NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XKLĐ CỦA CÔNG TY HALASUCO CHI NHÁNH HÀ NỘI SANG ĐÀI LOAN
2.2. ĐỊNH HƯỚNG XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN
Trọng tâm năm 2012 là tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động, thực hiện các giải pháp để khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường đang phục hồi, đặc biệt là đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề trước đây chưa quan tâm khai thác do thiếu nguồn lao động như các nghề đòi hỏi trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ...
Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời mở các thị trường mới phù hợp với lao động Việt Nam như Australia, New Zealand, Canada và một số nước ở Châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển...
Đối với một quốc gia hơn 85 triệu dân như Việt Nam, trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% thì hoạt động XKLĐ là một kênh giải quyết việc làm rất có ý nghĩa cho lao động. Hoạt động XKLĐ không những mang lại cho nước ta một nguồn ngoại tệ lớn mà còn mang lại cho một bộ phận không nhỏ người Việt Nam lao động ở nước ngoài tri thức, tay nghề, tác phong làm việc công nghiệp, cũng như học được những tinh hoa của nước bạn để sau khi trở về nước áp dụng một cách mềm dẻo vào công cuộc xây dựng đất nước.
Để hoạt động XKLĐ ngày một phát triển và đi vào hoàn thiện hơn nữa thì các đơn vị làm nhiệm vụ XKLĐ cần phải có chính danh là một doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp và thực hiện công khai minh bạch trong lĩnh vực này. Đồng thời có trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm đối với số lao động do mình đưa đi xuất khẩu, nghiêm trị những đơn vị làm ăn lừa đảo, vô trách nhiệm đem con bỏ chợ... Có như vậy mới giữ được uy tín của doanh nghiệp XKLĐ trên trường quốc tế. Mặt khác, những người đi XKLĐ phải biết tiếng nước ngoài, phải có tay nghề, trình độ chuyên môn, phải biết tiết kiệm để vừa có tiền trả nợ vay khi đi đồng thời có vốn khi trở về làm ăn. Cùng với đó phải tránh tình trạng bỏ trốn hoặc có những hành động vi phạm pháp luật của nước sở tại. Đồng thời, Nhà nước cũng cần làm cho người lao động xuất khẩu yên tâm khi đi, cũng như được bảo vệ về quyền lợi và sự an toàn của họ tại nước ngoài thông qua hệ thống đại sứ quán của Việt Nam ở các nước và thông qua các Hiệp định song phương và đa phương về hợp tác và XKLĐ.
Do đó XKLĐ phải được coi là một hoạt động không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.