1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

119 1.2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên Nghiên cứu: Lớp : Tháng 3 năm 2013 Nghiên cứu Khoa học LỜI CẢM ƠN ……………………… ………………………… Sinh viên Nghiên cứu xin chân thành cảm ơn …. nói riêng đã tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên thực hiện nghiên cứu này. Sinh viên nghiên cứu cũng xin chân thành PGS.TS … là Giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ nhiệt tình trong công tác nghiên cứu chuyên đề này. 2 MỤC LỤC 3 Nghiên cứu Khoa học DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Nội Dung Trang Hình 1 Sơ đồ trình tự thực hiện dự án đầu tư 23 Hình 2 Sơ đồ quy trình Ngân sách dự án 25 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Nội Dung Tran g Bảng 1 Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế) 31 Bảng 2 Vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn (theo giá thực tế) 32 Bảng 3 Vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước phân theo phân cấp quản lý 34 Bảng 4 Số liệu chi đầu tư phát triển và chi đầu tư XDCB từ NSNN 36 Bảng 5 Vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo phân cấp quản lý 46 Bảng 6 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển và vốn ĐTXDCB 56 Biểu đồ 1 Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP 30 Biểu đồ 2 Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế 33 Biểu đồ 3 Tỷ lệ vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước theo cấp quản lý 35 Biểu đồ 4 Tỷ lệ chi đầu tư phát triển và chi đầu tư XDCB trong tổng chi NSNN 37 4 CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội Dung BQLDA Ban quản lý dự án BXD Bộ Xây Dựng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTXDCB Đầu tư Xây dựng cơ bản FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài HĐBT Hội Đồng Bộ Trưởng ICOR Hệ số tăng vốn - sản lượng NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân Sách Nhà nước NSTW Ngân sách trung ương ODA (Quỹ) Hỗ trọ phát triển chính thức TCTK Tổng Cục Thống kê TNMT (Bộ) Tài nguyên môi trường UBGSTCQG Ủy ban giám sát tài chính quốc gia XDCB Xây dựng cơ bản LỜI MỞ ĐẦU ========== ========= 5 Nghiên cứu Khoa học 1. Tính cấp thiết của đề tài Muốn phát triển đi lên trong giai đoạn hiện nay thì vốn đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng, Bất kỳ một nước nào dù là nước phát triển hay chậm phát triển thì đều cần đến vốn. Vốn là yếu tố cơ bản, là động cơ để thúc đẩy tiến trình phát triển diễn ra nhanh hay chậm và đặc biệt là tiến trình này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng đồng vốn. Với một nước cho dù có tiềm lực về vốn thế nào đi chăng nữa nhưng nếu vốn được đem đi đầu tư không đúng, không phù hợp thì hiệu quả đem lại cũng chẳng được bao nhiêu. Còn Việt Nam thì sao ?. Việt Nam là một nước nghèo, chịu nhiều hậu quả của chiến tranh để lại và bắt đầu bắt tay vào công cuộc công nghiệp hoá muộn hơn so với các nước khác, hơn nữa lại là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất nghèo nàn, lạc hậu, đặc biệt bị thiếu vốn một cách trầm trọng, nguồn vốn ngân sách là nguốn vốn chủ đạo trong mọi công cuộc đầu tư lớn của đất nước mà nó cũng chỉ rất “ mỏng manh” lúc bấy giờ Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá theo hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, ngay từ những năm 2000, Đảng và Nhà nước ta đã coi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược; là giải pháp cơ bản để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Đẩy mạnh đầu tư phát triển trong đó chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ bản. Nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm tạo ra nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời là biện pháp hữu hiệu kích thích sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Quản lý đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm. Nó liên quan đến nhiều vấn đề, cũng như nhiều ngành, cấp, cơ quan trong quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng. Trong những năm qua, thông qua quá trình quản lý, hoạt động ĐTXDCB đã đạt được kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự 6 phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tốc độ và quy mô tăng đầu tư xây dựng cơ bản góp phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng năm, tăng cường tiềm lực kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất là tinh thần của nhân dân. Đầu tư xây dựng cơ bản góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới Tuy nhiên, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng và hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung hiện nay đang tồn tại khá nhiều yếu kém, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra. Điều này gây nên tình trạng quá lãng phí Vốn đầu tư, trong khi NSNN ta lại trong tình trạng thâm hụt Từ những yêu cầu cấp bách trên, nghiên cứu chuyên đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước” là rất cần thiết nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về Vốn ĐTXDCB, quy trình tiến hành ĐTXDCB , nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN ở Việt Nam, có những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích của nghiên cứu này là: - Hệ thống hóa, tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua các khâu - Phân tích thực trạng sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN trong thời gian qua, những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, từ đó tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sử dụng kém hiệu quả vốn ĐTXDCB. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN. 7 Nghiên cứu Khoa học 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ở các giai đoạn của chu trình đầu tư xây dựng. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư Xây dựng cơ bản. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng những phương pháp sau đây: - Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu cơ sở lý luận về đầu tư XDCB - Tổng hợp phân tích định tính và định lượng - Phân tích và tổng hợp tài liệu về các định hướng giải quyết vấn đề sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của những nghiên cứu trước - Phương pháp thống kê số liệu, Số liệu được tổng hợp dựa trên các Báo cáo kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước; các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo, sách, luận án; các báo cáo hàng năm của Bộ Tài Chính; Các trang Web của Chính Phủ, Tổng cục Thống kê, Bộ Tài Chính … 5. Ý nghĩa của nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư XDCB từ NSNN, quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Làm rõ thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB, tìm hiểu nguyên nhân Đề xuất được một số giải pháp chống thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB từ NSNN 6. Bố cục của nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết thúc, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung bài nghiên cứu này gồm 3 chương chính : 8 Chương I : Cơ sở lý luận Chương II : Thực trạng và đánh giá vấn đề Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước Do hạn chế về trình độ kiến thức cũng như số liệu thu thập nên không thể tránh khỏi những sai sót . Kính mong PGS.TS Hoàng Tùng cùng với Hội đồng đánh giá nhận xét và cho ý kiến để Nghiên cứu được hoàn thiện hơn . Người Nghiên cứu xin chân thành cảm ơn !. 9 Nghiên cứu Khoa học PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN Vốn đầu tư là khái niệm bao gồm: các nguồn lực về tài chính, nguồn tài nguyên, chất xám của chủ thể kinh tế và được đưa vào trong hoạt động đầu tư. Chủ thể kinh tế ở đây có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, ngành hay một quốc gia. Hay nói cách khác vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai. Hoạt động ĐTXDCB được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn : vốn đầu tư của Nhà nước, đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư của tư nhân, vốn đầu tư của nước ngoài. Trong đó nguồn hình thành từ NSNN có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo NĐ 385-HĐBT ngày 7/11/1990 của Hội đồng bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đã ban hành kèm theo NĐ 232- CP ngày 6/6/1981 thì: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chí phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân sách nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước, nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản. 1.2 Nguồn hình thành Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là vốn của Nhà nước được cân đối trong dự toán Ngân sách hàng năm để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản. Nó bao gồm : 10 [...]... thành và bàn giao công trình để đưa vào sử dụng 1.5 Phân loại Tùy thuộc vào tiêu thức lựa chọn mà Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước được phân loại như sau: Theo cấp ngân sách, vốn ĐTXDCB từ NSNN gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (NSĐP) và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương (NSTW) - Nguồn đầu tư từ NSTW thuộc NSNN do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức... sách Nhà nước Quốc hội quyết định tổng mức vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, các mục tiêu lớn và vốn đầu tư tương ứng; tổng mức vốn đầu tư cân đối và bổ sung từ Ngân sách địa phương; tổng mức đầu tư từ Ngân sách nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổng số vốn đầu tư thuộc các Bộ, ngành, - địa phương Chuẩn bị đầu tư: Cũng được Nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc phê duyệt thẩm định... đích của Nhà nước  Tuy nhiên, sẽ làm giảm tính chủ động; hậu quả gây thất thoát, lãng phí do thủ tục hành chính rườm rà; qua rất nhiều khâu trung gian dẫn đến trách nhiệm không rõ ràng Vậy nên khi nói đến đầu tư xây dựng cơ bản là nói đến thất thoát, lãng phí đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước 1.8.2 Trình tự thực hiện dự án đầu tư Quản lý đầu tư và xây dựng là quản lý Nhà nước về... từ NSNN hàng năm của cả nước Theo tính chất kết hợp nguồn vốn, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gồm nguồn ngân sách tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư - Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung là vốn đầu tư cho các dự án bằng nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN do các cơ quan Trung ương và địa phương chịu trách nghiệm quản lý - Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư là loại vốn NSNN thuộc nhiệm vụ... biệt quan trọng Nguồn vốn này là tài sản của dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sỡ hữu Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư từ NSNN phải tuân thủ các nguyên tắc quy định Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước phải được Nhà nước quản lý chặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi thực hiện đầu tư - Trong công tác lập kế hoạch đầu tư: Bộ Kế hoạch đầu tư tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư từ Ngân sách của tất cả các thành... khi cấp vốn để thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành phải theo đúng thiết kế công trình để đảm bảo chất lượng và tránh lãng phí vốn của Nhà nước Trong xây dựng cơ bản, nơi sản xuất cũng là nơi xây dựng Điều đó ảnh hưởng đến tổ chức quản lý Những vấn trên đòi hỏi phải có sự quản lý cấp phát vốn phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN 1.8.1 Nguyên tắc quản lý Vốn đầu tư từ NSNN... sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế 1.7 Cơ chế quản lý Chi đầu tư XDCB là khoản chi chủ yếu và lớn nhất trong chi đầu tư phát triển của NSNN Hàng năm NSNN phải dành một khoản vốn lớn để thực hiện đầu tư xây dựng những công trình, dự án theo kế hoạch đầu tư được duyệt của Nhà nước Việc quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB của ngân sách Nhà nước do Tổng cục Đầu tư và phát triển... dựng là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xây dựng từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án đưa vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định Đối với việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần phải theo dõi sát sao và nắm chắc được trình tự đầu tư và xây dựng Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bước công việc, phân theo... công xây lắp công trình + Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hợp đồng + Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác sử dụng: Việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng được tiến hành hàng năm trong thời gian xây dựng Khi dự án hoàn thành thì chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn và cơ quan quyết định đầu tư Khi... tiếp thực hiện quản lý vốn đầu tư từ NSNN gồm : + Cơ quan quản lý nhà nước: các Bộ, UBND các cấp + Cơ quan đầu tư phát triển ; Tổng cục đầu tư phát triển thuộc Bộ Tài chính, Cục Đầu tư phát triển của Tỉnh, Thanhg phố + Cơ quan tài chính: Cơ quan cấp phát vốn ( Kho bạc Nhà nước) + Chủ đầu tư 25 Nghiên cứu Khoa học CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ 2.1 Tình hình chung về đầu tư XDCB từ NSNN trong . đến đầu tư xây dựng cơ bản là nói đến thất thoát, lãng phí đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 1.8.2 Trình tự thực hiện dự án đầu tư Quản lý đầu tư và xây dựng là quản lý Nhà. tổng mức vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, các mục tiêu lớn và vốn đầu tư tương ứng; tổng mức vốn đầu tư cân đối và bổ sung từ Ngân sách địa phương; tổng mức đầu tư từ Ngân sách nhà nước của. nghiên cứu: Là các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ở các giai đoạn của chu trình đầu tư xây dựng. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:56

Xem thêm: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    CÁC TỪ VIẾT TẮT

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Mục đích nghiên cứu đề tài

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4. Phương pháp nghiên cứu

    5. Ý nghĩa của nghiên cứu

    6. Bố cục của nghiên cứu

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w