Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
484,5 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như quốc tế hóa các hoạt động, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội từ lâu đã diễn ra như một quá trình mang tính tất yếu, khách quan. Đặc biệt, trong vòng nhiều năm trở lại đây, xu thế này diễn ra càng mạnh mẽ và lan rộng tới hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Là một quốc gia, một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng quốc tế, Việt Nam chúng ta tất nhiên không thể đứng ngoài. Điều này được thể hiện qua hàng loạt các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ta trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Trong đó, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc thu hẹp khoảng cách giữa chúng ta với bạn bè quốc tế, giúp họ hiểu hơn về văn hóa, con người Việt Nam . Chính vì thế, Đảng và nhà nước ta đã xác định xuất khẩu lao động là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động đã đạt được nhiều kết quả khả quan như : góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho một bộ phận người lao động và gia đình họ. Tuy nhiên, do tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi, buộc chúng ta cùng với việc duy trì các thị trường truyền thống, cần và nên tiếp tục xúc tiến mở thêm thị trường ở một số nước như khu vực Trung Đông. Giữa Việt Nam và các nước Trung Đông thực ra đã có mối quan hệ truyền thống lâu đời, nhưng phải đến năm 2007 thì mối quan hệ này mới thực sự khởi sắc . Có thể khẳng định tiềm năng về hợp tác chuyên gia, lao động giữa hai bên là rất lớn. Hiện có khoảng 20.000 lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại Trung Đông. Có thể đánh giá rằng nhu cầu về lao động của thế giới nói chung và thị trường Trung Đông nói riêng là rất lớn. Bên cạnh cơ hội lớn, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Trong điều kiện toàn cầu hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc hiện nay, cạnh tranh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Trung Đông nói riêng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Chính vì vây, việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số quốc gia Trung Đông từ năm 2005 trở lại đây là vô cùng cần thiết. Bởi đây sẽ là tiền đề quan trọng để chúng ta có thể xác định những bước tiếp theo đến năm 2020. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số nước Trung Đông đến năm 2020” làm chuyên đề thực tập 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong những năm gần đây và đưa ra định hướng cho hoạt động này đến năm 2020 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Phân tích thực trạng của xuất khẩu lao động Việt Nam tại khu vực Trung Đông từ năm 2005 đến nay, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang khu vực Trung Đông thời gian qua - Nghiên cứu định hướng của Việt Nam trong xuất khẩu lao động sang khu vực Trung Đông từ nay đến năm 2020. Đồng thời có dự báo về những cơ hội, thách thức đối với Chính phủ, doanh nghiệp XKLĐ và bản thân người lao động xuất khẩu sang Trung Đông, đặc biệt khi hiện nay, cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế là vô cùng gay gắt 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang khu vực Trung Đông Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: bài viết tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số quốc gia thuộc khu vực Trung Đông - Về thời gian: giai đoạn từ năm 2005-2012, và đưa ra định hướng đến 2020 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Đồng thời, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn. 5. Kết cầu của đề tài Ngoài các phần như lời nói đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số nước Trung Đông trong những năm gần đây Chương 2: Định hướng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông đến năm 2020 2 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG MỘT SỐ NƯỚC TRUNG ĐÔNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG ĐÔNG 1.1.1. Khái quát về thị trường Trung Đông a) Các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Trung Đông cùng những chỉ số cơ bản Theo định nghĩa của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế, tính tới đầu năm 2006, khu vực Trung Đông bao gồm Iran, Iraq, Jordan, Israel, Liban, Bahrain, Kuwait, Ai Cập, các vùng lãnh thổ Syria, Palestine, Qatar, Sudan, Ả Rập Saudi, Oman, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen. Định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong những cách tính vé và thuế hành khách và hàng hóa trên thế giới. Nói một cách khái quát, về địa lý, có thể đánh giá rằng Trung Đông là một trong những khu vực rộng lớn nhất thế giới, trải dài từ Iran, qua Vịnh Persian, ôm gọn bán đảo Arập, ngược kênh đào Suez, tràn xuống bờ Đông Địa Trung Hải, rồi kéo tới tận Tây Bắc Phi, nơi có Mauritania, Morocco, trước khi đi qua các nước ở bờ Nam Địa Trung Hải như Algeria, Libya, Tunisia Mặc dù Trung Đông có diện tích trải dài qua hai châu lục (Á và Phi), nhưng trên thực tế khu vực này chỉ gồm hơn 20 quốc gia bởi lẽ nhiều quốc gia ở đây rất rộng, với dân số khá đông, trên 300 triệu người. Trung Đông còn là nơi tập trung của ba tôn giáo lớn là đạo đạo Hồi, Do Thái, và đạo Kitô. Không những thế, nơi đây còn là nơi sinh sống của hàng chục dân tộc, bộ tộc với ngôn ngữ, phong tục tập quán và tôn giáo khác nhau Bên cạnh đó, nếu xét trên khía cạnh địa lý – chính trị thì diện tích khu vực Trung Đông còn lớn hơn nhiều, nó bao gồm cả vùng Đông Phi, Tây Nam Á, thậm chí có cả quốc gia nằm ở cả châu Á lẫn châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Có thể nói ở Trung Đông, trên là nắng gió, bão cát và sa mạc, còn dưới là lớp lớp tài nguyên thiên nhiên, nhưng chủ yếu nhất vẫn là dầu mỏ và khí đốt, chiếm 75% tổng trữ lượng đã thăm dò được của toàn thế giới, và hơn một nửa tổng trữ lượng khí đốt thiên nhiên trên Trái Đất. Về dầu mỏ, Arập Xêút vẫn là “Vua,” với trữ lượng 264 tỷ thùng, Iran bằng một nửa, tiếp sau là Iraq, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) mỗi nơi có trên dưới 100 tỷ thùng, trong khi chỉ tính riêng Algeria, Qatar và Iran đã nắm chừng 40% trữ lượng khí đốt 3 toàn thế giới. Tuy nhiên ở đây nước lại quí hơn xăng, bởi khu vực này hầu như quanh năm không có lấy một giọt mưa Các chỉ số cơ bản của khu vực này như sau : Bảng 1.1: Một số chỉ số cơ bản tại khu vực Trung Đông Thứ tự Quốc gia Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân cư (người/km2) 1 Bahrain 665 688.345 987 2 Ai Cập 1.001.450 77.505.756 77 3 Iran 1.648.195 68.588.433 41 4 Iraq 437.072 26.000.000 62 5 Israel 20.770 7.015.680 333 6 Jordan 92.300 5.759.732 62 7 Kuwait 17.818 2.992.000 131 8 Liban 10.452 3.826.018 358 9 Palestine 6.220 3.888.292 632.52 10 Oman 212.460 3.001.583 14 11 Qatar 11.437 863.051 75 12 Ả Rập Saudi 1.960.582 26.417.599 13 13 Sudan 2.505.810 41.236.378 16.5 14 Syria 185.180 18.448.752 99 15 Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 83.600 4.496.000 54 16 Yemen 527.970 20.727.063 39 Nguồn: Wikipedia.org 4 Theo mức thu nhập bình quân đầu người (dựa theo số liệu năm 2005 của Quỹ Tiền tệ Thế giới), có thể xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực này như sau: Bảng 1.2: Xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Trung Đông theo mức thu nhập bình quân đầu người năm 2005 Thứ tự so với các nước trong khu vực Trung Đông Thứ tự so với các nước trên thế giới Quốc gia Thu nhập bình quân đầu người (USD/người/năm) 1 7 Qatar 47.519 2 21 Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 28.582 3 25 Kuwait 26.020 4 30 Israel 18.266 5 36 Bahrain 16.153 6 39 Ả Rập Saudi 13.316 7 40 Oman 12.495 8 58 Liban 6.033 9 89 Iran 2.825 10 101 Jordan 2.219 11 107 Iraq 1.783 12 115 Syria 1.418 13 116 Ai Cập 1.316 14 131 Sudan 783 15 146 Yemen 586 Nguồn: Wikipedia.org b) Lịch sử, văn hóa và chính trị của khu vực 5 Trung Đông vốn được biết đến như là nơi giao thoa văn hóa và lịch sử của cả châu Âu, châu Á và châu Phi. Thứ nhất, Trung Đông thường được coi là một vùng cộng đồng đa số Hồi giáo Ả Rập. Tuy nhiên, vùng này gồm nhiều nền văn hóa và các nhóm dân tộc riêng biệt, như Azerbaijan, Hy Lạp, Berber, Druze, Kurd, Chaldean, Do Thái, Maronites, Ả Rập, Assyria, Ba Tư và Thổ. Các nhóm ngôn ngữ chính gồm: tiếng Hebrew, tiếng Ba Tư, tiếng Ả Rập, tiếng Assyri (cũng được gọi là Aramaic và Siriac), tiếng Kurd và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ hai, Trung Đông là cái nôi sản sinh, đồng thời cũng là trung tâm tôn giáo của đạo Do Thái, đạo Ki-tô và đạo Hồi. Vùng này từng trải qua các giai đoạn bạo lực và khoan dung. Trong thế kỷ 20, nó từng nằm trong vùng trung tâm các sự kiện quốc tế, nó được đánh giá là một vùng rất nhạy cảm và về mặt chiến lược, kinh tế, chính trị, văn hoá và tôn giáo. Và một điều không thể phủ nhận, đó là nó có trữ lượng dầu thô rất lớn Cũng chính vì có diện tích trải dài qua nhiều vùng lãnh thổ, lại đa dạng về văn hóa như vậy nên khu vực này có đặc trưng bằng những căng thẳng chính trị mãnh liệt bên trong, đặc biệt là vấn đề về quyền sở hữu các nguồn nước, cũng như một số vần đề khác, như các cuộc bạo động, biểu tình đẫm máu tại Yemen năm 2011đòi tổng thống từ chức, bất đồng về lãnh thổ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Hatay, giữa Ai Cập và Sudan về Tam giác Hala'ib, giữa Ả Rập Saudi và Yemen về địa lý của Ả Rập Saudi, các quyền cá nhân của các dân tộc thiểu số ở Iraq và Bahrain và an ninh của người theo Thiên chúa giáo tại Ai Cập. Trung Đông không chỉ xảy ra bất ổn chính trị trong nội bộ khu vực mà cũng có những căng thẳng đáng kể với các vùng bên ngoài, đặc biệt là với phương Tây. Những mâu thuẫn này chủ yếu xoay quanh những vấn đề xuất hiện từ cuộc tấn công Iraq, phương Tây (đặc biệt là Hoa Kỳ) ủng hộ kinh tế Israel, chương trình vũ khí hạt nhân Iran và những luận điệu của chủ nghĩa khủng bố được quốc gia hậu thuẫn từ phía nhiều quốc gia Trung Đông. 1.1.2. Yêu cầu với người lao động nước ngoài tại Trung Đông Trước đây khoảng vài thập kỷ, người dân Trung Đông vẫn là dân du mục có thâm niên cao nhất thế giới. Người ta chỉ bắt đầu coi Trung Đông như một “đại công trường” thừa vốn thực ra chỉ từ những năm gần đây, đặc biệt là từ tháng 7 năm 2008, khi giá dầu có lúc nhảy lên tới gần 150USD một thùng. Ngày nay, đến với các nước Arập ở Vùng Vịnh, ai cũng phải choáng ngợp trước sự giàu sang tưởng như đến mức vô độ của một bộ phận dân chúng ở đây. Khu vực này có thể nói là rất nhiều biệt thự, hơn nữa, những ngôi biệt thự này đều do lao động người nước ngoài thi công, trong đó có cả các công ty xây dựng Việt Nam. Chưa hết, phải thừa nhận ở Trung Đông người ta đã đổ quá nhiều tiền bạc, công sức vào hệ thống giao thông, nhất là tại các nước dư tiền bạc. Ngay cả khi cả thế 6 giới đang phải oằn mình chống đỡ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính trong những năm qua, rất nhiều những công trình, kể cả cấp nhà nước phải ngừng, hoặc giảm tiến độ để đợi vốn, thì ở Trung Đông, người ta vẫn liên tục xây dựng, kiến thiết. Chỉ tính riêng việc xây dựng các khách sạn cao cấp, hệ thống giao thông, bến cảng … cũng đã đủ biến các quốc gia giàu có ở Trung Đông thành những đại công trường khổng lồ, chưa kể giúp việc gia đình, dịch vụ, khai mỏ …, tất cả đều là lao động thuê từ nước ngoài. Thậm chí có những nơi ngay cả trong cơ quan công quyền, người bản xứ chỉ phải làm từ chức vụ trưởng trở lên, các vị trí còn lại đều giao cho lao động nhập cư. Chính vì thế, nếu tới thăm những nước ít dân ở Trung Đông, ví dụ như Kuwait, Qatar , khi ra đường sẽ khó gặp dân bản xứ hơn người nước ngoài. Tại các nước thưa dân này, số lao động nước ngoài luôn gấp hai, ba lần dân bản xứ. Những vị trí làm việc trong các bệnh viện, cửa hiệu, công trường, nhà máy, đều là lao động đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, hay Thái Lan, Indonesia, Philippines và gần đây đã thấy người Việt Nam xuất hiện ngày một nhiều hơn. Riêng ở UAE hiện có khoảng 2 triệu lao động người Ấn Độ, còn các nước khác ở Tây Nam Á, như Bangladesh, Pakistan và Nepal mỗi nước cũng có chừng 1 triệu người. Ấy thế nhưng ngay cả khi cả thế giới vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế thì người Trung Đông vẫn đang rất "khát” lao động. Hơn nữa, giá dầu mỏ lại đang nhích lên từng ngày, người Arập lại càng có cơ hội lấy lại quyết tâm biến quê hương mình, nhất là khu vực Vùng Vịnh, thành "đại đô thị” sầm uất nhất thế giới. Như vây, quả thật nơi đây đang là một công trường khổng lồ, dư vốn, thiếu thợ, nhưng không phải người lao động nước ngoài nào cũng đến được đây, và ngay cả khi đến rồi, không phải ai cũng trụ lại được. Khi tuyển chọn lao động nước ngoài, nhà tuyển dụng Trung Đông cũng đặt ra những yêu cầu tương đối khắt khe. Bốn tiêu chuẩn để lọt qua vòng sơ tuyển của nhà tuyển dụng Trung Đông đó là: Có chai tay, không chơi bài, không xăm mình và không thích rượu bia. Ai qua vòng này mới được chuyển sang phần thi kỹ năng ngành nghề, song theo người tuyển trách, vòng đầu quyết định tới 70% của suất xuất ngoại. Lý do mà các nhà tuyển dụng Trung Đông đặt ra các yêu cầu này cũng không có gì là quá khó hiểu. Thứ nhất, người lao động có vết chai tay chứng tỏ họ thường xuyên phải làm việc, đặc biệt là các công việc nặng nhọc. Điều này cũng có thể là minh chứng cho sự chăm chỉ của họ. Thứ hai, đối với Trung Đông – quê hương của đạo Hồi, nơi áp dụng đạo luật Sharia (Luật Hồi giáo), người ta coi bất kỳ kiểu đánh bài ăn tiền và cách nấu rượu nào, là “rác rưởi của tâm hồn” , và hình phạt đối với những người vi phạm hết sức hà khắc, đó là xử trảm bất cứ ai dính đến rượu chè, cờ bạc, hút xách. Sự hà khắc của luật Sharia được thể hiện ở việc họ đối xử với kẻ ăn cắp. Tùy giá trị của vật dụng kẻ đạo chích nẫng được, tòa sẽ phán tháo từng đốt ngón tay, bàn tay, thậm chí cả hai bàn tay, vì một lẽ rất đơn giản là với người Hồi giáo, chỉ được dùng cái của mình, túng thiếu thì xin, 7 đói thì đi ăn bố thí, không bị ai xem thường, khinh miệt, nhưng nếu lấy của người khác làm của mình thì… mất tay. Tuy nhiên, nhiều người nước ngoài khi mới tới, đã không hiểu nguyên tắc sống của người bản địa, đã bị buộc phải hồi hương. Thứ ba, ở Trung Đông, người đàn ông có vị trí vô cùng đặc biệt, kể từ gia đình đến xã hội, chỗ nào ý kiến của họ cũng mang tính quyết định. Vì vậy, một khi ông chủ đã nói, thợ thuyền nhất nhất phải làm theo, cho dù mệnh lệnh ấy rất vô lý, tốn kém, hay thiếu khoa học. Tuy nhiên nhiều lao động nước ngoài lại không hiểu điều này, vì thế họ tranh luận, thậm chí cãi nhau tay đôi và còn sử dụng nắm đấm với chủ … Và hậu quả tất yếu là nhận vé về nước sớm, hoặc chí ít cũng bị cắt lương, bớt thưởng, cuối cùng là bị đuổi về nước 1.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG KHU VỰC TRUNG ĐÔNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 1.2.1. Những nét chung về tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 2005 đến nay Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ năm 2005 đến 2008, số lượng lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường trên khắp thế giới liên tục tăng đều. Số liệu trong bảng về lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường do Cục quản lý lao động ngoài nước công bố đã cho thấy điều này. Cụ thể, trong năm 2005, cả nước đã đưa được hơn 57.500 người đi XKLĐ. Năm 2006, con số này là hơn 80.000 lao động , đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch đề ra (vượt 12% kế hoạch so với năm 2005), kết quả đạt được là thu nhập của người lao động gửi về nước đạt 1,6 tỷ USD. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Và trong năm tiếp theo, năm 2007, lượng lao động đi XKLĐ còn tiếp tục tăng lên khoảng gần 85.000 người, vượt chỉ tiêu 80.000 người được đề ra. Và năm 2008 thì con số này còn tăng cao hơn nữa, gần 87.000 người. Theo thống kê thì hiện nay, Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tương đương với 21% thị phần của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu lao động. Điều này đồng nghĩa với việc 79% thị phần còn lại hoặc là đã thuộc về quốc gia khác hoặc là còn để trống. Như vậy, ta có thể thấy lợi thế một nước đông dân chưa được khai thác triệt để. Đồng thời cơ hội cho chúng ta còn rất nhiều. Vấn đề là làm thế nào chúng ta giành lại hoặc chiếm lĩnh được 79% thị phần còn lại. Đây thực sự là một câu hỏi khó bởi vấn đề chính để giải quyết cho câu hỏi này lại nằm ở nguồn nhân lực của chúng ta. Tuy nhiên thực tế, khó khăn đặt ra là số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thường xuyên và đều đặn không quá con số 10. Và chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra một số thị trường XKLĐ trọng điểm của Việt Nam thời gian qua là Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường lao động thế giới đang bão hòa, nền kinh tế chưa ổn định thì việc hướng đến một số thị trường mới, thị trường tiềm năng là một hướng đi đúng đắn mà chúng ta cũng bắt đầu xem xét và có biện pháp đẩy mạnh, đặc biệt chúng ra đã có sự chú trọng 8 tới thị trường Trung Đông – nơi hầu như ít chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu Bảng 1.3: Lượng xuất khẩu lao động Việt Nam tại các thị trường Đơn vị: người Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Malaysia Cata UAE Ả Rập xê út CH Séc Ma Cao Khác Tổng 2006 5360 10577 14127 37941 3219 1760 98 423 869 5766 78855 2007 5517 12187 23640 26704 4685 2310 1620 1432 548 5982 81952 2008 6142 18141 31631 7810 10789 2845 2987 1871 1417 11355 86096 Tổng 17019 40905 69398 72455 18693 6915 4705 3726 2834 23103 246903 Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước a) Tại thị trường Malaysia Từ tháng 4-2002 Việt Nam chính thức mở thị trường XKLĐ sang Malaysia, đến cuối năm 2007 đã đưa được 176.509 lao động sang làm việc ở nước này. Cụ thể là năm 2005: 24.605 người; năm 2006: gần 38.000 người; năm 2007: 26.706 người. Tỉ lệ lao động được đưa sang Malaysia luôn chiếm trên 30% trong tổng số lao động xuất khẩu hằng năm. Năm 2005 có thể coi là mốc thời gian đánh dấu sự tăng trưởng về lượng lao động Việt Nam tại Malaysia. Bởi lúc bấy giờ Malaysia vừa ban hành lệnh trục xuất đối với khoảng 380.000 lao động nước ngoài bất hợp pháp. Do đó, quốc gia này rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, đặc biệt là lao động làm trong các lĩnh vực liên quan đến may mặc, điện tử, chế biến thủy sản … Điều này cũng đồng nghĩa với việc Malaysia phải tạo ra chính sách thông thoáng hơn nhằm thu hút lao động nước ngoài như cấp giấy phép tiếp nhận lao động trong ngày cho các chủ lao động thay vì phải chờ ít nhất vài tuần như trước đây. Tuy nhiên, không vì “khát” lao động mà bất cứ lao động nào quốc gia này cũng đồng ý tiếp nhận, ngược lại, họ đặt ra yêu cầu tương đối khắt khe, như lao động đến Malaysia làm việc phải có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Malaysia) do cơ quan chức năng của Malaysia phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo và cấp. Tuy nhiên, năm 2008 lại là một năm khó khăn với XKLĐ Việt Nam sang Malaysia mà nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lúc bấy giờ. Năm 2008, chúng ta chỉ đưa được khoảng hơn 7000 lao động sang Malaysia do nước bạn ưu tiên người lao động bản địa hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian dài gần như bị "đóng băng", năm 2009, đã có hơn 2.700 lao động được đưa sang 9 Malaysia làm việc trong các nhà máy. Điều kiện làm việc ở Malaysia hiện rất tốt, cùng với được tăng lương, người lao động còn được miễn thuế, đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt, miễn giảm tối đa chi phí xuất cảnh. Tiềm năng thị trường là rất lớn bởi sau khủng hoảng, kinh tế nước này đang phục hồi nên nhu cầu lao động đang tăng lên, nhất là trong các nhà máy. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là tâm lý người lao động và gia đình thuộc diện xóa đói, giảm nghèo lại không muốn đi làm việc ở Malaysia. Để lấy lại lòng tin cho người lao động với thị trường Malaysia, Cục QLLĐNN cho biết cơ quan này sẽ chỉ cấp phép cho các hợp đồng tốt, ít rủi ro. Có lẽ vì thế, năm 2010, Việt Nam đã có gần 12 nghìn lao động sang thị trường này. Năm 2011, nhu cầu về lao động nhập cư của Malaysia lên đến 90 nghìn người. b) Tại thị trường Đài Loan Việt Nam bắt đầu triển khai hoạt động XKLĐ sang Đài Loan từ cuối năm 1999, đến nay đã đưa được trên 200 nghìn lượt lao động sang làm việc. Thời gian trước, lao động ta cũng bỏ hợp đồng ra ngoài với tỷ lệ lớn, dẫn đến từ đầu năm 2005 Đài Loan buộc phải tạm dừng nhận lao động chăm sóc người bệnh và phục vụ trong các gia đình. Tuy nhiên trước tình hình đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường khai thác hợp đồng đưa lao động sang làm việc trong các ngành sản xuất công nghiệp, thu nhập khoảng 700USD/tháng. Theo số liệu do Cục quản lý lao động ngoài nước cung cấp, có thể thấy rằng từ năm 2006 đến 2008, số lượng lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc liên tục tăng. Năm 2007 con số này đạt gần 24.000 lao động, chỉ đứng sau số lượng lao động Việt Nam sang Malaysia – thị trường truyền thống lớn nhất của chúng ta. Cá biệt, năm 2008, trong khi Malaysia “đóng băng” thị trường lao động nước ngoài thì Đài Loan vẫn tiếp tục tiếp nhận lao động Việt Nam, thậm chí còn nhận một số lượng khá lớn đó là gần 32.000 người. Nhưng từ cuối năm 2008 đến quý II năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên nhiều lao động của ta thiếu việc làm, giảm thu nhập và phải về nước trước hạn (khoảng 5.500 người ). Hiện thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đang được người lao động lựa chọn nhiều bởi thị trường này không quá kén chọn lao động, không cần tay nghề cao, chi phí thấp, mức thu nhập khá phù hợp cho lao động nông thôn. Hiện Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai với khoảng 80.000 lao động đang làm việc tại đây. Thị trường Đài Loan hiện là một thị trường hấp dẫn vì thu nhập khá với mức lương cơ bản 17.280 Đài tệ - khoảng 10 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy, Đài Loan có số lượng hồ sơ xin thẩm định tiếp nhận lao động Việt Nam lớn nhất. c) Tại thị trường Hàn Quốc 10 [...]... hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số nước Trung Đông trong thời gian qua a) Đặc điểm của lao động Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông Nói chung, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, ... của Việt Nam như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, số lao động Việt Nam tại Trung Đông vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ Trong khi tổng số lao động Việt Nam tính đến năm 2011 tại Malaysia là khoảng 75.000 người, tại Đài Loan là khoảng 90.000 người, tại Hàn Quốc là khoảng 62.000 người, thì con số này ở các nước Trung Đông chỉ xấp xỉ mức 24.000 người Xét về lượng thì số lao động Việt Nam tại một số. .. PHÁP VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG TRUNG ĐÔNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 1.3.1 Từ phía nhà nước Để ngăn ngừa trường hợp lao động Việt Nam chưa thực hiện tốt kỷ luật khi tham gia xuất khẩu lao động, đặc biệt là tại thị trường Trung Đông, Bộ LĐTB&XH đang xem xét và trong thời gian tới, sẽ có một số doanh nghiệp không được phép đưa lao động sang khu vực này vì chất lượng lao động. .. 20-64) vào năm 2010 là 7,6 năm học, đến năm 2020 chỉ tăng lên 7,8 Cũng theo những dự báo này, tính đến năm 2020, số năm đến trường trung bình của lực lượng lao động Việt Nam 22 sẽ thấp hơn Malaysia 5 năm, thấp hơn Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác 2-2,5 năm Trong khi đó, khu vực Trung Đông và châu Phi tuy rằng cũng có nhu cầu nhận lao động chưa có nghề, nhưng những lao động này sẽ chỉ nhận được... với các nước Đông Nam Á khác thì tỷ lệ dân số có trình độ giáo dục bậc trung và bậc cao của Việt Nam đều thấp hơn Theo một nghiên cứu gần đây, người ta đã có dự báo số năm đến trường của nhiều nền kinh tế châu Á đến năm 2020 và những năm sau đó Và dựa trên cơ sở các xu thế nhân khẩu học và tỷ lệ đến trường, số năm đến trường bình quân của lực lượng lao động Việt Nam (trong độ tuổi từ 20-64) vào năm 2010... dụng lao động có sự hiểm lầm lớn về lao động Việt Nam Họ cho biết, nghe nói lao động xuất khẩu Việt nam không nói được tiếng Anh và không biết làm việc nội trợ ở một nền văn hoá khác… Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2011, chúng ta đã hạn chế đưa lao động sang Trung Đông, châu Phi do tình hình chính trị ở các nước này diễn biến phức tạp, đồng thời, Israel cũng tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam. .. người lao động Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu của phương pháp tổ chức và cường độ lao động ở Trung Đông b) Tình hình lao động từ các quốc gia khác tại một số nước Trung Đông Theo khảo sát, sự bùng nổ kinh tế một cách nhanh chóng của UAE đã thu hút một số lượng lớn người lao động nước ngoài vào quốc gia vùng Vịnh này, từ 1,8 triệu người năm 2001 đã tăng lên mức kỉ lục là 4 triệu người năm 2007... khoảng hơn 650 người Cao điểm là năm 2007 với hơn 1.100 lao động Việt Nam Và tổng số lao động Việt Nam làm trong lĩnh vực công nghiệp tại 3 thị trường này là khoảng hơn 6.700 người ( tính đến hết năm 2010 ) Tiếp theo phải kể đến ngành vận tải và ngành dịch vụ Đây là 2 lĩnh vực cũng nhận được sự quan tâm của nhiều lao động Việt Nam Tuy nhiên hiện tại, số lao động Việt Nam hoạt động trong 2 ngành này mới chỉ... người sử dụng lao động lựa chọn tiếp nhận là 85%, cao nhất trong số 15 quốc gia đưa lao động sang Hàn Quốc Đến nay, đã có khoảng 43.000 lao động Việt Nam được đưa đi làm việc theo chương trình này Một tín hiệu tương đối khả quan đó là hiện đang có khoảng 50.000 lao động Việt Nam làm việc tại đây, hàng năm gửi về nước trên 700 triệu Đô la Mỹ Theo Bộ LĐTBXH, năm 2006, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ban... thiết, có lợi cho người lao động xuất khẩu, có lợi cho nhà nước, nhưng nhìn chung thì các doanh nghiệp XKLĐ của chúng ta cũng đang cố gắng hết sức nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này trong một thời gian tới 1.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG TRUNG ĐÔNG TỪ 2005 ĐẾN NAY 1.4.1 Những thành công Kể từ năm 2005 đến nay, hoạt động XKLĐ của Việt Nam đã gặt hái được . xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số nước Trung Đông trong những năm gần đây Chương 2: Định hướng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông đến năm 2020 2 CHƯƠNG. Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số nước Trung Đông trong thời gian qua a) Đặc điểm của lao động Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông Nói chung, người lao động đi làm việc ở nước ngoài. hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 2005 đến nay Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ năm 2005 đến 2008, số lượng lao động Việt Nam tham