Bên cạnh hiệu quả về mặt kinh tế, XKLĐ cũng đem lại khơng ít hiệu quả về mặt xã hội cho đất nước. Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả này, chẳng hạn như phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia hoặc dùng phiếu điều tra. Người ta đánh giá hiệu quả xã hội mà hoạt động XKLĐ sang Trung Đông đem lại chủ yếu thơng qua một số tiêu chí sau:
Thứ nhất là khả năng làm việc tập thể (làm việc theo nhóm): Khi làm việc tại nước ngồi, người lao động có điều kiện làm việc trong mơi trường hiện đại hơn, với tác phong công nghiệp, cùng tổ chức hiệp đồng lao động tiên tiến của nước bạn. Do đó, sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc sau khi trở về nước, khả năng làm việc theo nhóm của người lao động được cải thiện đáng kể. Và phong cách làm việc chuyên nghiệp của lao động này có thể có những ảnh hưởng tích cực đến những lao động khác trong một tập thể. Chất lượng, năng lực làm việc tập thể gia tăng cũng góp phần gia tăng chất lượng lao động Việt Nam
Thứ hai, XKLĐ nói chung và XKLĐ sang Trung Đơng nói riêng cũng đã cải thiện đáng kể năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của người lao động. Sau khi từ nước ngồi trở về, người lao động có thể tự tạo ra việc làm cho bản thân với mức lương cao hơn do tay nghề đã được nâng lên. Ngoài ra họ cịn có thể tự mở xưởng sản xuất, kinh doanh, hoặc đầu tư, góp vốn … tạo ra việc làm cho rất nhiều người khác
1.4.2. Những hạn chế
Trong thời gian qua, không thể phủ nhận những thành công mà hoạt động XKLĐ sang Trung Đông đã đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đó, vẫn tồn tại khơng ít hạn chế trong hoạt động này.
Báo cáo của ủy ban Các vấn đề xã hội, Quốc hội đã cho thấy hiện tại đang có quá nhiều doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và tư nhân được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi nói chung, ở Trung Đơng nói riêng. Điều đáng nói ở đây là trong số những doanh nghiệp, tổ chức này có khá nhiều doanh nghiệp qui mơ q nhỏ, với lực lượng mỏng, thiếu cả kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực XKLĐ sang Trung Đơng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp được cấp phép nhưng cả năm khơng đưa được lao động nào. Chính vì có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ nên người lao động sẽ hoang mang khi không biết phải đặt niềm tin, tiền bạc và sự lựa chọn của mình cho ai, và khơng biết doanh nghiệp nào mới là doanh nghiệp uy tín, đáng tin cậy. Thứ hai đó là cơ quan nhà nước khó kiểm sốt hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ, do đó họ mặc nhiên tự tung tự tác. Nhiều doanh nghiệp XKLĐ sang Trung Đông đã thực hiện hợp đồng một cách thiếu minh bạch. Chẳng hạn như việc họ tuyển chọn lao động thông qua môi giới, tư vấn nhiều hơn là doanh nghiệp trực tiếp đứng ra tuyển người, thực hiện liên kết tràn lan, hay khoán trắng cho chi nhánh hoặc trung tâm thực hiện hợp đồng …. Chính sự thiếu trách nhiệm trong khâu quản lý của các doanh nghiệp XKLĐ đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, một phần trách nhiệm cũng thuộc về phía cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu các cơ quan chức năng làm chặt chẽ hơn trong quá trình thẩm định hợp đồng của các doanh nghiệp XKLĐ sang Trung Đơng, chứ khơng nặng về hình thức và bệnh thành tích như hiện nay thì có lẽ chúng ta đã có thể kiểm sốt tốt hơn hoạt động này
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, hiệu quả về mặt kinh tế và sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động quốc tế cũng đang tạo một sức ép lớn lên hoạt động XKLĐ sang Trung Đông của chúng ta. Đặc biệt là về chất lượng nguồn lao động của chúng ta. Tuy rằng lao động Việt Nam được các chủ tiếp nhận lao động đánh giá cao về sự cần cù, chịu khó, khả năng tiếp thu nhanh ..., nhưng lao động của chúng ta cũng gặp phải khơng ít hạn chế. Hạn chế đầu tiên có thể kể đến là lao động Việt Nam đa phần yếu về ngoại ngữ. Thứ hai, do chủ yếu họ xuất thân từ khu vực nơng thơn, nên chưa hình thành tác phong cơng nghiệp. Thứ ba, ý thức kỷ luật của họ còn kém, gây ra mâu thuẫn với chủ sử dụng lao động. Thậm chí, có nhiều người cịn đơn phương bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc không chịu về nước sau khi đã kết thúc thời hạn làm việc theo hợp đồng … Ngay cả khi tranh chấp, mâu thuẫn đã xảy ra, nhiều lao động cịn thiếu thiện chí hợp tác với chủ sử dụng lao động cũng như đại diện của doanh nghiệp XKLĐ tại khu vực Trung Đơng. Tình trạng này nếu khơng sớm giải quyết, chấn chỉnh thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động XKLĐ sang Trung Đông của chúng ta trong thời gian tới, và có nguy cơ giảm thị phần hoặc mất một số thị trường xuất khẩu lao động “truyền thống” ở Trung Đông
Một điều khơng thể phủ nhận được đó là trong thời gian qua, XKLĐ của Việt Nam đã gặt hái được khơng ít thành cơng. Tuy nhiên hoạt động này cũng bộc lộ khơng ít yếu kém, chủ yếu là do một số nguyên nhân chính như: