê Hải Thanh- Nhà xuất bản ĐHQG Tp HCM năm 2011
7 Trang 43 - Công tác xã hội đại cương – TS Lê Hải Thanh- Nhà xuất bản ĐHQG Tp HCM năm 2011.
8 Trang 44 - Công tác xã hội đại cương – TS Lê Hải Thanh- Nhà xuất bản ĐHQG Tp HCM năm 2011.
Trang 25Theo “Từ điển phổ thông”9, tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người đối lập với đối lập với vật chất, tinh thần còn là sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở những nhận thức nhất định.
Theo “Từ điển phổ thông”10, tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người đối lập với đối lập với vật chất, tinh thần còn là sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở những nhận thức nhất định
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC
HỖ TRỢ TINH THẦN CHO BỆNH NHI VÀ NGƯỜI NHÀ BỆNH NHI.
2.1 Sức khỏe tinh thần và ảnh hưởng của tinh thần đối với thể chất con người: 11
Con người là một tổ hợp Tâm Sinh lý Thể chất là sự phóng chiếu của tinh thần ra bình diện vật chất Tinh thần là sự tiềm ẩn nội tại của thể chất Sự tương quan giữa thể chất và tinh thần là mối tương quan gắn bó giữa hai mặt thể hiện của cùng một thực thể, trong đó tinh thần giữ vai trò quyết định tình trạng thể chất và trạng thái của thể chất cũng có ảnh hưởng và tác động đến tinh thần
9 Từ điển phổ thông, TS.Chu Bình An_PGS.TS Nguyễn Ngọc Trâm_TS.Nguyễn Thị Thanh Nga_TS.Nguyễn Thúy Khanh_TS.Phạm Hùng Việt, NXB TPHCM năm 2002.
10 Từ điển phổ thông, TS.Chu Bình An_PGS.TS Nguyễn Ngọc Trâm_TS.Nguyễn Thị Thanh Nga_TS.Nguyễn Thúy Khanh_TS.Phạm Hùng Việt, NXB TPHCM năm 2002.
11 http://www.ge-tvl.com/?php=product&cat=210
Trang 26Sức khỏe, trước tiên tùy thuộc rất nhiều vào sự tích cực và tiêu cực của tinh thần, sau đó là sự hiểu biết về bản thân, về con người, về cuộc sống, về môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
Vậy tinh thần là gì mà lại có một sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người nhưvậy? Tinh thần là tất cả những hoạt động não bộ của con người, trong đó có những lĩnh vực như tình chí, cảm xúc tư duy và khí chất v.v… của con người Tinh thần là ý thức của con người về cuộc sống Các sinh vật “sống” là nhờ vào sự hoạt động của phần ý thức này Tinh thần không hoạt động, cuộc sống con người chỉ còn lại cái “vỏ” bên ngoài, là phần thể xác vô tri, sự sống ấy được gọi là “đời sống thực vật”, chính vì vậy tinh thần mới chính là phần cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn phần thể chất Nhưng do thể chất là phần hữu hình nên chúng ta có thói quen chăm sóc cho phần thể chất nhiều hơn, đối với nhiều người chỉ chú trọng vào thể chất mà không quan tâm tới tinh thần, đó là một thói quen không tốt, nó là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh cho con người Theo nghiên cứu thì tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất Các cảm xúc của con người như buồn, vui, hờn, giận v.v… đều thể hiện trên thân xác thông qua hơi thở và nhịp tim, điều phối hệ tuần hoàn và hô hấp Những cảm xúc này cũng làm cho tuyến nội tiết tiết ra các nội tiết tố tương ứng với các cảm xúc ấy Nếu như các cảm xúc tiêu cực ấy xảy ra thường xuyên với tần suất lớn thì nó
sẽ để lại những hậu quả xấu cho cơ thể Người ta thấy phần lớn các tổn thương nội tạng xảy ra là vì những cảm xúc tiêu cực mà con người trải qua, cụ thể như: xúc động quá hại Tâm, giận dữ quá hại Can, lo nghĩ quá hại Tì, buồn phiền quá hại Phế, sợ hãi quá hại Thận Còn những người có tâm trạng vui vẻ, tích cực khiến các tế bào trong cơthể họ hoạt động một cách tích cực, hệ thống miễn dịch của họ cũng làm việc tốt, sức
đề kháng với bệnh tật cao Ngược lại, những người rơi vào tình trạng tiêu cực là nhữngngười có sức đề kháng yếu và dễ mắc bệnh Đối với người bình thường thì sức khỏe tinh thần đã có sự ảnh hưởng lớn như vậy thì đối với một người bệnh nó càng quan trọng gấp bội Khi bị bệnh cơ thể con người bị kiệt sức và theo đó tinh thần cũng giảm
đi rất nhiều Nếu tình trạng đó cứ kéo dài thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng thêm và ảnh hưởng tới sức khỏe
2.2 Thực trạng đời sống tinh thần của bệnh nhân tại Bệnh viện Quận Thủ Đức:
Trang 27Tình trạng quá tải tại các bệnh viện của nước ta hiện nay ngày càng tăng, vì thế bệnh nhân không được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu mà họ mong muốn cả vật chất lẫn tinh thần Những bức xúc, mong muốn, nguyện vọng đó họ không biết nói với ai và vấn đề là nói như thế nào để có ai đó chịu lắng nghe họ.
Tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, nhìn chung đời sống tinh thần của các bệnh nhân ở đây đã được hỗ trợ phần nào qua các hoạt động từ thiện của các nhà hảo tâm Ở đây ngoài các hoạt động khám chữa bệnh thì bệnh viện cũng tổ chức các hoạt động xã hội
bổ trợ, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân như các câu lạc bộ Đây là nơi các bệnh nhân
có cùng căn bệnh với nhau như: Câu lạc bộ dành cho những người bị bệnh đái tháo đường, họ tới đây để trao đổi hiểu biết, kinh nghiệm về căn bệnh của mình với mong muốn nhanh lành bệnh, đồng thời tạo tâm lí thoải mái hơn cho họ trong thời gian nằm viện Ngoài việc thành lập các câu lạc bộ bệnh nhân như vậy, bệnh viện còn có các hoạt động như phát cháo từ thiện cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn vào mỗi sáng thứ 4 hàng tuần Các hoạt động đó cũng phần nào hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất cho bệnh nhân nhưng như thế vẫn chưa đủ Các hoạt động này chủ yếu nhằm vào các bệnh nhân lớn tuổi Riêng khoa Nhi thì chưa có hoạt động gì để hỗ trợ tinh thần cho bệnh Nhi cả Mà đặc biệt, bệnh nhi chủ yếu là các em đang ở độ tuổi vui chơi
và học tập, đang trong độ tuổi cực kì hiếu động nhưng phải vào viện làm các em bị gò
bó về mặt thể xác lẫn tinh thần Họ chỉ biết chăm con, chăm cháu của họ từ sáng đến tối, từ lúc vào viện cho đến lúc ra viện Ngoài ra họ không có lấy một hoạt động nào
để giải trí cũng như xem tin tức báo đài Cuộc sống tinh thần của họ buồn tẻ như thế
đó Nhưng mấy ai quan tâm đến điều này vì lâu nay ai cũng nghĩ rằng vào bệnh viện là
để chữa bệnh mà là bệnh về thể xác chứ không phải bệnh tinh thần Nhưng ai biết rằngtinh thần là một nhân tố cực kì quan trọng trong việc điều trị bệnh cho bệnh nhân
2.3 Những nhận định của bác sĩ về vai trò của nhân viên công tác xã hội, trong
việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi:
Sức khỏe tinh thần đối với bệnh nhân có một ý nghĩa quan trọng như vậy, phải chăng nên thành lập một đội ngũ công tác xã hội tại bệnh viện để họ là người trực tiếp
hỗ trợ đời sống tinh thần cho bệnh nhân
Tại bệnh viện Quận Thủ Đức hiện nay, các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện vẫn mang nặng tính chất từ thiện ban phát và phụ thuôc hoàn toàn vào các đợn vị tài
Trang 28trợ và mạnh thường quân, đó cũng chính là thực trạng chung của nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung Các suất ăn tình nghĩa
là hỗ trợ về ăn uống cho bệnh nhân, về những người nghèo khó trong bệnh viện không
có cơm ăn thì có những bữa ăn tình thương hoặc là những bếp ăn tình thương Ngoài
ra, bệnh viện cũng khuyến khích thành lập các câu lạc bộ cho người bệnh để cùng chia
sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ buồn chán trong quá trình điều trị tại bệnh viện, từ đó tinh thần trở nên thoải mái tươi vui hơn mà bệnh nhân mau chóng lành bệnh Bác sĩ Vũ
Hữu Hùng – trưởng khoa Nhi cũng nhận định “Một số cái mình sẽ nhờ các nhà hảo tâm, nhưng mà nhà hảo tâm không thể giúp được hết đâu Nếu mà không có thì bệnh nhân họ cũng tiến triển chậm hay bệnh trở nên nặng hơn Vì vậy nên bệnh viện tổ chức các quỹ, bệnh viện sẽ thuê một số người, nhũng người đó sẽ làm và bệnh viện chi tiền cho họ, chứ không thể chờ được, chờ ở nhà hảo tâm hết thì không ổn” 12
Qua phỏng vấn, Bác sĩ Hùng cho biết “công tác để điều trị cho một bé khỏi bệnh thì không phải bác sĩ họ khám bệnh rồi cho thuốc thì sẽ lành bệnh Con người có cả thể xác và tinh thần, nếu thể xác lành mà tinh thần không lành thì cũng đâu lành bệnh ngay được… Tâm bệnh là do tinh thần tạo ra, nếu mình không hỗ trợ họ về mặt tinh thần thì họ cứ lo lắng và sợ hãi… như vậy sẽ làm bệnh không tốt đi Nếu mình mà có công tác tư tưởng, hỗ trợ họ chia sẻ, giúp đỡ họ thì họ sẽ bớt lo lắng, yên tâm hơn thì lành bệnh nhanh hơn” 13 Qua chia sẻ của bác sĩ đã nhấn mạnh vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Là người kiểm huấn viên của nhiều nhóm sinh viên khoa Công tác xã hội thực tập tại khoa Nhi, bác sĩ đánh giá cao những kết quả mà các nhóm sinh viên thực tập ở đây
làm được: “Trẻ con ở đây nó ra nó chơi, nó cười vui Mà cái cơ sở của miễn dịch đó
là khi trẻ vui thì miễn dịch cơ thể nó tốt lên Mà khi trẻ buồn, ức chế thì không tạo ra miễn dịch Vậy thì khi mà trẻ vui, hệ miễn dịch nó tốt, thì bệnh nó lành nhanh Mà nhanh lành thì bác sĩ điều trị nó cũng khỏe, mà uy tín nó cũng tăng lên Đó, hỗ trợ được rất là nhiều Công tác xã hội ở đây mình tổ chức như thế, trẻ con nó chơi, nó vui
Trang 29Đánh giá tầm cao quan trọng của hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi là hoạt động quan trọng và cực kỳ quan
trong, “con người ta có cả thể xác và tinh thần, nếu thể xác lành mà tinh thần nó không lành thì nó đâu lành bệnh ngay được, có những bệnh gọi là tâm bệnh mà”15 Tuy nhiên, ở bệnh viên mới chỉ có các hoạt động nhỏ lẻ, chưa mang tính công tác xã hội chuyên nghiệp Hiện tại, thì Bệnh viện Quận Thủ Đức cũng đã tuyển một số người
về làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội Nhưng họ chỉ làm theo những gì họ biết chứ không qua đào tạo chuyên nghiệp Vì vậy mà hoạt động công tác xã hội trong bệnh viên chưa trở nên chuyên nghiệp và nhiều người biết đến heo như lời của bác sĩ
Vũ Hữu Hùng trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết nếu muốn thành lập một phòng công tác xã hội thì phải tốn rất nhiều kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, và tiền trả lương cho nhân viên công tác xã hội Vì vậy mà hiện nay bệnh viện vẫn chưa có khả năng thành lập một phòng công tác xã hội, chủ yếu là sử dụng nguồn lực sẵn có trong bệnh viện và giúp đỡ được người bệnh, đặc biệt là bệnh nhi được phần nào hay phần đấy Còn về việc đưa các hoạt động công tác xã hội trở nên chuyên nghiệp hơn, bác sĩ cũng chia sẻ tuy đã có kế hoạch, đề án để thành lập phòng công tác
xã hội ở mỗi bệnh viện, nhưng vì có nhiều khó khăn, phụ thuộc vào cơ chế, nên vẫn
chưa được thực hiện tại bệnh viện Riêng khoa nhi, bác sĩ trăn trở: “ở khoa anh thì nhân viên công tác xã hội rất là cần, nếu mà bệnh viện cho thì bọn anh sẵn sàng nhận.”16
Đó chính là những đánh giá và ý kiến tích cực mà đội ngũ y tá, bác sĩ tại khoa Nhi –bệnh viên Quận Thủ Đức cũng đồng ý Nhiều nhóm sinh viên khoa Công tác xã hội đãthực tập và mang lại những kết quả thiết thực, được các y tá, bác sĩ khoa Nhi đánh giá cao Và đó cũng chính là cơ hội đển công tác xã hội được nhiều người biết đến trong lĩnh vực y tế - bệnh viện
, họ đã chia sẻ với chúng tôi một cách chân thật Họ nói những ngày ở đây nhờ có các bạn sinh viên thực tập mà không khí của bệnh viện vui vẻ hẳn lên, họ cũng thấy
thoải mái khi con họ vui vẻ Như chị T, 30 tuổi người nhà bệnh nhi nói “rất tốt, thấy nếu được thì nên có những nhân viên công tác xã hội tại khoa nhi” 17 Một trăm phần
15 Biên b n ph ng v n sâu s 1 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
16 Biên b n ph ng v n sâu s 1 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
17 Biên bản phỏng vấn sâu số 9
Trang 30trăm những người nhà bệnh nhi được hỏi họ đều nhận định cần có một phòng công tác
xã hội ở khoa nhi và họ cũng đã phần nào thấy được một phần vai trò của nhân viên công tác xã hội ở bệnh viện Vì các bạn là sinh viên thực tập không phải là một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nên họ chỉ có thể làm những việc trong khả năng cho phép, phần nào hỗ trợ về mặt tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi
2.4 Những nhận định của giảng viên khoa Công tác xã hội – nhân viên công tác
xã hội chuyên nghiệp về vai trò của nhân viên công tác xã hội, trong việc hỗ trợ
tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong tham gia phỏng vấn các giảng viên khoa Công tác xã hội Bởi vì các thầy cô rất bận công việc
và địa điểm cách xa Chính vì vậy, nhóm chúng tôi thực hiện bảng hỏi bằng công cụ google drive Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã có được nhiều thông tin bổ ích phục vụ nghiên cứu đề tài
Theo đánh giá của các giảng viên, công tác xã hội trong bệnh viện đóng vai trò quantrọng không chỉ đối với bản thân người bệnh, mà còn cả người nhà, bác sĩ và cả bệnh
viên, mà bệnh nhi là một trong số đó “- Đối với bệnh nhân: thăm hỏi, trò chuyện, tham vấn giúp bệnh nhân giảm bớt sự lo lắng, cải thiện đời sống tinh thần của họ Ngoài ra, còn có thể tìm hiểu hoàn cảnh gia đình bệnh nhân, tìm hiểu khó khăn khi khám - chữa bệnh của bệnh nhân, kết nối các dịch vụ để trợ giúp họ.
- Đối với người nhà bệnh nhân: thăm hỏi, trò chuyện, tìm ra điểm mạnh/chỗ dựa vật chất và tinh thần từ người nhà bệnh nhân cho bệnh nhân trong quá trình khám - chữa bệnh.
- Đối với đội ngũ cán bộ/nhân viên y tế: giúp họ sắp xếp/quản lý hồ sơ bệnh nhân, phụ giúp nhân viên 1 số công việc: phân loại bệnh nhân, tư vấn khám - chữa bệnh, tư vấn các giải pháp cho bệnh nhân, Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội còn can thiệp giải quyết stress cho cán bộ nhân viên y tế, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải toả căng thẳng cho họ.” 18 Ngoài những vai trò kể trên, nhân viên công tác xã hội còn có vai trò “Vận động cho những quyền lợi chính đáng của bệnh nhân Cung cấp, cập nhật thông tin về chính sách, phúc lợi dành cho những bệnh nhân đủ điều kiện thụ hưởng.”19
18 Biên b n ph ng v n sâu s 13 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
19 Biên b n ph ng v n sâu s 14 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
Trang 31Đồng thời, các giảng viên cũng đánh giá vai trò quan trọng nhất nhân viên công tác
xã hội khi làm việc tại bệnh viện đó là “hỗ trợ về mặt tinh thần cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.” 20 Vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi là cực kỳ quan trọng, giúp họ có một điểm tựa tâm lý vững vàng để vượt qua những đau đớn của bệnh tật, những bất an, yếu đuối cả về thể chất và tinh thần trong thời gian bị bệnh, và sự thiếu thoải mái, thiếu tiện nghi trong thời gian điều trị/chăm sóc bệnh nhi tại bệnh viện
Hiểu được vai trò to lớn đó của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viên, đặc biệt
là đối với bệnh nhi Khoa Công tác xã hội thường xuyên khuyến khích sinh viên tham gia thực tập tại bệnh viện, đặc biệt là khoa Nhi Các hoạt động này đã giúp đỡ rất nhiều cho bệnh nhi, gia đình bệnh nhi và bác sĩ, bệnh viên Các sinh viên thực tập thường xuyên tổ chức các hoạt động, tiếp xúc, chia sẻ những nỗi niềm của người nhà
bệnh nhi Từ đó, “giúp bệnh nhi mau hết bệnh, đỡ tốn chi phí cho gia đình, cho bệnh viện; đỡ gây quá tải cho nhân viên cán bộ y tế”21
Theo nhận định của giảng viên và cũng là nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp,
nhân viên công tác xã hội làm việc với bệnh nhi gặp rất nhiều khó khăn như: “bệnh nhi còn nhỏ tuổi nên hoạt động chủ yếu là ăn, ngủ, chơi, nghe nhạc, xem hình, vẽ tranh, đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải có tính kiên trì, nhẫn nại, yêu trẻ mới làm được Thường xuyên tiếp xúc ở môi trường có bệnh nên sức khoẻ của nhân viên công tác xã hội cũng cần phải được đảm bảo Một chú ý khác là phải am hiểu tâm lý lứa tuổi trẻ ấu nhi/nhi đồng - điều này không phải ai cũng biết được.” 22 và bệnh nhi
cũng chưa có khả năng tự chủ, chưa biết kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình Đồng thời, đa số là sinh viên thực tập nên chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa am hiểu tâm
lý lứa tuổi này Gặp những khó khăn trở ngại trên, nhưng qua các đợt thực tập của sinhviên của khoa tại khoa Nhi, và các cơ sở y tế khác rất hiệu quả Bệnh nhi mau hết bệnhhơn, cán bộ nhân viên đỡ vất vả hơn trong quản lý, hướng dẫn bệnh nhân, đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên được cải thiện hơn
Hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu của công việc khi làm việc với bệnh nhi nói riêng, và trong bệnh viện nói chung Trong chương trình đào tạo, khoa Công tác xã hội
có môn học Công tác xã hội trong y tế - bệnh viện Nhưng được biết đây chỉ là môn học tự chọn, nếu có đủ số lượng đăng ký thì nhà trường mới tổ chức lớp học Ngoài ra,
sinh viên trong khoa còn được trang bị các kiến thức về “kỹ năng tham vấn, kỹ năng
20 Biên b n ph ng v n sâu s 14 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
21 Biên b n ph ng v n sâu s 13 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
22 Biên b n ph ng v n sâu s 13 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
Trang 32vận động, chính sách xã hội, đặc trưng tâm lý bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đội ngũ nhân viên y tế để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường bệnh viện”.23 Đặc
biệt, một số sinh viên ra trường cũng đã làm việc trong môi trường y tế như tại bệnh viên Nhi đồng I, bệnh viện đa khoa Long An,…
Với những vai trò quan trọng đó, những hiện nay vẫn chưa có nhiều phòng công tác
xã hội trong các bệnh viện, và cũng chưa có nhiều nhân viên công tác xã hội làm việc
tại bệnh viện Theo các giảng viên, nguyên nhân chính là do “ vì họ chưa thấy rõ được vai trò của nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực này Trước hết cần để những bệnh viện lớn, có uy tín làm trước, có hiệu quả rồi thì sẽ tuyên truyền, truyền thông tới các bệnh viện khác Mặt khác, đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản có chuyên môn về lĩnh vực này ở VN hầu như không có nên nếu có cơ sở vật chất
mà không có người đạt chuyên môn thì cũng khó đạt hiệu quả.” 24
2.5 Những nhận định của sinh viên công tác xã hội về vai trò của nhân viên công
tác xã hội, trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi:
Và cũng qua quan sát của nhóm nghiên cứu chúng tôi tại khoa Nhi bệnh viện QuậnThủ Đức thì từ khi Khoa có các sinh viên khoa công tác xã hội, Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn tới đây thực tập thì các bạn sinh viên này đã tổ chức nhiềuhoạt động nhằm hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Và các hoạtđộng đó đã thu lại những kết quả rất khả quan Các hoạt động đó không chỉ giúp íchcho bệnh nhi, người nhà bệnh nhi mà cũng phần nào giúp đỡ các bác sĩ trong việc điềutrị bệnh cho bệnh nhi Khi các bạn sinh viên đến đây thực tập thì ban đầu người nhàcủa bệnh nhi không tin tưởng cho lắm và ngại tiếp xúc, vì họ sợ bị lừa nhưng qua vàingày thực tập thì họ đã tin tưởng hơn và cũng cho con mình tham gia vào các hoạtđộng mà các bạn sinh viên tổ chức Đến đây hoạt động chủ yếu của các bạn sinh viên
đó là chơi với trẻ, dạy trẻ tập tô màu, mở nhạc cho các bé nghe, và họ cũng giúp ngườinhà bệnh nhi trông bé cho bé ăn v.v… Các bạn ấy còn tổ chức các buổi truyền thôngcho người nhà bệnh nhi về các kiến thức cơ bản và cần thiết trong việc chăm sóc trẻcon Qua những hoạt động trên mà họ đã tạo nên những tiếng cười vui vẻ cho các bé
và các bậc phụ huynh cũng thấy vui lòng Xét theo nhiều góc độ từ chủ quan đếnkhách quan thì công việc của những nhân viên công tác xã hội đã giúp ích rất nhiềucho bệnh nhi, các bạn đã tạo cho các bé một tinh thần thật thoải mái, được vui chơi
23 Biên b n ph ng v n sâu s 14 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
24 Biên b n ph ng v n sâu s 13 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
Trang 33trong bệnh viện, giúp các bé cảm thấy thoải mái, tinh thần cũng dễ chịu hơn, giúp các
bé phần nào bớt sợ cảm giác ở bệnh viện và đặc biệt là khi gặp bác sĩ Đa số người nhàbệnh nhi ở đây đều là công nhân vì vậy có người một mình nuôi con tại bệnh viện nêngặp rất nhiều khó khăn, nhờ có các bạn sinh viên thực tập đã giúp đỡ họ trông con, bếcon, điều đó cũng giảm đi phần nào gánh nặng cho các chị, mà bé vui thì các chị cũngvui hơn Ngoài những hoạt động giúp đỡ đó, các bạn sinh viên cũng thường xuyên mởcác buổi truyền thông cho các bà mẹ, người nhà bệnh nhi Giúp họ hiểu thêm về cácbệnh thường gặp để phòng tránh cho con mình Hoạt động này đã đem lại những hiệuquả khả thi và cũng đã được các bà mẹ đón nhận một cách tận tình Những hoạt độngnày đã được người nhà bệnh nhi công nhận
Bệnh viện là nơi cần có sự xuất hiện của công tác xã hội nhất Mỗi bệnh viện nên
thành lập một đơn vị chuyên đảm nhận hoạt động công tác xã hội.Một ngày, có bác sỹ
khám tới vài chục thậm chí tới gần 100 bệnh nhân Quá tải, bác sỹ không đủ thời gian,sức lực để tư vấn và trả lời những thắc mắc của người bệnh xung quanh căn bệnh của
họ nhất là đặc biệt là khoa nhi “đây là khoa nhi còn nếu là khoa khác để tâm lý của một người bệnh trước khi lên giường ngủ cần có một nhân viên tư vấn động viên họ, tiếp sức cho họ, họ yên tâm còn người nhà họ khi ở ngoài cũng cần sự chia sẽ đó, còn
ở trẻ thì mỗi lần khám tim thuốc thì sẽ khóc rất nhiều thì nếu có môi trường ở đây nếu
có một sân chơi tô màu hoặc vẽ tranh giúp cho nó linh hoạt trong cách tô màu nhận biết con vật đồ vật, thêm sức sáng tạo, vẽ con vật vẽ màu để nhận biết tính cách” 25
Nếu không có sự cảm thông, mối giao tiếp ấy đôi khi dẫn đến những xung đột đángtiếc, nếu các bệnh viện có phòng công tác xã hội thì bác sĩ có thể giới thiệu bệnh nhânđến đó Nhân viên công tác xã hội sẽ giải thích cặn kẽ hơn về tình trạng bệnh, ngườibệnh sẽ cảm thấy yên tâm và hài lòng hơn
Là bệnh nhân, ai cũng cần ở người thầy thuốc sự trợ giúp về tâm lý, động viên, chia
sẻ, tận tình chăm sóc Tuy nhiên, do quá tải về số lượng bệnh nhân, áp lực công việccủa người thầy thuốc đã khiến những “liều thuốc” tinh thần cho người bệnh bị hạn chếchính vì vậy nhân viên xã hội sẽ làm bệnh viên sẽ tạo không khí thoải mái để người
nhà và bệnh nhân đến không thấy đó là bệnh viên mà như đang ở “làm chuông gió bằng nắp bia, nhiều cái lắm để tạo không gian phòng bệnh cho phụ huynh và trẻ đến
25 Biên b n ph ng v n sâu s 11 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
Trang 34khám để không coi đây là bệnh viện tạo không khí thoải mái, mấy bức tranh của bọn chị là quê hương để không tạo áp lực để bệnh viên không phải là nơi quá nặng nề” 26
Tình trạng bệnh tật gia tăng, nhu cầu khám chữa bệnh có chất lượng cao ngày cànglớn; trong khi đó, các dịch vụ y tế chưa được liên kết, bệnh nhân hiểu biết về bệnh tậtcòn hạn chế, các quy định, chế độ chính sách và cách giao tiếp, ứng xử đôi khi chưađúng mực… đã gây nên những bức xúc, căng thẳng trong mối quan hệ giữa bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân với nhân viên y tế, cơ sở y tế “Cái vai trò của nhân viên công tác xã hội ở đây cũng rât là tốt và cũng có sự kết nối giữa bệnh nhân với bác sĩ và khi
họ cần những thông tin thì mình giữ vai trò kết nối cho họ” 27 Đã có không ít vụ việcngười nhà bệnh nhân không kiềm chế hành động vì cho rằng, các y, bác sĩ không tưvấn, điều trị kịp thời cho bệnh nhân…
Nhưng thực tế, do hệ thống khám, chữa bệnh, nhất là tuyến trên thường trong tìnhtrạng quá tải nên bác sĩ không còn sức để trả lời cho bệnh nhân về tình trạng bệnh của
họ Nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhiều nhu cầu bứcxúc của bệnh nhân như: Cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng, địa điểm các loạidịch vụ, tư vấn về phác đồ điều trị, cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người bệnhnhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực y tế có vai trò rất quan trọng
Người làm công tác xã hội có thể can thiệp về mặt tâm lý xã hội với vai trò là mộtphần của kế hoạch điều trị bệnh, kể cả việc tiếp tục hỗ trợ về mặt xã hội nếu cần cácdịch vụ y tế tiếp theo Trong một số trường hợp, nhân viên công tác xã hội có liênquan đến việc thiết lập, quản lý dịch vụ hoặc xây dựng chính sách để tạo ra những dịch
vụ bảo đảm việc chăm sóc về sau cho người bệnh Bên cạnh đó, nhân viên công tác xãhội còn hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc, nâng cao hiệu quả điều trị, chấtlượng dịch vụ; đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa người bệnh và bác sĩ, giúp người dânyên tâm, tăng sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ y tế
Nhưng trong thực tế hiện tại nhân viên công tác xã hội trong bệnh viên chưa pháttriển nên rất khó phát triển và hoạt động trong bênh viên bên cạnh đó người nhà bệnhnhân còn chưa biết đến ngành công tác xã hội cũng như nhân viên xã hội là những
công việc gì họ còn đang phân vân giữa từ thiện là công tác xã hội “Cái khó khăn mà
26 Biên b n ph ng v n sâu s 11 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
27 Biên b n ph ng v n sâu s 12 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
Trang 35bọn chị gặp phải, chị nghĩ cái kho khăn thì cũng là khó khăn chung hầu như mọi người chưa biết đến ngành của mình công tác xã hội là gì thì tụi chị phải để cho họ biết vai trò, và nhiệm vụ của mình mục đích của đợt thực tập của mình là gì cung cấp thêm nhiều kiến thức cho họ” 28 đó là vấn đề khó khăn trung đối với nhân viên xã hội.
Vì vậy việc có một phòng công tác xã hội trong bệnh viên là rất khó khăn “vì mình không thể tiếp xúc với bệnh viên nhưng mình vẫn chia sẽ những suy nghĩ của mình và
họ vẫn nhìn thấy được vai trò rồi nhưng chủ yếu là phải từ trên phải có cái ngành dọc
để phát triển” 29 muốn thành lập một phòng công tác xã hội thì ở trên có nghĩa là phải
từ các cấp cao phải nhìn thấy được tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội vàphải thấu hiểu được nhu cầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, ví dụ khoa nhimuốn thành lập một phòng công tác xã hội nhưng ở trên bệnh viên không cấp kinh phícũng như lương cho nhân viên xã hội thì khoa nhi cũng không thể thành lập cái khókhăn chính là ở đó
Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội được xem như là bạn đồng hành của ngườibệnh, tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất người bệnh, giữa ngườibệnh với người thân, những người xung quanh và cơ sở y tế… công tác xã hội tronglĩnh vực y tế phát huy hiệu quả sẽ góp phần thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành vitích cực, ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới các mối quan
hệ, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả trong hoạt động khám, chữa bệnh cho
nhân dân “ Theo chị nghĩ cần thiết bởi vì khi mà trẻ vào đây mình thực hiện được vai trò giúp mẹ cái thứ 2 là mình thay đổi được không gian cho trẻ bơt đi cái tâm lý khi đến bệnh viện ngoài ra mình cũng có thể kèm cặp trẻ thêm Cái vai trò của nhân viên công tác xã hội ở đây cũng rât là tốt và cũng có sự kết nối giữa bệnh nhân với bác sĩ
và khi họ cần những thông tin thì mình giữ vai trò kết nối cho họ” 30 Với những lời
thăm hỏi ân cần, những lời khuyên hữu ích, nhân viên công tác xã hội sẽ giúp ngườibệnh giảm bớt cảm giác đau đớn, không bị rơi vào cảm giác bị bỏ rơi, xa lánh Đây làmột công việc nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa xã hội lớn
Sự cần thiết của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện đã thấy rõ Tuy nhiênhiện nay, ở hầu hết các bệnh viện trên địa bàn vẫn chưa hình thành đội ngũ công tác
28 Biên b n ph ng v n sâu s 12 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
29 Biên b n ph ng v n sâu s 12 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
30 Biên b n ph ng v n sâu s 12 ản phỏng vấn sâu số 1 ỏng vấn sâu số 1 ấn sâu số 1 ố 1
Trang 36xã hội chuyên nghiệp ngành Y tế cần sớm phát triển lực lượng này để góp phần nângcao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trên thực tế vì ngành công tác xã hội ở nước ta chưa phát triển được bao lâu, vì vậycông tác xã hội trong bệnh viện lại càng mới mẻ hơn đối với những người đi theo ngành học này Qua những cuộc trò chuyện và tìm hiểu, chúng tôi được biết những sinh viên công tác xã hội này mới lần đầu đi thực tập ở bệnh viện hoặc có người đi nhiều nhất là lần thứ hai Vì là lần đầu tiên nên họ rất chi là bỡ ngỡ, họ không biết mình tới bệnh viện để làm gì, làm những công việc gì, giúp đỡ được gì cho bệnh nhân Các hoạt động ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng dần về sau họ đã quen với công việc của mình, và họ đã thấy được vai trò của họ trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi Có nhiều người đã tìm được niềm vui niềm yêu thích nghề nghiệp từ đó Họ thấy được tầm quan trọng của công việc mà mình đang làm Như chị Hoàng Anh sinh viên năm 4 khoa công tác xã hội Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã
tâm sự “càng thực tập thì chị thấy công tác xã hội ở bệnh viện là rất cần thiết Nói chung nó là một mảng hỗ trợ về tinh thần cho người nhà bệnh nhân và các y bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh nên chị nghĩ là công tác xã hội trong bệnh viện của khoa mình cũng như trong cả nước nên phát triển hơn” 31 Và chị cũng nói thêm đó không
phải là nhận xét chủ quan của riêng chị mà các bạn cùng thực tập với chị cũng nhận định như vậy, và qua hỏi ý kiến, nhận xét của người nhà bệnh nhân thì họ rất hài lòng với các hoạt động mà các bạn sinh viên tổ chức
2.6 Những nhận định của người nhà bệnh nhi về vai trò của nhân viên công tác
xã hội, trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi:
Công tác xã hội là một ngành mới ở nước ta, chưa phát triển nên không được mọi người biết đến rộng rãi Đặc biệt công tác xã hội trong bệnh viện lại là một khái niệm càng xa lạ hơn đối với mọi người dân
Một bệnh nhân khi vào đến bệnh viện không những cần chữa trị về vết thương thể chất mà còn cần điều trị về tinh thần Tinh thần là rất quan trọng đối với một người và còn quan trọng hơn đối với một người bệnh hơn nữa đó là một bệnh nhân nhi Khi bị bệnh không những bệnh nhân là người mệt mỏi, đau đớn mà cả người nhà của họ nữa
vì vậy người nhà bệnh nhân cũng là một trong những đối tượng cần được quan tâm
31 Biên bản phỏng vấn sâu số 6
Trang 37Nhưng trong bệnh viện thì các bác sĩ rất bận rộn với công việc khám chữa bệnh nên không có thời gian quan tâm chăm sóc về tinh thần cho họ Vì vậy cần một đội ngũ riêng để làm những công việc này đó là những nhân viên công tác xã hội Họ là những người có kĩ năng, có kiến thức về tâm lý và các bệnh khác, là những người cần cù thânthiện, dễ tiếp xúc với mọi người.
Tại khoa nhi, bệnh viện Quận Thủ Đức chúng tôi khảo sát được Hiện tại thì bệnh viện chưa có phòng dành riêng cho nhân viên công tác xã hội Nhưng tại khoa nhi thì khoa có nhận một số sinh viên ngành công tác xã hội trường đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh vào thực tập Công việc của họ là giúp đỡ, hỗ trợtinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Và họ đã nhận được những lời đánh giá rất tốt từ bác sĩ và người nhà bệnh nhi
Từ những hoạt động nhỏ của các bạn sinh viên thực tập ở đây, đã giúp đỡ được phần nào cho các bệnh nhi và người nhà của bệnh nhi Hoạt động này đã đem lại những hiệu quả khả thi và cũng đã được các bà mẹ đón nhận một cách tận tình Nhữnghoạt động này đã được người nhà bệnh nhi công nhận, họ đã chia sẽ với chúng tôi một cách chân thật, họ nó những ngày ở đây nhờ có các bạn sinh viên thực tập mà không khí của bệnh viện vui vẻ hẳn lên họ cũng thấy thoải mái khi con họ vui vẻ Như chị T,
30 tuổi người nhà bệnh nhi nói “rất tốt, thấy nếu được thì nên có những nhân viên công tác xã hội tại khoa nhi”
Qua những cuộc trò chuyện của chúng tôi với người nhà bệnh nhi, thì 100% người nhà bệnh nhi hài lòng với những hoạt động của những sinh viên thực tập ở đây đưa ra,
và họ nói rằng lúc trước thì họ không hề biết đến ngành công tác xã hội Nhưng từ khi vào bệnh viện gặp những sinh viên này thì họ biết đến công tác xã hội nhiều hơn và họcũng rất cần đến sự giúp đỡ của các sinh viên này trong thời gian con họ nằm viện tại đây Có người nói lúc trước họ rất ghét vào bệnh viện, vì vào bệnh viện đều nghe mùi thuốc, và rất buồn Nhưng khi vào khoa nhi thì họ thấy hơi bất ngờ vì những bức tranh
tự tay các sinh viên và những em bé nằm viện ở đây vẽ, đã được đóng khung và treo lên khắp các phòng bệnh và hành lang của khoa, trông cứ giống như nhà trẻ chứ khôngphải bệnh viện nữa Họ cảm thấy thoải mái hơn, và các bé cũng thấy thích thú và vui
vẻ hơn rất nhiều Điều đó cũng giúp cho các bé có một tinh thần khỏe khoắn và nhanh chóng hết bệnh Hơn nữa khi ở đó họ có người để trò chuyện cũng cảm thấy thoải mái
Trang 38hơn Có một người nhà bệnh nhi đã đưa ra nhận xét như thế này:“Ngành công tác xã hội đó là một ngành mang tính nhân văn, đem đến những văn hóa của con người mang con người đến gần nhau hơn Người làm công tác xã hội là những người hòa đồng, vui vẻ đó là một công tác phi lợi nhuận, nên cái công tác đó đã đem đến một cái hòa khí, như ban đầu chị đã nói đó là một cái văn hóa giữa con người với nhau cần phải phát huy nhiều nữa.” khi nghe những lời đánh giá này chúng tôi rất vui mừng
vì bao công sức mà những sinh viên ngành công tác xã hội như chúng tôi đã bỏ ra đã
có người nhìn nhận và coi trọng nó Từ những hoạt động nhỏ của các bạn sinh thực tập
ở đây Khi chúng tôi phỏng vấn thì 100% người được phỏng vấn đều khẳng định rằng cần ít nhất một nhân viên công tác xã hội ở bệnh viện Chứng tỏ họ đã bắt đầu chú ý đến vai trò của một nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện Tuy chưa biết nhiều về công tác xã hội, nhưng khi vào bệnh viện họ được tiếp xúc với những bạn sinh viên thực tập, họ cũng phần nào biết đến công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trongbệnh viện nói riêng Họ đã bắt đầu chấp nhận một vai trò mới, một công việc mới của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện Và họ cũng rất cần sự giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện
Và cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần có một tổ nhân viên công tác xã hội hoạt động tại bệnh viện để có thể thực hiện được nhiều hoạt động hơn và giúp đỡ được nhiều hơn cho các bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Như vậy qua những lời đánh giá của người nhà bệnh nhi chứng tỏ nhân viên công tác xã hội có một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi
Qua những đánh giá khách quan và chủ quan từ bác sĩ , giảng viên khoa công tác xahội, nhân viên công tác xã hội và người nhà của bệnh nhi, đã làm rõ lên vai trò của mộtnhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi Đó là một công việc không thể thiếu trong các bệnh viện trong tương lai
Trang 39CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG VIỆC
HỖ TRỢ TINH THẦN CHO BỆNH NHI VÀ NGƯỜI NHÀ BỆNH NHI
Công tác xã hội đã xuất hiện từ rất sớm trên thế giới và phát triển mạnh ở các nướccông nghiệp phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa.Hơn 100 năm hình thành và phát triển, ngành công tác xã hội ngày càng đóng vai tròquan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội ở các nước phát triển Vị thế củanghề công tác xã hội, cũng như của các cán bộ xã hội trong đời sống cá nhân, cộngđồng, xã hội là hết sức quan trọng, dựa trên cơ sở tình cảm tốt đẹp giữa con người vàcon người, với lòng tương thân, tương ái
Cán bộ xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực đời sống của người dân từ văn hóa,
xã hội, giáo dục, y tế đến tư pháp, hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các côngdân, phát triển cộng đồng lành mạnh Công tác xã hội hành nghiệp ngay trong các lĩnhvực tệ nạn và tội phạm Những người nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm, người lớn vàtrẻ em làm trái pháp luật là đối tượng thường xuyên của chương trình phục hồi xãhội Công tác xã hội đối với những người khuyết tật, người cao tuổi Công tác xã hội
Trang 40trong bệnh viện và trong trường học, ngoài ra còn có công tác xã hội đối với phát triểncộng đồng, giải quyết bền vững các vấn đề của cộng đồng như nghèo đói, trẻ em langthang, người khuyết tật, người già cô đơn, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe
3.1 Khó khăn:
Tuy ngành công tác xã hội ra đời từ rất sớm và có mặt trên mọi lĩnh vực, nhưng cókhông ít khó khăn và thử thách Những khó khăn của các nhân viên công tác xã hội khitiếp xúc và làm việc đối với bệnh nhân nhi và người nhà bệnh nhân trong việc hỗ trợbác sĩ chữa bệnh không chỉ về mặt thể xác mà còn cả về tinh thần
Ngành công tác xã hội ra đời từ rất lâu, nó phát triển ở các nước phương tây ,còn ởViệt Nam thì chưa được phát triển sâu rộng Chỉ có một số người biết đến ngành côngtác xã hội là như thế nào? là gì? còn phần lớn là số người có nghe đến ngành công tác
xã hội qua sách báo, tivi mà chưa thấy áp dụng thực tế Vậy cái khó khăn lớn nhất củanhân viên công tác xã hội khi tiếp xúc với bệnh nhân nhi và người nhà bệnh nhân nhi
đó là họ chưa biết đến ngành công tác xã hội
Như trong thực tế nhóm chúng tôi khảo sát thì đa số người dân trong bệnh viện khihỏi có biết và hiểu về ngành công tác xã hội không thì đa số người dân trả lời là cónghe đến nhưng họ cứ nghĩ rằng ngành công tác xã hội là đi từ thiện, vì họ chưa được
tiếp xúc Ví dụ như trường hợp của anh L anh hỏi “ anh có thấy xem trên tivi thấy họ
đi tình nguyện, làm từ thiện anh không biết đó có là công tác xã hội không”32 vì họ ít
có cái nhìn đúng, sâu sắc về nhiệm vụ, nghĩa cử của bất kì một việc làm công tác xãhội nào nên việc tìm đến nhân viên công tác xã hội để hổ trợ là rất ít
Đối với chị Thanh 30 tuổi chị là dân buôn bán tự do ngoài chợ khi hỏi về chị đã
nghe đến ngành công tác xã hội bao giờ chưa, thì chị trả lời “nghe nhưng chị không hiểu mấy, vì chị là dân buôn bán ngoài chợ, không dành về mấy vụ này, Vậy ngành công tác xã hội là gì em?” 33 chính vì họ không biết dẫn đến khi giao tiếp, tiếp xúc,khai thác thông tin gặp rất nhiều khó khăn
Đối với một trương hợp khác chị Trần thị T“ chị đã nghe về công tác xã hội rồi, cũng chưa được tiếp xúc nhiều, nhưng mà chị thấy trên báo đài thấy công tác xã hội
32 Biên bản phỏng vấn sâu số 10.
33 Biên bản phỏng vấn sâu số 9.