GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ NƯỚC ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG TRUNG ĐÔNG TỪ NAY ĐẾN

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

ĐÔNG ĐẾN NĂM

2.4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ NƯỚC ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG TRUNG ĐÔNG TỪ NAY ĐẾN

ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG TRUNG ĐÔNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

Thứ nhất, đối với chủ trương và cơ sở pháp lý với hoạt động XKLĐ:

Đảng, Nhà nước và Chính phủ nên coi XKLĐ là chiến lược, là quốc sách lâu dài để có thể xây dựng một chương trình quốc gia về XKLĐ, đồng thời thực hiện xã hội hoá triệt để đối với hoạt động này. Các cơ quan có thẩm quyền nên tính tốn, cân nhắc để đưa quan điểm xúc tiến việc làm ngoài nước và hoạt động xuất khẩu lao động vào Bộ Luật Lao động. Từ đó, các cơ quan này có thể đưa ra các văn bản dưới luật nhằm thực hiện quản lý nhà nước theo một qui trình có tổ chức và chặt chẽ, từ khâu ký kết hợp đồng, tổ chức tuyển chọn, đưa người lao động sang Trung Đông, quản lý người lao động làm việc tại Trung Đông, cho đến khi hết hạn hợp đồng trở về nước. Thậm chí, sau khi người lao động trở về nước, Nhà nước cũng cần thực hiện các chế độ bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chính nhà nước, của các doanh nghiệp cung ứng lao động và bản thân người lao động. Muốn vậy, Nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về XKLĐ một cách chặt chẽ, minh bạch, nhưng cũng phải thơng thống để các doanh nghiệp XKLĐ và người lao động có thể chủ động tham gia. Ngồi ra, để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến xuất khẩu lao động, Nhà nước cần qui định rõ các hình thức thưởng, phạt mang tính giáo dục, răn đe cao. Cùng với Bộ LĐ-TB-XH, yêu cầu đặt ra với các cơ quan ngoại giao và kinh tế của Chính phủ đó là cần phải thường xun theo dõi, cập nhật tình hình kinh tế - chính trị và nhu cầu của thị trường lao động tại khu vực Trung Đông để khai thác và chiếm lĩnh. Và để phía Trung Đơng hiểu rõ về hoạt động XKLĐ của Việt Nam hơn, trong các cuộc trao đổi cấp cao, trong các thỏa thuận song phương và đa phương với các quốc gia Trung Đông, Nhà nước nên đưa vấn đề XKLĐ vào thảo luận thường xuyên hơn

Thứ hai, về cơ chế tổ chức, cấp giấy phép, tuyển chọn và quản lý lao động làm việc ở nước ngoài

Hiện nay, bộ máy quản lý Nhà nước về XKLĐ của chúng ta đã tương đối hồn chỉnh, chúng ta đã có đầy đủ các vị trí chủ chốt như: cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện của các công ty chuyên doanh, môi giới về xuất khẩu lao động tại nước sở tại. Tuy nhiên, để có thể đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, đặc biệt là XKLĐ sang Trung Đơng thì trong thời gian tới, Nhà nước nên xây dựng, hoàn thiện hơn

bộ máy này. Và mặc dù chúng ta đã có các tùy viên lao động ở các cơ quan đại diện ngoại giao tại một số quốc gia nhập lao động thuộc khu vực Trung Đông như tại Quata, UAE, Oman ..., nhưng trong thời gian tới, chúng ta có thể cử thêm tùy viên lao động tại một số quốc gia khác nữa trong khu vực này, nếu như có nhiều lao động Việt Nam được xuất khẩu sang quốc gia đó. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có sự khuyến khích tham gia hoạt động XKLĐ từ mọi thành phần kinh tế, kể cả các hình thức như thăm thân hay tự tìm việc làm ở nước ngoài. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa hình thức XKLĐ này để tránh tình trạng người lao động vi phạm pháp luật. Trong thời gian người lao động làm việc ở Trung Đơng, họ cần được cấp hộ chiếu có xác nhận của Bộ Lao động (Cục Quản lý lao động ngoài nước), đồng thời họ sẽ phải chịu sự quản lý của các doanh nghiệp cung ứng lao động và cơ quan đại diện lao động ở nước nhập khẩu. Song song với những việc làm này, hàng năm, thơng qua việc thực hiện các chính sách XKLĐ, Chính phủ cần tổ chức đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ. Đây cũng được coi là cơ sở cho việc cấp phép hoặc đình chỉ hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ trong thời gian tiếp theo, nhằm tăng cường chất lượng doanh nghiệp xuất khẩu lao động và hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động. Đồng thời, Chính phủ nên đơn giản hóa bộ máy tuyển dụng, làm cho việc thực hiện các thủ tục được thuận tiện, gọn nhẹ hơn, nên giảm chi phí đi lao động ở nước ngồi, rút ngắn thời gian thẩm định và cấp giấy phép với chi phí thấp hơn cho cả thời kỳ lao động.

Thứ ba, về chính sách quản lý tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực

xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu lao động, chính sách thuế, lệ phí sắp xếp việc làm, điều kiện để cấp giấy phép… và khuyến khích chuyển thu nhập về nước

Đảng, Nhà nước và Chính phủ cần thực hiện hỗ trợ đào tạo lao động xuất khẩu thông qua các Trung tâm đào tạo, bổ túc nghề, ngoại ngữ, đồng thời phải cung cấp thơng tin miễn phí cho người lao động có nhu cầu tham gia XKLĐ, nhằm mục đích đẩy mạnh XKLĐ đã qua đào tạo sang Trung Đơng trong thời gian tiếp theo. Có lẽ trong thời gian tới, Nhà nước nên giảm dần và tiến tới không đánh thuế thu nhập đối với lao động ở nước ngồi, cùng với đó là miễn thuế chuyển tiền về nước. Nhà nước cũng nên có sự quan tâm tới lao động tại nước ngoài như với lao động trong nước, thông qua việc quy định mức lương tối thiểu của lao động làm việc ở nước ngồi, có chính sách hỗ trợ vốn vay đối với lao động trước khi đi xuất khẩu lao động và khi hồi hương. Nhà nước cũng nên nhanh chóng ban hành quy định giới hạn hợp lý về số tiền đặt cọc của người lao động xuất khẩu cũng như lệ phí sắp xếp việc làm để tránh tình trạng họ bị “cị mồi” hay các daonh nghiệp XKLĐ khơng uy tín chèn ép. Đồng thời, để hỗ trợ về mặt tư pháp cũng như trợ giúp vật chất cho người lao động khi họ bị tai nạn, ví dụ như giúp người lao động thanh tốn tiền vé về nước, hoặc khi gia đình, người thân của họ gặp khó khăn thì sẽ nhận được phụ cấp, Nhà nước nên dành

sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cho Quĩ hỗ trợ việc làm ngoài nước, và Quĩ này sẽ tăng cường sự hỗ trợ cho đối tượng là lao động xuất khẩu. Và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện, Nhà nước sẽ áp dụng một cách linh hoạt các chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động

Thứ tư, về chính sách thị trường, đa dạng hố loại hình, xác định ngành nghề mũi nhọn để đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Để có thể đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang các thị trường nói chung và thị trường Trung Đơng nói riêng, Nhà nước cần phải xây dựng một chiến lược thị trường cụ thể, rõ ràng. Và thơng qua các hoạt động chính thức của Chính phủ cũng như các cơ quan ngoại giao, nhà nước có thể hỗ trợ các tổ chức kinh tế trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường. Việc chúng ta cần làm hiện nay đó là tìm cách phát huy cao nhất lợi thế so sánh của lao động nước mình. Điều này được thể hiện thơng qua sự đa dạng hố về hình thức và ngành nghề lao động. Một số quốc gia khác trong khu vực đã thực hiện việc làm này, và kết quả mà họ thu được tương đối khả quan. Ví dụ như Ấn Độ khuyến khích xuất khẩu lao động trí thức, tay nghề cao sang các nước Tây Âu và Mỹ trong thời gian gần đây. Vì thế mà số lượng các chuyên gia phần mềm vi tính của Ấn Độ làm việc tại Mỹ và các nước Tây Âu tăng lên đáng kể, đồng thời số lượng lao động của quốc gia này ở các nước vùng Vịnh cũng có xu hướng giảm. Trong khi đó, lao động xuất khẩu của Trung Quốc mạnh về ngành xây dựng, đặc biệt là nhận thầu cơng trình, cịn lao động Philippine lại coi ngành dịch vụ giúp việc gia đình là thế mạnh của mình. Một “đối thủ” của lao động xuất khẩu Việt Nam mà không thể khơng nhắc tới, đó là Thái Lan. Lao động Thái Lan ln được đánh giá cao bởi họ giữ uy tín và có một chính sách cạnh tranh hết sức khơn khéo. Thái Lan cho phép nhập cư lao động từ các nước láng giềng vào làm việc trong nước để thay thế cho số lao động ra nước ngoài làm việc với thu nhập cao hơn. Nắm bắt được điều này, trong thời gian tới, Nhà nước cần cùng với các Bộ - Ban - Ngành liên quan xác định những ngành nghề mũi nhọn để đẩy mạnh XKLĐ và có sự quan tâm, đầu tư hợp lý cho việc phát triển những ngành nghề đó

Thứ năm, về chính sách ngoại giao của Chính phủ, Nhà nước ta đối với các quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam

Từ khi trở thành thành viên của WTO, mối quan hệ của Việt Nam với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã được cải thiện đáng kể. Tận dụng điều này, trong thời gian tới, Nhà nước, Chính phủ ta, mà trực tiếp là Bộ LĐ- TB-XH nên tăng cường các cuộc viếng thăm, đàm phán với đại diện cấp cao của các nước thuộc Trung Đơng để đơi bên có thể cùng phối hợp với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong hoạt động XKLĐ. Bộ LĐ-TB-XH đã đàm phán nhằm ký kết nhiều Hiệp định với các quốc gia tại khu vực Trung Đông như: Bản Ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Nguồn

Hiệp định giữa nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Ca-ta về quy định tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta ( năm 2008), Bản Ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ các Tiểu vương quốc A rập thống nhất (UAE) trong lĩnh vực nhân lực (năm 2009). Những biên bản này đã tạo khung pháp lý để doanh nghiệp có thể đưa người lao động Việt Nam sang mà ít gặp phải các rào cản từ phía cơ quan chức năng tại đây. Và trong thời gian tới, Nhà nước, mà cụ thể ở đây là Bộ LĐ-TB-XH nên ký kết thêm nhiều biên bản như vậy với thêm nhiều quốc gia khác tại khu vực này. Đồng thời, nếu ký kết được những Hiệp định như vậy, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam phải về nước do nguyên nhân từ phía nước bạn cũng trở nên dễ dàng hơn.

Tóm lại, để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ nói chung, XKLĐ sang khu vực Trung Đơng nói riêng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta sẽ phải giải quyết khá nhiều vấn đề liên quan. Bên cạnh việc nhận thức về những vấn đề nêu trên, cùng với việc tăng cường và hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động này trong thời gian tới, chúng ta sẽ phải phát triển thị trường lao động ngoài nước cả về số lượng và chất lượng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật và xác định rõ cơ chế chính sách của hoạt động xuất khẩu lao động. Để làm tốt những công tác trên, chúng ta nên nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của các quốc gia mạnh trong lĩnh vực này để có thể rút ra bài học phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w