nghề và lối sống công nghiệp.
Chúng ta có thể hy vọng ở mức thấp là 60 - 70% số lao động đã qua thời gian làm việc ở nước ngoài tiếp thu và nâng cao trình độ tay nghề,chuyên môn thì số lao động có trình độ này sẽ lên tới 37 - 40 vạn người (tính cả Việt Nam) đã hoàn thành hợp đồng lao động về nước, hàng năm con số đó là 4 - 5 vạn người tiếp tục trở về. Đây là số lượng lao động có tay nghề, có kỹ năng rất quý giá cho quá trình xây dựng đất nước. Nếu chúng ta đào tạo ở trong nước thì ngân sách sẽ phải chi một khoản khá lớn, vấn đề đặt ra là cần phải có chính sách hướng dẫn và thu hút họ vào làm việc phù hợp với ngành nghề mà họ đã làm việc ở nước ngoài để họ được cống hiến tốt hơn và nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước.
Chất lượng nguồn lao động đã từng bước được cải thiện, thông qua việc đào tạo theo một chương trình khung thống nhất phù hợp với yêu cầu của từng thị trường tiếp nhận. Hệ thống các trường và Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đã được hình thành và thống nhất về nội dung, thời gian đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động ở các cơ sở đào tạo thuộc Bộ, ngành, địa phương. Một số bộ phận người lao động sau khi về nước đã dùng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mua sắm phương tiện để sản xuất góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động và làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.