1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại hải phòng – chi nhánh hà nội sang đài loan một cách bền vững

50 470 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 587,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Official Development Assistance 4 MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XKLĐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI SANG ĐÀI LOAN 3 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng số Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Số dân trong độ tuổi lao động từ năm 2004 – 2010 7 2 Bảng 1.2 Lao động nước ngoài phân theo quốc gia tại Đài Loan từ năm 1990 – 1994 15 3 Bảng 1.3 Số liệu XKLĐ của Việt Nam sang Đài Loan từ 2006 – 2011 18 4 Bảng 1.4 Số liệu XKLĐ của Công ty HALASUCO – Chi nhánh Hà Nội sang Đài Loan từ năm 2006 – 2011 20 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biều đồ số Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 1.1 Số dân trong độ tuổi lao động 8 2 Biểu đồ 1.2 Cơ cấu ngành kinh tế của Đài Loan 11 3 Biểu đồ 1.3 Số lao động nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực kinh tế 12 4 Biểu đồ 1.4 Số lao động các nước tại Đài Loan từ năm 2000 - 2004 15 5 Biểu đồ 1.5 Cơ cấu lao động Việt Nam tại Đài Loan phân theo lĩnh vực sản xuất 16 6 Biểu đồ 1.6 Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan từ 2005 – 2011 18 7 Biểu đồ 1.7 Số lao động xuất khẩu sang Đài Loan của công ty HALASUCO – Chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 - 2011 21 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới ASEAN Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HALASUCO Công ty cổ phần cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội APEC Asian – Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế XKLĐ Xuất khẩu lao động WB World Bank Ngân hàng thế giới INTERSERCO Công ty dịch vụ lao động hợp tác quốc tế NXB Nhà xuất bản SONA Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SOVILACO Công ty xuất khẩu lao động – Thương mại và du lịch TRACIMEXCO Công ty xuất nhập khẩu – hợp tác đầu tư giao thông vận tải MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là xu thế chung của toàn thế giới và cũng là nhu cầu bức thiết của các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia muốn phát triển nhanh chóng về mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội… thì bắt buộc phải tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã bắt đầu công cuộc hội nhập từ năm 1992, mở đầu bằng việc nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như WB, IMF… Vào năm 1995, Việt Nam gia nhập vào khối ASEAN, năm 1996 gia nhập khối AFTA, năm 1998 là thành viên chính thức của khối APEC và tới năm 2007 Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với những mốc quan trọng trên, Việt Nam đã từng bước hội nhập trên cả ba phương diện: Đơn phương, song phương và đa phương. Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam cũng đang cố gắng phát huy tiềm năng, nội lực để sản xuất ra những mặt hàng chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế cũng như tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Với kết cấu dân số trẻ, hàng năm nước ta có một lượng lớn lao động và lao động bổ sung tham gia vào nền kinh tế, song nền kinh tế Việt Nam lại chưa đủ khả năng hấp thụ hết toàn bộ lực lượng này. Rất nhiều biện pháp của Đảng và Nhà nước đã được đưa ra để giải quyết tình trạng thất nghiệp và một trong số đó là xuất khẩu lao động sang các nước khác. XKLĐ không chỉ đem lợi ích cho người dân nói riêng mà còn cho toàn nền kinh tế nói chung. Thị trường Đài Loan là một trong những thị trường truyền thống của lao động Việt Nam. Với kinh tế phát triển, đặc điểm văn hóa, xã hội, khí hậu tương đồng, yêu cầu lao động nước ngoài không quá khắt khe, khó tính như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản… Đài Loan đã, đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn của lao động các nước nói chung và lao động Việt Nam nói riêng. Công ty Cổ phần cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng là một trong những công ty đi đầu về hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, mỗi năm công ty đã đưa được hang ngàn lao động sang làm việc ở các thị trường khác nhau đem lại nguồn thu to lớn cho người lao động đồng thời đóng góp vào ngân sách nhà nước. Mặc dù hoạt động ở nhiều thị trường như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản… nhưng Đài Loan là thị trường chủ lực của công ty, là thị trường công ty đưa lao động sang làm việc nhiều nhất. Trong điều kiện 1 kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho rất nhiều công ty XKLĐ ra đời cùng với đó là những khó khăn từ nền kinh tế, chính trị của thế giới đã và đang tác động tiêu cực đến công ty. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hoạt động XKLĐ của công ty trước mọi khó khăn nảy sinh khi XKLĐ sang thị trường truyền thống là Đài Loan. Xuất phát từ tính cấp thiết trên được đặt ra trong thực tiễn, em đã lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng – Chi nhánh Hà Nội sang Đài Loan một cách bền vững” làm chuyên đề thực tập của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài được nghiên cứu nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng – Chi nhánh Hà Nội trước những biến động to lớn của thị trường này. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Chỉ rõ thành tựu to lớn mà lĩnh vực XKLĐ của công ty HALASUCO đã đạt được trong thời gian qua, những tồn tại và nguyên nhân của nó. Đồng thời, đề xuất hệ thống giải pháp để nâng cao hoạt động XKLĐ của công ty HALASUCO từ đó góp phần nâng cao năng lực XKLĐ trong công cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình xuất khẩu lao động của Công ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng – Chi nhánh Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: bài viết tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động của Công ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng – Chi nhánh Hà Nội. - Về thời gian: giai đoạn từ năm 2005 - 2011 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Đồng thời, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần như lời nói đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng XKLĐ của công ty HALASUCO - Chi nhánh Hà Nội sang Đài Loan Chương 2: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ của công ty HALASUCO – Chi nhánh Hà Nội sang Đài Loan 2 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XKLĐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI SANG ĐÀI LOAN 1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG (HALASUCO) – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 1.1.1.Giới thiệu chung Công ty cổ phần Cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động XKLĐ trên cả nước. Tên giao dịch là HALASUCO được thành lập năm 1993 theo mô hình công ty Nhà nước, theo quyết định số 1227/QĐUB của UBND Thành phố Hải Phòng, giấy phép hoạt động số 25/LĐTBXH-GP của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, HALASUCO đã không ngừng mở rộng và lớn mạnh về mọi mặt. Địa chỉ: 21 Lương Khánh Thiện – Quận: Ngô Quyền – TP Hải Phòng Điện thoại: 031.921.591 – 031.921.227 Fax: 031.921.897 Email: halasuco@hn.vnn.vn Website: halasuco.com.vn Văn phòng đại diện tại nước ngoài : Địa chỉ: 81, Lầu 9, P1, Đoàn 4, Đường Văn Tâm, Khu Bắc Đồn, TP. Đài Trung Năm 2005 HALASUCO chuyển đổi thành công ty cổ phần, theo quyết định số 416/QĐ-UB của UBND Thành phố Hải Phòng. Giấy phép hoạt động số 140/LĐTBXH-GPXKLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Cùng với đó, công ty đã không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh trên cả nước với việc thành lập chi nhánh HALASUCO tại Hà Nội đã góp phần lớn vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường của công ty. Chi nhánh HALASUCO tại Hà Nội được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 0113008099 cấp ngày 09/06/2005. HALASUCO chi nhánh Hà Nội. Địa chỉ: Số 2 – Ngõ tuổi trẻ - Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: 04.755.3381 Fax: 04.755.3382 3 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ HALASUCO là doanh nghiệp hàng đầu trong XKLĐ với chức năng, nhiệm vụ chính là chuyên hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Cụ thể là: - Tư vấn chọn thị trường (nước đi XKLĐ) và ngành nghề phù hợp. Tùy thuộc vào đặc điểm, tay nghề, trình độ của lao động mà công ty có những tư vấn cụ thể về thị trường lao động phù hợp cũng như ngành nghề phù hợp nhất cho lao động. - Đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động tham gia XKLĐ. Công ty có các trung tâm đào tạo ngoại ngữ giúp cho các lao động có một lượng ngoại ngữ cần thiết để giao tiếp với mọi người cũng như đáp ứng được nhu cầu làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra công ty còn giáo dục định hướng cho lao động ngay từ đầu. Những việc nên và không nên làm khi đi làm việc tại nước ngoài, tạo một nền tảng cơ bản để người lao động có thể dễ dàng hòa nhập với cuộc sống và công việc tại nước ngoài. - Hướng dẫn làm thủ tục xuất cảnh: Làm hộ chiếu, khám sức khỏe, làm thủ tục vay vốn ngân hàng… Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động có thể xuất cảnh và nhập cảnh dễ dàng và thuận lợi Ngoài ra HALASUCO còn tham gia vào hoạt động du lịch lữ hành quốc tế, tư vấn dịch vụ du học, đào tạo và tư vấn giới thiệu việc làm trong nước, kinh doanh hàng hóa phục vụ tiêu dùng và sản xuất, dịch vụ vận tải thủy bộ. 1.1.3.Phương hướng hoạt động Phương hướng hoạt động trong thời gian tới: - Mở rộng thị trường XKLĐ sang các nước trong khu vực và các châu lục khác như: Bruney, Quatar, Czech, Australia, Jordan, UAE, Macau… - Tích cực triển khai các dự án tư vấn, dịch vụ du học - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo tại chỗ - Nâng cao năng lực hợp tác với các cơ sở sử dụng lao động, các tổ chức giáo dục ngoài nước để đẩy mạnh XKLĐ, du học - Kiện toàn hệ thống cung ứng lao động chuyên nghiệp hiệu quả - Đầu tư và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác - Thực hiện các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, nâng cao hình ảnh và thương hiệu HALASUCO 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.2.1.Nhân tố thuộc về Đài Loan - Đài Loan có nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng 4 tốc độ tăng dân số thấp, do đó dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực. Số lao động trong nước không đủ để đáp ứng cho nhu cầu lao động trong khi đó nền kinh tế càng phát triển nhu cầu về lao động càng lớn. Điều này làm cho Đài Loan có nhu cầu về nhập khẩu lao động khá cao. Đây là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc nhập khẩu lao động nước ngoài của Đài Loan cũng như là một cơ hội lớn cho các nước thực hiện hoạt động XKLĐ sang Đài Loan. - Đài Loan có môi trường chính trị ổn định, không xảy ra bãi công, bạo động, nội chiến, đồng thời là nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới. - Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý vĩ mô khá hoàn thiện, có hành lang pháp lý khá thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XKLĐ sang thị trường này mà không gặp trở ngại gì. - Đài Loan có khí hậu, phong tục tập quán không khác gì so với phong tục chung của phương Đông. Người Đài Loan khá thân thiện điều này khiến cho lao động nước ngoài nhất là lao động châu Á dễ dàng thích nghi hơn với cuộc sống tại Đài Loan. - Đài Loan có khá nhiều công ty môi giới hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ nên việc nhập cảnh của lao động nước ngoài cũng khá dễ dàng cũng như việc giải quyết các trường hợp vi phạm, bỏ trốn cũng được giải quyết kịp thời và triệt để. - Với tỷ giá hối đoái NT/USD là 34, Đài tệ cũng trở thành đồng tiền có mức giá khá cao điều này đã tạo điều kiện cho người lao động cớ mức lương cao hơn do đó sẽ thu hút được nhiều lao động hơn vào thị trường này. - Lương cơ bản của lao động đã tăng lên 18.780 NT. Điều này đã tạo động lực cho người lao động nước ngoài sang làm việc tại Đài Loan. Mức lương cơ bản tăng sẽ làm cho thu nhập của người lao động nước ngoài tăng lên. Đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước xuất khẩu. 1.2.2. Nhân tố thuộc về nhà nước Việt Nam - Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng dân số cao. Nhiều lao động trở nên dư thừa do không có việc làm nhất là lao động ở nông thôn. Tận dụng được lợi thế so sánh của quốc gia hơn nữa do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nguồn thu cho ngân sách nên Việt Nam rất cần đưa lao động ra nước ngoài làm việc. - Đang dần hoàn thiện các chính sách quản lý đối với lao động xuất khẩu ra nước ngoài một cách thống nhất và đồng bộ. - Việt Nam có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực Cung ứng lao động - Chính phủ Việt Nam có những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người lao động đi làm việc tại nước ngoài. - Các văn phòng đại diện của các công ty tại nước ngoài kết hợp với Đại sứ 5 [...]... sinh của lao động một cách trực tiếp tại Đài Loan Do đó mà số lượng lao động mà công ty đưa đi XKLĐ tại Đài Loan không ngừng tăng lên Năm 2005 với sự thành lập của Chi nhánh Hà Nội của HALASUCO đã làm tăng số lượng XKLĐ vào thị trường này Cùng với những biến động của thị trường XKLĐ chung của Việt Nam Công ty HALASUCO chi nhánh Hà Nội đã và đang tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh xuất khẩu sang. .. được xuất khẩu sang Đài Loan Chi m khoảng 4,8% lao động xuất khẩu sang Đài Loan của cả nước Cùng với sự phát triển và kinh nghiệm tích lũy được trong các năm tiếp theo, hoạt động công tác XKLĐ, HALASUCO - Chi nhánh Hà Nội đã đưa được số lượng lớn lao động sang làm việc tại Đài Loan đóng góp một phần không nhỏ trong tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan Cũng nhờ đó mà tạo ra không ít công. .. chỉ tiêu kế hoạch 87.000 lao động Với số người xuất khẩu sang Đài Loan đạt 38.796 người Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp cũng như chính phủ Việt Nam và Đài Loan, công ty đã đưa được 1159 người xuất khẩu sang Đài Loan Đây là một thành công trong hoạt động xuất khẩu lao động của công ty mà đáng được ghi nhận Cũng trong năm 2010 Cả tổng Công ty đã xuất khẩu được 1307 lao động ứng thứ 8 trong tổng số 16... XKLĐ của Công ty HALASUCO – Chi nhánh Hà Nội sang Đài Loan từ năm 2006 – 2011 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lao động XKLĐ 685 872 1017 729 993 1159 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh (phòng Hành chính – Kế toán) 20 Biểu đồ 1.7: Số lao động xuất khẩu sang Đài Loan của công ty HALASUCO – Chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 - 2011 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh (phòng Hành chính – Kế toán) Thị trường Đài. .. lý lao động ngoài nước) Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường truyền thống của Việt Nam thì đó cũng là thị trường mà công ty HALASUCO đẩy mạnh hoạt 18 động xuất khẩu Đặc biệt là thị trường Đài Loan là thị trường chính mà công ty hướng đến Hơn 80% lao động được xuất cảnh của công ty là vào thị trường này Công ty có hẳn một văn phòng đại diện tại Đài Bắc – Đài Loan để giúp đỡ và. .. XKLĐ đi chỉ chi m một phần rất nhỏ trong tổng số lao động XK đi Đài Loan (khoảng 1%) Sau khi Chi nhánh Hà Nội của công ty HALASUCO được thành lập đã mở rộng phạm vi hoạt động của Tổng công ty ra các tỉnh và trong cả nước Chỉ sau 1năm thành lập năm 2006 số lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan là 685 người Chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phụ cận quanh Hà Nội như: Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương,... và đi vào tăng trưởng trở lại, do đó nhu cầu về nguồn lao động là rất lớn Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty HALASUCO chi nhánh Hà Nội nói riêng Xuất khẩu lao động sang nước này Năm 2010 số lượng lao động xuất sang đã vượt chỉ tiêu đề ra đồng thời sắp đuổi được mức xuất khẩu năm 2008 Cụ thể năm 2010 công ty xuất khẩu được 993 lao động sang Đài Loan Số... chung và công ty HALASUCO – chi nhánh Hà Nội nói riêng 1.4 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ ĐẨY MẠNH XKLĐ Với tư cách là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực XKLĐ, HALASUCO Chi nhánh Hà Nội kể từ khi thành lập đến nay đã có những chính sách, biện pháp khá hiệu quả để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của công ty đem lại nguồn tài chính cho chính doanh nghiệp và đóng góp không nhỏ vào... xuất khẩu được một số lượng lao động đáng kể - Tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ vào những thị trường trọng điểm của công ty là Đài Loan và Malaysia đồng thời không ngừng mở rộng XKLĐ ra các nước khác như Nhật Bản, Quatar, UAE - Với văn phòng đại diện của công ty tại Đài Bắc, công ty luôn chủ động giúp đỡ được người lao động trong quá trình làm việc tại Đài Loan Điểm khác biệt khá lớn của công ty là công ty không... người lao động Việt Nam ở nước ngoài 1.2.3.Nhân tố thuộc về bản thân công ty và người lao động - Uy tín của công ty với người lao động trong nước cũng như đối với các bạn hàng quốc tế là một nhân tố quan trọng thúc đẩy XKLĐ của chính công ty - Chất lượng nguồn lao động: Ngày nay các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và hiện đại hoá công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư tư bản sang . VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI SANG ĐÀI LOAN 1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG (HALASUCO) – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 1.1.1.Giới. nhánh Hà Nội sang Đài Loan Chương 2: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ của công ty HALASUCO – Chi nhánh Hà Nội sang Đài Loan 2 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XKLĐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG. động xuất khẩu lao động của công ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng – Chi nhánh Hà Nội trước những biến động to lớn của thị trường này. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Chỉ rõ thành

Ngày đăng: 19/12/2014, 22:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cao Văn Sâm “Xuất khẩu lao động trong bối cảnh Việt Nam là thành viên đầy đủ của WTO”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 373+374/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu lao động trong bối cảnh Việt Nam là thành viênđầy đủ của WTO
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc khóaVIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
7. Đặng Đình Đào, Trần Thị Thu Phương “Vấn đề xuất khẩu lao động của nước ta”, Tạp chí Cộng sản số 10 (5/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xuất khẩu lao động củanước ta
8. Đỗ Đức Bình (2002), “Giáo trình Kinh tế Quốc tế”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Quốc tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốcdân
Năm: 2002
10. Nguyễn Thị Hồng Bích (2007), Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á, kinh nghiệm và những bài học, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu lao động của một số nước ĐôngNam Á, kinh nghiệm và những bài học
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Bích
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2007
11. Nguyễn Văn Trình (Chủ biên) (2007), Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế đối ngoại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Trình (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Đạihọc Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2007
12. PGS.TS Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nguồnnhân lực
Tác giả: PGS.TS Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2008
13. Phạm Bình Mân, “Hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội và thách thức”, Tạp chí công nghệ Việt Nam, số 3/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội và thách thức
14. Tạp chí “Việc làm ngoài nước” - Cục quản lý lao động ngoài nước - Số 6/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc làm ngoài nước
15. TS. Nguyễn Lương Trào “Giải pháp nâng cao chất luợng lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế”, Tạp chí Lao động và xã hội- số 320/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất luợng lao động Việt Namđáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế
1. Báo cáo tại Hội nghị Công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Khác
3. Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1999 của Bộ Chính trị về Xuất khẩu lao động và chuyên gia Khác
4. Công ước 97 của Tổ chức Lao động Quốc tế về việc di cư để làm việc Khác
5. Công ước 143 của Tổ chức Lao động Quốc tế về người lao động di cư Khác
9. Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w