0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tiến hành công tác xã hội nhóm:

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN YÊN THÀNH- TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 -34 )

CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN YÊN THÀNH TỈNH NGHỆ AN

3.2.1. Tiến hành công tác xã hội nhóm:

Phương pháp CTXH với nhóm là sự vận dụng kỹ năng mang tính chuyên nghiệp để can thiệp, hỗ trợ những nhóm xã hội yếu thế nhằm thay đổi nhận

thức, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề xã hội của các thành viên trong nhóm.

Trong quá trình đi thực tế tại cơ sở, tôi đã tiến hành CTXH nhóm với một nhóm trẻ khuyết tật cùng cảnh ngộ, qua đó giúp các em hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau để các em có thêm nghị lực vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

-Giai đoạn 1: Xúc tiến thành lập nhóm

Đầu tiên tôi chào hỏi và giới thiệu với các em về bản thân mình với một thái độ nhiệt tình, vui vẻ, để tạo nên sự gần gũi với các em và thông qua mục đích của mình. Sau đó tôi đã chọn 8 em thành lập 1 nhóm ( với lứa tuổi từ 10- 15 tuổi và các em bị khuyết tật vận động) gồm: Nguyễn Xuân An (15 tuổi, ở xã Phúc Thành), Đặng Văn Phúc ( 10 tuổi, xã Hậu Thành), Nguyễn Thị lý (13 tuổi, xã Phúc Thành),Trần Văn Ngọ (14 tuổi, xã Hùng Thành), Trần Tý (12 tuổi, xã Hậu Thành), Phan Văn Mùi ( 10 tuổi, xã Phúc Thành), Nguyễn Thị Thúy( 14 tuổi, xã Hùng Thành), Lê Thị Vinh(11 tuổi, xã Phúc Thành) , bầu ra một em lớn tuổi nhất làm trưởng nhóm điều hành ( trưởng nhóm tên là Nguyễn Xuân An, 15 tuổi, bị khuyết tật chân, phải ngồi xe lăn), và tôi hướng dẫn trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên , nhóm được tập trung tại xã Phúc Thành.

-Giai đoạn 2: Tiến hành hoạt động

Sau khi chào hỏi và thành lập nhóm tôi cho các em tiến hành chương trình đã đề ra. Cụ thể là tôi hướng dân cho các em thảo luận, chia sẻ với nhau về những khó khăn, trở ngại mà các em gặp phải trong cuộc sống, cách ứng phó với những hoàn cảnh ấy; những mong muốn, ước mơ, nhu cầu của các em. Tất cả các thành viên ai cũng nêu ra ý kiến của mình và em trưởng nhóm ghi lại. Vì đa số các em đều bị khuyết tật về chân tay nên các ý kiến của các em được nêu ra bằng lời và được nhóm trưởng ghi lại. Trong qua trình hoạt động còn tổ chức xen kẽ các hoạt động giải trí như trò chơi đoán chữ, hát, … Qua đó giải tỏa tâm lý cho các em, mang lại bầu không khí vui vẻ, thoải mái và xóa bỏ sự tự ti nơi các em. Qua những bài hát, những tâm sự mà các em thể hiện được mong muốn, ước mơ của mình. Các em mong muốn có được một cuộc sống bình thường, được đến trường, được vui chơi, chạy nhảy, được

sống trong sự yêu thương của mọi người xung quanh. Trong quá trình đó, tôi hướng dẫn khích lệ các em đi đúng mục đích, đồng thời quan sát và ghi nhận lại những điều cần thiết. Đồng thời tôi đưa ra một số hình ảnh minh họa về các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật hoặc là những em nhỏ cùng cảnh ngộ như các em , hay là những người khuyết tật vượt lên học giỏi thành tài như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Thông qua đó động viên khích lệ các em có thêm ý chí , nghị lực để vượt lên chính mình.

-Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả

Kết thúc buổi thảo luận tôi nhận thấy các em vui vẻ và thoái mái hơn nhiều. Các em trở nên thân mật và cởi mở với nhau hơn, cười đùa hồn nhiên. Qua đây, những đứa trẻ khuyết tật này sẽ gắn bó, đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ với nhau những tâm tư, tình cảm của mình và truyền cho nhau những kinh nghiệm để vượt qua những khó khăn, trở ngại, vượt lên số phận để sống tốt hơn.

Thông qua quá trình thực hiện CTXH với nhóm này giúp tôi hiểu thêm về những khó khăn, rào cản và những nhu cầu của NKT cũng như những tâm tư, tình cảm, mong muốn và ước mơ về cuộc sống bình thường của NKT. Để từ đó có thể giúp đỡ họ phần nào.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN YÊN THÀNH- TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 -34 )

×