Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007). Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật, tương đương 7,8% dân số (thống kê của báo điện tử Dân Trí, 20022011). Phần lớn người khuyết tật tại Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và tham gia học tập ở mức thấp hơn rất nhiều so với người không khuyết tật. Gần 37% người khuyết tật trưởng thành bị mù chữ so với tỷ lệ 10% của dân số không khuyết tật (thống kê của USAID, 2009). Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong môi trường làm việc, rất ít người có công việc ổn định và thu nhập thường xuyên. Rất nhiều người khuyết tật không được làm việc ở khối việc làm chính thức. Nhìn chung, tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp cao hơn khoảng 30%. Với trình độ giáo dục và đào tạo thấp, hầu hết người khuyết tật phải dựa vào những mối quan hệ gia đình để tìm việc, gần 33% hộ gia đình có thành viên là người khuyết tật sống dưới mức nghèo (thống kê của Handicap International, 2009). Thực tế cho thấy nếu không hòa nhập xã hội, cuộc sống của người khuyết tật sẽ hết sức khó khăn. Phần lớn xã hội nhìn nhận người khuyết tật là những người không bình thường và đầy khiếm khuyết, sự kỳ thị này là một trong những lý do lớn để gạt họ ra khỏi cuộc sống xã hội. Họ không được chăm sóc sức khỏe thỏa đáng, không có bạn bè và thậm chí không có cơ hội học tập. Do không được tạo điều kiện học tập nên người khuyết tật thiếu kiến thức và kỹ năng sống, dẫn đến mất cơ hội việc làm và không tham gia vào hoạt động lao động trong xã hội. Các nhóm người khuyết tật có nhiều bất cập, thách thức với sự thích ứng trong cuộc sống do khó khăn về kinh nghiệm sống, về sức khỏe và khả năng thu nhập. Trong khi đó, sự hòa nhập xã hội là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu giúp người khuyết tật sống và tồn tại. Xuất phát từ những lý do trên, em đi vào nghiên cứu đề tài “Tiếp cận vì sự hòa nhập của Người khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Trang 11 Đặt vấn đề
Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007) Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật, tương đương 7,8% dân số (thống kê của báo điện tử Dân Trí, 20-02-2011) Phần lớn người khuyết tật tại Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và tham gia học tập ở mức thấp hơn rất nhiều so với người không khuyết tật Gần 37% người khuyết tật trưởng thành bị mù chữ so với tỷ lệ 10% của dân số không khuyết tật (thống kê của USAID, 2009) Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong môi trường làm việc, rất ít người có công việc ổn định và thu nhập thường xuyên Rất nhiều người khuyết tật không được làm việc ở khối việc làm chính thức Nhìn chung, tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp cao hơn khoảng 30% Với trình độ giáo dục và đào tạo thấp, hầu hết người khuyết tật phải dựa vào những mối quan hệ gia đình để tìm việc, gần 33% hộ gia đình có thành viên là người khuyết tật sống dưới mức nghèo (thống kê của Handicap International, 2009)
Thực tế cho thấy nếu không hòa nhập xã hội, cuộc sống của người khuyết tật sẽ hết sức khó khăn Phần lớn xã hội nhìn nhận người khuyết tật là những người không bình thường và đầy khiếm khuyết, sự kỳ thị này là một trong những lý do lớn để gạt họ ra khỏi cuộc sống xã hội Họ không được chăm sóc sức khỏe thỏa đáng, không có bạn bè và thậm chí không có cơ hội học tập Do không được tạo điều kiện học tập nên người khuyết tật thiếu kiến thức và kỹ năng sống, dẫn đến mất cơ hội việc làm và không tham gia vào hoạt động lao động trong xã hội Các nhóm người khuyết tật có nhiều bất cập, thách thức với
sự thích ứng trong cuộc sống do khó khăn về kinh nghiệm sống, về sức khỏe và khả năng thu nhập Trong khi đó, sự hòa nhập xã hội là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu giúp người khuyết tật sống và tồn tại Xuất phát từ
những lý do trên, em đi vào nghiên cứu đề tài “Tiếp cận vì sự hòa nhập của Người khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Trang 22 Nội dung
Tìm hiểu thực trạng nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật, những yếu tố dẫn đến nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật Từ đó đề xuất ra một số giải pháp giúp người khuyết tật dễ dàng hòa nhập xã hội hơn
2.1 Tình hình chung
Người khuyết tật gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè, với những người xung quanh và khó khăn trong tạo dựng hôn nhân gia đình
Người khuyết tật mong muốn được tạo điều kiện để học tập, làm việc phù hợp với bản thân và mong muốn được sự tôn trọng, thừa nhận của những người xung quanh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan
2.2 Tình hình tại địa phương
ST
T
2 Khó khăn trong việc tạo dựng mối quan
hệ hôn nhân gia đình
3 Khó khăn trong việc tạo ra thu nhập để
nuôi sống bản thân
4 Trong việc học tập, học nghề, tiếp cận với
tri thức
5 Trong mối quan hệ giao tiếp với đồng
nghiệp
6 Trong mối quan hệ giao tiếp với bạn bè 37 46.2
7 Khó có được sự thừa nhận từ những
người xung quanh
8 Mặc cảm, tủi thân về khiếm khuyết của
bản thân
9 Trong mối quan hệ giao tiếp với gia đình 24 30
Trang 3Kết quả thống kê tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy khó khăn lớn nhất
mà người khuyết tật gặp phải là “tìm việc làm”, chiếm tỉ lệ là 78,8% Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn bởi vì học vấn thấp, học nghề khó khăn,… Việc đào tạo nghề khó đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng Nhất là việc làm dành cho người khuyết tật không nhiều và không đa dạng Doanh nghiệp cũng chưa có nhận thức đúng về người khuyết tật Chính vì không tìm được việc làm nên người khuyết tật khó có cơ hội để tạo ra thu nhập và gây khó khăn trong việc tự lập, giúp ích cho gia đình, xã hội, từ đó họ cảm thấy tự ti, mặc cảm dẫn đến khó hòa nhập xã hội
Các khó khăn có tỉ lệ cao (trên 60%) là khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ hôn nhân, trong việc tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân Ta có thể thấy rằng, để người khuyết tật tìm được việc làm đã khó, việc có được thu nhập
đủ để trang trải cho cuộc sống còn khó hơn Hầu như người khuyết tật đều được trả lương khá thấp và không có cơ hội thăng tiến trong công việc Chính điều đó cũng làm cho việc duy trì hôn nhân của người khuyết tật hiện nay đang gặp rất nhiều trở ngại trong chăm sóc con cái và đảm bảo điều kiện sống gia đình
2.2.1 Tiếp cận thông tin
Việc tiếp cận thông tin của người khuyết tật có sự liên hệ chặt chẽ với khả năng tiếp cận cơ sở vật chất của họ người khuyết tật đặc biệt là người khuyết tật tại những khu vực kém phát triển, rất khó khăn để tiếp cận với các nguồn lực vật chất bao hàm cả việc tiếp cận truyền thông, thông tin, do
đó khả năng tiếp cận với các thông tin khác nhau liên quan đến đời sống của họ đều bị giới hạn
Truyền thông và công nghệ thông tin tiếp cận là phương diện khác của sự tiếp cận, giúp cho người khuyết tật có thể tiếp cân được với công nghệ thông tin cùng các dịch vụ của nó với những khoảng cách rào cản, tức là giảm thiểu tối đa cản trở với các nguồn lực đặc thù này
Trang 4Khó khăn cơ bản trong việc tiếp cận thông tin của người khuyết tật hiện nay khả năng tiếp cận thông tin dịch vụ của người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn Một số rào cản hành chính và liên quan đến chương trình ngăn cản các gia đình tiếp cận và sử dụng các hỗ trợ bao gồm thiếu thông tin, các tiêu chuẩn điều kiện còn hạn chế, thủ tục hành chính rườm rà và không linh hoạt của các dịch vụ
Khó khăn trong tiếp cận thông tin, tư vấn tâm lý đời sống của người khuyết tật, bản thân người khuyết tật vẫn luôn tồn tại những nhu cầu tâm lý, tình
cảm, tình dục Họ mong muốn được hỗ trợ, hướng dẫn, tìm hiểu những thông tin này nhưng thực tế ít khi có sự quan tâm và hiếm những hỗ trợ đáp ứng được những mong muốn này của họ Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được - chẳng hạn như khuyết chi - họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder), tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy trong tâm lý học, mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người
có khiếm khuyết cơ thể nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao
Chương trình dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình ra đời nhằm giúp người khiếm thính cùng gia đình và những người quan tâm có thể học ngôn ngữ ký hiệu từ xa, là hoạt động nhân văn và thiết thực, góp phần thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật và Luật Người khuyết tật
Trang 5nhằm xây dựng một xã hội hòa nhập - không rào cản đối với người khiếm thính
Nhìn chung tại Thành phố Hồ Chí Minh, người khuyết tật rất được sự quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ, qua những kênh thông tin họ có thể tiếp cận, hòa nhập với xã hội rất nhanh và dễ dàng
2.2.2 Tiếp cận chính sách
Những năm qua, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ về tài chính, kỹ thuật để chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch
vụ khác trợ giúp người khuyết tật Theo đó, người khuyết tật được nhập học ở
độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập Bên cạnh đó, Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác Cơ sở dạy nghề
tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật Ngoài ra, người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc
Tại Thành phố Hồ Chí Minh hầu hết người khuyết tật đều tiếp cận được chính sách sách mà nhà nước ban hành bên cạnh việc dạy nghề và tạo việc làm, Nhà nước cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch cho người khuyết tật Cùng với đó là hoạt động chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng
Trang 62.2.3 Tiếp cận dịch vụ xã hội
Nhà nước bảo đảm cho người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật; và được thụ hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật Và người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật
2.2.4 Tiếp cận giáo dục
Thực hiện Luật giáo dục, Pháp lệnh về người tàn tật, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã có nhiều quan tâm tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận dịch vụ giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chính sách
hỗ trợ người khuyết tật đến trường như miễn giảm tiền học phí cho người khuyết tật nghèo, hỗ trợ về vay ưu đãi cho người khuyết tật đi học các trường đào tạo chuyên nghiệp, cùng với các đoàn thể nhân dân tuyên truyền vận động nhân dân nơi cư trú, gia đình tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật đến trường, tuyên truyền, lên án các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người khuyết tật
Hiện này hầu hết những người khuyết tật trong độ tuổi đều được đến trường và được tạo những điều kiện thuận lợi để theo học các ngành, nghề phù hợp với khả năng, sức khoẻ của họ
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để người khuyết tật có thể hoà nhập với cuộc sống cộng đồng Ngoài việc giúp người khuyết tật tiếp cận với
hệ thống giáo dục quốc dân- giáo dục hoà nhập, thì Sở Lao động- Thương binh và Xã hội còn phối hợp với các gia đình và 02 cơ quan là Trung tâm Kỹ thuật Chỉnh hình và phục hồi chức năng và Trung tâm phục hồi chức năng Việt- Hàn đưa một số em khuyết tật vào các lớp giáo dục đặc biệt Đây là những trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập được trang bị những thiết
Trang 7bị, có nội dung, chương trình và phương thức giáo dục phù hợp với các đặc điểm, hoàn cảnh của người khuyết tật Các lớp học này bước đầu đã thu được những kết quả khả quan
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác trợ giúp người khuyết tật tiếp cận với những dịch vụ giáo dục trên địa bàn vẫn còn những hạn chế Tính đến thời điểm hiện nay, thị xã vẫn còn gần một bộ phận nhỏ người khuyết tật
mù chữ Tuy nhiên số người này chủ yếu là đối tượng trung và cao tuổi Điều này là một khó khăn lớn trong việc giúp họ tiếp cận với giáo dục
2.2.5 Tiếp cận môi trường việc làm, văn hóa, thể thao
Học nghề là một nhu cầu quan trọng đối với người khuyết tật, bởi nghề nghiệp là điều kiện quan trọng để họ có thể tiếp cận với việc làm, tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy nghề cho người khuyết tật, chính quyền đã có nhiều chính sách hỗ trợ
họ trong việc giúp họ tiếp cận với việc học nghề Một điều kiện thuận lợi là trên địa bàn có một số các trường đào tạo và dạy nghề cho người khuyết tật là điều kiện thuận lợi để người khuyết tật có thể tiếp cận với việc học nghề
Tuy nhiên, những trường nghề này có những đòi hỏi nhất định về học vấn, sức khoẻ và tài chính nên không phải người khuyết tật nào cũng có khả năng theo học những trường đó mặc dù nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ
về học phí và vay ưu đãi cho người khuyết tật
Thực hiện các chính sách giải pháp tạo việc làm người khuyết tật, Thành phố hiện có nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh có người khuyết tật đang làm việc, tạo việc làm ổn định cho lao động là người khuyết tật tại Thành phố và các tỉnh lân cận Việc giúp đỡ người khuyết tật trong việc tiếp cận với việc làm đã góp phần to lớn để họ có thu nhập tự đảm bảo cuộc sống, thấy cuộc sống có ý nghĩa, có niềm tin vàơ cuộc sống và tự tin hoà nhập cộng đồng
Trang 8Bên cạnh những kết quả đạt được như vậy thì vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là hiện trên địa bàn Thành phố vẫn còn một số người khuyết tật có khả năng lao động nhưng thiếu hoặc chưa có việc làm Điều này đặt ra yêu cầu phải có sự quan tâm giúp đỡ hơn nữa của chính quyền, cộng đồng dân cư, gia đình người khuyết tật để tạo ra cơ hội tiếp cận nghề nghiệp và việc làm cho họ và sự nỗ từ phía người khuyết tật cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong vấn đề tạo và tìm việc làm
Trong những năm qua nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đã được tổ chức từ Trung ương đến địa phương Các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí của người khuyết tật ngày càng được quan tâm, nhiều cuộc thi đấu thể thao được tổ chức để người khuyết tật được tham gia hoạt động góp phần tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm Tham gia hoạt động thể dục thể thao giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Mặc dù kinh phí còn hạn chế nhưng hàng năm vẫn hỗ trợ kinh phí cho câu lạc bộ thể thao người khuyết tật hoạt động, Trung tâm thể dục thể thao của từng Quận đã tạo những điều kiện về vật chất để câu lạc bộ thể thao người khuyết tật luyện tập
Tuy nhiên, phong trào văn hóa, thể thao của người khuyết tật mới chỉ phát triển bước đầu và chủ yếu ở khu vực các nội thành, còn khu vực lân cận, vùng ven chưa được quan tâm đúng mức
2.3 Vai trò của nhân viên Công tác xã hội
2.3.1 Nhân viên xã hội (NVXH) đóng vai trò cung cấp cho Người khuyết tật và
gia đình họ nhiều loại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho đến việc phát triển mạng lưới liên kết để có thể chuyển thân chủ đến các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các tổ chức liên quan đến nhu cầu của họ
Đánh giá ban đầu sẽ cung cấp cơ sở để NVXH phát triển kế hoạch hỗ trợ Công việc đánh giá này bao gồm đánh giá sức mạnh, nguồn lực, và cả những hỗ trợ sẵn có thí dụ như: những hành vi trong quá khứ thân chủ của họ đã xử dụng
Trang 9để ứng phó thành công với hoàn cảnh, sự hỗ trợ của gia đình, sự sắp xếp cuộc sống, mức độ học vấn, việc làm, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, v.v Người NVXH cũng phải hiểu được cảm xúc và phản ứng của thân chủ đối với sự khuyết tật, ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với gia đình của Người khuyết tật, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác
Với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia sức khỏe, người NVXH sẽ cung cấp cho họ những thông tin liên quan đến tâm lý của Người khuyết tật để họ có thể hỗ trợ những bệnh nhân khuyết tật của họ đúng cách hơn Người NVXH cũng sẽ tham vấn cho Người khuyết tật và gia đình, giúp họ lập kế hoạch cá nhân và sử dụng tối đa những nguồn nội lực và ngoại lực sẵn có trong cộng đồng
2.3.2 Sống quá lâu trong một môi trường xem Người khuyết tật chỉ là người
“tàn tật” nên Người khuyết tật ít có cơ hội học tập và phát triển, do đó đại đa số Người khuyết tật thiếu hẳn kỹ năng sống Vì vậy, NVXH còn phải đóng vai trò của nhà giáo dục, giúp Người khuyết tật phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết để họ có thể tự tin mà tham gia vào mọi hoạt động xã hội có ích cho cuộc sống của họ
2.3.3 Đồng thời, NVXH cũng giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ
hơn về Người khuyết tật và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về Người khuyết tật và sự thiếu công bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải, từ
đó tác động đến những người liên quan đến việc phát triển các chính sách cũng như những tổ chức có những chương trình phát triển xã hội để những người này bao gồm sự tham gia của Người khuyết tật vào quá trình ra quyết định, cũng như tham gia giám sát và lượng giá việc thực hiện những quyết định liên quan đến cuộc sống của chính họ
Trong lúc vai trò quan trọng của ngành công tác xã hội đã được nhà nước
và cả xã hội công nhận, và việc đào tạo NVXH đang được thực hiện ở rất nhiều trường đai học và cao đẳng trên khắp cả nước, chúng ta cũng nên cân nhắc đến
Trang 10việc đào tạo NVXH chuyên ngành để có thể phục vụ tốt hơn các đối tượng thiệt thòi trong xã hội, đặc biệt là Người khuyết tật - một bộ phận không nhỏ của xã hội vẫn được xem như “thiệt thòi nhất trong số những người thiệt thòi” - và giúp
họ và gia đình “có được chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn” theo đúng triết lý của ngành công tác xã hội
2.4 Đề xuất
Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức phi chính phủ để xây dựng các chương trình hỗ trợ người khuyết tật học nghề và tìm việc làm Thông báo rộng rãi các chính sách hỗ trợ người khuyết tật Cộng đồng và xã hội nên thể hiện sự tôn trọng, sự công bằng với người khuyết tật, thay đổi cách nhìn một cách tích cực, đầy thiện chí và quan tâm họ nhiều hơn Chính bản thân người khuyết tật nên mở lòng để đón nhận sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ của người khác, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ dành cho người khuyết tật để tạo dựng các mối quan hệ và gắn kết với mọi người rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt trên cơ thể
3 Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy đa số những khó khăn hay nhu cầu để
để hòa nhập xã hội của người khuyết tật đều liên quan đến học nghề và việc làm, cụ thể là khó khăn lớn nhất mà người khuyết tật gặp phải là: “tìm việc làm”, “Mong muốn những người xung quanh hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ khi học tập, học nghề”; Mong muốn các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho những người
có khiếm khuyết về bản thân được làm việc Một số nhu cầu chiếm tỉ lệ cao như: Mong được hòa nhập, giao lưu với bạn bè, mọi người xung quanh để tạo dựng các mối quan hệ; Mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hòa nhập xã hội của người khuyết tật là: Khó có cơ hội để kết hôn, lập gia đình; “không có việc làm ổn định để nuôi sống bản thân” Chính vì vậy, giải pháp để giúp người khuyết tật hòa nhập tốt hơn là: “Xã hội cần có trung tâm giảng dạy về văn hóa, về nghề nghiệp phù hợp cho người khuyết tật, xã hội cần tạo việc làm hay tạo điều kiện