NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XKLĐ CỦA CÔNG TY HALASUCO CHI NHÁNH HÀ NỘI SANG ĐÀI LOAN
2.3.2. Tuyển chọn đúng lao động xuất khẩu phù hợp với yêu cầu công việc là tiền đề và quyết định hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động
việc là tiền đề và quyết định hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động
Muốn xuất khẩu được lao động có chất lượng cao ra nước ngoài việc quan trọng nhất cũng là khâu đầu tiên có tính quyết định đó là tuyển chọn đúng. Điều này có nghĩa là tuyển chọn được người có trình độ phù hợp với yêu cầu công việc của chủ sử dụng cần thuê cũng như đúng với nguyện vọng của bản thân người lao động. Muốn được như vậy, cần phải xác định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn lao động riêng cho từng loại công việc, từng loại ngành nghề và theo yêu cầu riêng của từng thị trường kết hợp với tìm kiếm và tạo nguồn lao động cho xuất khẩu. Kế đến là thiết lập quy trình tuyển chọn lao động và áp dụng các phương pháp tuyển chọn một cách khoa học để tuyển được nguồn lao động phù hợp nhất với yêu cầu của công việc.
Xác định rõ được tiêu chuẩn tuyển chọn lao động xuất khẩu.
Tuỳ theo các ngành nghề khác nhau mà mỗi chủ sử dụng lao động lại có nhu cầu sử dụng lao động khác nhau. Tuy nhiên họ đều có những yêu cầu giống nhau, trước khi tuyển chọn cần phải quy định rõ các tiêu chuẩn (tiêu chuẩn này được thiết lập dựa vào bản mô tả các công việc chuẩn và thực hiện công việc của mỗi loại chức danh công việc, mỗi loại ngành nghề yêu cầu chủ sử dụng lao động phải cung cấp).
Một ví dụ cụ thể đối với công nhân làm việc trong nhà máy, công nhân xây dựng hay giúp việc trong gia đình tại thị trường Đài Loan, thông thường bao gồm các tiêu chuẩn sau:
• Thứ nhất là trình độ học vấn: nhằm xác định khả năng tiếp thu của lao động.
• Thứ hai là tiêu chuẩn sức khoẻ: là chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng, tình hình bệnh tật, thể trạng và yêu cầu riêng theo từng ngành nghề.
• Thứ ba là chuẩn mực nghề nghiệp: bao gồm trình độ tay nghề và thâm niên của nghề nghiệp.
• Thứ tư là chuẩn mực phẩm chất đạo đức: Đây là một chuẩn mực nhằm xác định rõ thân nhân của người lao động. Đối với người lao động có phẩm chất đạo đức tốt khi gặp những khó khăn trong công việc họ sẽ vững vàng tìm cách vượt qua, đồng thời họ cũng có ý thức kỷ luật tốt, trách nhiệm cộng đồng cao.
Tìm kiếm và tạo nguồn lao động cho xuất khẩu:
Đẩy mạnh việc triển khai mô hình liên kết giữa công ty và địa phương để có được nguồn lao động đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Tăng cường mối quan hệ nhiều mặt với các địa phương, không những chỉ làm việc với các cán bộ ở huyện mà cần về tận xã, phường để tìm hiểu nhu cầu đi XKLĐ của người dân. Tiến hành đầu tư có trọng điểm, có chiều sâu để xây dựng nguồn tại một số địa phương khác theo theo chiều rộng. Đồng thời phải xây dựng chiến lược, kế hoạch quảng cáo về công ty và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ của công ty đến tận tay người dân bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua loa đài, tổ chức các đợt phát tờ rơi, quảng cáo thông qua truyền thanh truyền hình địa phương. Phối kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương để cập nhật thông tin đầy đủ nhất về chủ trương, thị trường, kinh phí xuất khẩu và các chính sách hỗ trợ của công ty.
Hơn thế nữa cần thường xuyên liên hệ với địa phương trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh và thường xuyên triển khai sơ kết đánh giá kết quả tạo nguồn, rút kinh nghiệm từ những vướng mắc. Tiến hành xây dựng các điều khoản, quy chế của công ty tạo nguồn rõ ràng và hợp lý. Cần xây dựng chế độ tài chính trong tạo nguồn hấp dẫn nhưng cũng chặt chẽ vừa kích thích được các tổ chức cá nhân vừa buộc họ phải có trách nhiệm với chất lượng tạo nguồn của mình.
Xây dựng đội ngũ cộng tác viên cho công ty ngày càng nhiều, có chính sách nhất quán, đãi ngộ phù hợp cho các đối tượng này và tạo điều kiện và phương tiện thiết yếu cho họ, đảm bảo thu nhập ổn định cho đối tượng này.
Xu thế tất yếu của hoạt động XKLĐ trong thời gian tới là tăng dần tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao. Do đó, các doanh nghiệp XKLĐ cần phải có những bước đi trước trong việc nghiên cứu chuẩn bị hình thành nguồn có chuyên môn kỹ thuật và chuyên gia trong các doanh nghiệp, xí nghiệp. Cần liên hệ thường xuyên với các trung tâm đào tạo nghề. Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết giữa các trung tâm đào tạo nghề với các trường trung cấp, cao đẳng và đại học để tạo nguồn lao động xuất khẩu cho tương lai không
các hệ thống trung tâm dịch vụ về việc làm của các hiệp hội, đoàn thể và các địa phương có uy tín cao trong xã hội.
Mặc dù nguồn cung cấp lao động hiện nay cho các doanh nghiệp XKLĐ tương đối phong phú gồm: Nguồn địa phương qua xã/ phường; nguồn qua các trung tâm việc làm; nguồn qua các trường dạy nghề; nguồn qua các văn phòng giao dịch; nguồn qua mạng lưới truyền thông đại chúng; nguồn qua hội chợ việc làm và tạo nguồn qua các cộng tác viên. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động này còn thấp và thiếu trình độ văn hóa cũng như tay nghề và thiếu hiểu biết về hoạt động XKLĐ. Hoạt động của các ban tạo nguồn chưa thực sự đi vào chuyên nghiệp với các chiến lược nhằm để tuyên truyền thông tin về hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp đến với người dân và còn chưa thực sự quan tâm tạo nguồn lâu dài phục vụ chiến lược XKLĐ của công ty. Phần lớn hiện nay, các doanh nghiệp hoàn toàn bị động trong việc tạo nguồn và trước khi ký kết được hợp đồng mà mới tìm kiếm được nguồn lao động nên hiệu quả chưa được cao. Hơn thế nữa, tuy phương pháp tạo nguồn phong phú nhưng vẫn chưa xây dựng được các cơ chế để các doanh nghiệp có thể thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện tạo nguồn ở các đơn vị cơ sở và các cá nhân để tránh thiệt hại cho người lao động.
Để phát huy vai trò của ban tạo nguồn cần phải tách bộ phận này ra thành một phòng, ban riêng để bồi dưỡng cán bộ có sự chuyên tâm trong công tác này. Đồng thời họ cũng có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn về công tác tạo nguồn. Bên cạnh đó, cũng cần phải khuyến khích cán bộ để tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa, để phát huy đầy đủ tính năng động và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong các doanh nghiệp XKLĐ.
Xây dựng quy trình tuyển chọn khoa học: Để nhằm tiết kiệm được chi phí trong tuyển chọn và chọn được người đúng việc, đúng thời gian. Đây là một biện pháp đột phá có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý XKLĐ sau này.