Vể phía Việt Nam

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại hải phòng – chi nhánh hà nội sang đài loan một cách bền vững (Trang 30 - 32)

1.5.3.2.1. Về phía Nhà nước.

- Hệ thống quản lý lao động ở nước ngoài của chúng ta chưa có chiều sâu cần thiết, chưa hiệu quả và còn nhiều bất cập do đó để xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc.

Các văn bản ban hành về lĩnh vực XKLĐ còn chưa được thực hiện nghiêm túc. Thêm vào đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ của các công ty tại văn phòng đại diện lại là cô dâu hoặc lao động về nước được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuyển dụng làm việc do đó còn non yếu về nghiệp vụ cũng như không đáp ứng được yêu cầu công việc. Hơn thế nữa, mặc dù Đảng và Chính phủ đã có

những chủ trương rõ ràng nhất quán nhưng nhiều ngành địa phương còn chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương này. Nhận thức chưa nhất quán về công tác XKLĐ còn dẫn đến việc các chính sách chậm được ban hành, các doanh nghiệphoạt động XKLĐ chưa được quan tâm đầu tư và chỉ đạo đúng mức.

- Thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho người lao động.

- Thiếu tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển của ngành. Chúng ta chưa có được một chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực cung cấp cho hoạt động XKLĐ, chưa có được chiến lược đào tạo nguồn lao động xuất khẩu tương ứng với chiến lược XKLĐ đã được hoạch định ra. Quá trình đào tạo cho nguồn lao động xuất khẩu trong thời gian vừa qua còn manh mún và còn mang tính chất tự phát. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lao động trong nước cũng chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng lực lượng xuất khẩu lao động lâu dài. Chính vì vậy mà đã để lỡ khá nhiều cơ hội khi không thể đáp ứng đủ với một số ngành nghề mà những nước tiên tiến như Nhật Bản, Singapore... có nhu cầu cao như : tin học, y tế, dịch vụ và thuyền viên trên tàu vận tải.

1.5.3.2.2. Về phía doanh nghiệp

- Sự yếu kém về năng lực chuyên môn và thiếu về tinh thần trách nhiệm của nhân viên cũng như đội ngũ cán bộ chất lượng và nhiệt huyết.

- Sự quản lý, phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động còn thiếu chặt chẽ, còn nhiều bất cập dẫn đến việc khi gặp tranh chấp thì rất khó giải quyết. - Hệ thống thông tin để tuyển chọn và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc còn khá nhiều hạn chế và chưa công khai, rõ ràng.

1.5.3.2.3. Về phía người lao động.

- Chất lượng đào tạo nguồn lao động xuất khẩu còn yếu kém. Tuy trong thời gian gần đây chất lượng đào tạo nguồn lao động đã được cải thiện một cách đáng kể như: mức đầu tư của Nhà nước để nâng cấp cơ sở vật chất, kĩ thuật, cải tiến chương trình, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy nghề cho các trường, số lượng các trung tâm dạy nghề tăng lên, nhiều mô hình nhân tố mới được đưa vào áp dụng thí nghiệm trong hệ thống dạy nghề nhằm để tạo điều kiện cho các học viên có thể học từ trình độ thấp đến trình độ cao. Mặc dù có những tiến bộ không thể phủ nhận, song hệ thống đào tạo nghề hiện nay vẫn còn khá nhiều yếu kém, được thể hiện rất rõ qua các đặc điểm như: tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và kỹ năng thấp; về quy mô đào tạo nghề nhất là đào tạo dài hạn vẫn còn rất nhỏ so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước; các hoạt động đào tạo nghề thì vẫn chưa gắn liền với thị trường lao động...

- Chưa thực sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, vẫn còn tình trạng chạy theo lợi nhuận mà phá bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh lao động Việt Nam cũng như gây rắc rối cho các doanh nghiệp XKLĐ trong nước.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại hải phòng – chi nhánh hà nội sang đài loan một cách bền vững (Trang 30 - 32)