Thách thức

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 36 - 37)

ĐÔNG ĐẾN NĂM

2.1.2. Thách thức

Những biến động khó lường của tình hình thế giới, tình hình ở khu vực Trung Đông và ngay cả những biến động của Việt Nam đã góp phần tạo ra không ít thuận lợi cho hoạt động XKLĐ của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rằng, XKLĐ Việt Nam sẽ phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Chúng ta cần chủ động nắm bắt những khó khăn mà mình có nguy cơ gặp phải để có thể tìm ra biện pháp đối phó, khắc phục cho phù hợp, nhằm giúp hoạt động XKLĐ Việt Nam được tiến hành suôn sẻ trong những năm tiếp theo

Thứ nhất là về chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Khách quan mà nói thì lao động Việt Nam có chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu mà chủ sử dụng lao động Trung Đông đặt ra. Lao động Việt Nam yếu về ngoại ngữ, chưa chịu chấp hành tốt ý thức kỷ luật tại quốc gia sở tại, lại chưa có tác phong công nghiệp vì đa số là người dân thuộc khu vực nông thôn. Trình độ tay nghề lao động của chúng ta cũng không phải là cao, vì đa số lao động tham gia XKLĐ là chưa được đào tạo về tay nghề, hoặc đào tạo chưa chuyên sâu. Thêm vào đó, lao động Việt Nam sang Trung Đông làm việc mà đa phần chưa hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa, luật pháp của nước bạn, dẫn tới có những hành vi cư xử chưa đúng mực. Hậu quả là bản thân họ bị trừ lương, trục xuất về nước …, không những thế còn làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp XKLĐ và thậm chí là uy tín của quốc gia.

Thứ hai, sức cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và quốc tế ngày càng lớn, trong khi năng lực cạnh tranh của chúng ta lại chưa cao. Nước ta mới chỉ thực sự phát triển theo cơ chế thị trường khoảng 10 năm trở lại đây, do đó, so với nhiều quốc gia trong khu vực, quả là chúng ta có nhiều mặt chưa thể bằng họ. Nhất là khi yêu cầu về lao động có tay nghề cao, ý thức kỷ luật tốt … ngày càng được chủ sử dụng Trung Đông chú trọng, thì chúng ta lại càng phải cố

gắng để không thua kém lao động từ các nước khác cũng XKLĐ sang Trung Đông

Thứ ba, trong những năm gần đây, tuy khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, nhưng cũng phải thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng, và đang dần rút ngắn được khoảng cách với nhiều quốc gia trong khu vực. Vì lẽ đó, thu nhập bình quân đầu người của chúng ta cũng có xu hướng tăng lên và dự báo sẽ xấp xỉ với mức thu nhập tại một số quốc gia có mức thu nhập không cao lắm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự quan tâm của người lao động với nhiều thị trường tại khu vực Trung Đông

Thứ tư, kinh tế thế giới hiện đang có diễn biến khó lường, ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu, cũng như tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, dẫn đến việc thị trường lao động quốc tế nói chung và thị trường Trung Đông bị thu hẹp, sụt giảm. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt, càng trở nên khó khăn hơn trong năm 2012 và sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển các thị trường mới tại khu vực Trung Đông của Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy rằng những cơ hội và thách thức trên vừa tạo ra thời cơ, vừa gây ra những khó khăn cho hoạt động XKLĐ Việt Nam trong thời gian sắp tới. Vì thế, chúng ta nên có những biện pháp phù hợp để nắm bắt được thời cơ, đồng thời khắc phục được những khó khăn đó, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động XKLĐ gặt hái được thêm nhiều thành công

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w