ĐÔNG ĐẾN NĂM
2.5.1. Đối với các doanh nghiệp XKLĐ
Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể ở đây là lao động đi làm việc tại Trung Đông, là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động, nhằm nâng cao uy tín lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, tạo thế thuận lợi để các doanh nghiệp cạnh tranh, vừa đảm bảo ổn định, phát triển thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu lao động tiếp tục tăng trưởng hơn nữa cả về số lượng, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, phấn đấu mỗi doanh nghiệp XKLĐ đạt mục tiêu hàng năm đưa được khoảng 1000 - 2000 lao động đi làm việc ở Trung Đơng, trong đó tỷ lệ lao động có nghề chiếm 100% đến năm 2020. Một trong những giải pháp hết sức quan trọng mà chúng ta cần phải làm trong thời gian tới để đảm bảo nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu là phải làm tốt hơn nữa khâu tuyển chọn lao động và phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngồi. Bên cạnh đó, những việc mà doanh nghiệp XKLĐ cần làm đó là : từ quy trình tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, đến ký hợp đồng với người lao động trước khi đi làm việc ở Trung Đông cần phải được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo quy định hiện hành. Doanh nghiệp cũng phải
báo cáo đầy đủ và kịp thời danh sách và tình hình của người lao động với cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại. Đồng thời với những lao động tự ý bỏ hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức đưa về nước, và xử lý các vi phạm của người lao động theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Không những vậy, những lao động vi phạm này sẽ bị đưa vào danh sách để báo cáo lại với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương cũng như đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
Cụ thể, doanh nghiệp cần thực hiện công tác kiểm tra thực tế về thị trường mà mình sắp đưa người lao động sang làm việc, xem yêu cầu với người lao động của họ là gì, họ cần lao động trình độ cao hay trung bình, họ cần nhiều lao động nam hay nữ, độ tuổi là bao nhiêu, phong tục tập quán, văn hóa của họ ra sao … Mục đích cuối cùng cũng là nhăm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động Việt Nam để khi sang nước bạn làm việc, những lao động này đỡ bỡ ngỡ, cũng như đỡ vi phạm những điều “cấm kị” của nước bạn. Điều này vừa tạo uy tín đối với nơi tiếp nhận lao động Việt Nam, vừa tạo uy tín với chính người lao động Việt Nam về cơng ty XKLĐ. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng nên trực tiếp sang các nước Trung Đông để xem xét, đánh giá về điều kiện làm việc, ăn ở của người lao động, và cả năng lực hoạt động của công ty môi giới trước khi ký kết hợp đồng . Qua thực tế, vai trị của cơng ty mơi giới rất quan trọng trong việc hỗ trợ xử lý các vấn đề phatt sinh, là cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp thuộc khu vực Trung Đông trong giải quyết tranh chấp.
Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp XKLĐ phải thực hiện nghiêm túc các quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, báo cáo cơ quan Đại diện danh sách lao động đưa sang các nước thuộc khu vực Trung Đông làm việc. Trong trường hợp phát sinh sự cố, doanh nghiệp cần chủ động và có sự phối hợp tốt với Ban QLLĐ và đối tác Trung Đông (môi giới và doanh nghiệp Trung Đơng) để xử lý. Khi chưa có đại diện tại Trung Đơng thì điều mà doanh nghiệp cần làm là phải cử cán bộ đi kiểm tra, nắm tình hình số lao động doanh nghiệp đưa sang làm việc tại Trung Đơng ít nhất mỗi q một lần, và phải cử cán bộ sang ngay khi có vụ việc phát sinh để kịp thời xử lý
Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp cũng nên chú trọng, đó là cơng tác đào tạo lao động trước khi đưa đi, nhất là đào tạo về ngoại ngữ, đào tạo lại tay nghề, đặc biệt cần cho người lao động làm quen dần với nền văn hóa của nước bạn – nền văn hóa đạo Hồi. Ví dụ điển hình đó là người dân ở Trung Đơng khơng bao giờ nói dối và cực kì ghét kẻ ăn cắp. Với họ, chỉ được dùng cái của mình, túng thiếu thì xin, đói thì đi ăn bố thí, khơng bị ai xem thường, khinh miệt, nhưng nếu lấy của người khác làm của mình thì… mất tay. Doanh nghiệp cũng cần bảo đảm người lao động hiểu biết về nhà máy, nội dung công việc phải
đồng lao động. Đặc biệt là Luật Lao động của nhiều nước Arập quy định mọi cuộc đình cơng dứt khốt phải được phép của chủ sử dụng lao động, và cũng khơng được đình cơng q 10 ngày, thế nhưng khơng ít lao động nước ngồi đến làm việc ở đây không hề biết tới quy định trên, vơ tư bỏ việc, tuyệt thực, thậm chí nửa đêm còn đem xoong chảo gõ inh ỏi để đòi tăng lương. Một trong những vụ điển hình thuộc dạng này là vụ đình cơng của hơn 200 lao động do các Công ty Cổ phần Da giày Việt Nam và Công ty Cổ phần Than Việt Nam đưa sang Jordan, làm việc cho Công ty may mặc W&D Apparel Corp. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhiều doanh nghiệp chuẩn bị quá sơ sài, từ văn hóa ứng xử, pháp luật địa phương, đến nếp sống công nghiệp cho người lao động trước khi gửi họ ra nước ngồi. Chính sự chuẩn bị sơ sài này đã gây ra rất nhiều phiền toái, đến mức các cơ quan chức năng của chính phủ phải vào cuộc, vừa hao tốn cả tiền của, công sức lẫn tinh thần của tất cả các bên liên quan
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cũng như tạo uy tín cho chính doanh nghiệp XKLĐ thì doanh nghiệp cần thực hiện ký kết hợp đồng với người lao động trước khi đi; bàn giao cho người lao động giữ một bộ giấy tờ gồm: hợp đồng ký với doanh nghiệp đưa đi, hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, giấy tờ vay nợ (nếu có). Cung cấp cho người lao động họ tên cán bộ doanh nghiệp, số điện thoại liên lạc của doanh nghiệp và Ban QLLĐ tại Trung Đông để người lao động trao đổi khi cần thiết. Doanh nghiệp cũng nên minh bạch trong vấn đề tiền nong với người lao động, tránh để họ vì túng quá mà làm liều, bỏ việc ra ngồi làm thêm để có thêm tiền về nước
Đối với các doanh nghiệp đưa lao động giúp việc gia đình sang Trung Đơng thì cần đánh giá tình hình thực hiện 3 năm qua để có kiến nghị phù hợp trong thời gian tới