CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XKLĐ CỦA HALASUCO SANG ĐÀI LOAN 1 Đẩy mạnh hoạt động Marketing của doanh nghiệp nhằm thiết lập,

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại hải phòng – chi nhánh hà nội sang đài loan một cách bền vững (Trang 34 - 36)

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XKLĐ CỦA CÔNG TY HALASUCO CHI NHÁNH HÀ NỘI SANG ĐÀI LOAN

2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XKLĐ CỦA HALASUCO SANG ĐÀI LOAN 1 Đẩy mạnh hoạt động Marketing của doanh nghiệp nhằm thiết lập,

2.3.1. Đẩy mạnh hoạt động Marketing của doanh nghiệp nhằm thiết lập, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu lao động.

Một trong những nội dung chính của hoạt động XKLĐ là nghiên cứu tìm tòi đối tác và đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng lao động. Quá trình này cần có sự tổng hợp của các kiến thức Marketing để nhằm nghiên cứu, khai thác và ngày càng hoàn thiện quy trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Điều đáng quan tâm nhất ở đây là thị trường lao động đầu vào và đầu ra. Do đó, công ty phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường.

Thực tế cho thấy, để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ cần phải có sự ứng dụng linh hoạt các kiến thức của Marketing vào các lĩnh vực như: dịch vụ, quan hệ đối ngoại, xã hội, pháp luật....

Đối với thị trường lao động đầu vào của các doanh nghiệp XKLĐ:

Tập trung xây dựng, phát triển nguồn lao động xuất khẩu. Thực tiễn cho thấy trong những năm qua, HALASUCO cũng như một số công ty khác như SONA, INTERSERCO... đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm nguồn lao động có nghề, có trình độ ngoại ngữ đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là làm việc tại các thị trường truyền thống của Việt Nam ở Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ... Để nâng cao hoạt động khai thác nguồn lao động phục vụ cho XKLĐ, công ty cần hợp tác với các đối tác trong nước để tìm được nguồn lao động phù hợp cho từng hợp đồng của đối tác nước ngoài.

Đối với thị trường đầu ra thì cần phải thực hiện hoạt động Marketing:

Về lựa chọn thị trường xuất khẩu:

Việc lựa chọn một thị trường lao động xuất khẩu là chiến lược chủ chốt trong hoạt động Marketing xuất khẩu. Có hai chiến lược để mở rộng thị trường đó là: Phân tán thị trường và tập trung thị trường.

Phân tán thị trường là XKLĐ sang càng nhiều thị trường càng tốt, còn tập trung thị trường tức là chỉ XKLĐ sang một số thị trường nhất định. Do đó, trước khi lựa chọn thị trường, người quản lý phải cân nhắc sự hài hòa giữa 3 yếu tố: Sản phẩm, Hoàn cảnh và Khả năng của doanh nghiệp.

Sản phẩm: Nếu sản phẩm là lao động phổ thông thì nên chọn chiến lược phân tán thị trường, còn với sản phẩm là chuyên gia thì chọn phương án tập trung vào một số thị trường trọng điểm.

Hoàn cảnh: Là đặc điểm của từng thị trường trong thời điểm hiện tại như: phạm vi, sự tăng trưởng, tính ổn định, sự tín nhiệm của đối tác với công ty. Nếu tiềm năng của thị trường rộng lớn thì lựa chọn tập trung thị trường và ngược lại.

Chiến lược xâm nhập vào thị trường xuất khẩu:

Mỗi một thị trường đều có một cách thức để xâm nhập cũng như mỗi một sản phẩm đều có một thị trường duy nhất cần đến nó nhất. Vì vậy trước mắt, công ty cần phải lập kế hoạch cho các sản phẩm lao động xuất khẩu đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống để tiếp tục mở rộng thị phần ở những nước này. Kế đến là lập kế hoạch cho các thị trường khác, đặc biệt là các thị trường mới, để dần dần có mặt và chiếm lĩnh các thị trường mới.

Công ty cần quan tâm đến nhu cầu khách hàng và thoả mãn nhu cầu đó với khả năng mình có thể cũng như văn hoá, phong tục tập quán của nước đối tác. Cần phải quan tâm các chính sách luật pháp có liên quan đến lao động và việc

làm, thu nhập, thuế và tiềm năng tài chính của nhà sử dụng lao động, nhu cầu và cơ cấu nhu cầu sử dụng lao động, mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động với Chính phủ nước ngoài....

Việc phát triển thị trường mới phải trên cơ sở giữ vững thị trường truyền thống:

Trong điều kiện cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc mở rộng thị trường mới luôn phải đi đôi với bảo vệ và phát huy thị trường truyền thống để giữ mối làm ăn. Muốn làm được việc này thì cần phải đặt chữ Tín lên hàng đầu. Tích cực nghiên cứu thị trường mới về mọi mặt để xem lao động Việt Nam sang có đáp ứng được yêu cầu mà thị trường đòi hỏi hay không kết hợp đảm bảo số lượng lao động bằng việc mở rộng thời gian và địa bàn tuyển chọn. Cùng với đó là chủ động khắc phục các phát sinh xảy ra gây thiệt hại cho chủ sử dụng để giữ uy tín và tăng cường chất lượng cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại hải phòng – chi nhánh hà nội sang đài loan một cách bền vững (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w