tiểu luận công tác xã hội với người nghiện hiv , đại học khóa 9 khoa CTXH. chia sẻ trường hợp, đặt vấn đề giải quyết trường hợp đối với thân chủ là người nhiễm hiv. sử dụng các phương pháp công tác xã hội để làm tiểu luận. công tác xã hội đối với người nhiễm hiv, giúp đỡ hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
I Cơ sở lý luận 5
1 Các khái niệm 5
1.1 Khái niệm HIV 5
1.2 Kái niệm AIDS 5
2 Các khái niệm liên quan 5
2.1 Người có HIV 5
2.2 Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử 5
II Những kiến thức chung về người nhiễm HIV/AIDS 6
1 Các giai đoạn của HIV/AIDS 6
1.1 Giai đoạn 1: Giai doạn sơ nhiễm (còn gọi là giai đoạn nhiễm cấp) ………… 6
1.2 Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng 6
1.3 Giai đoạn bệnh lí hạch kéo dài 6
1.4 Giai đoạn có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ( hay còn gọi giai đoạn nhiễm HIV chuyển thành AIDS) 7
2 Các con đường lây nhiễm 7
2.1 Qua quan hệ tình dục: 7
2.2 Qua đường máu: Virut HIV sống trong máu người bệnh, vì vậy bạn sẽ dễ dàng mắc bệnh khi: 7
2.3 Qua mẹ truyền sang con: 8
3 Những dấu hiệu và triệu chứng của người nhiễm HIV 8
3.1 Nhiễm trùng cấp (còn gọi là sơ nhiễm hay nói cách khác là thời kỳ cửa sổ) 8
3.2 Nhiễm trùng không triệu chứng 8
3.3 Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài 9
3.4 Biểu hiện lâm sàng thực sự của HIV 9
III Thực trạng nhiễm HIV/AIDS, 10
1 Tình hình thế giới 10
Bảng 1 Tỷ lệ dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV và tuổi thọ bình quân trên thế giới và các khu vực 13
Bảng 2 Tỷ lệ dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV và tuổi thọ bình quân tại một số nước châu Phi 14
Trang 2Bảng 3 Tỷ lệ dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV và tuổi thọ bình
quân tại các nước Đông Nam Á 15
2 Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam 16
Bảng 3 10 tỉnh có số người nhiễm HIV tăng so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm 2012 17
Bảng 4 10 tỉnh có số người nhiễm HIV giảm so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm 2012 18
Bảng 5 Danh sách 10 tỉnh có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất cả nước 19
Biểu đồ 1 Tỷ lệ % số xã/phường, quận/huyện và tỉnh/ thành phố báo cáo có người nhiễm HIV 20
Biểu đồ 2a: Phân bố người nhiễm HIV theo giới tính 5T năm 2012 và 2013 20
Biểu đồ 2b Phân bố người nhiễm HIV theo giới qua các năm 20
Biểu đồ 3a: Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm tuổi 5T năm 2012 và 2013 21
Biểu đồ 3b: Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm tuổi qua các năm 21
Biểu đồ 4a: Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây 5T năm 2012 và 2013 22
Biểu đồ 4b: Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây qua các năm 22
Biểu đồ 5a: Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm đối tượng 5T năm 2013 22
Biểu 5b: Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm đối tượng qua các năm 22 III TRUYỀN THÔNG CHỐNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BiỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS 23
1 Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử 23
2 Các biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử 24
2.1 Tại nhà 24
2.2 Tại cộng đồng 24
2.3 Tại các cơ sở Y tế 25
2.4 Tại nơi học tập làm việc 25
3 Nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xử 25
3.1 Do đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS 25
3.2 Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS 26
Trang 33.3 Do truyền thông không đầy đủ và không phù hợp 26
3.4 Do đặc điểm tâm lý xã hội 26
3.5 Do sự bất bình đẳng về giới 27
4 Tác hại của kỳ thị và phân biệt đối xử 27
4.1 Gây khó khăn cho các hoạt động phòng,chống HIV/AIDS 27
4.2 Không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV 27
4.3 Hạn chế một số quyền cơ bản của công dân 27
4.4 Làm giảm vai trò của gia đình và cộng đồngtrong chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS 28
5 Cơ sở của việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử 28
5.1 Cơ sở khoa học 28
5.2 Cơ sở pháp lý 28
5.3 Về mặt đạo đức 30
5.4 Về mặt kinh tế xã hội 30
6 Một số quan điểm và nhận định chủ quan 31
IV GiẢI PHÁP CHỐNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BiỆT ĐỐI XỬ 32
1 Một số giải pháp 32
2 Giải pháp về truyền thông 33
2.1 Đổi mới tư duy về truyền thông 33
2.2 Đổi mới nội dung/thông điệp truyền thông 33
2.3 Đổi mới phương pháp truyền thông 33
V Vai trò của NVCTXH với người nhiễm HIV và trong việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử 34
1 Vai trò của NVCTXH với người nhiễm HIV/AIDS 34
2.Vai trò của NVCTXH trong việc chống kỹ thị và phân biệt đối xử 35
VI Kết luận và khuyến nghị 36
1 Kết luận 36
2 Khuyến nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, HIV/AIDS đã trở thành một căn bệnh và là mối lo ngại lớnđối với cả thế giới cũng như đối với Việt Nam Tại Việt Nam, lây nhiễmHIV/AIDS đang ở vào thời điểm nóng bỏng khi tình trạng những người bịlây nhiễm căn bệnh thế kỉ này đang tăng lên một cách nhanh chóng và ởnhiều cấp độ khác nhau Những hậu quả mà HIV đem lại cho con người đãđược nghiên cứu rất nhiều và thực tế đã chứng minh điều đó
Đứng trên quan điểm của một người học chuyên ngành công tác xãhội, không chỉ nói về những nguy hại mà HIV đã gây ra mà chúng ta cầnphải quan tâm cả tới những phản ứng của xã hội đối với căn bệnh này Chính
vì những tác hại to lớn của HIV tới con người mà việc kì thị và phân biệt đối
xử đối với người bị nhiễm HIV đang trở thành vấn đề rất đáng quan tâm Kìthị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV diễn ra ở nhiều khía cạnh vàcấp độ đó là việc kì thị đối với phụ nữ , trẻ em…Kì thị với người nhiễm HIVtại nơi làm việc cũng là một phần trong vấn đề kì thị và phân biệt đối xử đốivới người bị nhiễm HIV nói chung Đây là một vấn đề không mới nhưng lại
là có rất nhiều sự quan tâm nhất là đối với chiến lược phòng, chốngHIV/AIDS Vì vậy mà em xin chọn đề tài “Truyền thông chống kỳ thị vàphân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS”
Do lượng kiến thức và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránhkhỏi những sai, thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của giảng viên hướng
dẫn bộ môn – ThS.cô Đặng Thị Phương Lan để bài làm được hoàn thiện
Trang 5I Cơ sở lý luận
1 Các khái niệm.
1.1 Khái niệm HIV.
HIV là cụm từ viết tắt của tiếng Anh chỉ loại virus gây suy giảm miễndịch mắc phải ở người Khi xâm nhập vào cơ thể HIV sẽ phá hủy dần hệthông miễn dịch làm cho cơ thể suy yếu và cuối cùng là mất khả năng chônglại bệnh tật
1.2 Kái niệm AIDS.
AIDS là cụm từ viết tắt của tiếng Anh có nghĩa là “Hội chứng suygiảm miễn dịch mắc phải” , dùng để chỉ gia đoạn cuốI của quá trình nhiễmHIV, ở gia đoạn này hệ thông miễn dịch của cơ thể đã suy yếu nên ngườinhiễm HIV dễ dàng mắc các bệnh như ung thư, viêm phổi, lao viêm da, lởloét toàn thân hoặc suy kiệt Những bệnh này nặng dần lên có thể dẫn đếncái chết
2 Các khái niệm liên quan.
2.1 Người có HIV.
Người có HIVlà người mang vi rút HIV trong máu
Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạchcầu gây tàn phá hệ miễn dịch Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệtnhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm Cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấncông sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết
2.2 Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử.
Theo điều 2 của Luật phòng, chống Virút gây ra hội chứng suy giảmmiễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS ):
- Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôntrọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc người đó
có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV
Trang 6- Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối,tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của ngườikhác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệgần gũi với người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV.
II Những kiến thức chung về người nhiễm HIV/AIDS.
1 Các giai đoạn của HIV/AIDS.
Nhiễm HIVgồm 4 giai đoạn
1.1 Giai đoạn 1: Giai doạn sơ nhiễm (còn gọi là giai đoạn nhiễm
cấp).
Hầu hết người bị lây nhiễm HIV không biết mình bị lây nhiễm Saukhi nhiễm HIV khoảng 2-8 tuần, người bị lây nhiễm xuất hiện các triệuchứng như sốt, vã mồ hôi, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp, viêm họng, hạch
cổ, hạch nách sưng to, phát ban dạng sởi, ngứa ngoài da Ngoài ra, có thểxuất hiện các bệnh lí thần kinh như viêm màng não, viêm não… Các triệuchứng của giai đoạn này hoàn toàn biến mất sau 8-10 ngày Sau các biểuhiện sơ nhiễm (có hoặc không có triệu chứng) khoảng 6-12 tuần thì xétnghiệm máu có thể phát hiện thấy kháng thể chống HIV trong huyết thanh
1.2 Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng
Thời gian này có thể kéo dài từ 10-12 năm, người nhiễm HIV trongmáu nhưng không có biểu hiện lâm sàng Những người này có vẻ ngoài khỏemạnh bình thường, xét nghiệm máu có thể thấy kháng thể kháng HIV (trừthời gian đầu từ vài tuần đến vài tháng xét nghiệm vẫn âm tính) Đó là thời
kì "cửa sổ" Thời kì này có thể kéo dài tới 6 tháng Tiến triển nhanh haychậm tùy thuộc vào loại HIV và sức đề kháng của cơ thể: Nhiễm HIV-1 tiếntriển nhanh hơn nhiễm HIV-2; trẻ dưới 5 tuổi và người trên 50 tuổi cũng tiếntriển nhanh hơn
1.3 Giai đoạn bệnh lí hạch kéo dài.
Trang 7Khoảng 1/3 người nhiễm HIV có hạch to nổi toàn thân, thường gặp ở
2 bẹn, vùng cổ, nách, dưới hàm… Các hạch có đặc điểm là đối xứng nhau
1.4 Giai đoạn có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ( hay còn gọi giai đoạn nhiễm HIV chuyển thành AIDS)
Giai đoạn này sức đề kháng của cơ thể giảm đi, người bệnh rất dễmắc các bệnh nhiễm khuẩn như: lao, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và nấm;sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, nhiều người bị tiêu chảy mạn tính kèmtheo sút cân Khi vào giai đoạn AIDS tiến triển hay còn gọi là giai đoạn cuối,tình trạng suy giảm miễn dịch nặng, sẽ xuất hiện các nhiễm khuẩn cơ hộikhác như viêm màng não, một số khối u (như Sarcoma Kaposi) Bệnh nhân
sẽ tử vong trong vòng từ 1-2 năm
2 Các con đường lây nhiễm.
Có 3 con đường chính lây nhiễm HIV
2.1 Qua quan hệ tình dục:
- HIV có thể sống trong tinh dịch của nam giới, dịch nhờn âm đạo của phụ
nữ, vì vậy nếu quan hệ tình dục bừa bãi bằng đường âm đạo, đường hậu mônhay đường miệng mà không có sử dụng “bảo vệ” như bao cao su thì rất dễ dàng nhiễm bệnh HIV
2.2 Qua đường máu:
Virut HIV sống trong máu người bệnh, vì vậy bạn sẽ dễ dàng mắc bệnh khi:
- Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích mà người bệnhHIV đã sử dụng
- Truyền máu phải máu của người mắc bệnh HIV
- Săm trổ bằng vật dụng đã sử dụng cho người nhiễm HIV
- Tiếp xúc vết thương hở, rách da thịt với máu, tinh dịch hay dịch âmđạo của người mắc bệnh HIV
Trang 8- Do tai nạn y tế: chọc phải kim tiêm đã tiêm cho người nhiễm HIVvào người.
2.3 Qua mẹ truyền sang con:
Mẹ bị nhiễm HIV mang thai cũng có thể truyền sang cho con trong lúc mangthai, trong quá trình chuyển dạ và đẻ vì em bé dễ dính máu có nhiễm HIV của mẹ truyền sang, hoặc lúc cho con bú, trong sữa mẹ có chứa virut HIV truyền sang
3 Những dấu hiệu và triệu chứng của người nhiễm HIV.
Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng HIV được chia theo 4 giaiđoạn:
3.1 Nhiễm trùng cấp (còn gọi là sơ nhiễm hay nói cách khác là thời kỳ cửa sổ)
Trong 2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, bất kỳ qua con đường nào, 20%bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với sốt (38-40 độ C), đau
cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng,phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to Một sốbệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dâythần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày
và tự khỏi hoàn toàn Còn lại, hầu hết những người nhiễm HIV không cóbiểu hiện gì khi mới nhiễm
Trong giai đoạn này, chỉ mới có sự hiện diện của kháng nguyên tứcvirus HIV trong máu Phải chờ 2-12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúcnày mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm xác định nhiễm HIVthông thường (huyết thanh chẩn đoán) Đây là giai đoạn đặc biệt dễ lây dobệnh nhân không biết mình nhiễm bệnh
Trang 93.2 Nhiễm trùng không triệu chứng
Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp, bệnh nhân nhiễm HIV rơi vào giai đoạndài không triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn đoán huyết thanh lại khá dễdàng, dựa vào sự hiện diện của kháng thể chống HIV Tức là trong giai đoạnnày bệnh nhân sẽ có kết quả chính xác sau khi làm xét nghiệm máu để tìmkháng thể chống virus HIV Sở dĩ, chúng ta phải làm xét nghiệm tìm khángthể là vì việc xét nghiệm tìm kháng nguyên (phát hiện virus HIV) đòi hỏiphải có điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cao cấp Trong khi đó, tìnhtrạng ngân sách của chúng ta thì chưa thể đáp ứng được
3.3 Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài
Sau khi huyết thanh dương tính, 50-70% trường hợp xuất hiện hộichứng hạch to toàn thân và kéo dài Hội chứng này được chẩn đoán khi có
đủ các điều kiện sau:
- Có ít nhất 2 hạch khác nhau (không kể hạch bẹn)
- Mỗi hạch thường có đường kính trên 1 cm
- Hiện diện kéo dài trên 1 tháng
- Không giải thích được lý do nổi hạch
Hay gặp nhất là hạch cổ, rồi đến hạch dưới hàm, hạch nách Một sốhạch ít gặp hơn là hạch ở khuỷu tay, trung thất (trong lồng ngực), và trong ổbụng
3.4 Biểu hiện lâm sàng thực sự của HIV
Khi bệnh nhân được chẩn đoán là bị nhiễm HIV nghĩa là đã mắc cácbệnh nhiễm trùng cơ hội từ bên ngoài hay nói cách khác là do HIV đã đến
Trang 10HIV đến lúc chết thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng Riêng đốivới trẻ em, thời gian này thường ngắn hơn, khoảng 10-12 tháng Biểu hiệnlâm sàng chính thường là nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư Phần lớn là bệnhnhân mắc các bệnh lao đặc biệt là lao phổi, các bệnh đường tiêu hoá, bệnhliên quan đến dây thần kinh và các nhiễm trùng ngoài da Tuy nhiên, nếuđược chăm sóc tốt, người bệnh có thể sống hoàn toàn khoẻ mạnh trong vòng15-17 năm kể từ khi nhiễm HIV đến khi có biểuhiện của HIV Ngày nay, vớicác tiến bộ trong thuốc điều trị, thời gian này còn khả quan hơn nhiều Tuynhiên, thử thách lớn nhất hiện tại là thuốc điều trị vẫn còn quá đắt và cũngthường không sẵn có.
III Thực trạng nhiễm HIV/AIDS,
1 Tình hình thế giới.
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là hiểm họa đe dọa trực tiếp tớichất lượng giống nòi cũng như sự tiến bộ, ổn định xã hội và phát triển bềnvững của mỗi quốc gia bởi sự lây truyền HIV là hậu quả đồng thời cũng lànguyên nhân gây nghèo đói Loài người đã trải qua 3 thập kỷ đối phó vớimột đại dịch có quy mô lớn, diễn biến phức tạp và là thảm họa chưa từng có
Kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra HIV, cho đến nay AIDS vẫn
là một đại dịch nguy hiểm vì HIV lây truyền từ người này qua người khác,chưa có thuốc chữa khỏi và vắc xin phòng bệnh đặc hiệu Nghiện chích matúy và quan hệ tình dục không an toàn giữ vai trò chính trong lây nhiễm HIVhiện nay thuộc về hành vi của con người nên càng làm cho việc khống chếtrở nên khó khăn Đại dịch gây nên những hậu quả không những cho bảnthân cá nhân và gia đình người nhiễm HIV/AIDS mà còn ảnh hưởng nặng nềtới sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh - chính trị của các quốc gia trênthế giới
Trang 11Theo con số mới nhất Ngày 20/11/2012.
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS đã công bố
“Báo cáo toàn cầu về HIV/AIDS năm 2012”, trong đó nêu rõ tình hình dịch
và đáp ứng với HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu đến hết năm 2011
Theo Báo cáo này, trong năm 2011, năm thứ 31 của cuộc chiến chốngHIV/AIDS nhân loại vẫn phải “nhận” thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV(dao động từ 2,2 triệu – 2,8 triệu) và 1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu –1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS Số người nhiễmHIV/AIDS hiện đang còn sống trên hành tinh này là 34 triệu (dao động từ31,4 triệu – 35,9 triệu)
Trong 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống có khoảng ½(17 triệu người) không biết về tình trạng nhiễm vi rút này của mình Điềunày hạn chế khả năng của họ tiếp cận được các dịch vụ dự phòng và chămsóc, và do đó làm tăng khả năng lây truyền HIV từ họ ra cộng đồng
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIIDS trên thế giới đến cuối năm 2011 vàokhoảng 0,8% số người lớn (từ 15-49 tuổi) Khu vực cận Sahara của châu Phivẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất, gần như cứ trong 20 ngườilớn (độ tuổi từ 15-49) trong khu vực này lại có 01 người nhiễm HIV/AIDSđang còn sống (4,9%) Hiện khu vực này chiếm 69% tổng số người nhiễmHIV/AIDS còn sống của thế giới
Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phicao gấp 25 lần so với tỷ lệ này ở châu Á, nhưng tổng số người nhiễm HIVđang sống ở châu Á (bao gồm Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á) lên tới con
số 5 triệu
Trang 12Sau Cận Sahara của châu Phi (nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất) là vùngCaribê, Đông Âu và Trung Á - những khu vực đang có khoảng 1,0% sốngười lớn đang mang trong mình HIV.
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, chođến nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn,phức tạp, tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV,
tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8% Riêng năm 2009 ướctính có 2,6 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS
So sánh với năm 1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm 21% Báo cáoUNAIDS cũng ghi nhận tính cuối năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễmmới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận Saharan, Châu Phi Tuy nhiên hiệnvẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25% khi so sánh giữa năm 1999 và2009
Theo báo cáo tình hình HIV trên thế giới năm 2007
Báo cáo mới nhất của UNAIDS cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV hiện đãchững lại và số các trường hợp nhiễm mới đã giảm do tác động của cácchương trình HIV Trên toàn thế giới, năm 2007 có 2,5 triệu trường hợpnhiễm mới đưa tổng số người đang sống với HIV ước tính là 33,2 triệu, và
có 2,1 triệu người đã chết do AIDS
Kể từ sau Tuyên bố cam kết của LHQ về phòng chống HIV năm 2001,
số người đang sống với HIV ở Đông Âu và Trung á tăng hơn 150%, từ630.000 lên 1,6 triệu năm 2007 Còn ở châu á, ước tính con số này tại ViệtNam tăng hơn hai lần từ 2001-2005 và Indonesia có tốc độ tăng nhanh nhất
Châu Phi vẫn là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, mặc dù tình hình dịch
đã được cải thiện Năm 2007, ước tính có 1,7 triệu người mới nhiễm HIV,giảm đáng kể so với các năm trước đây Riêng khu vực Cận Sahara hiện có
Trang 13khoảng 22,5 triệu người nhiễm HIV (chiếm 66% tổng số người nhiễm HIVtrên thế giới).
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ trẻ (15-24 tuổi) có đi khám thai giảmtại 11 trong số 15 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất Số liệu sơ bộ cho thấy có
sự thay đổi trong các hành vi nguy cơ cao tại nhiều nước châu Phi Điều nàynói lên tác động tích cực của những nỗ lực phòng chống HIV trong các nămqua
Ngoài Cận Sahara châu Phi, số trường hợp nhiễm HIV mới của cácnước Đông Nam á cũng đang giảm, đặc biệt là Campuchia, Myanma và TháiLan Tuy một số nước đã đạt được những thành tựu như Thái Lan, nhưngtrong 15 năm qua dịch vẫn đang tăng ở những nam giới có quan hệ tìch dụcđồng giới và những người tiêm chích ma tuý từ 30%-50%
Số người nhiễm HIV chủ yếu trong độ tuổi 15-49 Đây là nhóm dân sốtrong độ tuổi sinh đẻ và lao động, vì thế tỷ lệ nhiễm cao ở nhóm này sẽ dẫnđến những hệ quả rất lớn về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia Trên toànthế giới gần 1% dân số 15-49 hiện đang đang sống với HIV Tỷ lệ nhiễmHIV ở khu vực kém phát triển gấp hơn 2 lần khu vực phát triển Trừ châuPhi, nơi có có tỷ lệ người đang sống với HIV cao nhất (4,5%), các khu vựckhác đều có tỷ lệ người đang sống với HIV dưới 1%, trong đó thấp nhất làchâu á (0,2%) Một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch HIV làtuổi thọ bình quân của châu Phi giảm thấp (53 tuổi)
Bảng 1 Tỷ lệ dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV và tuổi thọ
bình quân trên thế giới và các khu vực
Tỷ lệ (%) dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV
Tuổi thọ bình quân
(2007)
Trang 14Bảng 2 Tỷ lệ dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV và tuổi thọ
bình quân tại một số nước châu Phi
Tỷ lệ (%) dân số 15-49 tuổi đang Tuổi thọ bình quân
Trang 15Bảng 3 Tỷ lệ dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV và tuổi thọ
bình quân tại các nước Đông Nam Á
Tỷ lệ (%) dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV (2005/2006)
Tuổi thọ bình quân
(2007) Đông
Trang 162 Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam.
Từ tình hình chung về HIV/AIDS trên thế giới và các quốc gia khuvực thì Việt Nam cũng là một quốc gia có đại dịch hoành hành với các con
số báo động, cụ thể như sau:
Trang 17Theo con số mới nhất của: Báo cáo Công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2013 và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013
Tính đến hết 31/5/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 và 65.133trường hợp tử vong do AIDS Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là
243 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễmHIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1015,8), tiếp đến là thành phố HồChí Minh (677), thứ 3 là Thái Nguyên (610,6) Riêng 5 tháng đầu năm 2013,
cả nước xét nghiệm phát hiện mới 4.376 trường hợp nhiễm HIV, 2.029 bệnhnhân AIDS và 733 người tử vong do AIDS 10 tỉnh có số trường hợp xétnghiệm mới phát hiện dương tính lớn nhất trong 5 tháng đầu năm 2013, baogồm TP Hồ Chí Minh: 801 trường hợp (chiếm 18,3%); Nghệ An: 231trường hợp (chiếm 5,3%); Hà Nội: 223 trường hợp (chiếm 5.1%); Điện Biên:
202 trường hợp (chiếm 4,6%); Đồng Nai: 166 trường hợp (chiếm 3,8%); LaiChâu: 154 trường hợp (chiếm 3,5%); Thái Nguyên: 146 trường hợp (chiếm3,3%); Yên Bái: 123 trường hợp (chiếm 2,8%); Tây Ninh: 115 trường hợp(chiếm 2,6%); Sơn la: 112 trường hợp (chiếm 2,6%) Ngoài ra 2 tỉnh rà soát
bổ sung số liệu là Yên Bái và Lai Châu báo cáo bổ sung số HIV là 95 trườnghợp, AIDS 1436 trường hợp và 1.028 tử vong do AIDS
So sánh số trường hợp được xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễmHIV 5 tháng đầu năm 2012 và năm 2013, số trường hợp nhiễm HIV giảm32% (2050 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 50% (1994 trường hợp),
tử vong do AIDS giảm 49% (708 trường 2 hợp), 17 tỉnh có số người nhiễmHIV được mới xét nghiệm phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012 và
46 tỉnh có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm
Trang 18Bảng 3 10 tỉnh có số người nhiễm HIV tăng so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm
14 trường hợp), Lai Châu (huyện Tân Uyên tăng 24 trường hợp) và cácthành phố gồm thành phố Ninh Bình tăng 13 trường hợp, thành phố Việt Trì(Phú Thọ) tăng 19 trường hợp, thành phố Pleiku (Gia Lai) tăng 12 trườnghợp
Bảng 4 10 tỉnh có số người nhiễm HIV giảm so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm
2012
Trang 19Bảng 5 Danh sách 10 tỉnh có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất cả nước
Trang 20Tính đến hết 31/5/2013 đã có thêm 14 số xã/phường và 2 huyện mớitrên toàn quốc đã phát hiện được người nhiễm HIV so với cuối năm 2012(thị xã Hồng Ngự- Đồng Tháp và huyện Tân Sơn – Phú Thọ)
Biểu đồ 1 Tỷ lệ % số xã/phường, quận/huyện và tỉnh/ thành phố báo cáo có người nhiễm HIV
Phân bố người nhiễm HIV theo giới: phân bố người HIV phát hiệntrong 5 tháng năm 2013 ở nam giới chiếm 66,3% giảm 1,9% so với cùng kỳnăm 2012, ở nữ giới chiếm 33,7% tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước