Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 31 - 32)

Do tình hình kinh tế, chính trị thế giới

Từ năm 2005 trở lại đây, tình hình kinh tế - chính trị thế giới xảy ra khá nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ tới tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự kiện đầu tiên phải kể đến đó là cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ 2007, kéo theo đó là sự sụp đổ của tập đồn Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ cơng của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc. Việt Nam chúng ta thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù khơng bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Tất cả các quốc gia hầu như đều phải cắt giảm chi tiêu công, cắt giảm lao động ở tất cả các ngành, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh chóng. Và tất nhiên, các quốc gia đều ưu tiên việc làm cho công dân nước mình trước tiên, đồng thời ngừng hoặc giảm tiếp nhận lao động nước ngồi. Đó là lý do mà hoạt động XKLĐ của Việt Nam đã bị ngưng trệ trong thời gian vừa qua

Do tình hình kinh tế, chính trị tại Trung Đông

Từ trước đến nay, Trung Đơng vốn được xem như “điểm nóng” về chính trị trên thế giới. Đặc biệt, kể từ cuối năm 2010, đầu 2011, khu vực này càng trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Điển hình phải kể đến là hàng loạt vụ bạo động, biểu tình chống chính phủ của người dân Bahrain, Yemen, Ả rập xê út … gây chấn động cộng đồng quốc tế, đẩy khu vực này vào tình trạng mất ổn định nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những vụ việc trên là do các nước này lệ thuộc quá nhiều vào nước ngồi, cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nhất là sự lệ thuộc về kinh tế. Vì thế, năm 2008 – 2009, khi kinh tế tồn cầu suy giảm, nền tài chính, tiền tệ thế giới rơi vào khủng hoảng, chính các nước này bị tác động sớm và mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó là bộ máy cầm quyền gia đình trị, tham nhũng kéo dài, khơng được lịng dân. Khơng chỉ có vây, tình trạng thất nghiệp, mù chữ, tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị khoét sâu, tạo nên mâu thuẫn xã hội sâu sắc … Tình hình Bắc Phi và Trung Đơng vốn đã phức tạp, nay lại càng phức tạp hơn. Chính điều này đã tạo ra một bức tường vơ hình cản trở các quốc gia, khu vực khác tiếp cận, giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Đơng. Đặc biệt, lao động Việt Nam lại càng trở nên

không mấy mặn mà với thị trường này do mức lương cũng tương đương với thị trường Malaysia, trong khi lại nhiều bất ổn chính trị hơn.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w