Hiệu quả về kinh tế

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 28 - 29)

Đối với lao động đi làm việc ở nước ngồi, có thể xác định hiệu quả mà XKLĐ đem lại thơng qua một số tiêu chí như : việc làm và thu nhập của những người đi làm việc ở nước ngoài, của người tham gia vào hoạt động dịch vụ XKLĐ, của người lao động có việc làm do người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tạo ra … Cụ thể đó là:

Thứ nhất, hoạt động XKLĐ nói chung và XKLĐ sang Trung Đơng nói riêng đã tạo việc làm cho nhiều người lao động. Đây là tiêu chí hàng đầu khi đánh giá hiệu quả của hoạt động này. Việc làm được tạo ra ở đây không chỉ là việc làm cho lao động Việt Nam ở nước ngồi, mà cịn là những việc làm được tạo ra cho lao động trong nước nhờ các dịch vụ của XKLĐ. Ngoài ra, nhờ tác động của hoạt động XKLĐ nên nhiều lao động sau khi xuất khẩu từ Trung Đơng trở về đã có được những việc làm tốt hơn, thậm chí họ cịn có được một số vốn tương đối dư dả để đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người khác.

Thứ hai, XKLĐ sang Trung Đông tạo ra cho người lao động nguồn thu nhập tương đối ổn định, trung bình khoảng 250 – 300 USD/ người/ tháng, thậm chí lao động tay nghề cao cịn được nhận nhiều hơn, có thể là 400 – 450 USD/ người/ tháng, tùy thuộc vào loại công việc cũng như tay nghề của người lao động. Ngoài ra, người thân của những lao động này cũng có thêm nguồn thu từ số tiền họ gửi về nước

Thứ ba, XKLĐ sang Trung Đơng góp phần khơng nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo. Bởi hiện nay, đa phần lao động đi làm việc nước ngồi nói chung, sang Trung Đơng nói riêng đều xuất thân từ khu vực nông thôn, các tỉnh, huyện, hoặc xã nghèo. Một khi người lao động đã đi làm việc ở nước ngồi, họ sẽ có

nguồn thu nhập ổn định, tuy không phải là cao lắm nhưng với họ, số tiền như vậy đã giúp bản thân họ, gia đình họ bớt khó khăn, túng thiếu nhiều

Thứ tư, bên cạnh việc tạo ra việc làm, thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người lao động, hoạt động XKLĐ sang Trung Đơng cịn góp phần phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Quá trình người lao động đi làm việc ở nước ngồi, được tiếp xúc với máy móc, cơng nghệ hiện đại … người lao động khơng chỉ tích lũy thêm kiến thức về chuyên môn, tay nghề, được mở mang thêm trí óc, được học hỏi cách làm ăn của người bản xứ, học hỏi tác phong làm việc theo lối cơng nghiệp của họ, mà cịn được tiếp thu cơng nghệ cao và kĩ năng quản lý từ phía đối tác. Điều này khơng chỉ có lợi cho bản thân người lao động mà khi họ trở về nước, họ có thể truyền đạt lại những kinh nghiệm của mình cho những lao động khác. Từ đó, mặt bằng chung về tay nghề của lao động Việt Nam sẽ phần nào được cải thiện hơn

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 28 - 29)