Đối với người lao động

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

ĐÔNG ĐẾN NĂM

2.5.2. Đối với người lao động

Thứ nhất, bản thân họ cần tự trau dồi kiến thức về tay nghề, về ngoại ngữ cũng như nên tham gia các khóa đào tạo tay nghề do doanh nghiệp XKLĐ tổ chức. Bên cạnh đó, trước khi đi xuất khẩu lao động sang Trung Đơng, người lao động nên tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa của nước bạn để khi sang đó, lao động đỡ bỡ ngỡ, cũng như tránh gây ra xung đột với chủ sử dụng lao động là người Trung Đông và dân địa phương. Một số thói hư tật xấu nói chung của nhiều lao động Việt Nam đó là đánh bài ăn tiền, nấu rượu để uống và thậm chí để bán. Trong khi đó, đạo luật Sharia (Luật Hồi giáo), xử trảm bất cứ ai dính đến rượu chè, cờ bạc, hút xách. Hơn nữa, với tuyệt đại đa số người Arập, đạo Hồi là tất cả, là cái gì đấy rất thiêng liêng, cao cả, khơng ai được phép đụng chạm tới, bởi vậy người nước ngoài đến đây, muốn được sống bình n, được tơn trọng, dứt khốt phải sống, làm việc và quan hệ xã hội theo quan niệm ấy. Một điều cũng cần lưu ý với người tham gia xuất khẩu lao động đó là, để tránh việc bị lừa đảo, người lao động nên đăng ký đi xuất khẩu lao động tại các cơ sở, các doanh

nghiệp có giấy phép. Trong trường hợp cần thiết, người lao động nên đến Sở LĐ-TB&XH hoặc Cục Quản lý lao động ngồi nước để có để biết rõ về trường hợp đi làm việc của mình. Cịn một khi người lao động đã sang làm việc tại các nước Trung Đơng thì cần tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu, kỷ luật mà nơi tiếp nhận lao động đặt ra, tránh tình trạng bỏ việc, trốn việc để ra ngồi làm như đã xảy ra với một số thị trường truyền thống của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan. Tất nhiên, lỗi cũng khơng phải hồn tồn do bản thân người lao động mà nhiều khi cũng do doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam không minh bạch trong vấn đề tiền nong. Khi đó, tốt nhất là người lao động nên liên hệ với Đại sứ quán hoặc Đại diện hợp pháp của chính phủ Việt Nam tại nước sở tại để được giải quyết một cách thỏa đáng, tránh làm bừa, vừa ảnh hưởng đến bản thân mình, vừa ảnh hưởng đến uy tín của cả quốc gia.

KẾT LUẬN

Hoạt động XKLĐ nói chung, XKLĐ sang Trung Đơng nói riêng thời gian qua có thể nói là có nhiều lợi thế với nguồn lao động trẻ và khá dồi dào, lại nhận được nhiều sự quan tâm từ phía Chính phủ, Nhà nước cũng như các Bộ - Ban - Ngành liên quan nên cũng đã gặt hái được khơng ít thành cơng. XKLĐ sang Trung Đơng đang dần trở thành mục tiêu chính của chúng ta trong thời gian tới, khi mà các thị trường truyền thống tiếp nhận lao động của chúng ta như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc … đang có xu hướng bão hịa. Hoạt động này đã góp phần khơng nhỏ trong việc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết vấn đề việc làm, tăng nguồn thu cho cả người lao động, cho các doanh nghiệp cung ứng lao động, và cho cả ngân sách nhà nước

Mặc dù vậy, trên thực tế thì XKLĐ sang Trung Đông của chúng ta vẫn bộc lộ khơng ít hạn chế. Khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam so với lao động quốc tế còn chưa cao, chất lượng lao động của chúng ta còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của nước tiếp nhận lao động, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam tại Trung Đông chưa nhiều … Đây là những yếu kém của hoạt động XKLĐ sang Trung Đơng mà chúng ta cần tìm biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài: “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang

một số nước Trung Đông đến năm 2020 ” là nhằm mục đích phân tích tình

hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đơng trong vịng gần 10 năm trở lại đây để thấy được kết quả chúng ta đã đạt được, đánh giá vị trí của lao động Việt Nam trên trường quốc tế, những yếu kém chúng ta gặp phải, những cơ hội và thách thức chúng ta sẽ đối mặt trong tương lai. Từ đó chúng ta có thể xác định hướng đi cho XKLĐ Việt Nam sang Trung Đông trong những năm tiếp theo, thông qua việc đề xuất một số giải pháp từ phía Nhà nước, từ phía doanh nghiệp XKLĐ và người lao động

Tuy nhiên, với tính chất vĩ mơ của đề tài này, thì thời gian, số liệu, chi phí … sử dụng để nghiên cứu đề tài là chưa đủ. Do đó, chun đề khó lịng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp của các thầy cơ, bạn bè và những cá nhân quan tâm đến đề tài.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w