PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: II.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu một số kinh nghiệm dạy ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số (Trang 34 - 37)

II.1. Kết luận:

Dạy học tại một địa bàn như xã CuôrĐăng, huyện CưM'gar khi mà tỉ lệ học sinh là người đồng bào chiếm đa số thì sự vất vả của người giáo viên là không thể nói hết. Và để nâng cao chất lượng, thực hiện được mục tiêu giáo dục tại xã nhà là rất khó khăn. Nhưng Bác Hồ đã nói “ Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Đúng như vậy dạy học sinh đồng bào thì vô cùng khó khăn nhưng nếu ta cố gắng và quyết tâm thì chất lượng chắc chắn chất lượng sẽ được cải thiện. Đối tượng người học đặc biệt thì đòi hỏi người dạy cũng phải có những phương pháp đặc biệt đó là sự vận dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với hoàn cảnh, con người tại đây – như những kinh nghiệm tôi vừa trình bày. Nếu làm được như vậy chắc chắn học sinh sẽ yêu thích bộ môn Ngữ văn và chất lượng dạy môn học này sẽ được nâng lên. Quan trọng hơn cả là các em sẽ “ học được cách làm người” đúng như lời Mac-xim Gorki đại thi hào Nga đã nói.

Qua quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:

- Trước hết muốn thành công ở bất cứ công việc gì, lĩnh vực nào cũng đòi hỏi phải có lòng say mê, tâm huyết, dày công suy nghĩ, học hỏi, tìm tòi khám phá một cách có hệ thống.

- Đồng thời để có thành công cũng cẫn đến sự trải nghiệm, ý thức tích lũy, vận dụng vốn hiểu biết, vốn sống.

- Là giáo viên dạy Ngữ văn lại dạy tại một địa bàn thuộc “vùng trũng” của giáo dục thì người giáo viên cần cố gắng học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng tìm tòi học hỏi để có phương pháp phù hợp.

- Đặc biệt đối tượng người học là người đồng bào thiểu số thì người dạy bên cạnh có kiến thức vững vàng còn cần phải có sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và cả đức hi sinh, lòng kiên nhẫn. Người dạy phải thật sự là người thầy, người cha người mẹ, người bạn của học sinh. Phải biết lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu và sẵn sàng giúp đỡ các em thì mới thật sự thuyết phục được các em đi trọn con đường học vấn.

III.2. Kiến nghị:

Đối với nhà trường:

- Nên tổ chức cho giáo viên được học tiếng đồng bào.

- Thư viện cần tăng cường thêm các loại sách tham khảo cho các em học sinh và giáo mượn phục vụ việc dạy và học.

Đối với ngành giáo dục:

- Nên tăng cường tổ chức các hội thảo bàn về phương pháp dạy học hiệu quả cho đối tượng là học sinh đồng bào.

- Cần phổ biến nhân rộng các đề tài có chất lượng thiết thực để giáo viên học hỏi kinh nghiệm.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình công tác và đúc rút kinh nghiệm. Tuy nhiên trong khi thực hiện và trình bày khó tránh khỏi

sai sót và chưa thật sự khoa học, sáng tạo... Tôi kính mong các đồng chí góp ý để bản thân tôi làm tốt hơn nữa công tác giáo dục, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ “ trồng người”. Tôi xin chân thành cảm ơn!

CuôrĐăng, ngày 8/3/2012

Người viết: Đinh Thị Hiền

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1, 2 – NXB GD Sách giáo viên Ngữ văn 9 tập 1, 2 – NXB GD Sách bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 – NXB GD Sách giúp học tốt Ngữ văn 9 tập 1, 2 – NXB GD Sách Ngữ văn 9 nâng cao – NXB GD

Hệ thống câu hỏi Ngữ văn 9 – NXB GD

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên Chu kì III Quyển 2 Bộ GD-ĐT Tài liệu nghiên cứu phương pháp dạy học Ngữ văn của Nguyễn Quang Cương (Đại học sư phạm Quy Nhơn)

Phương pháp dạy học tiếng Việt của Trần Diệu Nữ (Đại học sư phạm Quy Nhơn)

Một phần của tài liệu một số kinh nghiệm dạy ngữ văn cho học sinh là người đồng bào thiểu số (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w