1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc

79 1,7K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 479,5 KB

Nội dung

Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2)

Trang 1

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Trong quá trình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt nam đang đối đầu với những khó khăn và thách thức mới thì hệ thống Ngân hàng đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, tạo ra một động lực phát triển mạnh mẽ nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng ở mọi quốc gia luôn luôn là cơ sở của sự ổn định tình hình kinh tế xã hội Đồng thời là tiền đề, điều kiện để khai thác nguồn lực phát triển kinh tế Bên cạnh đó Nhà nước

ta cũng quan tâm đến việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Huy động lại tiềm lực trong dân, đẩy mạnh tín dụng đầu tư, góp phần thực hiện kích cầu vì sự năng động kinh tế theo chiến lược: Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo xung lực mới cho nền kinh tế.Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, may và rủi được xem như là một hiện tượng tất yếu, nó tồn tại song song nhau May mắn là cái mà tất cả mọi người đều mong muốn đạt được May mắn luôn là mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh Đi kèm theo sau những may mắn luôn là sự phồn vinh của nền kinh tế nước nhà Ngược lại, rủi ro là cái mà tất cả mọi người đều không mong muốn vấp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong cuộc sống Một khi rủi ro xảy

ra, ở nhiều cấp độ khác nhau, rủi ro có thể gây ra mọi sự đảo lộn và nếu ở cấp độ nặng hơn thì nó sẽ mang đến thảm họa cho nền kinh tế nếu ta không kịp thời phát hiện và tìm cách khắc phục nó Nhưng may mắn thay, trên thực tế, khả năng xảy ra mọi rủi ro là rất ít Tuy nhiên, khi rủi ro xảy ra thì những ảnh hưởng của nó thường dẫn đến những hậu quả khó lường Nó luôn là đầu mối của mọi tổn thất về kinh tế

xã hội

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng vậy, Ngân hàng phải luôn đối đầu với hàng loạt các rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… Như ta đã hiểu hoạt động chính của Ngân hàng là cho vay và đầu tư tín dụng Chính vì vậy rủi ro về tín dụng luôn là đề tài được mọi người quan tâm hơn

cả Với những lý do trên, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích rủi ro tín dụng cho

Trang 2

vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

- Phân tích doanh số cho vay hộ nông dân tại NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày

- Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay

-Những biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu các vấn đề như: doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 3

2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

2.1.1.Những vấn đề chung:

2.1.1.1 Khái niệm rủi ro:

Rủi ro được định nghĩa: Rủi ro là khả năng xuất hiện những biến cố không mong đợi

Theo xác suất & thống kê: Rủi ro là khả năng xuất hiện các biến cố ngẩu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất

2.1.1.2 Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan

hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản

2.1.1.3 Khái niệm tín dụng:

Tín dụng là một quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật mà trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc lẫn lãi trong một thời gian nhất định

Đối với Ngân hàng Thương mại thì tín dụng có nghĩa là sự cho vay hay ứng trước tiền do Ngân hàng thực hiện, giá cả do Ngân hàng ấn định đối với khách hàng đi vay mà chúng ta thường gọi là lãi suất hay là những khoản tiền hoa hồng

mà người vay phải trả trong suốt thời gian sử dụng các khoản ứng trước của Ngân hàng

2.1.1.4 Phân loại tín dụng:

Trong nền kinh tế thị trường thì hiện nay có rất nhiều hình thức tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng như cho vay doanh nghiệp, cho vay đối với cá nhân, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất, đầu tư xây dựng… Tuy nhiên, cách phân loại tín dụng chủ yếu và phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp là căn cứ vào thời gian để phân loại tín dụng Theo phương thức này thì tín dụng được chia làm hai loại: Tín dụng ngắn hạn, Tín dụng trung và dài hạn

- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản cho vay đối với các cá nhân, doanh nghiệp… được thể hiện với thời gian hoàn trả dưới một năm

Trang 4

2.1.1.5 Vai trò và chức năng của tín dụng:

- Tín dụng là hoạt động chủ yếu và thường xuyên phát sinh của Ngân hàng (nó chiếm khoảng 70% hoạt động của Ngân hàng) Chính nó đã mang lại một mức sinh lời rất lớn trong kết quả kinh doanh đạt được của Ngân hàng

- Tín dụng của Ngân hàng làm thỏa mãn được nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư phát triển cho nền kinh tế

- Tín dụng ngắn hạn là công cụ tài trợ đắc lực cho các doanh nghiệp, công ty,

… về vốn để duy trì sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hoá được liên tục Nó còn quyết định thời cơ kinh doanh hay chủ động thị trường trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty Từ đó kích thích và đòi hỏi các đơn vị kinh tế phải biết sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả hơn, bởi vì khi hết hạn tín dụng thì họ phải hoàn trả lại cho Ngân hàng cả gốc lẫn lãi

Tóm lại, nhờ có tín dụng mà Ngân hàng đã tạo được cơ sở lưu thông tiền tệ, thúc đẩy việc sử dụng vốn từ chổ tồn động đứng yên vô khả năng sinh lời sang có khả năng sinh lời và vận động

Trang 5

-Đảm bảo đối vật: Có hai hình thức:

+ Thế chấp tài sản: Là phương tiện chuyển dịch quyền lợi về tài sản cho Ngân hàng với mục đích làm đảm bảo món nợ hoặc miễn trừ nghĩa vụ

+ Cầm cố tài sản: Là hình thức đảm bảo mà trong đó khách hàng phải giao cho Ngân hàng tất cả giấy tờ lẫn tài sản và không được quyền sử dụng

* Những thuộc tính của đảm bảo tín dụng:

Một đảm bảo tín dụng được coi là đủ tiêu chuẩn để đảm bảo cho một khoản vay cần có đầy đủ những thuộc tính sau:

- Giá trị của vật đảm bảo phải hoàn toàn xác định và có tính ổn định hợp pháp trong một thời gian dài để phòng ngừa sự mất giá

- Vật đảm bảo tín dụng phải có sẵn một thị trường tiêu thụ

- Vật đảm bảo tín dụng phải có tính chuyển nhượng được

- Vật đảm bảo tín dụng phải có một chứng thư sử dụng hợp pháp

2.1.1.7 Giới hạn cho vay:

-Ngân hàng tiến hành cho vay theo yêu cầu của khách hàng nhưng không được vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố Và tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng Trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân

- Trường hợp tổ chức tín dụng cho vay vượt quá 15% vốn tự có của mình khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép với từng trường hợp cụ thể

- Việc xác định vốn tự có của tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được thực hiện theo qui định của Ngân hàng Nhà nước

2.1.2 Những qui định cụ thể của Ngân hàng

2.1.2.1 Mục tiêu của chính sách tín dụng

Trang 6

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng chi phối hoạt động tín dụng do HĐQT của NHNo & PTNT VN đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân trong phạm vi cho phép trong những qui định của NHNo VN.

Mục đích của chính sách tín dụng:

- Chính sách tín dụng được xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng

- Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm đảm bảo rằng mỗi quyết định tín dụng đều khách quan, tuân thủ theo qui định của NHNo VN và phù hợp thông lệ chung của quốc tế Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của NHNo & PTNT VN Chính sách tín dụng được xác định:

+ Các đối tượng có thể vay vốn của NHNo & PTNT VN

+ Phương thức quản lí các hoạt động tín dụng

+ Những ràng buộc về tài chính

+ Các loại sản phẩm tín dụng khác do Ngân hàng cung cấp

+ Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng

+ Phương thức quản lí danh mục cho vay

+ Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau

2.1.2.2.Nội dung của chính sách tín dụng chung:

* Quyền tự chủ của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay của mình, không một tổ chức cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của NHNo & PTNT VN

* Đối tượng khách hàng vay tại NHNo & PTNT VN:

Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam:

Trang 7

- Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện qui định tại Điều 94 Bộ luật dân sự.

- Các pháp nhân nước ngoài

- Doanh nghiệp tư nhân

2.1.2.3 Những đối tượng và nhu cầu vốn không được vay:

* Những đối tượng không được vay:

- Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc Ngân Hàng

- Cán bộ nhân viên của NHNo & PTNT VN thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay

- Bố, mẹ, vợ, Chồng con của thành viên HĐQT, ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc NHNo & PTNT VN

- Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh các cấp

- Vợ (chồng), con của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh các cấp

* Những nhu cầu vốn không được cho vay:

- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi

- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm

- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm

2.1.2.4.Hạn chế cho vay:

Trang 8

Ngân hàng cho vay thuộc hệ thống NHNo & PTNT VN không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay, đối với những đối tượng sau:

+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại NHNo & PTNT

VN, kế toán trưởng, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra

+ Các cổ đông lớn của NHNo & PTNT VN

+ Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng trên không được vượt quá 5% vốn tự có của NHNo & PTNT VN

2.1.2.5 Nguyên tắc và điều kiện vay vốn:

* Nguyên tắc:

Khách hàng vay vốn của NHNo & PTNT VN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

* Điều kiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật:

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

- Có dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm theo phương án trả

nợ khả thi

- Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của chính phủ, NHNN VN và hướng dẫn của NHNo & PTNT VN

2.1.2.6 Phương thức cho vay:

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam áp dụng các phương thức sau:

- Cho vay từng lần

- Cho vay theo hạn mức tín dụng

Trang 9

- Cho vay theo dự án đầu tư.

- Cho vay trả góp

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay hợp vốn

- Cho vay theo hạn mức thấu chi

- Cho vay lưu vụ

- Cho vay theo các phương thức khác

Tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, NHNo & PTNT VN

sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt dộng trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật

2.1.2.7 Căn cứ xác định mức tiền cho vay:

* Căn cứ xác định mức cho vay:

- Nhu cầu vay vốn cuả khách hàng

- Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống

- Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định

về đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT VN

- Khả năng hoàn trả nợ gốc của khách hàng vay

- Khả năng nguồn vốn cuả NHNo & PTNT VN nhưng không vượt quá mức uỷ quyền phán quyết cho vay của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc NHCV

- Mức cho vay không có bảo đảm đối với hộ nông dân, hợp tác xã và chủ trang trại phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của Chính phủ và NHNN VN tại từng thời kỳ

2.1.2.8 Quy định về trả nợ gốc và lãi vay:

* Các kỳ hạn trả nợ ( gốc và lãi vay) cuả khoản vay, gồm cả thời gian ân hạn,

và số tiền gốc trả nợ cho mỗi kỳ hạn được thoả thuận giữa NHNo & PTNT VN và

khách hàng căn cứ vào:

- Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Trang 10

* Các thông báo về khoản nợ gốc, lãi đến hạn được NHVN gửi tới khách hàng ít nhất 05 ngày.

* Khách hàng có khả năng có thể trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ và NHNo & PTNT VN (Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1) được quyết định và thoả thuận về điều kiện, số phí (nếu có) đối với

số tiền vay trả nợ trước hạn (cho thời gian còn lại theo hợp đồng tín dụng) nhưng không quá mức lãi và phí đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

* NHNo & PTNT VN có thể thu nợ trước kỳ hạn nếu:

2.1.2.9 Căn cứ xác định lãi suất:

* Ngân hàng công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết

* Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn

- Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoảng nợ gốc quá hạn do Giám đốc Ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được kí kết và điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng

2.1.2.10 Căn cứ xác định thời hạn và thể loại cho vay:

* Thời hạn:

Trang 11

Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kì sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án hay dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn vay của NHCV Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

* Thể loại:

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng

- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên

2.1.2.11 Quyền và nghĩa vụ của người vay và người cho vay:

* Quyền và nghĩa vụ của người vay:

- Người vay có quyền:

+ Từ chối các yêu cầu của NHNo & PTNT VN không đúng với thỏa thuận của hợp đồng tín dụng

+ Khiếu nại, khiếu kiện hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu NHNo & PTNT VN không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng

- Người vay có nghĩa vụ:

+ Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn cho NHNo & PTNT VN và chịu trách nghiệm về tính chính xác các thông tin, tài liệu đã cung cấp

+ Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đầy đủ các nội dung khác đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng và các cam kết khác có liên quan

+ Trả nợ gốc, lãi vay và các loại phí khác (nếu có) đầy đủ và đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm các đều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

* Quyền và nghĩa vụ của NHNo & PTNT VN:

Trang 12

- Ngân hàng Nông Nghiệp bà Phát Triển Nông Thôn Việt Nam có quyền

có quyền:

+ Yêu cầu người vay cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh trước khi ra quyết dịnh cho vay

+ Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nến khách hàng không có đủ điều kiện vay vốn, dự án / phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật và NHNo & PTNT VN không có đủ nguồn để cho vay

+ Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng

+ Chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn nếu khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm Hợp đồng tín dụng hoặc có dấu hiệu không an toàn vốn vay

+ Khởi kiện khách hàng vi phạm Hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh của khách hàng theo quy định của pháp luật

+ Khi người vay không có khả năng trả nợ đến hạn và nếu các bên không có thỏa thuận nào khách thì NHNo & PTNT VN có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn

+ Miễn, giảm lãi tiền vay, giảm phí, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, mua bán nợ theo quy định của NHNo & PTNT VN và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xóa nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN VN

+ Xử lý gia hạn, giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ phù hợp quy định của Chính phủ, NHNN VN

-NHNo & PTNT VN có nghĩa vụ:

+ Thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng

+ Lưu giữ những hồ sơ tín dụng và tài liệu liên quan phù hợp với quy định của pháp luật

2.1.2.12 Chính sách ưu đãi khách hàng:

Trang 13

- NHNo & PTNT VN chỉ cho vay với những điều kiện ưu đãi khi được Chính phủ, NHNN VN cho phép / chỉ định.

- Trong những trường hợp cho vay theo chỉ định của Chính phủ, nếu có phát sinh những rủi ro về lãi suất, về khả năng thu hồi nợ gốc, sẽ được Chính phủ xem xét, xử lý theo những quy định phù hợp

- Các khoản cho vay theo quy định của Chính phủ, NHNo & PTNT VN có quyền từ chối cho vay và thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU:

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập và xử lý số liệu thứ cấp ở Phòng Kế Toán và Phòng Tín Dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004 – 2006

- Định hướng hoạt động kinh doanh

- Bảng tổng kết tình hình tín dụng từ năm 2004 – 2006

- Những tài liệu, sách kinh tế có liên quan đến vấn đề tín dụng

- Số liệu sơ cấp từ hồ sơ tín dụng của 200 hộ vay: thông qua hồ sơ tín dụng của khách hàng được cán bộ tín dụng đem về ngân hàng xem xét trước khi cho vay, lấy số liệu trên hồ sơ làm mẫu nghiên cứu, đối tượng chọn mẫu ở đây là hộ nông dân tại địa bàn huyện Mỏ Cày

2.2.2.Phương pháp phân tích số liệu.

- Phương pháp thống kê, mô tả

- Phương pháp so sánh tăng giảm về số tuyệt đối và tương đối

- Phương pháp tỷ số

- Áp dụng mô hình Probit:

+ Mô hình này do Goldberger (1964) đề xuất với giả thuyết rằng Y sẽ nhận giá trị 1 hoặc là 0 vào độ thõa dụng I được xác định bởi các biến độc lập Độ thỏa dụng càng lớn thì xác suất để Y=1 càng lớn Từ số liệu sơ cấp

từ hồ sơ tín dụng áp dụng mô hình này ta có thể biết các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ với xác suất xảy ra của các biến

+ Định nghĩa các biến:

Một số thông tin từ hồ sơ vay của hộ nông dân:

-q1: giới tính

Trang 14

1: sản xuất nông nghiệp

0: sản xuất khác (ngoài nông nghiệp)

-q6: số tiền vay lần này

-q7: số lần đã vay tai ngân hàng này

Trang 15

Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN MỎ CÀY

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNo & PTNT HUYỆN

MỎ CÀY:

3.1.1.Khái quát tình hình kinh tế huyện Mỏ Cày:

Mỏ Cày là huyện nằm trong khu vực Cù Lao Minh, có diện tích tự nhiên khoảng 35.159 ha Mỏ Cày có 26 xã và một Thị trấn, 213 ấp với dân số trên 280 ngàn người

Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiên nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ Mỏ Cày lần thứ 9 Nhìn chung trong năm tình hình kinh tế xã hội của huyện tăng trưởng tương đối khá Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2006 của huyện Mỏ Cày đạt 11,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 6.600.000 đồng/năm Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an tòan xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị được tập trung cũng cố Tuy nhiên trong năm huyện cũng đã chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai gây không ít khó khăn cho việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện nhà trước mắt cũng như lâu dài

3.1.2.Khái quát chung về NHNo & PTNT VN:

NHNo & PTNT VN được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ), tên đầu tiên khi thành lập là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, xác định nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính

Ngân Hàng Nông Nghiệp được thành lập bằng 100% vốn ngân sách cấp, là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên là Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (gọi tắt là NHNo) được tách ra từ hệ thống Ngân hàng Nhà Nước Từ khi thành lập đến nay, trải qua hơn 19 năm xây dựng và trưởng thành, NHNo & PTNT Việt Nam được đổi tên 2 lần với 3 tên gọi khác nhau:

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam từ 26/03/1988 đến 14/11/1990 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam từ 14/11/1990 đến 14/11/1996

Trang 16

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam từ 15/11/1996 đến nay.

Tên giao dịch: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, gọi tắt

là AGRIBANK, viết tắt là VBARD

Trụ sở chính: số 04 – Trung Tự – Đống Đa – Hà Nội Mỗi thành phố, tỉnh có một chi nhánh trực thuộc hay Ngân hàng khu vực Ban lãnh đạo điều hành trong các chi nhánh do Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam bổ nhiệm, chỉ đạo và quản lí Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân Hàng Nông Nghiệp quan hệ nhiều mặt với các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước

3.1.3.Khái quát về NHNo & PTNT Bến Tre, chi nhánh huyện Mỏ Cày:

* Lịch sử hình thành và phát triển:

NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày được thành lập năm 1988 và cũng trong thời gian đó chính thức đi vào hoạt động Trong suốt ngần ấy thời gian đã trải qua bao thăng trầm và biến đổi về kinh tế, xã hội, phần nào ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân Đặc biệt là hạn chế sự phát triển nông nghiệp nông thôn huyện nhà, gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động tín dụng

Do đặc điểm huyện Mỏ Cày có 70% dân số sống ở nông thôn, thị trường hoạt động của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày cũng không nằm ngoài địa điểm nêu trên, để tránh phiền hà trong giao dịch và điều kiện đi lại mất thời gian của khách hàng Một hệ thống gồm 2 chi nhánh liên xã ra đời, với trên 16 điểm giao dịch Doanh số năm sau tăng hơn năm trước, đồng vốn Ngân hàng cho vay trực tiếp đến dân cư và các doanh nghiệp đã và đang phá vỡ kết cấu nền kinh tế tự túc

tự cấp, chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa với phương thức kinh doanh có tính toán lãi lỗ trong đầu tư vốn và sử dụng

Thực tế trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp, cá nhân ở Mỏ Cày đã làm

ăn có hiệu quả, tạo của cải vật chất cho xã hội, góp phần nâng cao đời sống, tạo của ăn của để, phần lớn chính nhờ đồng vốn Ngân hàng

* Vai trò của Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế của Bến Tre:

Trong nhiều năm qua, dù có cố gắng trong công tác đổi mới nền kinh tế theo

cơ chế thị trường, song do tình trạng yếu kém về vốn, kĩ thuật nên Bến Tre vẫn

SVTH: Nguyễn Thị Kim Chi 16

P.TC.HC

Trang 17

không thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu Nhu cầu về vốn đối với các thành phần kinh tế ngày càng cao, nhất là kinh tế hộ nông dân Cùng với việc hổ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ nông dân khắc phục khó khăn Bến Tre vẫn không ngừng vươn lên với thời cơ và thách thức mới bằng cách chú trọng đầu tư và phát triển, khuyến khích mở rộng nhiều dự án mới Để đáp ứng nhu cầu này, chi nhánh NHNo & PTNT Bến Tre đã góp vai trò chủ đạo trên toàn địa bàn, đáp ứng kịp thời đầy đủ cho các dự án tín dụng Từng bước nâng cao năng suất chất lượng công việc góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển.

Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Bến Tre còn đóng vai trò tổ chức trung gian tín dụng, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư Trong quan hệ tín dụng, Chi nhánh vừa

là người cho vay vừa là người đi vay Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành trái phiếu để huy động vốn trong xã hội nhằm điều hoà vốn trong nền kinh tế bằng cách chuyển từ người dư thừa sang người thiếu hụt

Ngoài ra để phát triển đồng bộ cùng với mục đích mở rộng thêm quy mô hoạt động, Chi nhánh cũng đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tư nhân, hộ gia đình nhằm duy trì quá trình sản xuất được liên tục, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân

* Chức năng và lĩnh vực hoạt động:

Trong nhiều năm qua, dù cố gắng trong công tác đổi mới nền kinh tế theo cơ cấu thị trường, tình trạng yếu kém về vốn, kĩ thuật song tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Mỏ Cày nói riêng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu Đặc biệt là vấn đề vốn, nhu cầu vốn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất lớn Để đáp ứng nhu cầu này NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày đã góp một phần công sức không nhỏ trong việc điều phối vốn cho nền kinh tế huyện nhà Tuy Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn là Ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trên địa bàn trong việc cung cấp vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh và cho đời sống ngày càng tăng

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày trụ sở đặt tại khu phố 2, Quốc lộ 60, thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre Có 2 Chi nhánh liên xã nằm trên hai khu vực Nam Mỏ Cày và Bắc Mỏ Cày Toàn bộ hệ thống hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Đây là một bộ phận

SVTH: Nguyễn Thị Kim Chi 17

P.TC.HC

Trang 18

kinh tế chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, nơng nghiệp ở Mỏ Cày vẫn luơn là mặt trận hàng đầu và cĩ tầm quan trọng chiến lược Vì vậy, NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày luơn quan tâm và cĩ chính sách hổ trợ hoặc ưu đãi thích hợp cho từng thời kì phù hợp với tính chất và đặc thù của lĩnh vực sản xuất cĩ nhiều rủi ro, năng suất thấp Tuy nhiên, sau khi cĩ quyết định số 67/1999/QĐ_TTg và nghị quyết số 11/2000/NGCP của Thủ Tướng Chính phủ ra đời, cơng tác Ngân hàng đối với lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn và nơng dân đã thật sự khởi sắc, thơng thống tạo mơi trường thuận lợi cho phía Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng Kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày ở lĩnh vực này trong thời gian qua đã chứng tỏ chủ trương trên của Chính phủ là đúng đắn, thật sự tháo

gỡ những khĩ khăn vướng mắc trong việc cung cấp vốn tín dụng cho lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn

Xuất phát từ điểm mạnh rút ra điểm yếu của mình, NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày tiến hành tái cấu trúc hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hĩa, xác định nơng nghiệp nơng thơn luơn là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và tồn dân,

từ đĩ gĩp phần đưa kinh tế huyện Mỏ Cày vượt qua khĩ khăn thử thách và phát triển

* Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng cụ thể từng phịng ban:

Sơ đồ bộ máy tổ chức và bộ máy hoạt động:

Hình 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG (1)

Hình 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG (2 )

NHNN Huyện P.TC.HC

Giám đốc Phó GĐ1

Phó GĐ2

Trang 19

Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và hai phó Giám đốc:

+ Giám đốc: có chức năng quản lý chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh

Được quyền thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước,

và các chỉ tiêu kinh tế do Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam giao

Ký kết hợp đồng nguyên tắc và cụ thể về kinh tế, được quyền quyết định

tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương cho cán bộ nhân viên trong chi nhánh

+ Phó giám đốc: Có chức năng hỗ trợ Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành một số công tác đồng thời thay mặt Giám đốc giải quyết công việc chung của Chi nhánh trong thời gian Giám đốc đi vắng

Chức năng và nhiệm vụ của phòng tín dụng:

+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quí của Ngân hàng, thường xuyên đôn đốc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc phê duyệt và có trách nhiệm thông báo cho các chi nhánh liên xã và các phòng ban nghiệp vụ có liên quan

+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh cuả NHNo & PTNT tỉnh cũng như định hướng phát triển kinh

tế xã hội của huyện, HĐND và UBND huyện

+ Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh và quyết toán chỉ tiêu, kế hoạch các chi nhánh xã trên điạ bàn

+ Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hành vốn kinh doanh với các chi nhánh liên xã trên địa bàn

+ Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng

Trang 20

+ Nghiên cứu đề xuất các chiến lược huy động vốn, chiến lược kinh doanh khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng vốn đầu tư tín dụng.

+ Phân tích kinh tế theo ngành nghề, doanh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả

+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án trong và ngoài nước Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục

+ Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng trên địa bàn

+ Tổng hợp báo cáo và phân tích hoạt động kinh doanh quí, sáu tháng, năm, soạn thảo báo cáo sơ, tổng kết

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban Giám đốc giao

Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán ngân quỹ:

+ Trực tiếp hoạch toán kế hoạch, hoạch toán thống kê và các nghiệp vụ thanh toán theo qui định của Ngân hàng cấp trên

+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính

+ Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định

+ Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo qui dịnh

+ Quản lý sử dụng thiết bị tin học, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh

Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự:

+ Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn địa bàn

+ Công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cán bộ, cử nhân viên đi học

+ Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ, tổ chức cán bộ, đồng thời lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống Ngân hàng và các văn bản định chế của NHNo & PTNT cấp trên

+ Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông

+ Thực thi pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan

Trang 21

+ Thực hiện báo cáo chuyên đề.

Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, ma chay, hiếu hỉ

+ Thực hiện các công việc khác do ban Giám đốc giao

Chức năng của chi nhánh liên xã:

+Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền

+ Thẩm định các dự án vượt quyền phán quyết, trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền

+ Đánh giá tiến độ thực hiện chi tiêu kế hoạch tháng, quý, năm

+ Liên hệ chính quyền địa phương trong việc ký kết hợp đồng trách nhiệm, phối đầu tư vốn, thu hồi và xử lý nợ tồn động

+ Tuyên truyền, tư vấn các thể thức huy động vốn đến mọi thành phần kinh tế

3.2 MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHI NHÁNH TRONG 3 NĂM: 2004, 2005 VÀ 2006:

3.2.1 Tình hình chung:

Năm 2004 , tình hình kinh tế - xã hội huyện Mỏ Cày tiếp tục phát triển, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch do Hội đồng Nhân dân Huyện đề ra đều được thực hiện hoàn thành Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong huyện nói chung đều phát triển và tăng trưởng khá Nhu cầu tín dụng phục vụ sản xuất và đời sống tăng lên, đòi hỏi phải được đáp ứng kịp thời

Cùng với sự ổn định và phát triển của các lĩnh vực về kinh tế – xã hội, sự quan tâm hỗ trợ của Cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ngành và đoàn thể các cấp đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến các mặt hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện, tạo điều kiện để hoạt động tín dụng được tiếp tục phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả

Năm 2005, chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh của mình Các chỉ tiêu lớn do NHNo Tỉnh giao về cơ bản đều đạt Hoạt động của chi nhánh phát triển ổn định và bền vững Ngoài ra chi nhánh còn đạt được những

Trang 22

kết quả trong việc đa dạng hoá các sản phẩm, nhằm từng bước hiện đạt hoá các dịch vụ Ngân hàng Các tổ chức chính trị, đoàn thể tại đơn vị tiếp tục vững mạnh toàn diện.

Năm 2006 Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện

Mỏ Cày đã đạt được những kết quả khả quan Hoạt động kinh doanh của chi

nhanh tiếp tục phát triển ổn định và bền vững Các sản phẩm dịch vụ ngân

hàngngày càng được đa dạng và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Các tổ chức chính trị, đòan thể tại đơn vị tiếp tụ vững mạnh tòan diện Chị nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mổ Cày tiếp tục khẳng định vị thế

là một Ngân hàng đứng đầu tại địa phương trên tất cả các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và dịch vụ

3.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh:

* Đánh giá về môi trường hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng trong

3 năm: 2004, 2005 và 2006

- Với sự chỉ đạo, điều hành tập trung của UBND huyện Mỏ Cày tình hình kinh tế xã hội cuả huyện ổn định và phát triển Trên lĩnh vực kinh tế đã tập trung vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh việc phân cấp quản lý, tăng cường đi cơ sở để tiếp tục giải quyết, tháo gở những khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đời sống Tiến hành khảo sát đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cả

ba vùng nước ngọt, lợ và mặn Tập trung cho việc phát triển trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế huyện nhà như thuỷ sản và kinh tế vườn

- Môi trường kinh tế đầu tư được tập trung cải thiện các thế mạnh kinh tế vườn, nuôi trồng thuỷ sản được tập trung khai thác, nhiều dự án quan trọng cho đầu tư phát triển kinh doanh được triển khai thực hiện, tạo cho Ngân hàng nhiều

cơ hội trong hoạt động tín dụng

-Về môi trường pháp lý, cơ chế hoạt động Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, minh bạch và thông thoáng đã nâng cao quyền tự chủ cho tổ chức tín dụng, thúc đẩy sự năng động trong hoạt động Ngân hàng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động tìm kiếm khách hàng, dự án tốt để đầu tư

Tuy nhiên, môi trường hoạt động của Ngân hàng cũng còn nhiều yếu tố không thuận lợi như:

Trang 23

- Sức ép cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng tăng, tỉ giá ngoại tệ, vàng tăng cao, hiện tượng đầu cơ kinh doanh bất động sản phổ biến dẫn đến tiền nhàn rỗi trong xã hội đầu tư qua Ngân hàng giảm sút.

- Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật cho phát triển nông nghiệp nông thôn tuy được cải thiện, song chưa kịp đà phát triển, sản xuất trong lĩnh vực nông thôn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Các mô hình sản xuất tốt thì chậm được nhân rộng, việc chuyển dịch

cơ cấu cây trồng vật nuôi có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều lúng túng, nhất là vùng nước lợ, thu nhập trên một diện tích đất nông nghiệp còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong huyện

- Việc cải thiện môi trường đầu tư đang trong quá trình khởi động Còn thiếu các dự án lớn mang tính đột phá Hướng đầu tư và chiều sâu của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng hội nhập, cạnh tranh còn rất hạn chế

- Còn mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất nông sản hàng hoá và khả năng chế biến, công nghiệp bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị thương phẩm, nâng cao khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

- Giá thành sản phẩm nông sản còn cao, giá cả bấp bênh, sản lượng ngày càng tăng nhưng không thuần nhất về chủng loại, phẩm chất nên rất khó tiêu thụ nhất là xuất khẩu

- Cải cách hành chính chưa mang lại hiệu quả rõ rệt, việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành, giữa ngành với huyện thị trong công tác quản lý kinh tế, triển khai công trình dự án còn thiếu đồng bộ

- Vai trò đòn bẩy của vốn tín dụng Ngân hàng trong phát triển kinh tế chưa được đánh giá một cách đầy đủ, có tâm lý trông chờ nguồn vốn ưu đãi về lãi xuất,

về điều kiện cho vay

3.2.3 Tổ chức thực hiện thanh toán vốn Ngân hàng phục vụ nền kinh tế:

Trong công tác tổ chức thực hiện thanh toán vốn Ngân hàng phục vụ nền kinh tế, chi nhánh luôn đảm bảo chính xác, an toàn và rút ngắn thời gian cho khách hàng Để từng bước xây dựng chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày theo hướng hiện đại, chi nhánh đã chú trọng vào việc phát triển mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển các loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ thanh toán vốn Song song đó chi nhánh đã tăng cường quảng bá các sản phẩm

Trang 24

dịch vụ, hướng dẫn sử dụng các tiện ích Ngân hàng nhằm từng bước đưa hoạt động gửi tiền, thanh toán vốn không dùng tiền mặt đã trở thành thói quen trong cán bộ Đảng viên và nhân dân.

3.2.4.Về tổ chức và đào tạo cán bộ:

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày có mạng lưới hoạt động gồm 01 hội sở huyện, 02 chi nhánh cấp 3 và một phòng giao dịch với tổng số cán bộ công nhân viên là 51 người được phân bổ như sau: 3 thành viên ban Giám đốc, Phòng tín dụng 10 cán bộ, Phòng KT-NQ 7 cán bộ, tổ chức hành chánh nhân sự 2 cán bộ, chi nhánh cấp 3 Tân Trung 12 cán bộ, chi nhánh cấp 3 Phước Mỹ Trung 12 cán bộ, Phòng giao dịch Thị trấn 5 cán bộ

độ chi bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên làm việc trong môi trường độc hại

Đề nghị bổ nhiệm một Phó Giám đốc chi nhánh cấp 3; một Phó Phòng tín dụng; một tổ trưởng tín dụng chi nhánh cấp 3

Ngoài ra, chi nhánh còn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ Hiện chi nhánh có

3 cán bộ đang học năm cuối đại học Ngân hàng và một cán bộ học đại học kinh tế Trong năm, chi nhánh đã chú trọng khuyến khích cán bộ tích cực học tập, nghiên cứu nghiệp vụ và chuyên môn chính trị, quản lí điều hành Khi Ngân hàng cấp trên

có yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chi nhánh luôn đảm bảo đủ cán bộ tham gia

Trang 25

3.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH:

để phát triển kinh tế, đạc biệt cho vay hộ nông dân và các doanh nghiệp nhỏ

và vừa là rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày mở rông dư nợ phát triển thị phần, đông thời góp phần nâng dần thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng GDP của huyện theo nghị quyết Đảng bộ đề ra nhiêm kỳ 2005-2010

Các cơ chế chính sách về hoạt đông Ngân hàng tiếp tục thuận lợi và thông thoáng hơn Ngân hàng cấp trên ngày càng tạo sự tự chủ hơn cho các Chi nhánh trong việc quyết định cho vay và tự chịu trách nhiệm về các quyết của mình Những cải cách trong thủ tục hành chính tại địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc đầu tư vốn Ngoài ra hoạt đông của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày được sự quan tâm chỉ đạo của huyện Ủy , Ủy ban nhân huyện, Ngân hàng cấp trên và sự hỗ trợ tích cực của các ngành, đoàn thể trong huyện

Cơ sở hạ tầng của huyện nhà đã từng bước nâng lên, đặc biệt là giao thông nông thôn, đã tạo điều kiện cho việc chu chuyển hàng hóa trong nông thôn, từ đó sản phẩm người dân làm ra vận chuyển tiêu thụ dễ dàng, tăng sức cạng tranh Đây là động lực kích thích nền kinh tế của huyện nhà phát triển,

Trang 26

mang lại hiệu quả cho hoạt đông đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày.

và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày cơn bão đã ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 5878 khách hàng vay với tổng dư nợ gần 90 tỷ đồng

Giá cả hàng nông sản trong năm biến đông theo hướng giảm, các mặt hàng

có hương giảm mạnh là gia súc, mía… là đối tương đầu tư lớn của Chi nhánh Điều này làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư vốn của Ngân hàng.Hàng nông sản trên địa bàn sản xuất ra nhiều nhưng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế Nông sản phần lớn được tiêu thụ ở dạng thô chưa qua chế biến nên giá trị thấp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính thời vụ

Phát huy những nhân tố thận lợi đồng thời khắc phục những khó khăn, trong năm 2006 hoạt dông kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày tiếp tục phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả

Trong tương lai Ngân hàng nên tăng cường công tác huy động vốn xem đây là mặt trận sống còn của chi nhánh nhằm từng bước chủ động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng tại địa bàn Tiếp tục mở rộng dư

nợ, sng song với việc kiểm soát chất lượng tín dụng và chọn lọc khách hàng, tăng cường công tác thu nợ xấu và nợ sau xử lý rủi ro Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng từ đó nâng cao chất lượng cạnh tranh cho đơn vị Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ khách hàng

Trang 27

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CHI NHÁNH:

4.1.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm: 2004,

2005 và 2006.

Qua 3 năm (2004-2006) tuy có gặp phải những khó khăn từ yếu tố khách quan như dịch bệnh, bão lụt,… nhưng Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Mỏ Cày đã tim mọi cách khắc phục và đà đạt được những hiệu quả đáng kể Sau đây ta có thể phân tích hiêu quả hoạt động của Ngân hàng qua bảng số liệu sau:

Trang 28

Bảng 1: HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM.

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm

2004

Năm 2005

Năm 2006

Tăng trưởng2005/2004 2006/2005

Tuyệt đối Tương

đối (%)

Tuyệt Đối

Tương đối (%)

Trang 29

* Với dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/ 2

Từ bảng 1, ta sơ lược hiệu quả kinh doanh của chi nhánh như sau:

-Về nguồn vốn huy động:

Do công tác huy động vốn được chi nhánh hết sức quan tâm, bằng nhiều biện pháp cụ thể như: chủ động tiếp cận khách hàng để tuyên truyền vận động, cải tiến cung cách phục vụ của đội ngủ tác nghiệp, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ… đã mang đến những kết quả đáng kể trong công tác huy động vốn của đơn vị đã làm cho nguồn vốn huy động năm 2005 là 151.100 triệu đồng, tăng 78.000 triệu đồng so với năm 2004

Năm 2006 do giá cả hàng nông sản giảm và năm qua thời tiết diễn biến phức tạp đã làm ảnh hương đến công tác huy động vốn cụ thể vốn huy động năn 2006 giảm 12780 triệu đồng so với năm 2005 chỉ còn 138.320 triệu đồng, Tương ứng giảm 8,46

-Về doanh số cho vay:

+ Doanh số cho vay năm 2005 là 293.614 triệu đồng, tăng 96.046 triệu đồng hay tương ứng tăng 48,61% với doanh số cho vay năm 2004

+ Năm 2006 doanh số cho vay tăng so với năm 2005 là 75.386 triệu đồng, tương ứng tăng 25,86%

Doanh số cho vay phần lớn là cho vay hộ nông dân sản xuất nông nghiệp

vì hơn 70% dân số Bến Tre sống bằng nghề nông với sản xuất nông nghiệp là chính, cho vay doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp trên tổng doanh số

- Về doanh số thu nợ:

Do công tác thu hồi nợ được quan tâm nhiều hơn mà qua các năm doanh

số thu nợ đều tăng cụ thể:

+ Năm 2005 doanh số thu nợ là 265.961 triệu đồng, tăng 92.286 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng tăng 53,14%

+ Năm 2006 doanh số thu nợ tăng 28,23% so với năm 2005

Trang 30

- Về dư nợ

+ Dư nợ năm 2004 là 236.492 triệu đồng Năm 2005 tăng 27.652 triệu đồng hay tăng 11,69% so với năm 2004

+ Năm 2006 dư nợ tăng 82.876 triệu đồng so với năm 2005

- Tổng thu nhập, chi phí và lợi nhuận:

Tổng thu nhập của chi nhánh năm 2004 là 32.000 triệu đồng Năm 2005

thu nhập là 42.288 triệu đồng tăng 32,15% so với năm 2004 Trong đó chi phí năm

2005 tăng so với năm 2004 là 33,64% Lơi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004

là 29,01% Thu nhập phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thu nhập càng cao thì chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhưng bên cạnh đó còn kể đến chi phí bỏ ra như qua năm 2006 thu nhập tăng 21,31% so với năm 2005 nhưng chi phí chỉ tăng 6,48% điều này chứng tỏ Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả

và lợi nhuân năm 2006 tăng 53,67% so với năm 2005 đây là một con số tăng đáng kể

- Lãi từ hoạt động tín dụng:

Đây là khoản lãi mà Ngân hàng thu được từ những khách hàng vay vốn thông qua bộ phận tín dụng Khách hàng đến Ngân hàng vay vốn, tiến hành trả lại khoản lãi ứng với phần trăm số tiền lãi mà khách hàng đã vay Tỉ lệ lãi từ hoạt động tín dụng này càng lớn thì phản ánh doanh số cho vay của Ngân hàng càng cao

Do doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng dẫn đến lãi từ hoạt động tín dụng cũng tăng cụ thể năm 2004 lãi từ hoạt động tín dụng là 28.500 triệu đồng, năm 2005 tăng 35,44% so với năm 2004 và năm 2006 lãi từ hoạt động tín dụng tăng 19,61% so với năm 2005

Từ bảng số 1 ta có các chỉ tiêu sau:

+ Vòng quay tín dụng = doanh số thu nợ (3) / Dư nợ bình quân (5)

+ Dư nợ trên vốn huy động = Dư nợ (4)/ Vốn huy động (1)

+ Hệ số sinh lời của vốn tín dụng = Lãi từ hoạt động tín dụng (8)/ Doanh số cho vay (2)

+ Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập = Lợi nhuận ròng (9) / Tổng thu nhập (6)

Trang 31

Bảng 2: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG

Năm 2006

Chênh lệch2005/2004 2006/2005

Trang 32

Ta thấy vòng vay vốn có chiều hướng tăng qua các năm chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả

Dư nợ trên tổng vốn huy động:

Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động đánh giá mức độ tập trung của tín dụng Ngân hàng Qua bảng 2 ta thấy dư nợ trên tổng vốn huy động ở năm 2005

nợ trên giảm xuống 1,49 lần, giảm xuống rất nhiều so với năm 2004 Tuy nhiên đây là điều không đáng quan tâm của chi nhánh bởi vì khối lượng tín dụng gia tăng như thế là điều tốt nhưng chúng ta biết rằng mức độ rủi ro của tín dụng tỷ lệ thuận với khối lượng tín dụng Chính vì vậy Ngân hàng cần phải thận trọng trong quá trình xét duyệt cho vay để đảm bảo rằng vốn tín dụng đưa ra có chất lượng cao

và có khả năng thu hồi đúng hạn Nhưng đến năm 2006 dư nợ trên tổng vốn huy động tăng lên 0,76 lần , điều này cho thấy năm 2006 Ngân hàng đã sử dụng vốn kinh doanh khá hiệu quả, khả năng đi vay được mở rộng làm cho nguồn vốn không bị ứ động Thực hiện mục tiêu đi vay để cho vay

Hệ số sinh lời của vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này thể hiện mức sinh lời trên tổng số cho vay Hệ số này qua

ba năm tại chi nhánh như sau: năm 2004 là 14,42 %, năm 2005 là 13,15%, năm

2006 là 12,51% chứng tỏ hệ số này qua 3 năm đều giảm

Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập:

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trên tổng thu nhập, nếu tỉ lệ này càng cao thì cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng có hiệu quả Năm 2005 lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập giảm nhưng không đáng kể đến năm

2006 chỉ tiêu này tăng lên 8,38% Năm 2006 lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập là 39,87% chứng tỏ Chi nhánh hoạt động có hiệu quả

Tổng chi phí trên tổng thu nhập:

Đây là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của chi nhánh, chỉ tiêu này càng nhỏ thì lợi nhuận càng lớn Ta thấy chỉ tiêu này của năm 2005 lớn hơn năm 2004 nhưng lại nhỏ hơn năm 2006 do năm 2006 thu nhập tăng nhanh hơn chi phí Năm

2004 tổng chi phí trên tổng thu nhập là 67,81%, năm 2005 chỉ tiêu này tăng 0,76%, năm 2006 giảm còn 60,19%

4.1.2.Tình hình doanh thu:

Trang 33

Doanh thu của Ngân hàng là toàn bộ các khoản thu về hoạt động của Ngân hàng như thu phí dịch vụ, thu lãi cho vay, thu phí bảo lãnh … Doanh thu là rất cần thiết và rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

Năm 2006

Tăng trưởng2005/2004 2006/2005Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt Đối

Tương đối (%)

1 Thu lãi cho

( Nguồn số liệu từ Phòng tín dụng Ngân hàng nông nghiệp huyện Mỏ Cày)

Lãi là khoản thu nhập chủ yếu của chi nhánh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh Thu lãi cho vay bao gồm thu lãi cho vay ngắn hạn, thu lãi cho vay trung và dài hạn Thu lãi càng nhiều thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả và lợi nhuận Ngân hàng càng cao Lãi cho vay thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào doanh số cho vay Từ bảng 3 cho biết thu lãi cho vay năm

2004 là 28.500 triệu đồng, năm 2005 là 36.800 triệu đồng, tăng 10.100 triệu đồng hay tương ứng tăng 35,44% Năm 2006 thu lãi cho vay là 46.169 triệu đồng, tăng 7.569 triệu đồng hay tăng 19,61%% so với năm 2005

Trang 34

Trong 2 khoản thu lãi cho vay: ngắn hạn, trung và dài hạn thì lãi cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn Cụ thể:

Thu lãi cho vay ngắn hạn năm 2004 là 24.050 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84,3% tổng số thu lãi cho vay, năm 2005 là 33075 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85,7% tổng số thu lãi cho vay Năm 2006 thu lãi cho vay ngắn hạn 40.100 triệu đồng chiếm 86,9% trên tổng số thu lãi cho vay

4.2.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:

4.2.1.Quy trình tín dụng ngắn, trung và vài hạn:

Trước khi phân tích hoạt động chi nhánh Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn Mỏ Cày ta tìm hiểu quy trình cho vay tại Ngân hàng được thể hiện ở hình 3 và 4

* Quy trình tín dụng ngắn hạn: qua 7 bước.

Khách

hàng nộp

hồ sơ

Thẩm định các chỉ tiêu tín dụng

Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng

Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn

Trang 35

Hình 3: QUY TRÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN.

+ Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng liên hệ trực tiếp với Ngân hàng để được hướng dẫn cụ thể về thể lệ xin vay Nhân viên hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, hồ sơ vay vốn gồm:

- Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ khoản vay

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay

Khi nộp hồ sơ vay phải có đầy đủ thủ tục hợp lý và nêu rõ mục đích vay vốn, đồng thời phải có chữ ký hợp pháp của người đại diện xin vay hoặc đóng dấu của

cơ quan (nếu có) kể cả bảng kế hoạch hoạt động của đơn vị vay

+ Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng

Trưởng phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu và điều kiện tín dụng trong quá trình xét duyệt của cán bộ tín dụng, thống nhất

ý kiến nội bộ của cán bộ tín dụng rồi ghi ra giấy ý kiến của mình trên đơn xin vay Sau đó trình lên Ban giám đốc là người quyết định cuối cùng và chuyển trả hồ sơ lại cho cán bộ tín dụng

+ Bước 4: Giải ngân, theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay.

- Căn cứ vào hồ sơ đã được duyệt, Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ vay cho phòng kế toán kiểm tra phần xét

Trang 36

- Khi rút tiền vay, bên vay chỉ lập chứng từ thanh toán, cán bộ tín dụng ký trên bảng kê thanh toán, trưởng phòng kiểm tra lại các điều liện, ký và trình lên Ban giám đốc, xong chuyển cho kế toán kiểm tra khớp đúng thì thanh toán và hoạch toán vốn vay, nếu có sơ sót thì gửi cho cán bộ tín dụng kiểm tra lại.

- Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trực tiếp Thường xuyên việc sử dụng tiền vay của đơn vị vay bằng cách đối chiếu mục đích vay vốn đã ghi trên đơn với nội dung tiền vay, vật đảm bảo nợ vay

- Trên cơ sở số liệu, kế toán kết hợp kiểm tra thực tế số liệu sổ sách của người vay vốn với số khế ước vay Ngân hàng Đồng thời cán bộ tín dụng phải kiểm tra, đối chiếu phân tích nợ luân chuyển bình thường, nợ quá hạn, nợ khó đòi

để có biện pháp thu hồi nợ

+ Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lí phát sinh.

- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng vay vốn để đôn đốc thu nợ và gửi trước 5 ngày khi thu nợ

- Cán bộ tín dụng kết hợp với kế toán để thu nợ, thu lãi khi đến hạn Trong trường hợp nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà người vay vốn không trả nợ đúng hạn thì cán bộ tín dụng phải nêu rõ lý do để có biện pháp xử lý

- Nếu khách hàng vay vốn gặp khó khăn thực sự thì làm đơn xin gia hạn

nợ và Ngân hàng sẽ xem xét cho gia hạn, nếu không Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn

+ Bước 6: Đánh giá kết quả cho vay.

Khi hợp đồng tín dụng kết thúc, khách hàng vay vốn đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với Ngân hàng Cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá hiệu quả của việc đầu tư tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng và rút

ra kinh nghiệm trong việc cho vay vốn nhằm quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp quan hệ tín dụng

+ Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng.

- Giải ngân tài sản đảm bảo tiền vay

-Lưu hồ sơ

Trang 37

* Quy trình tín dụng trung và dài hạn: Qua 6 bước:

Hình 4: QUY TRÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

+ Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

- Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ

+ Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ

+ Bước 3: Quyết định cho vay

- Xét duyệt cho vay.

- Thơng báo cho khách hàng

- Thời hạn xem xét quyết định cho vay

- Ký hợp đồng tín dụng

+ Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.

-Hồn thiện các điều kiện trước khi giải ngân.

Hướng dẫn

khách hàng về

hồ sơ vay vốn

Thẩm định hiệu quả và khả

Thanh lý hợp

đồng tín dụng

Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay

Thu nợ, lãi phí và xử lí phát sinh

Trang 38

- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng.

- Trường hợp đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay cán bộ tín dụng lập hồ sơ hướng dẫn

+ Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.

Vốn là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một

tổ chức kinh tế Mục tiêu, chiến lược phát triển của bất kỳ tổ chức nào đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn và cách sử dụng vốn Nền kinh tế nước ta vẫn còn thiếu vốn rất nhiều, đồng thời việc sử dụng vốn chưa có hiệu quả cao Do đó một trong những nội dung của chương trình chuyển đổi nền kinh tế trên lĩnh vực tài chính, thì vấn đề làm thế nào để biến những đồng vốn bất động để trở thành hàng hoá luân chuyển mọi nơi và hướng vào những nơi cần vốn và biết sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng

Một trong những chuẩn mục đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là hiệu quả sử dụng vốn Đối với Ngân hàng, hoạt động tín dụng gắn liền với công tác huy động vốn.Việc huy động vốn có hiệu quả thì công tác sử dụng vốn cũng được thuận lợi Do đó trước khi tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn ta cần biết về huy động vốn

Trang 39

Năm 2006

Tăng trưởng 2005/2004 2006/2005 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt Đối

Tương đối (%)

( Nguồn số liệu từ Bảng báo cáo tổng kết năm 2004, 2005 và 2006 của Ngân hàng nông nghiệp huyện Mỏ Cày)

Huy động vốn là công việc đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì chi nhánh phải tạo ra một nguồn vốn an toàn để đảm bảo cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất Trong thời gian qua nguồn vốn chi nhánh huy động ngày càng tăng là một dấu hiệu tốt, nó thể hiện được hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng, chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao Thông qua hoạt động huy động vốn tạo ra nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gởi tiền và vay vốn được thuận lợi an toàn

Qua bảng 4cho thấy tổng nguồn vốn huy động của địa phương: Năm 2004 là

73100 triệu đồng, năm 2005 là 151.100 triệu đồng, tăng 106,7% so với năm 2004

Có được kết quả trên là do chi nhánh thường xuyên theo dõi biến động lãi suất trên địa bàn, điều chỉnh lãi suất huy động khá hấp dẫn, áp dụng nhiều phương thức trả lãi, hình thức huy động đa dạng, phong phú, có chính sách lãi suất ưu đãi đối với

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG (1) - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Hình 1 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG (1) (Trang 18)
Sơ đồ bộ máy tổ chức và bộ máy hoạt động: - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Sơ đồ b ộ máy tổ chức và bộ máy hoạt động: (Trang 18)
Bảng 1: HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM. ĐVT: Triệu đồng - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 1 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM. ĐVT: Triệu đồng (Trang 28)
Bảng 1: HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM. - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 1 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (Trang 28)
Bảng 2: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 31)
Bảng 2: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG (Trang 31)
Bảng 3: TÌNH HÌNH DOANH THU - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 3 TÌNH HÌNH DOANH THU (Trang 33)
Bảng 3: TÌNH HÌNH DOANH THU - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 3 TÌNH HÌNH DOANH THU (Trang 33)
Hình 4: QUY TRÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Hình 4 QUY TRÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN (Trang 37)
Hình 4: QUY TRÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Hình 4 QUY TRÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN (Trang 37)
Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN. - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 4 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN (Trang 39)
Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN. - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 4 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN (Trang 39)
( Nguồn số liệu từ Bảng báo cáo tổng kết năm 2003, 2004 và 2005 của Ngân hàng nơng nghiệp huyện Mỏ Cày) - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
gu ồn số liệu từ Bảng báo cáo tổng kết năm 2003, 2004 và 2005 của Ngân hàng nơng nghiệp huyện Mỏ Cày) (Trang 41)
Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY HỘ NƠNGDÂN - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 6 TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY HỘ NƠNGDÂN (Trang 44)
Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY HỘ NÔNG DÂN - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 6 TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY HỘ NÔNG DÂN (Trang 44)
Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 7 TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 45)
Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 7 TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 45)
Qua bảng 8 cho thấy: - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
ua bảng 8 cho thấy: (Trang 54)
Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN THEO NGUYÊN NHÂN: - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 9 NỢ QUÁ HẠN THEO NGUYÊN NHÂN: (Trang 55)
Bảng 10: BẢNG KẾT QUẢ THỂ HIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 10 BẢNG KẾT QUẢ THỂ HIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ (Trang 59)
Bảng 10: BẢNG KẾT QUẢ THỂ HIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN - Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày (2).doc
Bảng 10 BẢNG KẾT QUẢ THỂ HIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w