Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
113,5 KB
Nội dung
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn sáng kiến: Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Ở bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới. Năm học 2012-2013 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dưng trường học thân thiện, học sinh tịhs cực” việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung của phong trào. Chí vì vậy nên các nhà trường cần chú trọng hơn đến nọi dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội,… để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 1 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh, tôi đã chọ sáng kiến về “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học”. II/ Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh Tiểu học. III/ Phạm vi nghiên cứu: - Vì đây là đề tài khá nhạy cảm, gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, sử dụng các phương pháp nghiên cứu và được thực hiện lần đầu tiên tại đơn vị. Nên việc nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học” còn gặp nhiều khó khăn rất mong các đồng nghiệp đóng góp và giúp đỡ. IV/ Phương pháp nghiên cứu: - Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh - Phương pháp khảo sát - quan sát thực tế giáo viên và học sinh. - Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. * Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học B. PHÂN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sông an toàn, khỏe mạnh và tích cực , chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. 1. Kỹ năng sống là gì? Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao. - Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhânđể họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…; Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việcvà nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm ; Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 3 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày. Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trịvà những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. - Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống được thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả… Nói các khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 4 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Vì vậy, kỹ năng sống của mỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội và chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Kỹ năng sống mang tính cá nhân bởi vì đó là khả năng của mỗi cá nhân. Mặt khác kỹ năng sống có tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợpvới những kỹ năng sống ấy. Ví dụ: kỹ năng sống của những người sống ở những vùng miền khác nhau có sự khác nhau… 2. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ: - Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm, tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo, - Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của HS là hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 5 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Khả năng kìm hãm(khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ dẫm, đe nạt các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em. - Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp, không ít những tình huống dở cười, dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để GV phải đi tìm, - Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý,trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính cách, nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ ảnh Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 6 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sống của trẻ. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay bắt chước. HS tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói, của các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng nhiều. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ. Các dạng hoạt động của trẻ emđược thực hiện trong các quan hệ: Trẻ em – Gia đình; Trẻ em - Đồ vật; Trẻ em – Nhà trường; Trẻ em – Xã hội. Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối quan hệ người – người. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy, cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáo mình. ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua nhiều năm theo dõi, chỉ đạo công tác chuyên môn ở trường TH Đổng Xá, tôi thấy thực tế của vấn đề này là: 1. Về giáo viên: Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 7 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học - Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh. 2. Về học sinh: - Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. - Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau. - Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy. 3. Về Phụ huynh: Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. 4. Về nhà trường. Trường TH Đổng Xá là một trường vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Nam của huyện, cách trung tâm huyện 43km, trường có nhiều điểm trường lẻ, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Năm học 2012-2013, nhà trường có 16 lớp với tổng số 179 Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 8 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học học sinh. Trường chưa được công nhận trường chuẩn Quốc gia. Từ năm 2000 đến nay trường luôn hoàn thành nhiệm vụ, duy nhất năm học 2011-2012 trường đat danh hiệu trường tiên tiến. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi thầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như "Giao lưu Tiếng Việt của chúng em", "Giao lưu học sinh giỏi các môn học", “Hưởng ứng ngày lễ toàn cầu về giáo dục” trò chơi dân gian, trò chơi vận động,… tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, bạn bị bệnh tật hiểm nghèo Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 9 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học cho các em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em. Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường sống Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ những thực trạng trên đây, thì việc " Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân . III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học". Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau: Các giải pháp tổ chức thực hiện việc “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học” 1. Bám sát nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 10 [...]... việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 2 Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 17 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 3 Giáo dục kỹ năng sống. . .Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động giáo dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với... 13 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 1 Xây dựng môn học giáo dục kỹ năng sống đưa vào chương trình giảng dạy của nhà trường 2 Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học có ưu thế và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường 3 Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, vào các hoạt động giáo dục khác 4 Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể... động giáo dục ngoài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể của từng môn học - Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục - Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng. .. và tìm thêm biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS được phong phú hơn C PHẦN KẾT LUẬN Từ thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Đổng Xá chúng ta đã có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối... nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của giáo dục 3 Phát huy vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: ... rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết kiềm chế bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè 5 Tổ chức hoạt động ngoại khoá chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống cho HS”, tạo cho HS một sân chơi để HS được thực hành kỹ năng sống, được giao lưu, được tư vấn về kỹ năng sống để hiệu quả rèn kỹ năng sống cho. .. nhân cách của học sinh Đặc biệt trẻ tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng ở các thầy giáo, cô giáo Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự rèn kỹ năng sống, luôn thể hiện là tấm gương trong sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 14 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 8 Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy... của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống có thể giúp học sinh sống một cách an toàn , khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù... thay đổi hành vi: Giáo viên không thể giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận thứchình thành thái độ- thay đổi hành vi Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn Do vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày hai mà phải là cả một quá trình + Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực hiện . Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 1. Bám sát nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 10 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Giáo dục kỹ. Xá 1 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh, tôi đã chọ sáng kiến về Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học . II/. hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Nguyễn Xuân Quảng – TH Đổng Xá 2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học B. PHÂN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan