1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác xã hội với người khuyết tật tại huyện yên thành- tỉnh nghệ an

46 2,5K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Lời Cảm ƠnSau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “ công tác xã hội với người khuyết tật tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”.. CÔNG

Trang 1

KHOA LỊCH SỬ -000 -

HUẾ, 05/2014 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn:

HỒ SỸ THÁI

HUẾ, 05/2014

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “ công tác xã hội với người khuyết tật tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy giáo Hồ Sỹ Thái - giáo viên hướng dẫn đề tài của tôi, người đã chỉ dẫn cho tôi từng bước đi đến ngày hoàn thành báo cáo.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng đã nhận được sự giúp

đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, cũng như các bạn lớp công tác xã hội K34 Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND cùng toàn thể bà con huyện Yên Thành đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi, góp phần vào sự thành công của đề tài.

Mặc dù tôi đã cố gắng nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên chắc chắn báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy, kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên Sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sẽ là những lời khuyên vô giá đối với tôi trong suốt cuộc đời.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 4 năm 2014 Sinh viên: Phạm Thị Thủy

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 6

1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 6

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 6

1.1.1.1 Vị trí địa lý 6

1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên 6

1.1.1.3 Khí hậu 8

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 9

2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội 10

2.1.4 Đánh giá chung 10

1.2 Các khái niệm liên quan 11

1.2.1 Khái niệm người khuyết tật 11

1.2.2 Khái niệm công tác xã hội: 12

1.2.3 Khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN YÊN THÀNH- TỈNH NGHỆ AN 14

2.1 Thực trạng 14

2.2 Khó khăn, thuận lợi 17

2.2.1 Khó khăn của người khuyết tật nói chung 17

2.2.2 Khó khăn của NKT tại huyện Yên Thành 19

Trang 6

2.2.3 Thuận lợi 20

2.3 Các mô hình về vấn đề đó đã triển khai tại địa phương 21

2.3.1 Chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước 21

2.3.2 Hoạt động của các tổ chức chính quyền địa phương 22

2.3.3 Hoạt động của cộng đồng 24

2.3.4 Những khó khăn tồn tại 26

CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN YÊN THÀNH- TỈNH NGHỆ AN 26

3.1 Ý nghĩa của việc thực hiện CTXH với người khuyết tật tại huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An 27

3.2 Thực hành CTXH với người khuyết tật tại huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An 27

3.2.1 Tiến hành công tác xã hội nhóm: 27

3.2.2 Đề suất một số biện pháp giúp đỡ NKT 29

3.3 Đánh giá hiệu quả của hoạt động CTXH với người khuyết tật tại huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An 30

3.3.1 Những kết quả đạt được trong việc giúp đỡ NKT tại địa phương 30

3.3.2 Kết quả hoạt động CTXH với người khuyết tật tại địa phương 31

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 36

1 KẾT LUẬN 36

2 KHUYẾN NGHỊ 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Người khuyết tật là lớp công dân, là nguồn nhân lực đặc biệt của đấtnước Nói đến NKT người ta thường nghĩ ngay đến sự phân biệt, kỳ thị vì họcho rằng NKT là người không bình thường Nhưng không phải thế, họ vẫn làcon người và có quyền được hưởng hạnh phúc, tự do và bình đẳng trong xãhội Họ có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế cũng như đóng góp cho xãhội của đất nước Và trên hết, họ luôn có một nghị lực sống phi thường

Kinh tế phát triển giúp đất nước ta ngày càng giàu mạnh, đời sống nhândân được nâng cao; NKT vì thế cũng được quan tâm, chăm sóc chu đáo, cócuộc sống ấm no và hạnh phúc Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều mảnhđời bất hạnh; còn rất nhiều NKT không được ăn no, không mặc đủ ấm, khôngđược đến trường, còn bị phân biệt đối xử, kỳ thị và xa lánh

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm8% dân số, trong đó có 400 nghìn người khuyết tật nặng Mặc dù, trongnhững năm gần đây Nhà nước ta đã có rất nhiều những chính sách hỗ trợngười khuyết tật nhưng vẫn còn những vấn đề mà người khuyết tật đang gặpphải đó là sự kỳ thị và phân biệt đối xử Điều đó đã dẫn đến khả năng hòanhập và phát triển của người khuyết tật đang bị hạn chế bởi chính những địnhkiến xã hội mà họ gặp phải

Theo như báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu và Phát triển

xã hội và Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội tại 8 tỉnh thành trong cả nước thìtrong số những người được hỏi có tới 42% đối tượng NKT tự đánh giá tìnhtrạng sức khoẻ của mình kém hơn rất nhiều so với người không khuyết tật;khoảng 20% NKT và 95% NKT nặng trong độ tuổi lao động hiện không đilàm Tỷ lệ NKT có thu nhập bao gồm lương, trợ cấp và phúc lợi ngoài lươngthấp hơn nhiều so với người không khuyết tật Khoảng một nửa NKT có mứclương tháng trung bình từ 1,25 triệu đồng trở xuống

Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật vẫn đang diễn rahàng ngày và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, lao động, học tập của

Trang 8

người khuyết tật Theo như nghiên cứu thì hiện số NKT bị kỳ thị cao nhất làdạng khuyết tật giao tiếp (chiếm 95,5%), khuyết tật ghi nhớ (chiếm 81%) vàkhuyết tật trong tự chăm sóc bản thân (80%).

NKT là đối tượng gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống về

cả mặt vật chất lẫn tinh thần Nhiều NKT không có người thương yêu chămsóc, họ không có điều kiện học hành đầy đủ và hưởng cuộc sống ấm no hạnhphúc như bao người khác Đặc biệt là NKT ở các vùng nông thôn lại càngthiệt thòi hơn nữa, phần lớn họ chưa được vào các trung tâm bảo trợ xã hội

mà chủ yếu sống nhờ vào sự cưu mang giúp đỡ của những người họ hàng hay

bà con làng xóm Bên cạnh đó ở nông thôn kinh tế còn nghèo nàn, đời sốngcòn thiếu thốn do vậy NKT còn gặp nhiều khó khăn và đặc biệt NKT thiếuthốn tình cảm yêu thương của cha mẹ, của người thân, của một mái ấm giađình hạnh phúc Họ bị chấn thương về mặt tâm lý bởi sự kỳ thị và phân biệtcủa những người xung quanh, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển

và tương lai của NKT

NKT là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, rất cần được quan tâm, hỗtrợ và giúp đỡ của cộng đồng, của xã hội để họ có được một cuộc sống tốt đẹphơn, được hưởng hạnh phúc, được đối xử bình đẳng và có một tương lai tươisáng như bao người khác Bảo vệ, chăm sóc và đầu tư cho NKT chính là đầu

tư cho tương lai của đất nước

Là một nhà Công tác xã hội trong tương lai, tôi rất muốn đóng góp sứcmình vào việc giúp đỡ NKT để họ có một cuộc sống tươi đẹp hơn Xuất phát

từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Công tác xã hội với ngườikhuyết tật tại huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An”

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Người khuyết tật và các vấn đề của người khuyết tật từ lâu đã là một chủ

đề khá quen thuộc trong hoạt động xã hội Bởi những vấn đề xã hội của NKTluôn mang tính thời sự Trong những năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu vềNKT của Viện nghiên cứu phát triển xã hội như “ giảm kỳ thị và phân biệt vớingười khuyết tật”, tập trung chủ yếu vào vấn đề giảm kỳ thị và phân biệt vớiNKT, đưa NKT hòa nhập vào cộng đồng

Trang 9

Bài viết ”Việc làm cho người khuyết tật: Một số cách tiếp cận ” được

đăng trên Kỷ yếu hội thảo về Việc làm cho người khuyết tật được tổ chức tạiĐại học Văn Lang, TP Hồ Chí Minh, 30/8/2011, nhắc đến vấn đề việc làmcho người khuyết tật là một nội dung cơ bản được các văn bản quy phạmpháp luật đề cập cũng như là chủ đề của nhiều chương trình xã hội Quyềnđược làm việc và tạo cơ hội được làm việc của người khuyết tật trở thành mộtvấn đề quan trọng và được coi là chìa khóa để giúp người khuyết tật tự thayđổi cuộc sống của bản thân

Ngoài ra còn có các hoạt động, chương trình về NKT:

Ngày 7/10/2013, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đãphối hợp với Liên hiệp Hội Người khuyết tật Việt Nam và Trung tâm Hànhđộng vì sự phát triển cộng đồng tổ chức Lễ khởi động Dự án Liên hợp quốc

về Thúc đẩy quyền của người khuyết tật

Ngày 20/8/2013 vừa qua Hội thảo “Sống với khuyết tật và cái giá của sự

kỳ thị” đã diễn ra tại Khách sạn Melia, Hà Nội do Viện Nghiên cứu Dư luận

Xã hội và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội tổ chức

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những bài viết về người khuyết tật đăngtrên các tờ báo, tạp chí Cụ thể như:

Bài viết “ Đem lại cuộc sống tự lập cho người khuyết tật” ra ngày12/5/2014 của tác giả Trịnh Sơn đăng trên báo nhân dân

“ Việc làm cho người khuyết tật: Cần hướng tới thực chất” của tác giả Hồng Kiều ra ngày 17/4/2014 đang trên báo Việt Nam +

Điều đó cho thấy rằng, nghiên cứu về NKT hoàn toàn không phải là mộtphát kiến Trong mọi đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu đều muốn đi sâutìm hiểu thực tế cuộc sống của NKT ở vùng nông thôn, để từ đó đưa ra biệnpháp can thiệp CTXH thích hợp nhằm giúp NKT vượt qua khó khăn, mặccảm và vươn tới cuộc sống tươi đẹp hơn

3 Mục tiêu nghiên cứu.

3.1. Mục tiêu chung:

Thông qua thực trạng người khuyết tật nhằm xác định những nhu cầu cơbản của người khuyết tật, cũng như những khó khăn mà người khuyết tật gặp

Trang 10

phải trong đời sống Trên cơ sở đánh giá các giải pháp đã được thực hiện trước

đó đề suất một số giải pháp nhằm hỗ trợ và giúp đỡ cho người khuyết tật

3.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu thực trạng người khuyết tật tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

- Xác định những khó khăn mà người khuyết tật đang gặp phải trongcuộc sống

- Tiến hành các phương pháp công tác xã hội với NKT tại địa bàn nghiêncứu và đề suất một số giải pháp nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn choNKT Phương pháp công tác xã hội được thực hiện ở đây là tiến hành côngtác xã hội với cá nhân cụ thể và công tác xã hội với nhóm

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Công tác xã hội với người khuyết tật

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2009- 2013

- Giới hạn nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các nội dung sau thực trạng đờisống của người khuyết tật và khó khăn của NKT trong đời sống; đề xuất cácgiải pháp nhằm hổ trợ, giúp đỡ và đảm bảo cuộc sống cho NKT

5 Phương pháp nghiên cứu.

Xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài sẽ sử dụng một cách linh hoạt cảhai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiêncứu định lượng Trong đó có các phương pháp cụ thể như sau:

5.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:

Tiến hành thu thập và phân tích những tài liệu về NKT để tìm hiểu thựctrạng đời sống cũng như nhu cầu của NKT

Trang 11

5.4 Phương pháp thảo luận nhóm:

Nhằm tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu của NKT và tạo sự đồngcảm chia sẻ giữa những NKT

5.5 Phương pháp đóng vai:

Nhằm hình thành khả năng giao tiếp, rèn luyện tính tự tin cho ngườikhuyết tật Qua đó giúp NKT vượt qua những khó khăn trong cuộc sống

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý.

Huyện Yên Thành ở phía Đông Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinhkhoảng 60km về phía Bắc Chiều Bắc Nam từ Hòn Sương giáp Quỳnh Lưu ởphía Bắc, đến Tràng Sơn giáp Nghi Lộc ở phía Nam dài gần 40km, thuộc18’55 phút đến 19’12 phút, độ vĩ Bắc Chiều Đông từ thôn Ngọc Sơn làng Đại

Độ đến làng Tràng Thịnh ,ở phía Tây, dài 35km thuộc 105’11 phút đến105’34 phút độ kinh đông Cách bờ biển nơi gần nhất ở xã Đô Thành 6km,nơi xa nhất ở xã Thịnh Thành gần 40km

Phía Bắc giáp các huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu; phía Đônggiáp các huyện Diễn Châu; phía Đông Nam giáp huyện Nghi Lộc; phía Namgiáp huyện Đô Lương; phía Tây giáp huyện Tân Kỳ

1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên.

Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng

Về thế hình, huyện Yên Thành giống như một hình lòng chảo không cân

Ba phía Bắc, Tây, Nam là rừng núi và đồi trọc, ở giữa phía Đông là vùngđồng trũng tiếp giáp với huyện Diễn Châu, nơi cao nhất là đỉnh núi Vàng Tâm

ở phái Bắc làng Qùy Lăng cao 544m Nơi sâu nhất là vùng trũng ven sôngĐiển, sông Cầu Bà âm 0,6m so với mực nước biển

Đồng bằng huyện Yên Thành nằm trong á miền đồng bằng Nghệ An.Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 20.387,37 ha; trong đó có15.783,35 ha đất trồng cây hằng năm, 13.532,96 ha đất trồng lúa, 2.230,39 hađất trồng cây hàng năm khác, 4.615,02 ha đất trồng cây lâu năm ( theo số liệuthống kê về kinh tế- xã hội huyện Yên Thành) Vùng đồng bằng này đượcnằm trong kiến tạo “Tân sinh” Qua hai lần biển tiến ( nước dâng lên từ 90đến 100m) và hai lần biển thoái( nước biển rút từ 90 đến 100m) cách ngàynay 2 triệu năm và do vật liệu biển bồi tụ, những bậc phù sa cổ hình thành,

Trang 13

nên vừa nhỏ hẹp…,kém phì nhiêu Điều đáng chú ý là đồng bằng Yên Thành

có độ nghiêng lớn, mặt cắt dày nên diễn ra các quá trình mài mòn, rửa trôi vàbồi tụ đồng bằng lại hẹp ngang, lũ lụt nhanh mang theo ra biển những phầnđất mịn chưa kịp lắng đọng Vì vậy đất nhẹ nên giữ đất, giữ nước kém, độmàu mỡ không bằng đồng bằng sông Mã, kém xa đồng bằng Bắc Bộ và Nam

Bộ, ở giữa cánh đồng lại xuất hiện những nhánh núi, quả đồi, lèn đá lẻ; một

số cánh đồng ở vùng trũng bị nhiễm mặn Tuy vậy, mấy nghìn năm nay, đây

là địa bàn quan trọng để sản xuất lúa và hoa màu, là nơi cung cấp nhiều tôm,cá… Và là nơi tập trung đông dân cư của tỉnh

Núi rừng và đồi ở Yên Thành là dạng địa hình chiếm hầu hết diện tích ởphía Bắc, phía Tây và phía Nam huyện Tổng diện tích lâm nghiệp 21.660,77

ha, trong đó có 11.521,5 ha đất rừng sản xuất, và 10.139,27 ha đất rừng phòng

hộ Dãy núi phía Bắc được hình thành do dãy núi ở phía Đông Bắc Bộ chạy

về Quỳnh Lưu tới Yên Thành, hình thành một bức màu xanh của dãy núi Bồ

Bồ Dãy núi phía Tây và phía Nam huyện do dãy núi Phu Hoạt ở Tây BắcNghệ An chạy về, hầu hết là rừng núi và đồi thấp, nhưng có độ nghiêng dốclớn Ở đây xưa kia có thảm rừng xanh bao phủ, rừng có nhiều gỗ quý như lim,sến, kền kền, gụ, dổi….Có nhiều động vật quý như voi, hổ, bò rừng, lợn rừng,

… Nhiều dược liệu quý như sâm nam, hà thủ ô,….Hiện nay, nguồn tàinguyên này đang ngày càng cạn kiệt Có nhiều khu rừng bị trọc hóa, một sốkhu rừng còn giữ được màu xanh cũng là rừng thứ sinh Đáng kể có rừng lim

ở Lăng Thành, gụ ở xã Xanh Găm Ở đây có các đỉnh núi cao như Vàng Tâm544m, Bồ Bồ 459m, đồi Mồng Gà 385m, động huyệt 301m… Ở giữa các dãynúi có nhiều thung lũng kín đáo như thung Lăng, thung Mây, thung Buồng….Một dạng địa hình khác ở Yên Thành là do hiện tượng lắng đọng trầmtích, đá vôi ở Nham Tướng vào thế kỷ Carbon, cách đây khoảng 287 triệunăm, hình thành nhiều lèn đá vôi ở Đồng Thành, Nam Thành, Lý Thành, BảoThành, Vĩnh Thành… Nơi đây có nhiều hang động kín đáo, có nhiều mạchnước ngầm và khoáng sản Núi đồi, lèn đá, thung lũng và đồng bằng đã tạonhiều cảnh quan đẹp cũng là vốn đất chủ yếu của huyện Yên Thành

Hiện nay, địa hình Yên Thành có ba vùng rõ rệt: vùng đồi núi bán sơnđịa 20815 ha, vùng đồng bằng thâm canh 16954 ha, vùng đồng trũng

Trang 14

Về khoáng sản, căn cứ vào việc thăm dò cho đến hiện nay, Yên Thànhchưa phát hiện được khoáng sản kim loại mà chỉ là khoáng sản phi kim loại,đáng kể có đá vôi ở Đồng Thành, Nam Thành, Lý Thành,… , mỏ barit ở SơnThành, cát xây dựng ở Sơn Thành, Bảo Thành, than bùn ở Vĩnh Thành.

1.1.1.3 Khí hậu.

Yên Thành có khí hậu và thời tiết khá phức tạp, có những mặt ưu đãinhưng cũng có những mặt khắc nghiệt Nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đớigió màu, quanh năm nhận được bức xạ lớn của mặt trời Tổng nhiệt lượng cảnăm hơn 8500 độ C, đạt 75kalo/ cm2 Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23 độ

C Lượng mưa trung bình hằng năm là 1600- 1800 mm Mưa tập trung vàocác tháng cuối của mùa hạ, cũng có năm ngay giữa tháng năm,( khoảng 20/4

âm lịch), xuất hiện lũ tiểu mạn đủ nước cho sản xuất và hoạt động nhưngcũng gây lũ lụt, mất mùa Do địa hình phức tạp, lại có độ nghiêng dốc lớn nênnhững cánh đồng bậc thang ven chân núi, quá trình mài mòn, rửa trôi diễn ramạnh, tầng đất canh tác mỏng, thường bị khô hạn và bạc màu Vùng đồngtrũng bị lũ lụt ngật úng hai đến ba lần

Nắng nóng cũng không rãi đều quanh năm, mà tập trung vào tháng 6,tháng 7, mùa hè có nồm biển thổi vào và gió Tây Nam từ dãy Trường Sơnthổi sang Gió Tây Nam rất khô nóng, làm cho sự bốc hơi diễn ra nhanh, đồngruộng khô hạn, Nhiệt độ trung bình mùa hè là 35 độ C, có ngày lên đến 39 độC; khi chưa có hệ thống nam giang, hồ đập, những đợt Nam Lào kéo dài gây

ra tác hại nghiêm trọng đến mùa màng và sức khỏe con người Mùa đông, giómùa Đông Bắc xâm nhập vào, nhiệt độ giảm, tạo nên sự khô hanh, cũng cókhi mưa dầm kéo dài

Sông hồ ở Yên Thành không nhiều và không có sông lớn, hầu hết sôngsuối bắt nguồn từ các dãy núi phía Bắc, Tây Nam Đến nay huyện Yên Thành

đã xây dựng được gần 200 hồ đập lớn nhỏ, giữ lại trên 100 triệu m3 nước đểtưới cho vùng cao

- Về giao thông, do địa hình là một vùng chảo không cân, ba phía là núi,

ở giữa là đồng trũng nên ngoài các tuyến đường sông từ cửa Lạch Vạn, sôngBùng Lên, Yên Thành chỉ có tuyến đường liên hương, liên tổng, liên huyện.Các con đường làng thường nhỏ hẹp Mãi đến thế kỷ 20, đường quốc lộ 7A vàđường Tỉnh Lộ 538 mới được khai thông, nhưng cũng đi qua huyện YênThành 15km

Trang 15

Bản đồ hành chính huyện Yên Thành

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.

Yên Thành là một huyện đồng bằng bán sơn địa, bao gồm 39 xã, thị trấnđược chia làm ba vùng: vùng thâm canh, vùng phía nam, vùng đồi núi; trong

đó có 16 xã miền núi chiếm 69% diện tích đất tự nhiên với 43% dân số, 20 xãđồng bằng, thị trấn chiếm 31% diện tích đất tự nhiên, chiếm 57% dân số

Bảng 1 Danh sách các xã trực thuộc huyện Yên Thành

Trang 16

Yên Thành là một mảnh đất giàu truyền thống và hiếu học Nhiều ngườicon quê hương đã trở thành những danh nhân nổi tiếng của đất nước Từ thờiTrần đến thời Nguyễn, Yên Thành có 21 vị đại khoa Tiến sĩ.

Đến nay, toàn huyện có 139 làng văn hóa và có 77 cơ quan đơn vị đạt tiêuchuẩn văn hóa, bên cạnh đó có 49.190 hộ được công nhận gia đình văn hóa

2.1.3.Tình hình phát triển kinh tế- xã hội.

Kinh tế của huyện Yên Thành trong những năm gần đây có bước pháttriển khá toàn diện về cả nhịp độ, sản lượng và cơ cấu giá trị sản phẩm năm

2007 đạt 996 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm là13.1%

Thực hiện chủ trương Nhà Nước và nhân dân cùng làm, trong nhữngnăm đổi mới, Đảng Bộ và nhân dân Yên Thành đã phấn đấu không mệt mỏi,vượt qua khó khăn để xây dựng một cơ sở hạ tầng điện, đường, trường,trạm…tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ đã làm cho bộ mặt nông thôn ngày càngđổi mới, thêm phần khởi sắc, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho nhân dân Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mức sống của nhândân ngày càng được nâng cao Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảmnghèo đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng Bộ lần thứ XXIV đã đề ra

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởngđến việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và gây ra tình trạng đói nghèotrong địa bàn huyện nói riêng

Là một huyện có số dân đông so với các huyện đồng bằng khác trongtỉnh, dân trí thấp, không có các công trình công nghiệp lớn của tỉnh đóng trênđịa bàn huyện, là một huyện trọng điểm lúa nước nhưng giá cả nông sản, thịtrường tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn Tiềm năng vùng đồi chưa

Trang 17

có điều kiện khai thác, các tuyến giao thông tỉnh bị xuống cấp trầm trọng.Thời tiết những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, hạn hán, rét đậm kéo daiảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân Bên cạnh đó, diện tích nôngnghiệp quá ít nên sản xuất lượng lương thực của huyện đạt ở mức thấp, hằngnăm bình quân đầu người chỉ đạt 70 kg Theo kết quả điều tra về lao độngviệc làm thì số người không có việc làm là 15% Mặc dù nền kinh tế củahuyện còn gặp nhiều khó khăn vốn có như: xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầngcòn nhiều thiếu thốn… Song, cùng với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dâncùng với sự nổ lực phấn đấu của các ngành, các cấp đã duy trì nhịp độ pháttriển của nền kinh tế- xã hội với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14% , nền kinh

tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước Góp phần làm chocuộc sống của người dân từng bước được cải thiện và đi lên

1.2 Các khái niệm liên quan.

1.2.1 Khái niệm người khuyết tật.

Dựa vào công ước: “NKT là sự tương tác với những người có khiếm

khuyết và những rào cản xã hội Những rào cản này cản trở sự tham gia củaNKT trên cơ sở với người khác về hệ quả

Theo luật NKT của Việt Nam: “ NKT là người có một hoặc nhiều

khiếm khuyết về thể chất lẫn tinh thần gây suy giảm đáng kể và lâu dài đếnkhả năng thực hiện hoạt động sống hằng ngày”

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là:

khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap) Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của

cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý Khuyết tật chỉ đến sựgiảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết Còn tàntật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết dotác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO,1999) Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, ngườikhuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội

và có một cuộc sống giống như thành viên khác (DPI, 1982) Do vậy, khuyết

Trang 18

tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơthể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống

1.2.2 Khái niệm công tác xã hội:

Cho đến nay đã có nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau về côngtác xã hội (CTXH) Tuy không đối lập nhưng cũng chưa có được một địnhnghĩa thống nhất

Theo Foundation of Social Word Pratice: CTXH là một môn khoa họcứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt đượcmột vị trí ở mức đô phù hợp trong xã hội CTXH được coi như một môn khoahọc vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đãđược chứng minh Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn vàxây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa

Joanf Robertson – chủ nhiệm khoa CTXH trường đại học Winconsin,

Hoa Kỳ: CTXH là quá trình giải quyết những vấn đề hợp lý nhằm thay đổitheo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm,

ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ Nhân quyền vàcông bằng xã hội là các nguyên tác cơ bản của nghề (Theo định nghĩa này thìCTXH sẽ không được công nhận tại các nước chưa có nền giáo dục phát triểncao về CTXH)

Theo Nguyễn Thị Oanh (Đại học Mở bán công TPHCM):

CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao, được thực theocác nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hổ trợ cá nhân và nhómngười trong việc giải quyết các vấn đề trong đời sống của họ; qua đó CTXHtheo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội CTXH

Trang 19

là hoạt động thực tiễn bởi họ luôn làm việc trực tiếp vợi đối tượng, với nhómngười cụ thể và mang tính tổng hợp cao, bởi người làm CTXH phải làm việcvới nhiều vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đềgia đình…

Theo Từ điển Xã hội học (G.Endruweit và G.Trommsdorff – NXB Thế

CTXH là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và

hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí,vai trò của các cá nhân, nhóm, cộng đồng nguời yếu thế nhằm tiến tới sự bìnhđẳng và tiến bộ

Công tác xã hội còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giảiquyết các vấn đề xã hội, về con người mang tính bức xúc nhằm thỏa mãn cáclợi ích căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác, gópphần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình

1.2.3 Khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật.

Cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau nhưng tựuchung lại có thể nêu lên một cách khái quát như sau: công tác xã hội với NKT

là một tiến trình can thiệp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề mà NKTđang gặp phải, giúp họ tự vượt qua những khó khăn và cải thiện được vai trò,

vị trí của mình trong xã hội

Trang 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

TẠI HUYỆN YÊN THÀNH- TỈNH NGHỆ AN

2.1 Thực trạng

Huyện Yên Thành là một đồng bằng bán sơn địa Dân số hiện nay có275.165 người, trong đó số người khuyết tật chiếm 6.300 người, trong đókhuyết tật vận động là 2.100 người, khuyết tật thị giác là 1.210 người, khuyếttật thính giác là 900 người, khuyết tật ngôn ngữ là 890 người và khuyết tật trítuệ là 1.200 người Người khuyết tật chiếm một tỷ lệ rất cao trong dân số củaHuyện

Tuy nhiên để dễ dàng trong việc phân loại trợ cấp cho người khuyết tật,UBND huyện phân ra các loại khuyết tật như: người cao tuổi khuyết tật chiếm30% trong tổng số NKT; thương binh, bệnh binh chiếm 25% tổng số NKT,trẻ em khuyết tật các loại có trên 1.300 em, thanh niên khuyết tật chiếm 20%tổng số người khuyết tật

Bảng 5: Phân Loại NKT trên địa bàn nghiên cứu

Phân loại người khuyết tật Số lượng ( người) Tỷ lệ (%)

Trang 21

Bảng 6: Sự gia tăng NKT trên địa bàn huyện từ năm 2009- 2013

Stt Tên xã

Tổng số NKT

Khuyết tật vận động

Khuyết tật thị giác

Khuyết tật thính giác

Khuyết tật ngôn ngữ

Khuyết tật trí tuệ

Trang 22

Người khuyết tật ở các xã trên địa bàn Huyện năm 2012

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp NKT có hoàn cảnh đặc biệt năm 2012)

NKT trên địa bàn huyện ngày một gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau

2.2 Khó khăn, thuận lợi

2.2.1 Khó khăn của người khuyết tật nói chung.

Người khuyết nói chung và NKT ở Huyện Yên Thành nói riêng đều gặpkhó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm, hôn nhân, kỳthị Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân và kết quảcủa nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn Sự giúp đỡ lớn về vậtchất không phải ai cũng làm được nhưng về tinh thần thì khác chúng ta giúpđược rất nhiều chỉ cần sự thành tâm mà thôi Cản trở lớn nhất với ngườikhuyết tật là kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người rabên lề của cuộc sống Và kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoahọc kỹ thuật - nó là vấn đề thuộc tâm lý, và sự ý thức sâu xa giá trị sống củacon người - mà không phải là lòng thương hại - nhưng là lòng cảm thông thực

Trang 23

sự sẽ chỉ hướng cho hành động đúng đắn của chúng ta Dưới đây trình bày cụthể những bất lợi chung của người khuyết tật.

Về học tập:

Với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở người khuyết tật về trí tuệ hoặc

cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức

là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn Người khuyếttật cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyếtcủa mình - điều này đôi khi yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất nhiều hơn so vớigiáo dục thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáodục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như

là bất khả thi

Về việc làm:

Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc, trình

độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so với cộng đồng.Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thựchiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những việcliên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì không nêntìm những việc phải đi lại quá nhiều Một số khác thì yêu cầu ngoại hình vàsức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận

Về hôn nhân:

Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này cónhiều nguyên nhân Theo nguyên lý chung thì con người có xu hướng lựachọn bạn đời có bộ gen tốt, do vậy người khuyết tật thường bị cho là lựa chọn

"dưới tiêu chuẩn" Thứ nữa nếu một người lành lặn yêu người khuyết tật, giađình - đặc biệt là bố mẹ của người không khuyết tật thường phản đối vì họ sợrằng nếu lấy con họ sẽ khổ Ngoài ra là những lo sợ về di truyền, khả năngchăm sóc con cái yếu kém và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm, kinh tếkhó khăn, xấu hổ với xã hội Người khuyết tật cũng thường có mặccảm mình làm khổ người yêu với suy nghĩ sai lầm kiểu như: Đáng ra anh (cô)

ấy sẽ hạnh phúc hơn nếu yêu và lấy người lành lặn Dư luận xã hội nói chung

có cách nhìn phiến diện, dư luận cho rằng sẽ là đôi đũa lệch nếu như một cô

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Trần Văn Bình (2002), Giáo dục trẻ khuyết tật, NXB Giáo dục, Hà Nội 2. Bùi Quang Dũng, CTXH với người nghèo và người khuyết tật. Tập bài giảng. Trường ĐHKH Huế Khác
3. Trần Văn Kham, Việc làm cho người khuyết tật Khác
4. Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, NXB Đại học Mở- Bán Công TP.HCM Khác
5. Nguyễn Hữu Nhân ( 2004) , Phát triển cộng đồng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
6. Nguyễn Thị Oanh (1998), Công tác xã hội đại cương, NXB giáo dục Khác
7. Mai Thị Kim Thanh, Thực hành CTXH 1. Tập bài giảng. Trường đại học KHXH & NV Hà Nội Khác
8. Mai Thị Kim Thanh ( 2008), Các vấn đề xã hội và an sinh xã hội. Tập bài giảng. Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội Khác
9. Giáo sư Nguyễn Việt, Tâm thần học, NXB y học Khác
10. Hồ Chí Minh- toàn tập (1996), NXB Chính trị quốc gia, HN Khác
11. Sở LĐ-TB & XH tỉnh Nghệ An (2012), Một số văn bản, tài liệu quan trọng về công tác bảo vệ và chăm sóc NKT. Tài liệu tập huấn Khác
12. UBND huyện Yên Thành (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình Bảo vệ chăm sóc và giáo dục NKT (2009-2013) của Phòng lao động thương binh & xã hội huyện Yên Thành Khác
13. Một số văn bản quy phạm pháp luật về người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, 1994, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội Khác
14. Các văn bản pháp luật về chính sách hỗ trợ người nghèo và bảo trợ, cứu trợ xã hội, 2001, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Danh sách các xã trực thuộc huyện Yên Thành - công tác xã hội với người khuyết tật tại huyện yên thành- tỉnh nghệ an
Bảng 1. Danh sách các xã trực thuộc huyện Yên Thành (Trang 15)
Bảng 5: Phân Loại  NKT trên địa bàn nghiên cứu - công tác xã hội với người khuyết tật tại huyện yên thành- tỉnh nghệ an
Bảng 5 Phân Loại NKT trên địa bàn nghiên cứu (Trang 20)
Bảng 6: Sự gia tăng NKT trên địa bàn huyện từ năm 2009- 2013 - công tác xã hội với người khuyết tật tại huyện yên thành- tỉnh nghệ an
Bảng 6 Sự gia tăng NKT trên địa bàn huyện từ năm 2009- 2013 (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w