Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
0,95 MB
Nội dung
Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. Lí do chọn đề tài: I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của để tài: I.3. Đối tượng nghiên cứu: I.4. Giới hạn, phạm vi áp dụng của đề tài: I.5. Phương pháp nghiên cứu: II. PHẦN NỘI DUNG: II.1. Cơ sở lý luận: II.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: II.3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. d. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: III.1. Kết luận III.2. Kiến nghị: TÀI LIỆU THAM KHẢO: Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 1 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. Lí do chọn đề tài: M. Gorki đã nói: “ Học văn là học để làm người”, chừng ấy đủ để cho ta thấy vai trò to lớn của môn Văn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Nhưng để việc học văn trở thành hứng thú, niềm say mê cho mỗi học trò quả thật không hề đơn giản. Đặc biệt đối tượng học sinh đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số như địa bàn huyện Cưmgar của chúng ta, khi mà các em vào học lớp 6 vẫn đọc chưa thông, viết chưa thạo thì vấn đề dạy cho các em thấy được cái hay, cái đẹp của môn học này quả là một vấn đề khó khăn. Là một giáo viên công tác tại địa bàn CuôrĐăng – nơi mà tỉ lệ học sinh là người đồng bào trên 70% thì câu hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Văn cho các em luôn là câu hỏi thường trực trong tôi. Vì thế trong quá trình dạy học tôi luôn chú ý đúc rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để từng bước giúp các em học sinh của mình đọc thông viết thạo từ đó các em cảm thụ cái hay cái đẹp của môn Ngữ văn. Dạy Ngữ văn thật sự là một công việc vất vả, khó khăn. Đặc biệt đối tượng học sinh là người đồng bào thiểu số. Qua thực tế dạy học tại địa phương tôi thấy chất lượng học môn Ngữ văn của các em học sinh là người đồng bào ở trường sở tại rất thấp. Số học sinh nắm vữngvà học khá bộ môn còn ít. Các em hầu hết là người dân tộc tại chỗ, nơi mà đời sống kinh tế, xã hội còn rất khó khăn nên khả năng nhận thức của các em chưa nhanh nhạy, hạn chế trong việc cập nhật thông tin. Những thao tác nhỏ cần thiết để phục vụ cho việc học tốt môn Ngữ văn nhiều em cũng chưa thông thạo. Bản thân các em là người đồng bào nên tinh thần ham học còn hạn chế. Đối với các em động cơ và mục tiêu của việc học gần như không có, đến trường, ghi chép, học bài như là điều bị ép buộc. Cho nên có những học sinh ngồi trong lớp không chú ý, không chịu phát biểu xây dựng bài và hoàn toàn thụ động. Vì vậy sau khi học xong các em nắm bắt tác phẩm một cách hời hợt, chưa sâu sắc. Hiểu về Tiếng Việt còn mơ hồ và gần như không biết tạo lập một văn bản chuẩn mực. Sở dĩ có tình trạng trên là vì các em không chịu tiếp xúc tác phẩm, không chuẩn bị bài, có chăng chỉ đối phó cho qua chuyện. Sau khi học xong các em về nhà cũng không học lại bài cũ chủ yếu đi chơi hoặc tham gia lao động giúp gia đình. Về phía phụ huynh cũng không quan tâm phó mặc Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 2 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số cho nhà trường và giáo viên. Vì thế chất lượng học tập của các em về môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung còn rất thấp. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học của mình, để bạn bè đồng nghiệp cùng trao đổi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tại những trường mà đa số học sinh là người đồng bào dân tộc như Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, huyện CưM'gar của chúng ta. Đây có thể chưa phải là “ sáng kiến” nhưng là những kinh nghiệm - điều tôi tâm đắc và đúc rút trong quá trình dạy học của mình. Tôi kính mong quý cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp cùng chia sẻ và góp ý giúp tôi hoàn thiện hơn nữa trong công tác giảng dạy của bản thân. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Qua đề tài nghiên cứu này có thể giúp người giáo viên có những định hướng, dẫn dắt học sinh cảm thụ, bình giá được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có hệ thống gợi mở, phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo và say mê chiếm lĩnh tri thức trong mỗi tiết học Ngữ văn. Dạy Ngữ văn là một công việc hết sức khó khăn, vất vả. Nó đòi hỏi cả người dạy và người học phải kiên trì, nhẫn nại và có lòng đam mê. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các giải pháp và hình thức dạy học hiệu quả đối với đối tượng học sinh là người đồng bào thiểu số. Làm được điều này sẽ kích thích được niềm say mê văn học, lòng yêu ngôn ngữ dân tộc, ý thức vươn lên của các em học sinh vốn được xem là hay tự ti, ỉ lại, chậm hiểu nhưng lại chiếm một tỉ lệ rất lớn trên địa bàn huyện nhà. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là bộ môn Ngữ văn ở cấp THCS và học sinh trong trường, cụ thể là học sinh hai lớp 9ª6 và 9ª8 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng năm học 2010 – 2011 mà tôi được phân công giảng dạy. I.4. Giới hạn, phạm vi của đề tài: Nội dung đề tài tôi nghiên cứu luôn được đông đảo đồng nghiệp quan tâm và nó có thể vận dụng ở toàn cấp học, ở mọi khối lớp. Nhưng vì khả năng hạn chế và điều kiện chưa cho phép nên tôi chỉ vận dụng vấn đề nghiên cứu ở hai lớp tôi trực tiếp Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 3 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số giảng dạy. Đó là lớp 9ª6 sĩ số 37 học sinh, 9ª8 sĩ số 40 học sinh Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, huyện CưMgar – Năm học 2010- 2011 I.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát kĩ năng, qua quá trình dạy học đúc rút kinh nghiệm. Trao đổi học hỏi thêm từ đồng nghiệp tìm ra các giải pháp hiệu quả. II. PHẦN NỘI DUNG: II.1. Cơ sở lí luận: Cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển và hòa thiện nhân cách cho học sinh. Từ việc khám phá ý nghĩa của các tác phẩm học sinh có thể tự ý thức về mình, sống có nhân cách, trong sạch và cao thượng. Bộ môn Ngữ văn bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, yêu lao động và những đức tính tốt đẹp cần có ở con người thời đại mới. Đối với các em học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số thì việc nói và viết tiếng Việt đã là một việc khó khăn còn để khám phá vẻ đẹp lấp lánh của các áng văn chương cũng như để tạo được một văn bản hoàn chỉnh truyền tải được một nội dung cụ thể thì thật quả là một vấn đề không nhỏ. Môn Ngữ văn sẽ giúp các em có vốn từ phong phú, đồng thời rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; rèn luyện năng lực ngôn ngữ và tư duy như một công cụ để học tập các môn học khác. Từ đó các em có thể tự tin trong mọi hoàn cảnh giao tiếp của cuộc sống. II.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Hai lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy gồm 77 em thuộc các xã CuôrĐăng, Adrơng – vùng đồng bào dân tộc Êđê chiếm đa số (80%). Đời sống kinh tế hết sức khó khăn, gia đình ít quan tâm nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em. Rất ít học sinh có ý thức tự giác, say mê khám phá khoa học. Đặc biệt là những môn thuộc khoa học xã hội, vì theo các em nó dài, vừa khó học lại khó nhớ mà bản thân các em là người đồng bào nên tính kiên trì nhẫn nại gần như không có. Đặc biệt môn học mang tính tư duy trừu tượng như môn Ngữ văn thì đối với các em lại càng khó khăn. Các em cho rằng môn học này là môn học khó hiểu, khó nhớ lại Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 4 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số đòi hỏi phải liên tưởng tưởng tượng. Các em thấy khá phức tạp nên thường học qua loa đối phó. Dạy tại một địa bàn như ở CuôrĐăng chúng tôi luôn được sự quan tâm chia sẻ của lãnh đạo nghành, sự giúp đỡ của BGH nhà trường, sự đồng thuận, tin tưởng của phụ huynh và sự yêu quý vâng lời của các em học sinh đã phần nào giúp sức cho chúng tôi có thêm nghị lực, niềm tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó. Bên cạnh đó bản thân chúng tôi giảng dạy tại địa bàn được xem là “ vùng trũng” của giáo dục thì khó khăn, vất vả là không cùng. Ví như tại trường tôi nói chung và hai lớp tôi dạy nói riêng số học sinh người đồng bào trình bày hoàn chỉnh một văn bản là rất hạn chế. Các em rất thụ động, không tự giác tìm tòi khám phá. Đa số học sinh không yêu thích môn Ngữ văn, không say mê hứng thú trong học tập. Nên giáo viên phải làm gì để giúp các em thật sự có ý thức, tích cực, chủ động trong học tập môn Ngữ văn là câu hỏi thường trực trong mỗi giáo viên dạy tại địa bàn đặc thù như địa bàn xã CuôrĐăng. Đó cũng là điều tôi hằng trăn trở và luôn có gắng tìm tòi các giải pháp để khắc phục. II.3. Các giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn cho đối tượng học sinh là người đồng bào, đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản trong dạy học Ngữ văn bậc THCS. + Nguyên tắc tiếp cận giao tiếp và quan điểm lịch sử + Nguyên tắc tích hợp trong vận dụng kiến thức và kĩ năng + Nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: tư duy logic và tư duy hình tượng + Nguyên tắc xây dựng bản sắc cá nhân, phát triển nhân cách (cá thể) trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng. + Nguyên tắc khai phóng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động của người học Đặc biệt giúp các có niềm say mê, yêu thích bộ môn. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: b.1. Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà: Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 5 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy đa số các em học sinh là người đồng bào thiếu số có tính ì, không chịu tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Sở dĩ có hiện tượng này là các em không chịu soạn bài, hoặc có soạn cũng sơ sài đối phó, cho qua chuyện. Đến lớp nghe cô giảng bài cũng như lần đầu tiên đọc tới bài học, tất cả đều mới mẻ xa lạ. Như vậy làm sao có thể phát huy tính chủ động, tích cực, nâng cao chất lượng bộ môn. Để phần nào khắc phục tình trạng này tôi coi trọng việc hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà. Đối với phần văn bản, trước hết xác định cho các em thấy rõ việc tiếp xúc với văn bản là hết sức cần thiết và quan trọng. Vì đọc là hành động đánh thức tác phẩm với đầy đủ ý nghĩa của nó. Đọc văn là bước khởi động để đi vào thế giới tác phẩm. Đọc để hiểu để cảm thụ tác phẩm. Cần phải đọc chậm, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ. Không chỉ đọc văn bản mà còn đọc cả tiểu sử của tác giả, tác phẩm. Giáo viên cần thường xuyên nhấn mạnh cho học sinh thấy tác dụng to lớn của việc làm này để giúp các em bước đầu tự do cảm thụ văn bản. Từ việc cảm thụ sẽ dẫn dắt các em đến việc hiểu ý nghĩa của bài văn. Khi ít nhiều có sự hiểu biết về bài văn rồi, các em chuyển sang giai đoạn thứ hai là suy nghĩ các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản ở SGK. Sau đó trả lời các câu hỏi ấy theo cách hiểu của bản thân. Đối với phần Tiếng Việt và Tập làm văn cũng vậy, nếu khâu chuẩn bị bài trước ở nhà của học sinh mà chu đáo thì viêc học trên lớp thật sự rất hiệu quả Qua quá trình dạy học tại đây tôi thấy tuy các em học sinh là người đồng bào thiếu số ý thức chuẩn bị bài ở nhà là rất hạn chế. Nhưng nếu người giáo viên tận tình, khéo léo hướng dẫn cho các em có hệ thống câu hỏi chi tiết cụ thể thì việc soạn bài lại được các em tích cực chú trọng. Để việc soạn bài thật sự có hiệu quả và hữu ích thì bản thân người giáo viên phải thật sự nhiệt tình hướng dẫn học sinh soạn đúng và đủ theo tinh thần là tìm hiểu trước. Nhắc các em không được chép sách giải hay viết dài vào vở soạn cho có lệ mà cần chuẩn bị thật tốt những gì để thầy và trò cùng có một giờ khám phá hiệu quả. Muốn làm được điều đó – để truyền được ngọn lửa đam mê văn học vào các em thì người giáo viên cũng cần làm tốt công tác chuẩn bị của mình. Tôi tin chắc rằng một giáo viên không nghiên cứu trước bài, không chuẩn bị tốt thì cũng không thể hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt được. Vì thế để hướng dẫn các em chuẩn bị tốt bản thân ta cần chuẩn bị tốt đã. Đặc biệt là dạy phần văn bản giáo viên cần đọc kĩ tác phẩm trước, Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 6 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số nghiền ngẫm bằng cả tâm hồn để khám phá cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật. Cũng cần nghiên cứu kĩ về phần tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để thấy được thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm. Sau đó hướng dẫn các em thông qua hệ thống câu hỏi mà SGK đề cập. Ta có thể đặt ra cho các em các câu hỏi buộc các em phải chuẩn bị trước để trả lời được như: - Tác phẩm viết về điều gì? - Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? - Tác giả sử dụng cách viết như thế nào? - Trong tác phẩm, em có ấn tượng nhất với chi tiết (sự việc) nào? - Tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ gì? VD: khi dạy hướng dẫn học sinh chuẩn bị soạn các bài: “ Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác” ngoài các câu hỏi trong SGK giáo viên có thể gợi ý thêm các câu hỏi khác như: Thanh Hải sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác dụng gì khi thể hiện chủ đề, tư tưởng của bài thơ? Tác giả Viễn Phương sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác vào thời gian nào? Hoàn cảnh ra sao? Hoàn cảnh ấy tác động đến cảm xúc của tác giả như thế nào? Còn đối với phần Tập làm văn và phần Tiếng Việt nếu giáo viên không hướng dẫn các em soạn bài trước thì với 45 phút không đủ để các em nắm được kiến thức và vận dụng nó vào thực hành. Vì vậy với bất kì tiết học nào cũng cần hướng dẫn cho học sinh xem trước và soạn bài ở nhà. Đồng thời chúng ta cần kiểm tra việc chuẩn bị của các em qua khâu kiểm tra bài cũ. b.2. Cách thức ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ: Khi bắt đầu tiết học giáo viên thường hỏi: “ Lớp hôm nay vắng mấy, lớp trưởng? Đó là những bạn nào?” Theo tôi thay vì hỏi như vậy người giáo viên khi đã nhận lớp một vài tuần hãy cố gắng nhớ tên từng học sinh, kết hợp với sơ đồ chỗ ngồi có thể kiểm tra sĩ số bằng việc quan sát lớp nêu tên học sinh vắng và tìm hiểu nguyên nhân về sự vắng mặt của các em rồi ghi lại vào sổ theo dõi của mình để tiết học sau có thể nhắc nhở các em đi học chuyên cần hơn. Đối với học sinh là người đồng bào dân tộc thì việc các em vắng học, bỏ tiết là chuyện rất thường tình. Các em học yếu, không thích những nội quy gò bó nên thường trốn học. Nếu giáo viên mà la mắng, bắt phạt thì các em bỏ học luôn. Với đặc thù Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 7 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số vùng CuôrĐăng nói riêng và CưM'gar nói chung công tác duy trì số lượng có tốt mới có thể từng bước nâng cao chất lượng. Vì vậy việc kiểm tra sĩ số hằng ngày và động viên các em kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc “ ngăn dòng bỏ học”. Từ việc tìm hiểu nguyên nhân ta gần gũi nhẹ nhàng khuyên bảo và giúp các em hiểu sự cần thiết của việc học tập. Còn việc kiểm tra bài cũ là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn nhưng áp dụng với vùng đặc thù như địa bàn của chúng ta thì đòi hỏi người giáo viên cần hết sức khéo léo và linh hoạt. Ta có thể ví nó “như con dao hai lưỡi” nếu không kiểm tra lâu dần khiến học sinh có ý thức lười biếng, không học bài, không soạn bài cũ mà cũng chẳng làm bài tập. Và như vậy chắc chắn không thể nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lên được. Nhưng nếu ta thường xuyên kiểm tra mà thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc sẽ gây áp lực, sự lo lắng cho học sinh. Đặc biệt học sinh là người đồng bào dân tộc kĩ năng nhớ và diễn đạt còn rất yếu đặt vào tình huống giáo viên quá nghiêm nghị sẽ khiến các em không nói được gì đồng thời còn rất căng thẳng ảnh hưởng không tốt đến cả tiết học. Để việc kiểm tra bài cũ có hiệu quả theo tôi giáo viên không nên đặt những câu hỏi dài, có nội dung buộc học sinh thuộc lòng kiến thức mà nên sử dụng những câu hỏi dạng bài tập trắc nghiệm, vừa đảm bảo thời gian vừa khái quát được nội dung bài cũ và đồng thời phù hợp với đặc điểm học sinh địa bàn huyện chúng ta. Các em rất hứng thú với câu hỏi, bài tâp dạng này vì khá dễ trả lời lại ngắn gọn dễ nhớ. Nên khi đưa ra các dạng bài tập để làm câu hỏi kiểm tra bài cũ đa số các em sôi nổi xung phong trả bài. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên cần chuẩn bị tốt có thể viết vào bảng phụ, hoặc làm phiếu học tâp. Tôi lầy ví dụ khi kiểm tra bài cũ tiết 16, 17 bài Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích Truyện kì mạn lục – Nguyễn Dữ). Tôi đưa ra phiếu trắc nghiệm như sau để các em có thể hệ thống lại kiến thức cũ một cách nhanh nhất và dễ nhớ, các em dễ dàng làm được, dễ đạt điểm cao tạo tâm thế vui vẻ, ham học và tích cực ở các em. Đây chỉ là những câu hỏi gợi ý, còn tùy vào thời gian để giáo viên lựa chọn bao nhiêu câu, nội dung nào cho phù hợp. Điều đó cần sự vận dụng linh hoạt của mỗi giáo viên. PHIẾU TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA BÀI CŨ Chuyện người con gái Nam Xương Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 8 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số ( Trích Truyện kì mạn lục – Nguyễn Dữ) 1. Em hiểu thế nào về tên tác phẩm "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ ? A. Những câu chuyện hoang đường. B. Ghi chép lại những câu chuyện kì lạ. C. Ghi chép lại những câu chuyện kì lạ được lưu truyền. D. Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền (trong dân gian). 2. "Truyền kì mạn lục" được viết bằng: A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ Quốc ngữ. 3. Ý kiến nào là xác đáng, trong 4 ý kiến cho rằng "Truyền kì mạn lục" là tập truyện có đặc điểm: A. Văn xuôi cổ viết bằng chữ Hán. B. Văn xuôi cổ (lối văn biền ngẫu), viết bằng chữ Hán. C. Văn xuôi cổ (biền ngẫu), viết bằng chữ Hán, sử dụng nhiều thi liệu, văn liệu và điển tích. D. Văn xuôi cổ (văn biền ngẫu), viết bằng chữ Hán, sử dụng nhiều thi liệu, văn liệu và điển tích; cuối mỗi truyện có lời bình; một số truyện có xen câu thơ, bài thơ. 4. Theo em, trong các ý kiến sau, ý kiến nào là xác đáng ? A. "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và bài thơ "Lại bài viếng Vũ Thị" của Lê Thánh Tông là 2 tác phẩm khác nhau. B. "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và bài thơ "Lại bài viếng Vũ Thị" của Lê Thánh Tông là 2 tác phẩm giống nhau. C. "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và bài thơ "Lại bài viếng Vũ Thị" của Lê Thánh Tông vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau: Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 9 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số - Giống nhau về đối tượng (nhân vật Vũ Nương) về đề tài (số phận của người phụ nữ), về cảm hứng nhân đạo. - Khác nhau về ngôn ngữ (chữ Hán, chữ Nôm), về thể loại (truyện văn xuôi cổ/ thơ thất ngôn bát cú Đường luật), vv… 5. Nhân vân chính của "Chuyện người con gái Nam Xương" là ai ? A. Trương Sinh B. Vũ Nương và Trương Sinh. C. Bé Đản. D. Phan Lang và Linh Phi. 6. Phần 2 của "Chuyện người con gái Nam Xương" có ý nghĩa gì về nội dung và nghệ thuật ? A. Câu chuyện có hậu , cái kết có hậu. B. Làm nổi bật chất thần kì của câu chuyện. C. Khắc hoạ, tô đậm, hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương. D. Thể hiện tính bi kịch và giá trị nhân đạo của tác phẩm. E. Tất cả A, B, C, D đều đúng. 7. Trong các câu văn sau, câu nào nói lên được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhan sắc của Vũ Nương - mẫu người phụ nữ lí tưởng ngày xưa ? A. Chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. B. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. C. Có lẽ không thể giữ hình ẩn bóng ở đây, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. D. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. 8. Câu này nói lên ước mong gì của Vũ Nương khi tiễn chồng lên đường ra trận ? Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 10 [...]... của Lăng Chủ tịch (ảnh tư liệu) Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 26 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Bác sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 27 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Bác sống mãi trong lòng người dân Tây Nguyên Như lời Bác... miền Bắc (1958) Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 24 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân (1957) Bụi tre bên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 25 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Ngày ngày dòng người đi trong thương... 30% học sinh TB 70% học sinh yếu kém Kết quả cuối năm của hai lớp 9ª6 và 9ª8 về môn Ngữ văn có: Giỏi: 3 học sinh chiếm tỉ lệ 3,9% Khá: 45 học sinh chiếm tỉ lệ 58,4% TB: 28 học sinh chiếm tỉ lệ 36,3% Yếu, kém: 0 % 100% học sinh đủ điều kiện dự xét tốt nghiệp về môn Ngữ văn Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 33 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu. .. yêu thích bộ môn Ngữ văn và chất lượng dạy môn học này sẽ được nâng lên Quan trọng hơn cả là các em sẽ “ học được cách làm người đúng như lời Mac-xim Gorki đại thi hào Nga đã nói Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 34 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Qua quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:... Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 28 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Bản đồ tư duy bài “Tổng kết ngữ pháp”- Ngữ văn 9 Từ bản đồ tư duy này ta cho học sinh tự nhắc lại các từ loại đã học thì giáo viên nhận xét khái quát lại để từ đó học sinh củng cố và mở rộng các đơn vị kiến thức về: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ… rồi vận dụng vào giải các bài... sau mỗi lần học sinh giơ tay phát biểu hay trả lời đúng tôi liền khen ngợi và động viên các em bằng cách công một điểm Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 31 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số cho các em Có thể là cộng vào cột điểm miệng, cũng có thể là ghi nhận lại và nhiều lần như thế thì cộng vào điểm mười lăm phút cho học sinh Chính... thể giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh Đó là giáo dục lòng biết ơn kính trọng Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 12 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Bác, ý thức học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người và sống xứng đáng Song song với việc kiểm tra bài cũ ta cũng cần kiểm tra việc soạn bài và làm bài tập ở nhà của các em Cần... diễn cảm mới thấy được cái hay cái đẹp của văn bản Vì vậy nên hướng dẫn cho các em phát âm đúng, đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, tròn vành rõ chữ Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 15 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Đối với trường tôi đối tượng học sinh phần đa là người đồng bào thiếu số tôi thấy các em đều đọc chưa thông còn... tác bài thơ Hoặc khi dạy bài “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ta có thể treo hai bức tranh chụp lại hai thành phố của Nhật Bản là Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki bị Mĩ ném hai quả bom nguyên tử cho học sinh quan sát: Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 13 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Hirosima – 1945: 140.000 người chết Đám mây hình... các tình huống mới Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CưM'gar 17 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số - Phân tích: Chia nhỏ thông tin thành các phần có liên quan với nhau - Tổng hợp: sắp xếp thông tin để tạo ra một tổng thể mới - Đánh giá: Định giá trị dựa trên các tiêu chí Thực tế tại trường tôi học sinh là người đồng bào thiếu số các em rất thụ . tiếp Người viết: Đinh Thị Hiền – Trường THCS Đinh Tiên Hoàng - CưM'gar 3 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số giảng dạy. Đó là lớp 9ª6 sĩ số 37 học sinh, . Hoàng - CưM'gar 15 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số Đối với trường tôi đối tượng học sinh phần đa là người đồng bào thiếu số tôi thấy các em đều đọc. - CưM'gar 2 Một số kinh nghiệm dạy Ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số cho nhà trường và giáo viên. Vì thế chất lượng học tập của các em về môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác