1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại công ty lọc dầu cát lái

74 756 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 204,69 KB

Nội dung

Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả sinh viên trước khi kết thúc học tập tại nhà trường. Một mặt là yêu cầu, nhưng mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế. Trong thời gian thực tập, sinh viên có thể học hỏi thêm được nhiều điều, đồng thời cũng có cơ hội để phát hiện ra những điểm còn yếu trong kiến thức và khả năng của mình, để từ đó bổ sung, bù đắp chúng trước khi thực sự rời khỏi ghế nhà trường. Đối với nhóm chúng em, là sinh viên chuyên ngành hóa dầu, mục tiêu đặt ra cho 6 tuần thực tập này trước hết là học hỏi thêm được những kinh nghiệm thực tế, đồng thời được trực tiếp thực hiện những công việc liên quan đến chuyên ngành mình đã học. Chính vì lý do đó, nhóm chúng em đã chọn địa điểm thực tập là công ty Lọc Dầu Cát Lái là một công ty chuyên về chế biến xăng dầu. Tuy là một công ty nhỏ và thời gian hoạt động lâu năm, nhưng lĩnh vực hoạt động rất đặc thù của công ty đã giúp em có điều kiện và cơ hội để kiểm chứng và thực nghiệm những điều mình đã học. Qua 6 tuần đầu tiên thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạt động chung của công ty và dưới sự hướng dẫn của các anh, các chú kỹ sư vận hành, em đã hòan thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Bản báo cáo đề cập đến các vấn đề chung mà bất kỳ một công ty nào cũng cần phải có, đó là các hoạt động sản xuất, tài chính, nhân sự , marketing. Và phần dây chuyên công nghệ của nhà máy với các thiết bị chính và công tác vận hành cũng như các sự cố hay xảy ra của nhà máy.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả sinh viên trướckhi kết thúc học tập tại nhà trường Một mặt là yêu cầu, nhưng mặt khác đâycũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập làm quen với công việcthực tế Trong thời gian thực tập, sinh viên có thể học hỏi thêm được nhiều điều,đồng thời cũng có cơ hội để phát hiện ra những điểm còn yếu trong kiến thức vàkhả năng của mình, để từ đó bổ sung, bù đắp chúng trước khi thực sự rời khỏighế nhà trường

Đối với nhóm chúng em, là sinh viên chuyên ngành hóa dầu, mục tiêu đặt

ra cho 6 tuần thực tập này trước hết là học hỏi thêm được những kinh nghiệmthực tế, đồng thời được trực tiếp thực hiện những công việc liên quan đếnchuyên ngành mình đã học Chính vì lý do đó, nhóm chúng em đã chọn địa điểmthực tập là công ty Lọc Dầu Cát Lái là một công ty chuyên về chế biến xăngdầu Tuy là một công ty nhỏ và thời gian hoạt động lâu năm, nhưng lĩnh vựchoạt động rất đặc thù của công ty đã giúp em có điều kiện và cơ hội để kiểmchứng và thực nghiệm những điều mình đã học

Qua 6 tuần đầu tiên thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạtđộng chung của công ty và dưới sự hướng dẫn của các anh, các chú kỹ sư vậnhành, em đã hòan thành báo cáo thực tập tổng hợp này

Bản báo cáo đề cập đến các vấn đề chung mà bất kỳ một công ty nào cũngcần phải có, đó là các hoạt động sản xuất, tài chính, nhân sự , marketing Vàphần dây chuyên công nghệ của nhà máy với các thiết bị chính và công tác vậnhành cũng như các sự cố hay xảy ra của nhà máy

Trang 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

1.1.Giới thiệu

Công ty TNHH một thành viên Dầu Khí Thành phố Hồ Chí Minh(SAIGON PETRO), được thành lập ngày 19/06/1986 với tên gọi Xí nghiệp Liêndoanh Chế biến Dầu Khí Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những đầu mốixuất nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, khí đốt lớn của cả nước SAIGON PETRO

có chức năng sản xuất, kinh doanh xăng dầu và khí đốt, là doanh nghiệp đượcphép và có khả năng sản xuất, chế biến các sản phẩm dầu khí từ nguyên liệuCondensate

Qua 27 năm xây dựng và phát triển, SAIGON PETRO đã khẳng định vị trí

và uy tín của mình qua các ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

 Lọc, chế biến, kinh doanh các loại sản phẩm từ dầu thô nhẹ và Condensate

 Xuất nhập khẩu, làm đại lý uỷ thác xuất nhập khẩu và kinh doanh các loạixăng dầu, các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và khí đốt, máy móc, thiết bị,phụ tùng, vật tư, hoá chất… phục vụ ngành dầu khí

 Thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và thi công các công trình xăng dầu và khíđốt công nghiệp

Với tinh thần “Cùng hợp tác và phát triển”, SAIGON PETRO không ngừngnâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, luôn sẵn sàng tạo dựng những hợp tác

có hiệu quả với mọi đối tác gần xa SAIGON PETRO được Chủ tịch nước Cộnghoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Ba: “Đã cóthành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1999 đến năm 2003, góp phần vào sựnghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc”

SAIGON PETRO không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,luôn sẵn sàng hợp tác có hiệu quả với mọi đối tác gần xa Điển hình cho sự lớnmạnh trên là Nhà máy lọc dầu Cát Lái đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vàISO/TS 29001:2000

Trang 3

g phòng quản

lý kỹ thuậy

và sản xuất

Giá

m đốc nhà máy lọc dầu Cát Lái

Giá

m đốc xưở

ng LP G

Trưở

ng phòn

g kinh doan h

Trưởn

g phòng tài chính

ké toán

Trưở

ng phòng quản

lý vật

tư xây dựng

cơ bản

Giá

m đốc

xí nghi

ệp bán lẻ

Trưở

ng phòn

g kinh doan

h gas

Giám đốc các chi nhán h

Phó tổng giám đốc kinh doanh

Phó tổng

giám đốc nội

chính

Trư ởng phòn

g kế hoạc h

Trụ sở công ty: 27 Nguyễn Thông, phường 7, quận 3, TP Hồ Chí MinhĐiện thoại: (08) 39.307.989 – 39.307.037 Fax : (08) 39.307.624

Các chi nhánh: tính đến tháng 09/2007, SAIGON PETRO có 7 chi nhánh ởcác tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ (Hậu Giang, An Giang), TiềnGiang, Bình Phước, Cà Mau và Bình Thuận

1.2 Cơ cấu tổ chức

1.2.1 SAIGON PETRO

Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức công ty( Nguồn: phòng hành chính )

Trang 4

Giám đốc

Phó giám đốc công nghệ

Phó giám đốc nội chính

1.2.2 Nhà máy lọc dầu Cát Lái

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức nhà máy lọc dầu Cát Lái

( Nguồn:phòng hành chính )

i) Định hướng phát triển

Nhằm phát huy lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường khu vựcphía Nam và Nam Trung Bộ, hiện nay SAIGON PETRO đã và đang triển khaithực hiện các dự án lớn:

 Nâng cấp công nghệ NMLD Cát Lái để sản xuất sản phẩm xăng chấtlượng cao

Trang 5

 Tiến hành cổ phần hoá mảng khí đốt hóa lỏng của công ty

 Phát triển thêm các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc công ty

 Phát triển các trạm nạp gas cho xe taxi

 Sản xuất nhiên liệu sinh học và hoá chất phục vụ ngành dầu khí

 Nâng sức chứa của kho chứa LPG tại Cát Lái thêm 2 000 tấn

 Nâng sức chứa của kho xăng dầu Cát Lái thêm 19000 m3

 Xây dựng trung tâm nghiên cứu chế biến xăng dầu tại Bình Triệu

ii) Hoạt động sản xuất

- Nhà máy lọc dầu Cát Lái có diện tích 25 ha, cách trung tâm thành phố Hồ ChíMinh 18 km về phía Đông Bắc Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên tại ViệtNam

Địa chỉ: 990 Nguyễn Thị Định, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP Hồ ChíMinh

- Nhà máy có 3 cụm sản xuất:

 Cụm Condensate với công suất thiết kế là 350 000 tấn/năm Nguyênliệu là condensate Thiết bị chính là cột chưng luyện C-07 dạng đĩavan với 25 đĩa, ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ: lò gia nhiệt, thiết

bị trao đổi nhiệt, bình tách, bơm, van

 Cụm Mini với công suất thiết kế là 120 000 tấn/năm

 Cụm dung môi (trước đây là cụm LPG)

- Ngoài ra,nhà máy còn có cụm phụ trợ với hệ thống các thiết bị: lò hơi,

máy nén, tháp làm lạnh, đuốc, cụm xử lý nước công nghệ A-03, cầu cảng,đường ống và bể chứa Cụm phụ trợ phục vụ cho công việc sản xuất vàphòng cháy chữa cháy

iii) Hoạt động kinh doanh

Trang 6

Xuất nhập khẩu

- SAIGON PETRO là một trong những đầu mối xuất nhập khẩu các sản phẩmxăng dầu và khí hoá lỏng Hàng năm, SAIGON PETRO nhập khẩu hơn 1triệu tấn xăng dầu và khí hoá lỏng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh

- Cầu cảng A và B có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 25 000 tấn DWT vớimức nước tối đa 9,50 m, có phao và hệ thống đệm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật,đảm bảo an toàn cho phương tiện

- Hệ thống đường ống, bồn chứa xăng dầu với tổng sức chứa trên 200 000 m3,đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và kinh doanh

- Hệ thống cấp phát xăng dầu được trang bị hiện đại, có khả năng cấp phát cho

xe bồn và sà lan với công suất 5 000 m3/ngày

- Các sản phẩm nhập khẩu gồm:

 Nguyên liệu dầu thô nhẹ Condensate và bán thành phẩm cho sản xuất

 Sản phẩm xăng RON90, RON92, RON95

 Dầu lửa

 Dầu Diesel thông dụng và chất lượng cao

 Dầu FO

 Khí hoá lỏng (LPG)

Kinh doanh xăng dầu

 Với phương châm "Uy tín – Chất lượng – Không ngừng phát triển", SAIGONPETRO liên tục đầu tư và phát triển hệ thống phân phối quản lý xăng dầu từ

hạ tầng cơ sở của kho, xưởng đến việc mở rộng đại lý và nâng cao chất lượngphục vụ khách hàng

 Hệ thống phân phối quản lý xăng dầu của SAIGON PETRO hiện nay gồm:

 Trên 48 Tổng đại lý với hơn 1000 đại lý bán lẻ xăng dầu trải dài từ NamTrung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long

Trang 7

 SAIGON PETRO đang từng bước xây dựng mạng lưới các cửa hàngxăng dầu bán lẻ trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng.

 SAIGON PETRO cung cấp các sản phẩm xăng dầu với chất lượng caocho các nhà máy điện, xi măng, sắt thép, các đơn vị quân đội, công an vànhiều thành phần kinh tế khác

 SAIGON PETRO thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượngcũng như thái độ phục vụ khách hàng của các đại lý, qua đó kịp thời điềuchỉnh những khiếm khuyết để góp phần bảo vệ uy tín của công ty vàquyền lợi của người tiêu dùng

- Là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, sản lượng kinh doanh phân phốicủa SAIGON PETRO đạt khoảng 1 triệu tấn xăng dầu/năm, doanh số đạttrên 4000 tỷ đồng

Kinh doanh gas

- Gas SAIGON PETROcó mặt tại thị trường từ năm 1993 Từ đó đến nay,vớibình ga màu xám có logo SP và phương châm “AN TOÀN - TIỆN LỢI -TIẾT KIỆM NHẤT”, hoạt động kinh doanh gas SAIGON PETRO liên tụctăng trưởng mạnh mẽ Hiện nay, gas SAIGON PETRO là thương hiệu gashàng đầu Việt Nam, chiếm 22% thị phần gas dân dụng phía Nam và 14% thịphần gas dân dụng cả nước

- Xưởng LPG Cát Lái là tổng kho và cũng là nơi chiết nạp gas với sức chứa vànăng lực chiết nạp lớn nhất trong hệ thống các Công ty kinh doanh gas, cungcấp gas cho khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận Xưởng sơn - kiểm địnhchai gas với công nghệ mới không chỉ sửa chữa, sơn mới mà còn có khả năngkiểm định chai gas theo tiêu chuẩn quốc tế Đây là hệ thống kiểm định chaigas đầu tiên ở Việt Nam

- Ngoài ra, để phục vụ tốt nhất nhu cầu của thị trường, SAIGON PETRO đãxây dựng một mạng lưới trạm chiết rộng khắp tại các khu vực thị trường TạiTP.HCM, bên cạnh Xưởng LPG Cát Lái, gas SAIGON PETRO có trạm chiết

Trang 8

CỤM LÀM MÁT

BTP Nhẹ

C-03

C-04

20- 07

C-Bể chứa CODERSA

tại quận 9, quận 7, Hóc Môn, Bình Chánh Tại khu vực miền Tây, gasSAIGON PETRO có trạm chiết Tiền Giang, tổng kho và trạm chiết Trà Nóc(Cần Thơ) Tại khu vực miền Đông - cao nguyên, gas SAIGON PETRO cótrạm chiết Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Phước Tại khu vực Nam Trung Bộ,gas SAIGON PETRO có tổng kho và trạm chiết Vũng Rô (Phú Yên) Hiệnnay, gas SAIGON PETRO đang triển khai các dự án mở rộng thị trường rakhu vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền Bắc

- SAIGON PETRO có đội xe bồn gas chuyên dụng đảm bảo cung cấp gas côngnghiệp kịp thời cho các khách hàng

- SAIGON PETRO có trên 5 000 đại lý thuộc hệ thống phân phối gas SAIGONPETROtại TP.HCM và các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, đưa gasSAIGON PETRO đến phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời khắp mọinơi

 Sản phẩm:

 Gas dân dụng: bình 12kg, 45kg và 50kg

 Gas công nghiệp: bán gas bồn cho các nhà máy, xí nghiệp

1.3 Nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy

Trang 9

NA2 BTP Nặng BTP TB

C-03

C-04

20- 07

C-BOTTOM

Hình 1.3: Sơ đồ dòng nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy.

1.3.1 Nguyên liệu

- Nguồn nguyên liệu condensate được cung cấp từ các nguồn:

 Trong nước: mỏ Bạch Hổ, Nam Côn Sơn…

 Nhập từ nước ngoài: Thái Lan, Singapore…

- Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính trong chưng luyện là condensate lấy từ mỏ

Nam Côn Sơn Các nguồn nguyên liệu condensate này được vận chuyển, tiếpnhận và tồn trữ thông qua các phương tiện tàu bè, cầu cảng và qua bơmnguyên liệu được đưa về bồn chứa

- Trước khi đưa vào sản xuất, nguyên liệu phải được lấy mẫu và đưa qua bộ

phận KCS để kiểm tra tỷ trọng, áp suất hơi, đường chưng luyện ASTM…

Bảng 1.1: Bảng chỉ tiêu chất lượng condensate từ mỏ Nam Côn Sơn

ST

T

1 Khối lượng riêng ở 150C, g/mL

Tỷ trọngd60/600F

0,74910,7494

Trang 11

Hydro (H ), %KL 16,00

22 * Thành phần hydrocarbon , %KL

n- Parafin iso-Parafin Naphten Aromat

22,8826,9430,3919,79Dựa trên các thống số đã biết về nguyên liệu đầu vào để đưa ra các thông

số vận hành thiết bị thích hợp nhằm tối ưu hiệu suất sản phẩm thu được

 Loại đặc biệt: có nhiệt độ sôi (200 – 300) oC, dùng cho động cơ Diesel

có vòng tua nhanh hơn 800 vòng/phút, thường xuyên thay đổi tải trọng

và vận tốc trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp

 Loại thông thường: có nhiệt độ sôi cuối thấp nhất khoảng 350oC, dùngcho động cơ diesel có vòng tua nhanh hơn 800 vòng/phút, tải trọng lớn,vận tốc ổn định

 Loại nặng: bao gồm phân đoạn chưng cất nặng hoặc pha trộn với phầncặn chưng cất, dùng cho động cơ Diesel có vòng tua trung bình và chậm

Trang 12

khoảng (250-800) vòng/phút, tải trọng và vận tốc ổn định, làm việc trongthời gian dài.

 Các chỉ tiêu quan trọng cần được kiểm tra đối với dầu DO là hàm lượng lưuhuỳnh, chỉ số cetane, điểm đông đặc, nhiệt độ chớp cháy

 Nhà máy hiện nay vẫn tự túc được nguồn DO phục vụ cho các lò đốt gia nhiệttrong công nghiệp, phần còn lại được dùng làm sản phẩm thương mại

iii) Dầu FO

Thành phần bao gồm các phân đoạn chưng cất nặng, được phân loại chủyếu theo nhiệt độ chớp cháy và độ nhớt Theo ASTM, FO được phân thành 6loại phù hợp với đặc tính kỹ thuật và thiết bị sử dụng

Loại 1 Phân đoạn (200 – 300) oC, dùng cho béc đốt có thiết bị bốc

hơi nhiên liệu Có độ bay hơi cao và độ nhớt thấp

Loại 2 Nhiệt độ sôi cuối khoảng 350oC, dùng cho béc đốt có thiết

bị tán sương nhiên liệu Có độ bay hơi cao, độ nhớt thấp

Loại 3 Phân đoạn nặng hoặc pha trộn giữa phân đoạn cặn và phân

Trang 13

Loại 5

(nặng

)

Phần cặn có độ nhớt (65 – 194) cSt ở 38oC, công dụng nhưloại 5 nhẹ

iv) Dầu KO

 Dầu hoả dân dụng bao gồm phân đoạn chưng luyện có nhiệt độ sôi trongkhoảng (150 – 280) oC, chủ yếu được sử dụng để thắp sáng và đun nấu Ngoài

ra, dầu hoả còn được sử dụng làm dung môi, để đốt lò trong công nghiệp

 Các chỉ tiêu quan trọng: chiều cao ngọn lửa không khói, điểm chớp cháy, màusắc

Trang 14

Bảng 1.2: Bảng chỉ tiêu chất lượng sản phẩm

ST

Phương pháp thử

TCVN7760:2008(ASTMD5453-06)

8 Điểm chớp cháy

cốc kín;oC

6608:2000ASTM D93ASTM D56

Trang 15

9 Độ nhớt động học ở 40oC; cSt 1,0-1,9 2 - 4,5 180

TCVN3171:2007(ASTM D44-06)

11 Điểm đông đặc;oC; max -55 +6 +24

TCVN 3753:1995(ASTM D97)

Trang 16

CHƯƠNG 2: CỤM CHƯNG CẤT MINI2.1 Giới thiệu

2.1.1 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của cụm chung luyện Mini là sản xuất bán thành phẩm(BTP) nhẹ (KO), bán thành phẩm trung bình (DO) và bán thành phẩm nặng(FO) từ Bottoms - sản phẩm đáy của cụm Condensate Hàm lượng sản phẩm tuỳthuộc vào phân đoạn cắt Bottoms của cụm Condensate và thành phần củanguyên liệu

2.1.2 Công suất thiết kế

Công suất thiết kế của cụm Mini là 120 000 tấn/năm

2.2 Quy trình công nghệ

2.2.1 Dòng chảy công nghệ

i) Dòng nhập liệu

ii) Sản phẩm đáy cột 20-C-03

Trang 17

iii) Sản phẩm đáy cột 20-C-04

iv) Sản phẩm đỉnh cột 20-C-04

2.2.2 Mô tả quy trình công nghệ

- Cụm Mini có thiết bị chính là 2 cột chưng luyện khí quyển, ký hiệu 20-C-03

và 20-C-04

- Trong hệ thống chưng luyện này, nguyên liệu Bottoms được phân chia theo

phân đoạn thành 3 sản phẩm:

 BTP nhẹ được lấy ở đỉnh cột 20-C-04

 BTP trung bình được lấy ở đáy cột 20-C-04

 BTP nặng được lấy ở đáy cột 20-C-03

Trang 18

- Bottoms được bơm 20-P-01A/B bơm vào hệ, lưu lượng được điều khiển bằng

FRC-801

- Trước khi vào cột 20-C-03, dòng nhập liệu lần lượt qua các trao đổi nhiệt

20-E-13, 20-E-01, 20-E-14, 20-E-12 Quá trình trao đổi nhiệt đối lưu ngược chiềudiễn ra tại đây Các trao đổi nhiệt 20-E-13, 20-E-01, 20-E14U/M/L được thiết

kế để tận thu nhiệt của các dòng sản phẩm, riêng 20-E-12 được cấp nhiệt từ lò20-F-01 Kết quả nhiệt độ dòng nhập liệu tăng đến khoảng 275oC khi vào cột20-C-03

- Dòng nhập liệu được điều khiển bằng FRC-801 (nhận tín hiệu chênh lệch áp

suất tại đầu đẩy của bơm 20-P-01A/B) thông qua van FCV-801

- Trong trường hợp nhiệt độ của dòng nhập liệu vượt nhiệt độ gán 198oC, van tựđộng TCV-801 sẽ mở và một lượng BTP trung bình sẽ đi thẳng tới 20-E-05

mà không qua 20-E-01.Dòng nhập liệu hiện nay được chỉnh bằng tay và bộ đonhiệt độ không còn hoạt động, đồng thời van TCV-801 bị hư hỏng nên BTPtrung bình luôn luôn đi qua trao đổi nhiệt 20-E-01

- Một soupape an toàn được lắp sau 20-E-01 (trên tuyến nhập liệu), bảo vệ quá áp

cho các trao đổi nhiệt, đường ống và được gán ở 1400kPa Trước khi vào cột20-C-03, nhiệt độ dòng nhập liệu được điều khiển bằng bộ điều khiển TRC-

802 thông qua van TCV-802 nhằm ổn định giá trị là 275oC Nếu nhiệt độnhập liệu vượt quá giá trị gán trên TRC-802 thì van tự động TCV-802 sẽđóngtạo ra áp suất trên tuyến ống làm cho van PCV-815 mở ra cho một phầndầu tải nhiệt đi thẳng về lò 20-F-01 mà không qua 20-E-12

- Khi vào cột 20-C-03, nhập liệu có nhiệt độ 272oC, áp suất 60kPa và tách thành 2pha Hỗn hợp 2 pha này được cấp liên tục cho 20-C-03

i) Pha hơi

- Bao gồm pha hơi của dòng nhập liệu và hơi từ phần chưng đi lên phần trên

của cột (phần chứa đệm nhồi), tiếp xúc với pha lỏng (dòng hồi lưu) từ đỉnh.Quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất xảy ra: những cấu tử nặng (có nhiệt

độ sôi cao như BTP nặng) có trong pha hơi sẽ ngưng tụ và những cấu tử nhẹ

Trang 19

hơn (có nhiệt độ sôi thấp hơn như BTP trung bình và BTP nhẹ) có trong phalỏng sẽ hoá hơi Kết quả là dòng hơi lên đỉnh càng lúc càng giàu cấu tử nhẹ vàdòng lỏng xuống đáy càng lúc càng giàu cấu tử nặng Phần hơi sẽ qua cột 20-C-04 do chênh lệch áp suất giữa 2 cột.

- Dòng hơi từ đỉnh cột 20-C-03 sang cột 20-C-04 tiếp xúc với dòng hồi lưu từ

đỉnh cột được tách thành 2 pha (lỏng, hơi) Quá trình trao đổi nhiệt, trao đổichất xảy ra tương tự như tại cột 20-C-03 Kết quả là thu được sản phẩm đỉnhgiàu cấu tử nhẹ (BTP nhẹ) ở dạng hơi phía đỉnh cột và sản phẩm đáy giàu cấu

tử nặng (BTP trung bình) dạng lỏng ở đáy cột

- Dòng sản phẩm đỉnh (pha hơi) qua trao đổi nhiệt 20-E-13A/B được ngưng tụ,

có nhiệt độ 94oC và được chứa tại bình 20-B-01

- Hiện nay, nhiệt độ BTP nhẹ ra khỏi 20-E-13 A/B đo được khoảng (48 – 60)

oC

- Phần lỏng (BTP nhẹ) được vận chuyển bởi bơm 20-P-02A/B, tách thành 2

dòng:

 Dòng BTP nhẹ:

o Dòng BTP nhẹ đi qua trao đổi nhiệt 20-E-04, được làm nguội bằng nước

để đạt nhiệt độ <=45oC trước khi vào bồn chứa B5 Lưu lượng BTP nhẹđược điều khển bởi van FCV-812 thông qua bộ điều khiển lưu lượngFRC-812.Van FCV-812 hiện không hoạt động nên việc điều chỉnh lưulượng BTP nhẹ phải được thực hiện bằng tay

 Dòng hồi lưu cột 20-C-04:

o Hồi lưu được điều khiển theo mực 20-B-01 thông qua van LCV-807, do

bộ LIC-807 điều khiển Bộ ghi FR-808 xác định lưu lượng dòng hồilưu.Bộ điều khiển và van điều chỉnh lượng hồi lưu tự động không cònhoạt động nên chỉ có thể tự chỉnh bằng tay

- Áp suất tại bình 20-B-01 được ổn định nhờ bộ điều khiển PIC-807 và được

gán ở 28,7kPa (hiện gán ở 10 kPa) PIC-807 điều khiển 2 van PCV-807A vàPCV-807B để duy trì áp bình như giá trị gán Nếu áp bình nhỏ hơn giá trị gán

Trang 20

thì PIC-807 sẽ điều khiển mở van PCV-807A và đóng van PCV-807B, khi đómột lượng hơi BTP nhẹ sẽ đi trực tiếp từ đỉnh cột 20-C-04 xuống bình, làmtăng áp bình Nếu áp bình lớn hơn giá trị gán thì PIC-807 sẽ điều khiển mởvan PCV-807B, đóng van PCV-807A, khi đó một lượng hơi BTP nhẹ từ bình

sẽ được xả ra đuốc, làm giảm áp bình

- Dòng lỏng từ đáy cột 20-C-04 vào bơm 20-P-07A/B được tách thành 2 dòng:

 Dòng BTP trung bình sau khi qua các trao đổi nhiệt 20-E-01, 20-E-05 cónhiệt độ tương ứng là 190oC, 45oC và được đưa về bồn B6 Lưu lượng BTPtrung bình ra bồn được điều khiển bởi van FCV-811 thông qua bộ điềukhiển lưu lượng FRC-811

 Dòng hồi lưu về đỉnh cột 20-C-03:

o Dòng hồi lưu được điều khiển theo mực đáy cột 20-C-04 bởi bộ điềukhiển LIC-805 thông qua van tự động LCV-805

o Cả hai van FCV-811 và LCV-805 đều không hoạt động nên dòng hồi lưu

và dòng BTP trung bình đều phải được điều khiển bằng tay

ii) Pha lỏng

- Gồm dòng lỏng của dòng nhập liệu và dòng lỏng từ phần luyện trở xuống Cả

hai dòng này cùng đi xuống đáy cột, tiếp xúc với pha hơi đi lên từ đáy cột.Quá trình xảy ra tương tự như phần luyện với dòng lỏng xuống đáy cột giàucấu tử nặng (BTP nặng) Dòng BTP nặng qua trao đổi nhiệt 20-E-15 được gianhiệt bằng dầu tải nhiệt gylotherm Dòng BTP nặng được gia nhiệt tạo thành

2 pha lỏng, hơi Dòng hơi quay trở về tháp để gia nhiệt cho đáy tháp 20-C-03.Dòng lỏng được bơm 20-P-09A/B đưa qua các trao đổi nhiệt trước khi tới bồnchứa B7

 Dòng BTP nặng

o Dòng BTP nặng sau khi qua các trao đổi nhiệt 14 (U/M/L),

20-E-03, 20-E-06 có nhiệt độ giảm xuống còn 50oC Lưu lượng BTP nặngđược bộ báo mực LIC-804 trong trao đổi nhiệt 20-E-15 điều khiển thông

Trang 21

qua van tự động LCV-804 Bộ ghi FR-806 xác định lưu lượng BTP nặng

- Vùng tách thô được trang bị các dụng cụ sau:

 2 ống thuỷ LG-804A/B bao tất cả chiều cao hoạt động của các thiết bị

đo mực

 1 bộ điều khiển thiết bị mực baoLT-804

 1 thiết bị an toàn mực cao LSH-804để ngăn cản sặc cột của vùng táchthô

 1 thiết bị an toàn mực thấp LSL-804để bảo vệ bơm 20-P-09A/B

 1 áp kế PG-804

 1 nhiệt kế TG-804

ii) Vùng tinh luyện

- Vùng tinh luyện được trang bị bằng đệm nhồi Tính toán của nhà thiết kế xácđịnh 5 đĩa lý thuyết để đảm bảo yêu cầu hoạt động và tương đương với mộtchiều cao lớp đệm nhồi 3500mm Lớp đệm sử dụng vòng kim loại C.M.R

Trang 22

(cascade metal ring), có chiều dày 2,5mm, đường kính 50mm, chiều cao18mm và làm bằng nhôm.

- Phần dưới của lớp đệm nhồi được nâng đỡ bằng lưới, được tính toán để đảmbảo sự chảy tốt nhất của 2 pha lỏng và khí

- Ở phía trên vùng tinh luyện, một thiết bị phân bố đảm bảo phân bố đồng đềuchất lỏng trên tất cả lớp nhồi và pha khí đi ra đều trên tất cả các vùng nhồi

- Một nhiệt kế TG-805 đo nhiệt độ hơi ở đỉnh cột 20-C-03

Những điểm khác:

- Để giảm đáng kể sự ăn mòn, phần bên dưới cột 20-C-03 đến lớp nhồi đượclàm bằng thép inox 316TI, phần còn lại của cột được làm bằng thép carbon.Cột được bảo ôn hoàn toàn để giữ nhiệt

- Vùng tách thô được trang bị các dụng cụ sau:

 1 bộ thiết bị điều khiển mực bao gồm LT-805, LIC-805, LCV-805

 1 thiết bị an toàn mực rất cao LSHH-805để ngăn cản sặc cột của vùng táchthô

 1 thiết bị an toàn mực rất thấp LSLL-805để bảo vệ bơm 20-P-07A/B

 1 áp kế PG-805

 1 bộ ghi nhiệt độ TR-805

Trang 23

ii) Vùng tinh luyện

- Vùng tinh luyện được trang bị đệm nhồi tương tự cột 20-C-03

- Một nhiệt kế TG-809A đo nhiệt độ hơi ở đỉnh cột 20-C-04

- Áp kế PG-805 và nhiệt kế TG-805 chỉ áp suất và nhiệt độ của đáy cột 04

20-C-Những điểm khác:

- Toàn bộ cột được làm bằng thép carbon

- Cột được bảo ôn hoàn toàn để giữ nhiệt

- Hai soupape an toàn PSV-805A/B được gán ở 250kPa, bảo vệ hai cột 03/04 trong trường hợp tăng áp

 Quá trình trao đổi nhiệt (đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt) giữa dòng dầu tảinhiệt gylotherm và nhiệt sinh ra do quá trình cháy nhiên liệu trong lò

 Quá trình trao đổi nhiệt giữa dòng dầu tải nhiệt với dòng nhập liệu của hệMini ở trao đổi nhiệt 20-E-12

- Hệ thống lò bao gồm:

 Lò gia nhiệt trụ đứng, đốt bằng vòi phun được trang bị bình giãn nở và bìnhxả

 Thiết bị vòi đốt phun và các phụ kiện đi kèm

 Các thiết bị báo động an toàn và điều khiển tự động

 Hệ thống các van, đường ống, bồn chứa

 Hệ thống bơm

 Tủ điều khiển

Trang 24

- Lò có thể sử dụng nhiên liệu đốt là dầu nặng (mazut) và dầu nhẹ (DO) (thực

tế chỉ sử dụng nhiên liệu đốt là dầu DO)

- Sự hoạt động của lò phụ thuộc vào hoạt động và chế độ nhiệt của hệ chưngluyện Mini Mọi thay đổi về thông số hoạt động của lò phải đảm bảo an toàn

ổn định và cung cấp đầy đủ nhiệt cho quá trình chưng luyện

Mô tả quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ của lò bao gồm các quá trình hoạt động chính sau:

i) Dòng nhiên liệu DO

- Dầu DO từ bồn chứa 20-F-B-03/04 được bơm cao áp 20-F-P-02A/B hút vàobình tách khí và được đưa đến béc phun Tại đây, áp suất và lưu lượng dầuđược khống chế bởi một đĩa chỉnh có một lưỡi chỉnh bằng cam (được gọi làcam chỉnh) Nếu áp suất dầu vào quá lớn (lớn hơn giá trị gán là 30bar) thì lò

sẽ tắt và báo “SỰ CỐ VÒI ĐỐT”

- Phần dầu dư còn lại khi vào béc sẽ theo đuờng ống hồi lưu quay trở lại đầuhút của bơm cao áp tại bình tách khí Dòng hồi lưu này luôn được duy trì với

áp suất lớn hơn 8 bar nhờ 1 van an toàn có giá trị ∆ p là 1,8 bar (độ chênh lệch

áp ở hai phía của van cô lập dòng dầu hồi lưu) được gắn trên đường hoàn lưunhằm đảm bảo an toàn cho điều kiện làm việc của hệ nhiên liệu dầu DO Ápsuất dòng hồi lưu nhỏ hơn 8 bar sẽ gây nên “SỰ CỐ VÒI ĐỐT” và làm tắt lò

- Ở giữa dòng hồi lưu và dòng nhiên liệu đi vào lò có một cánh van điện nằmphía sau bình tách khí và phía trước soupape của dòng hồi lưu Sự đóng mởcủa cánh van này sẽ kéo theo sự đóng mở của 2 van tương ứng trên đường hồilưu và đường nhiên liệu vào lò Trong lúc hệ đang hoạt động bình thường, nếucánh van này mở thì lò sẽ tắt và báo “SỰ CỐ VÒI ĐỐT” Các van này chỉđóng mở khi cần vệ sinh tuyến ống

- Lưu lượng không khí được đưa vào lò nhờ quạt gió phía trên nóc lò và đượcđiều chỉnh tỷ lệ thích hợp với lưu lượng dòng nhiên liệu DO nhờ nối với cánhtay đòn điều khiển cửa gió thông qua cam chỉnh Lượng không khí đưa vào lònhằm tham gia vào quá trình đốt nhiên liệu được kiểm tra bởi một công tắc

Trang 25

kiểm tra lưu lượng không khí vào béc và gán ở 5 kPa Nếu lưu lượng khôngkhí vào không đủ thì sẽ có báo “SỰ CỐ VÒI ĐỐT” và tắt lò để tránh trườnghợp không đốt hết nhiên liệu gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

- Nhiên liệu được đưa vào lò thông qua béc phun nhằm tạo ra quá trình tánsương, cùng với tác nhân không khí ở trên tạo ra một hỗn hợp cháy và bắtcháy khi được mồi lửa nhờ bộ phận đánh lửa Nhiệt lượng được cung cấp chodầu tải nhiệt đi trong các ống nhờ quá trình trao đổi nhiệt bức xạ và trao đổinhiệt đối lưu

- Phần không khí dư và khí thải sau khi đốt theo ống khói đi ra ngoài nhờ vào

sự chênh lệch áp suất trong lò và miệng ống khói

- Để kiểm tra nhiệt độ an toàn khói thải và hiệu suất vòi đốt phun, 1 thiết bị đo

và báo nhiệt độ an toàn khói thải (STB) được gắn trên đường ống thông giữaống khói và thềm lò ở nhiệt độ an toàn cho phép là 400oC Nếu nhiệt độ củakhói vượt quá giá trị này thì lò sẽ báo sự cố “NHIỆT ĐỘ KHÓI CAO” và tắt

ii) Dòng dầu tải nhiệt

 Dòng dầu tải nhiệt tuần hoàn

- Quá trình tuần hoàn dầu tải nhiệt trong hệ nhờ vào bơm tuần hoàn 20-P-01A/

B Dầu tải nhiệt được bơm đẩy vào lò Trước khi đi vào lò, dòng này đượcvào 6 ống và đi theo 3 lớp vòng trong lò nhằm tăng thêm diện tích bề mặt traođổi nhiệt qua quá trình đối lưu và bức xạ nhiệt

- Nhiệt độ của dầu tải nhiệt khi ra khỏi lò được giới hạn ở 385oC cho mỗi ốngnhờ thiết bị an toàn nhiệt độ (STB) Nếu nhiệt độ vượt quá giá trịnày thì nó sẽđược điều chỉnh bởi giới hạn gán ở TIC (hiển thị ở tủ điều khiển) Tuỳ theoyêu cầu vận hành, nhiệt độ giới hạn của dòng này ở giá trị là 375oC

- Để đảm bảo lưu lượng dầu đi trong ống không thấp hơn mức tối thiểu hoặcvượt quá công suất thiết kế của lò, một thiết bị tự động chênh lệch áp (FIAL)được gắn trên dòng đi của dầu tải nhiệt Độ chênh lệch này cho phép nằmtrong khoảng từ 0,02bar đến 0,4 bar Lò sẽ có báo động “HOÀN LƯU XẤU”

và tắt nếu độ chênh lệch áp suất nằm ngoài giá trị trên

Trang 26

- Do có sự tăng giảm nhiệt độ trong quá trình vận hành nên sẽ có sự tăng giảm

về thể tích và áp suất dầu tải nhiệt trên đường ống, tạo ra sự chênh lệch ápsuất trong đường ống và bình giãn nở Để cân bằng quá trình này, một đườngống nối giữa đường đi dòng dầu tải nhiệt và bình giãn nở nhằm đảm bảo thểtích lỏng trong đường ống luôn được ổn định Mặt khác, đường ống này giữmột áp suất an toàn trong đường ống khi có sự cố tăng đột ngột về áp suất,thường do nhiệt độ dòng tăng quá cao hoặc khi các thiết bị tự động khác làmviệc không chính xác Một van an toàn áp suất được gắn trên đường ống này

ở giá trị là 3,8 bar Van này mở khi có sự chênh lệch áp suất giữa dòng dầu tảinhiệt và bình giãn nở cao hơn 3,8bar

- Sau khi ra khỏi lò, dòng dầu tải nhiệt tiếp tục đi đến trao đổi nhiệt 20-E-12,cung cấp nhiệt lượng cho dòng nguyên liệu của hệ chưng cất Mini Tại dây,lưu lượng dòng dầu tải nhiệt được điều chỉnh bởi van tự động TCV-802 Vannày được điều khiển bởi thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ TIC-802 gán ở

275oC nhằm giữ ổn định nhiệt độ dòng nhập liệu trước khi vào cột chưng cất20-C-03

- Trước khi vào trao đổi nhiệt 20-E-12, để đảm bảo có áp suất an toàn cho thiết

bị khi TCV-802 đóng kín (hoạt động không chính xác) hoặc khi nhiệt độ củadòng dầu tải nhiệt tăng quá cao dẫn đến áp suất quá lớn, người ta gắn van tựđộng điều chỉnh áp suất PCV-815, được điều khiển bởi PIC-815 với giá trịgán 11,4 bar Nếu áp suất vượt quá giá trị gán này thì van tự động PCV-815

sẽ mở để cho dầu tải nhiệt quay trở về đầu hút của bơm tuần hoàn

Trang 27

- Giữa bình giãn nở và đường ống phía đầu hút của 2 bơm tuần hoàn 01A/B có một đường ống thông nhau nhằm bổ sung dầu tải nhiệt từ bình giãn

20-F-P-nở vào hệ tuần hoàn khi có sự hao hụt dầu tải nhiệt do rò rỉ hay có sự giảmnhiệt độ Giữa đường ống xả và đường này có một van xả nhanh trang bị bộbáo động (FTB) Bình thường, van này luôn đóng kín và sự đóng này mới chophép lò đi vào hoạt động Van này mở chỉ khi cần thiết có sự xả nhanh dầu tảinhiệt từ bình giãn nở về bình xả lúc hệ ngưng hoạt động Nếu van này mở hay

có sự rò rỉ qua van (van không đóng kín), điện cho nguồn cấp của hệ lò đượccắt và lò ngưng hoạt động

- Một đường ống từ bên ngoài được dùng để nạp khí N2 vào hệ thống qua bìnhxả.Thiết bị báo động về áp suất được gắn trên đường ống này với giá trị nhỏnhất là 8,5bar, giá trị lớn nhất là 11bar Nếu áp suất vượt quá 11,5 bar thì van

an toàn của bình sẽ mở N2 trước khi đi vào hệ sẽ qua thiết bị điều khiển ápsuất regulator với giá trị lớn nhất là 16bar Áp suất thiết kế cần thiết khi nạpvào hệ là 9 bar nhằm tránh quá trình tạo hơi khi nhiệt độ dòng dầu tải nhiệttăng lên cao Việc phải dùng khí N2 trong hệ là do khí này kém hoạt động hoáhọc và bền ở nhiệt độ cao, do đó sẽ không xảy ra các quá trình cháy nổ haytạo các phản ứng khi nhiệt độ lên cao

- Để nạp dầu tải nhiệt vào hệ hoặc khi cần thiết có thể lấy dầu ra ngoài, người

ta sử dụng một bơm nạp với kết cấu đường ống như trình bày ở hình vẽ Bơmnày có hai chức năng nạp và hút Quá trình nạp dầu vào hệ có thể từ bình xảhoặc các bình chứa bên ngoài, được bơm đưa vào hệ theo 2 đường: đầu húthoặc đầu đẩy của bơm 20-F-P-01A/B Cũng từ các đường như trên, bơm cóthể hút dầu tải nhiệt trong hệ từ bình xả, đầu hút hoặc đầu đẩy của bơm tuầnhoàn 20-F-P-01A/B

Mô tả hoạt động thiết bị

i) Lò gia nhiệt

- Đây là một lò kiểu đứng gia nhiệt đến nhiệt độ cao cho dầu tải nhiệt đốt bằngvòi phun được gắn trên nóc lò thông gió cưỡng bức bởi motor quạt gió

Trang 28

Đường ống dẫn dầu tải nhiệt gylotherm được chia thành 6 ống và phân thành

3 lớp phía trong lò Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽbức xạ đến bề mặt trao đổi nhiệt của ống Dòng khí thải ở nhiệt độ cao lưuchuyển đối lưu qua các lớp vòng ống và thoát ra ngoài miệng ống khói nhờvào sự chênh lệch áp suất trong lò và khí quyển

- Ống khói lò được thông với thân lò dưới thềm đáy lò Đây là loại ống khói cócửa để dọn sạch sẽ tro xỉ và có dự kiến cho thoát khí nổ

- Công suất nhiệt: 1744 kW

- Nhiệt độ đốt lò tối đa (dòng dầu tải nhiệt ra khỏi lò): 375oC

- Các phụ tùng đi kèm bao gồm:

 1 thiết bị báo an toàn và kiểm tra nhiệt độ dòng dầu tải nhiệt ra khỏi lò

 1 thiết bị báo an toàn nhiệt độ cho khói lò

 6 thiết bị báo an toàn nhiệt độ cho mỗi vòng ống trong lò

 1 thiết bị điều khiển điện tử có giá trị nhiệt độ vào/ra của dầu tải nhiệtgylotherm

 1 áp kế đo chênh lệch áp suất có bộ phận ngắt (FIAL)

ii) Vòi đốt phun

- Số lượng: 1 vòi phun hiệu Weishaupt loại RMS-8-2MD

- Kết cấu: được chế tạo thành 1 khối, motor lắp thẳng góc với dòng không khí

và kéo cánh quạt Đầu vòi phun có thể xoay lại quanh trục

- Phụ tùng đi kèm bao gồm:

 Thiết bị gia nhiệt dầu nặng, điện trở gia nhiệt, nhiệt kế an toàn, thiết bịROB (sử dụng để nhiên liệu nặng)

 Hệ thống dẫn nhiên liệu đến đầu vòi phun và hệ ống tuần hoàn nhiên liệu

 Hệ thống điều khiển không khí, nhiên liệu, bô cam điều khiển

 2 van từ điều khiển

 1 công tắc kiểm tra lưu lượng không khí vào béc đốt

 1 bộ an toàn áp suất dầu vào béc (gán ở 30 bar)

Trang 29

 1 bộ an toàn áp suất dầu - đường về (gán ở 8 bar)

 2 áp kế trên đường dầu đi và về

- Ghi chú: thực tế hiện nay chỉ đốt nhiên liệu dầu DO, đã tháo bỏ hệ thốnggia nhiệt điện và motor điều khiển hỗn hợp không khí/nhiên liệu Để điềukhiển lưu lượng hỗn hợp không khí/nhiên liệu, công nhân vận hành lò cầnphải thao tác đĩa cam chỉnh có thang chia vạch dùng làm chỉ thị vị trí bằngcách xoay 90o cần xoay

iii) Tủ điện điều khiển

- Hiệu điện thế nguồn: 380 V, 50 Hz

- Công suất: 37 kW

- Hiệu điện thế điều khiển: 220V, 50 Hz

iv) Hệ thống bơm

 Bơm tuần hoàn

- Có 2 bơm ly tâm 20-F-P-01A/B (1 hoạt động và 1 dự phòng), bơm vậnchuyển dầu tải nhiệt gylotherm qua lò và trao đổi nhiệt 20-E-12

- Lúc bơm hoạt động, phải mở van by-pass để giữ cho bơm dự phòng có nhiệt

độ tương đương nhiệt độ hoạt động

- Các thiết bị phụ tùng trang bị cho mỗi bơm:

 1 van đầu hút

 1 lọc hình Y

 1 van đầu đẩy

 1 van 1 chiều

 1 áp kế đầu hút (chung cho cả 2 van)

 1 áp kế đầu đẩy (chung cho cả 2 van)

 1 đường ống nối tắt 2 đầu đẩy của 2 bơm (đường xông bơm)

 1 hệ thống làm mát vỏ trục bơm bằng dòng nước tuần hoàn tháp làm lạnh

 1 hệ làm mát trục bơm bằng dầu tải nhiệt chứa trong bình siphon

 Bơm nhiên liệu (bơm cao áp)

Trang 30

- Có 2 bơm 20-F-P-02A/B (bơm B được trang bị sau này so với thiết kế banđầu) Sử dụng loại bơm trục vít, bơm vận chuyển nhiên liệu DO từ bồn chứaB-03/04 đến béc đốt.

- Lưu lượng của bơm được khống chế bởi đĩa chỉnh cam, điều chỉnh lượngdòng DO vào béc đốt

- Bơm được khởi động hay ngừng đồng thời với vòi đốt, tương ứng với các vịtrí trên công tắc “VÒI ĐỐT”

- Các phụ tùng trang bị cho mỗi bơm:

- Sử dụng bơm trục vít, được trang bị để bơm nạp dầu tải nhiệt vào hệ từ bình

xả hoặc các bình chứa bên ngoài cũng như hút dầu từ bình xả ra các phuychứa dựa vào kết cấu van, đường ống được trang bị

- Chỉ được trang bị 1 bơm do tính chất hoạt động không liên tục Bơm chỉ hoạtđộng khi nạp dầu tải nhiệt vào hệ, bình xả lúc ban đầu hoặc khi cần thiết có sự

bổ sung dầu tải nhiệt vào khi đèn báo “THIẾU DẦU” sáng

- Khi khởi động bơm, cần phải ấn và giữ nút “BƠM NẠP” trên tủ điều khiểncho đến khi quá trình nạp dầu hoàn tất (đèn “THIẾU DẦU” tắt)

- Các thiết bị trang bị cho bơm:

 3 van đầu hút

 3 van đầu đẩy

 1 áp kế

v) Bình giãn nở

Trang 31

 1 thiết bị báo động khi áp suất nhỏ (8,5bar)

 1 thiết bị báo động khi áp suất lớn (11bar)

 1 thiết bị giữ áp suất N2 cho hệ sau khi nạp (regulator), gán ở 9bar Áp suấttối đa 16 bar là áp suất khí N2 vào

viii) Các thiết bị điều khiển tự động

TIC-802

Chỉ thị và điều khiển nhiệt độ dòng dầu tải nhiệt đếntrao đổi nhiệt 20-E-12 thông qua van TCV-802 (giátrị gán: 275oC)

Trang 32

Chỉ thị và điều khiển áp suất dòng dầu tải nhiệt rakhỏi lò đến 20-E-12 thông qua van PCV-815 (giá trịgán: 11,4bar)

ix) Bồn chứa nhiên liệu

- Có 2 bồn B-03/04, thể tích 6m3, đặt nằm ngang

- Các thiết bị đi kèm cho mỗi bồn:

 1 ống thuỷ để theo dõi mực trong quá trình chạy hoặc nhận nhiên liệu

 Van cấp nhiên liệu cho hệ lò

 Van nạp nhiên liệu vào bồn chứa

 Nhấn nút xoá sự cố tương ứng.Nếu sự cố được xoá sạch thì đèn báo sự cố

sẽ tắt Nếu sự cố không được xoá thì đèn sự cốvẫn sáng và chỉ tắt khi sự cố

đã được xoá.Khi đó, công nhân vận hành cần phải nhấn vận hành lại lầnthứ hai

 Nhấn nút “AN TOÀN”,đèn “AN TOÀN” cháy sáng

 Chỉnh cam chỉnh về vị trí lửa mồi(ứng với vạch chia ở 3.5) để mồi lại vòiđốt Đèn “LƯU LƯỢNG NHỎ” sáng đồng nghĩa với việc vòi đốt đã đốt lạiđược

 Chỉnh đĩa cam chỉnh để tăng dần nhiệt độ lò theo yêu cầu vận hành

Bảng 2.1.Sự cố thường gặp của lò gia nhiệt 20-F-01

Trang 33

 Chạy bơm nạp dầu

 Kiểm tra, cần thay thế

Đèn báo hiệu

“NHIỆT ĐỘ

KHÓI CAO”

cháy sáng

 Nhiệt kế báo hiệu bị hỏng

 Nhiệt kế báo hiệu bị sai giá trị

 Diện tích trao đổi nhiệt của lò gia nhiệt bị bẩn

 Các tấm chặn khí thải bị hỏng

 Vòi phun được chỉnh không đúng với công suấtyêu cầu

 Chỉnh lại

 Chỉnh lại

 Làm sạch diện tích trao đổi nhiệt của lò

 Kiểm tra, sửa lại

 Kiểm tra, nếu cần gọi người chế tạo vòi phun

Trang 34

 Cách điện bể  ThayMotor không

 Tháo, lau chùi

 Tháo, lau chùi

Trang 35

 Kiểm tra dầu tải nhiệt

2.4.2 Trạm đưa vào các chất chống ăn mòn

i) Chất chống ăn mòn Philmplus-5K1

- Để giảm sự ăn mòn thiết bị, theo sau cột 20-C-04 người ta đưa vào chất chống

ăn mòn Điểm đưa vào là điểm cao nhất trên đường ra của hơi từ 20-C-04 và

ở giữa dòng khí để thuận lợi cho sự phân bố đồng đều chất này trong đườngống đi xuống 20-E-13A/B

- Lượng chất này được đưa vào tùy theo tốc độ ăn mòn thực tế

- Lưu lượng được bơm vào đỉnh tháp 20-C-04 hiện nay là 1cm3/phút

ii) Trạm đưa vào chất chống ăn mòn

- Đế bằng sắt để đặt bơm và phuy hoá chất

- 1 phuy đựng hoá chất Philmplus-5K1

- 1 bơm định lượng 20-P-A-01, lưu lượng điều chỉnh (0 – 5) l/h

- 1 áp kế, 1 soupape bảo vệ từ dòng quay lại đầu hút bơm

2.4.3 Bình tách 20-B-01 và 20-B-01B

- Bình tách 20-B-01 có nhiệm vụ phân tách hỗn hợp lỏng - hơi của sản phẩmđỉnh của tháp 20-C-04 Đồng thời, bình còn có nhiệm vụ tách sơ bộ nước cótrong sản phẩm, vì vậy áp suất và nhiệt độ trong bình được giữ ở giới hạn nào

đó thông qua thiết bị chỉ thị PG-807 và TG-807

- Mức chất lỏng trong bình được giữ ở giá trị nhất định Mức thấp nhất là LLL

và mức cao nhất là HLL Hai mức này được khống chế bởi cụm van LCV-807

Trang 36

được điều khiển bởi bộ chỉ thị mức LIC-807 Khi mức chất lỏng trong bìnhgiảm xuống quá thấp, bộ chỉ thị LIC-807 sẽđiều chỉnh van LCV-807 đóng bớtlại đểgiảm lượng lỏng hồi lưu vào tháp 20-C-04 Khi đó, lượng hồi lưu đi lênđỉnh tháp sẽ tăng và tăng lượng sản phẩm ngưng tụ trong bình 20-B-01.

- Trên bình 20-B-01 cần có các van an toàn, được nối với các van PCV-807A,PCV-807B để điều chỉnh áp suất trong bình luôn ổn định

- Nhằm mục đích tách nước một cách triệt để hơn khi mà lượng nước bị cuốntheo trong sản phẩm quá nhiều, người ta lắp thêm một bình tách nước 20-B-01B Trong trường hợp lượng sản phẩm bị cuốn theo nước thải nhiều, người

ta dùng một bơm đưa nước vào đường ống với lưu lượng nhỏ để đẩy lớp sảnphẩm lên trên bình 20-B-01

- Các thiết bị được trang bị cho bình:

 1 thiết bị điều khiển mực LIC-807

 1 thiết bị an toàn mực rất cao LSHH-807

 1 thiết bị an toàn mực rất thấp LSLL-807

 1 ống thủy LG-807

 1 áp kế PG-807, 1 nhiệt kế TG-807

 1 soupape PSV 807 bảo vệ quá áp

2.4.4 Trao đổi nhiệt dạng ống chùm

Trang 37

Bảng 2.2:Các thông số cơ bản của các trao đổi nhiệt tại cụm Mini

Dòng lưu chất

Mục đích Dòng

nóng

Dòng lạnh

1 20-E-01 BTP trung

bình - Ống

Nguyênliệu

Thu nhiệt dòng BTPtrung bình

Nâng nhiệt độ dòng nhậpliệu theo yêu cầu 275oC

5 20-E-13A BTP nhẹ

-Ống

Nguyênliệu

Thu nhiệt dòng BTPnặng

8 20-E-15

Dầu tảinhiệt -Ống

BTPnặng

Gia nhiệt dòng BTP đểtăng hiệu quả chưngluyện

Ghi chú:

Trao đổi nhiệt 20-E-15 có dạng ống chùm, có gờ chảy tràn nhằm tránh mất

áp bơm và tránh làm hỏng trao đổi nhiệt

2.4.5 Trao đổi nhiệt dạng tấm 20-E-05, 20-E-06

- Hai trao đổi nhiệt 20-E-05/06 đảm bảo làm nguội sản phẩm.

 20-E-05 làm nguội BTP trung bình

Ngày đăng: 20/12/2014, 08:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w