ĐÔNG ĐẾN NĂM
2.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG TRUNG ĐÔNG
KHẨU LAO ĐỘNG SANG TRUNG ĐÔNG
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, chắc chắn sẽ có khơng ít cơ hội cũng như thuận lợi, nhưng đồng thời cũng khơng ít khó khăn, thách thức đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Và vấn đề đặt ra là cả Nhà nước, các Bộ - Ban - Ngành liên quan, các doanh nghiệp XKLĐ và người lao động cần có sự chủ động trong việc nhận định các thuận lợi và khó khăn đó để có thể nắm bắt cơ hội và hạn chế được thách thức
2.1.1. Cơ hội
Thứ nhất, Việt Nam đang là thành viên của rất nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, AFTA, WTO… Đây là thuận lợi đầu tiên cho Việt Nam bởi chúng ta có thể thơng qua các tổ chức mang tầm quốc tế này để đưa hàng hóa “sức lao động” hội nhập sâu rộng hơn, tăng vị thế của lao động Việt Nam so với nhiều quốc gia khác tại Trung Đông ( như Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc). Đồng thời, khi đã trở thành thành viên của các tổ chức này, lao động Việt Nam sẽ được đối xử cơng bằng, tránh được nhiều rào cản hữu hình và vơ hình mà nhiều quốc gia Trung Đơng đặt ra
Thứ hai, hiện nay dân số của Việt Nam khá đông, khoảng gần 88 triệu người ( theo số liệu của Tổng cục thống kê tính đến cuối năm 2011). Trong khi đó, thống kê cho thấy, năm 2011, tại Việt Nam lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010, trong đó lao động nam chiếm 51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người. Như vậy, chúng ta đang có nguồn lao động hết sức dồi dào và tương đối “trẻ” so với nhiều quốc gia khác. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam lại cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh và có khả năng tạo ra năng suất lao động lớn nếu được trả mức thù lao phù hợp. Chính vì thế, rất nhiều chủ sử dụng lao động nước ngoài, đặc biệt là chủ sử dụng lao động Trung Đông đã đánh giá cao lao động Việt Nam và trong thời gian tới, họ sẽ tiếp tục chấp nhận lao động của chúng ta
Thứ ba, trong bối cảnh thị trường lao động quốc tế đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, và tuy rằng cả thế giới đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế dẫn tới nguồn cầu về lao động nhập cư giảm đi, ảnh hưởng khơng
do họ có nguồn dầu mỏ khá lớn, trong khi giá dầu lại càng ngày càng tăng, nên nhiều quốc gia Trung Đông như Kuwait, UAE, Qatar, Oman… vẫn tăng trưởng, và vẫn có nhu cầu khá lớn về lao động nhập cư, đặc biệt là lao động làm những công việc tương đối phù hợp với khả năng của người Việt Nam như : xây dựng, cơ khí, vận tải, giúp việc gia đình … Và dự báo rằng nhu cầu này của họ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới
Thứ tư, một điều khơng thể phủ nhận đó là hoạt động XKLĐ nói chung và XKLĐ sang Trung Đơng nói riêng ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Bên cạnh đó, các Bộ, Ban, Ngành liên quan từ cấp trung ương đến cấp địa phương cũng có sự phối hợp một cách tích cực. Cùng với đó, hệ thống chính sách, pháp luật về XKLĐ của chúng ta cũng đang dần hoàn thiện hơn, đồng bộ hơn và phù hợp với các thông lệ quốc tế hơn