Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Từ phía nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ nói chung, XKLĐ sang Trung Đơng nói riêng, từ cấp trung ương đến cấp địa phương vẫn có “lỗ hổng”, thiếu tính chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ, và chưa đáp ứng được u cầu mang tính quốc tế. Chúng ta đã có Luật lao động, rồi Luật riêng về XKLĐ, tuy nhiên việc áp dụng luật vào đời sống lại khá chậm so với yêu cầu phát triển đất nước và thị trường lao động quốc tế. Đặc biệt, nhiều sai phạm trong hoạt động XKLĐ vẫn bị bỏ sót, hoặc có xử lý nhưng xử lý chưa triệt để. Đó là do các cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra một cách chưa thường xuyên, và các chế tài của chúng ta cũng chưa đủ mạnh để có thể giáo dục, răn đe những đối tượng này

Thứ hai, hoạt động XKLĐ chưa nhận được sự quan tâm, đầu tư xứng tầm từ phía nhà nước, cả về việc phát triển thị trường, đầu tư cho doanh nghiệp XKLĐ, thậm chí là cả về vấn đề cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao … Mỗi năm, nhà nước mới chi khoảng 3 – 4 tỷ để hỗ trợ hoạt động XKLĐ thơng qua chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại. Đồng thời nhà nước cũng lập Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước với số vốn ban đầu là khoảng 15 tỷ đồng, tuy nhiên quỹ này vẫn chưa phát huy được hết khả năng của mình. Bên cạnh đó, nhà nước cũng chưa đầu tư nhiều cho doanh nghiệp XKLĐ, buộc họ phải tự thân vận động, từ việc tìm kiếm thị trường, rồi tuyển chọn, đào tạo, liên hệ với phía đối tác để đưa lao động sang, cho đến quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động …

Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền của chúng ta chưa có sự phối hợp tốt với các cơ quan tại các quốc gia Trung Đông nhập khẩu lao động Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, ví dụ như vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa chủ và thợ về tiền lương, chế độ đãi ngộ, vấn đề tự ý đình cơng … Từ đó dẫn tới việc giải quyết những vấn đề trên trở nên hết sức khó khăn, và thường đẩy các doanh nghiệp XKLĐ vào tình huống khó xử. Hậu quả lâu dài là chúng ta đánh mất uy tín của mình với nước bạn, thậm chí họ sẽ khơng muốn tiếp nhận lao động Việt Nam trong tương lai.

Thứ tư, một vấn đề nữa mà nhà nước ta vẫn chưa giải quyết tốt, đó là về chính sách hậu XKLĐ. Từ trước tới nay, mục đích chính của XKLĐ là giải quyết việc làm cho người lao động. Nhưng nhà nước lại đang thiếu sự quan tâm, hỗ trợ cho người thân của những lao động phải làm việc tại nước ngoài, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Chính điều này đã gây ra tâm lý bất an với người lao động khi họ là trụ cột gia đình và lại phải sống và làm việc xa quê hương. Bên cạnh đó, khi người lao động từ nước ngồi trở về ( có thể là do hết hạn hợp đồng, hoặc do bất ổn chính trị buộc họ phải về nước …), nhà nước lại chưa làm tốt cơ chế, chính sách, chế độ giúp họ tái hịa nhập

vào cộng đồng, vào xã hội. Điều này khiến họ chưa thể phát huy tốt hiệu quả của vốn, tay nghề, kiến thức, mối quan hệ, kinh nghiệm mà họ tích lũy được khi làm việc ở nước ngoài khi họ đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Ngoài ra, với nhiều lao động về nước sau khi XKLĐ, họ khơng được bố trí việc làm phù hợp, dẫn tới tình trạng tái thất nghiệp. Vì lý do này mà nhiều lao động khi sắp hết hạn hợp đồng thường tìm cách bỏ trốn để ở lại nước bạn, tiếp tục sinh sống và làm việc bất hợp pháp để có thêm thu nhập gửi về cho gia đình

Từ phía các doanh nghiệp XKLĐ

Thứ nhất, doanh nghiệp XKLĐ đang tồn tại rất nhiều hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về XKLĐ cho người lao động. Công tác này vẫn cịn bị doanh nghiệp coi nhẹ, do đó họ thực hiện một cách đơn giản, sơ sài, thiếu đi những nội dung cụ thể hấp dẫn người lao động và chưa làm cho người lao động hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, mục đích của việc đi XKLĐ.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp XKLĐ chưa làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với người lao động, với phía đối tác tiếp nhận lao động. Họ chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan của nhà nước thực hiện các biện pháp có thể và cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Hiện nay, lao động Việt Nam vẫn bị nước bạn đánh giá là tay nghề chưa cao, trình độ ngoại ngữ thấp, lại chưa có ý thức chấp hành kỷ luật tốt, chưa hiểu rõ về văn hóa Trung Đơng … Đây một phần là thiếu sót của bản thân người lao động, tuy nhiên, khi doanh nghiệp ký hợp đồng XKLĐ với phía đối tác thì doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng nguồn lao động mà mình cung cấp

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp XKLĐ chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy trình tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, đến ký hợp đồng với người lao động trước khi đi làm việc ở Trung Đông theo quy định hiện hành. Họ cố tình tăng thêm lợi ích bất chính cho mình mà sẵn sàng hy sinh lợi ích của người lao động. Những doanh nghiệp này cũng chưa có những báo cáo đầy đủ và kịp thời danh sách và tình hình của người lao động với cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại. Dẫn tới việc khi có biến cố xảy ra, các cơ quan chức năng của Việt Nam tại một số nước Trung Đơng bị động trong giải quyết tình huống, khiến người lao động của chúng ta chịu nhiều thua thiệt

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp XKLĐ thiếu tính thực tế, khơng kiểm tra rõ đối tác là ai, họ yêu cầu gì với lao động của mình, phong tục tập quán của họ ra sao, môi trường làm việc sắp tới của lao động mình như thế nào ... , đã đưa lao động sang đó. Nếu tất cả mọi thứ đều giống như doanh nghiệp đã hứa với người lao động thì không sao, nhưng nhiều lao động đã cảm thấy “sốc” khi sang bên nước bạn làm việc, thời tiết thì nắng nóng, chủ thì ra sức bóc lột sức lao động, khơng những thế, nhiều lao động còn bị bạo hành, tiền lương thì khơng thỏa đáng. Dẫn tới tình trạng nhiều lao động bỏ việc, ra ngồi làm ăn phi pháp, và khơng biết phải liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết

Từ phía bản thân người lao động

Đánh giá một cách khách quan thì đại đa số lao động xuất khẩu của chúng ta có chất lượng cịn chưa cao, do chủ yếu xuất thân từ nơng thơn, trình độ văn hóa thấp, lại chưa được các doanh nghiệp XKLĐ chú trọng đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng … Do đó, họ khơng hiểu rõ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình khi tham gia XKLĐ. Nhiều lao động thiếu ý thức kỷ luật, thụ động trong việc xác định nghề, gây ra khó khăn cho chính bản thân họ, cho doanh nghiệp XKLĐ, cho cơ quan đại diện của Việt Nam khi phải giải quyết những rắc rối phát sinh

Bên cạnh đó, nhiều người lao động vì muốn làm giàu một cách nhanh chóng, đã khơng tìm hiểu kĩ về doanh nghiệp XKLĐ, về nghĩa vụ, quyền lợi của bản thân khi tham gia XKLĐ, nên nhiều người đã bị “cò mồi”, hoặc các doanh nghiệp XKLĐ khơng có uy tín lừa đảo

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang một số nước trung đông đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w