TCVN 6594:2000 (ASTM D1298)

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty lọc dầu cát lái (Trang 62)

8 Khối lượng riêng (ở 15oC); kg/l Báo cáo

TCVN 6594:2000 (ASTM D1298)

(ASTM D1298)

3.1.4. Ý nghĩa các chỉ tiêu chất lượng

i) Độ nhớt

Đặc trưng cho ma sát nội tại của chất lỏng hoặc khí, có đơn vị đo là centistokes (cSt) hoặc centipoise (cP). Độ nhớt có ý nghĩa đối với các sản phẩm nặng, dùng béc phun như nhiên liệu phản lực, dầu Diesel, dầu FO. Độ nhớt càng thấp thì lưu chất càng dễ lưu chuyển và bơm nhiên liệu càng dễ dàng, nhiên liệu dễ tán sương ở béc đốt, do đó quá trình cháy xảy ra dễ dàng, cháy hoàn toàn cho hiệu suất cao và ít ô nhiễm môi trường.

ii) Áp suất hơi

Là áp suất mà pha hơi tác động lên bề mặt chất lỏng ở một nhiệt độ nhất định trong điều kiện cân bằng pha, có đơn vị đo là psi, mmHg, Pa… Áp suất hơi có ý nghĩa rất lớn đối với xăng và LPG trong tồn trữ và sử dụng. Nhiên liệu càng dễ bay hơi thì động cơ càng dễ khởi động. Tuy nhiên, áp suất quá cao sẽ tạo nút hơi trong ống dẫn nhiên liệu. Áp suất hơi quyết định các điều kiện tồn trữ thích hợp nhằm tránh nguy cơ cháy nổ.

iii) Điểm chớp cháy

Là nhiệt độ thấp nhất ở điều kiện thường mà hơi của sản phẩm tạo với không khí một hỗn hợp cháy nổ khi tiếp xúc ngọn lửa mồi. Có ý nghĩa rất lớn

trong việc tồn trữ, bảo quản, vận chuyển nhiên liệu. Nhiên liệu phải luôn được giữ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chớp cháy của nó để đảm bảo an toàn cháy nổ. Nếu nhiên liệu có nhiệt độ chớp cháy thấp hơn nhiệt độ môi trường thì cần phải bảo quản kín, cách ly với không khí.

iv) Chỉ số octane

Biểu hiện khả năng chống kích nổ của nhiên liệu trong động cơ. Hiện tượng đó làm giảm hiệu quả sử dụng của nhiên liệu, gây lãng phí, hỏng hóc và hao mòn thiết bị. Xăng có chỉ số octane càng cao thì khả năng chống kích nổ càng tốt. Chỉ số octane được ghi sau kí hiệu xăng như: RON92, RON95

v) Chỉ số cetane

Biểu hiện khả năng tự bắt cháy của nhiên liệu DO trong động cơ Diesel. Thông thường DO có chỉ số cetane trong khoảng 45-50.

3.2. Vấn đề an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy

3.2.1. An toàn lao động

Các kỹ sư, công nhân trong nhà máy được trang bị tốt về lý thuyết và kinh nghiệm thực tế an toàn lao động cũng như được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như nón bảo hộ, găng tay, khẩu trang…

3.2.2. Phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Nguyên liệu và sản phẩm trong nhà máy lọc dầu là những chất dễ gây cháy nổ. Vì vậy, vấn đề an toàn trong công tác vận hành và yêu cầu cấp thiết cho công việc PCCC có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ cũng như thiệt hại do nó gây ra.

i) Các nguyên nhân gây cháy nổ

• Sự thiếu hiểu biết về kiến thức PCCC như: không chấp hành đúng các yêu cầu mà tổ PCCC đưa ra, hút thuốc, sử dụng điện thoại không đúng nơi quy định, trữ những vật dụng dễ gây cháy nổ…

• Kẻ địch đốt để phá hoại về kinh tế, gây tác động xấu về an ninh chính trị. Đây là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.

 Cháy do thiên tai

• Vùng đồi hoặc có cây cao, khu vực nhà cao tầng, nhiều kim loại… có hệ thống thu lôi không đảm bảo nên bị sét đánh.

• Ma sát mạnh giữa các vật tạo tia lửa điện

• Phản ứng hoá học giữa các chất tác dụng với nhau

• Điện quá tải, chập mạch điện

• Sự tích nhiệt của các chất dễ cháy để lâu làm cho các chất tăng nhiệt độ đến nhiệt độ bắt cháy và cháy.

ii) Phương pháp phòng cháy

Xăng dầu cháy gây thiệt hại lớn và thường khó dập tắt. Vì vậy, công tác phòng cháy luôn được đề cao ở mọi lúc, mọi nơi. Phải luôn đảm bảo an toàn trong nhà máy lọc dầu với mục tiêu: “An toàn là trên hết”. Một số biện pháp phòng cháy cần được thực hiện là:

• Triệt nguồn nhiệt: không đun nấu, hút thuốc, không dùng lửa soi sáng khi trời tối

• Bọc kín chất cháy: dùng vật liệu không cháy bọc kín vật liệu dễ cháy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt

• Tổ chức huấn luyện mọi thành viên về PCCC

iii) Phương pháp chữa cháy

Muốn dập tắt đám cháy thì phải cô lập chất cháy, nguồn duy trì sự cháy (O2) và mồi lửa (lửa trần, tia lửa điện, tia quang học). Một số phương pháp chữa cháy cụ thể như sau:

Phương pháp làm lạnh: dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để hạ nhiệt độ đám cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của chất đó.

Phương pháp làm ngạt: tạo một màng ngăn hạn chế O2 tiếp xúc với đám cháy, triệt tiêu yếu tố duy trì sự cháy.

Phương pháp cách ly: cách ly O2 với đám cháy. Phương pháp này có ý nghĩa chống cháy lan rộng, tạo sự ngăn cách vùng cháy với môi trường xung quanh.

Phương pháp làm ngưng trệ phản ứng cháy: đưa chất chữa cháy vào gốc lửa làm cho phản ứng chậm lại hay không thực hiện được.

Đối với từng loại sản phẩm, ta có các cách chữa cháy hiệu quả khác nhau.

Sản phẩm lỏng: ta thường dùng phương pháp làm ngạt, dùng một lớp bọt ngăn cách sản phẩm lỏng và O2 để ngăn sự cháy.

Sản phẩm khí: thường dùng phương pháp ngưng trệ phản ứng cháy, cụ thể là dùng nước phun để dập tắt đám cháy hoặc dùng bình xịt CO2 để đuổi O2 (phương pháp cách ly).

Chất chữa cháy, các dụng cụ chữa cháy thông thường:

Cát:

oRất phổ biến vì sử dụng đơn giản, dễ kiếm, có hiệu quả. oCó tác dụng làm ngạt và có khả năng làm ngưng trệ phản ứng cháy, ngăn cháy lan bằng cách dùng cát đắp thành bờ.

oĐược chứa thành bể, hố gần khu vực dễ cháy, có bố trí sẵn xẻng, xô để khi cháy sử dụng được nhanh chóng.

Bọt chữa cháy: gồm hai loại

oDung dịch Al2(SO4)3, kí hiệu A oDung dịch NaHCO3, kí hiệu B

oCó tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu vì bọt nhẹ hơn nhiều nên nổi lên trên các đám cháy, liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy và O2.

oHạn chế: không chữa được các đám cháy kỵ nước

oSử dụng bình tạo bọt: xách bình tới các đám cháy, dốc ngược bình, xốc mạnh, hướng vòi phun vào gốc lửa.

Khí chữa cháy CO2:

oCO2 là khí không cháy, được nén vào bình thép chịu áp lực để hoá lỏng. Bình có van đóng mở, loa phun hình phễu. Khi phun ra, CO2 ở dạng tuyết lạnh -79oC.

oCO2 dùng để chữa cháy có 2 tác dụng: làm ngạt và làm lạnh. Đạt hiệu quả cao.

iv) Hệ thống PCCC trong nhà máy lọc dầu Cát Lái

 Hệ thống đường ống, bơm chữa cháy và bình xịt CO2

•Do nhà máy nằm cạnh sông nên nguồn nước dùng cho nhà máy chữa cháy là rất lớn.

•2 bơm dầu Diesel và 6 bơm điện ly tâm nhiều cấp (2 ngập trong hồ, 4 trên cạn)

•Tuyến ống với 2 đường xanh đỏ: xanh là ống chứa nước, đỏ là ống chứa bọt cứu hoả.

•Những cụm sản xuất nhạy cảm được bố trí vòi phun bọt chữa cháy và phân bố bình xịt CO2 ở những nơi có công nhân trực làm việc.

•Cả hệ thống bơm, đường ống được bố trí tại những bể chứa sản phẩm và dọc theo hệ thống đê, ở cụm Condensate và Mini. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Hệ thống đê có tác dụng ngăn cách các bể chứa để sự cháy của bể này không lan sang bể kia. Khi một bể cháy, đê bao quanh ngăn cháy lan bằng hệ thống phun bọt xung quanh đê.

 Cấu tạo của những bể chứa sản phẩm xăng dầu

• Các bể chứa được làm bằng thép carbon, sơn cách nhiệt. Mái của bể được cấu tạo tuỳ theo sản phẩm chứa. Tuy nhiên, trên mái bể có hai van an toàn xả khí và cột thu lôi.

• Trên mái bể có hệ thống ống đỏphun bọt chữa cháy, hệ thống ống xanh làm mát bể khi thời tiết nắng nóng hoặc các bể khác khi xảy ra sự cháy.

• Bên ngoài bể có tường bảo vệ xung quanh.

• Cấu tạo như vậy giúp giảm được nguy cơ cháy nổ, đồng thời làm mát sản phẩm trong quá trình tồn chứa.

KẾT LUẬN

Sau đợt thực tập vừa qua tại nhà máy lọc dầu Cát Lái em đã thu được những kiến thức thực tế vô cùng hữu ích về:

 An toàn và Tổng quan nhà máy

 Lịch sử hình thành và cách thức hoạt động của nhà máy

 Nguyên lý hoạt động và sản xuất của cụm chính và các cụm phụ trợ trong nhà máy.

 Tham quan thực tế ngoài công trường.

 Nắm được cấu tạo của các thiết bị chính

Vì thời gian thực tập ngắn nên những điều em tìm hiểu được còn rất hạn chế, kính mong thầy cô giáo chỉ bảo và cho ý kiến đánh giá để em củng cố thêm lần nữa những kiến thức của mình.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các anh, các chú cán bộ nhân viên Công ty lọc hóa dầu Cát Lái đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đợt thực tập này.

Sinh viên thực tập

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty lọc dầu cát lái (Trang 62)