1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chênh lệch vùng giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi cả nước

35 932 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 336,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong quá trình vận động và phát triển của các vùng lãnh thổ, có những vùngphát triển nhanh hơn và có những vùng phát triển mạnh hơn, nảy sinh một vấn đềmang tính xã hội sâu sắ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1 Quan niệm và bản chất của chênh lệch vùng 3

1.1 Khái niệm và phân loại 3

1.2 Bản chất và nguyên nhân 3

2 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng để phân tích chênh lệch vùng 6

2.1 Nhóm chỉ tiêu về kinh tế- xã hội 6

2.2 Các công cụ đánh giá sự chênh lệch 6

3 Sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề chênh lệch vùng 8

HIỆN TRẠNG CHÊNH LỆCH VÙNG Ở VIỆT NAM 10

1 Chênh lệch vùng giữa đô thị và nông thôn 10

1.1 Chênh lệch vùng giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi cả nước 10

1.1.1 Chênh lệch về GDP và GDP/ người 10

1.1.2 Chênh lệch về thu nhập và chi tiêu bình quân tháng 12

1.1.3 Chênh lệch về tỷ lệ thất nghiệp thành thị 14

1.1.4 Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ nghèo 15

1.2 Chênh lệch giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi 6 vùng 16

1.2.1 Chênh lệch về GDP/người 16

1.2.2 Chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn trong mỗi vùng 17

2 Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn 18

2.1 Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn trên phạm vi cả nước 18

2.1.1 Chênh lệch về GDP và GDP/người 18

2.1.2 Chênh lệch giữa các vùng về thu nhập và chi tiêu 21

2.1.3 Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ nghèo 22

2.1.4 Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 24

2.2 Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn trên phạm vi sáu vùng 25 2.2.1 Chênh lệch giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 25

2.2.2 Chênh lệch giữa vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ 28

2.2.3 Chênh lệch giữa vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ 29

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 32

1 Định hướng và chính sách phát triển vùng 32

2 Phát triển bền vững các vùng và địa phương 33

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình vận động và phát triển của các vùng lãnh thổ, có những vùngphát triển nhanh hơn và có những vùng phát triển mạnh hơn, nảy sinh một vấn đềmang tính xã hội sâu sắc và gay cấn, đó là chênh lệch phát triển giữa các vùng, haygọi tắt là chênh lệch vùng Chênh lệch vùng là hiện tượng khách quan và là mộttrong nhiều vấn đề( trên phương diện tổ chức và quản lý kinh tế- xã hội lãnh thổ)

mà nhiều quốc gia trên thế giới luôn phải đối mặt và tốn nhiều công sức để khắcphục mặt tiêu cực của chênh lệch vùng

Cũng như nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN và các nước khác, Việt Namcũng đang phải đối mặt với việc giải quyết chênh lệch vùng Chênh lệch này thấy rõgiữa các vùng phát triển và vùng chậm phát triển, giữa khu vực đô thị và khu vựcnông thôn, giữa các tỉnh và ngay trong nội bộ từng tỉnh Chẳng hạn như khu vực đôthị chỉ chiếm 25,8% dân số song lại đóng góp tới 53,6% GDP cả nước, ngược lạikhu vực nông thôn với 74,2% dân số, nhưng chỉ làm ra 46,4% GDP Các vùng pháttriển của nước ta chỉ chiếm có 22,8% diện tích, 40% dân số song đóng góp tới59,4% GDP cả nước Chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và khu vực nôngthôn tới 9,6 lần, giữa vùng phát triển và vùng chậm phát triển( vùng khó khăn) tới1,8-2 lần

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trưong chínhsách nhằm giảm thiểu sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là giữa vùng phát triển vàvùng khó khăn, giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn nhằm phát triển nền kinh

tế theo hướng hài hòa, hợp lý và bền vững

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và kinh nghiệm giải quyết chênh lệch vùngcủa một số quốc gia trên thế giới, phân tích đánh giá thực trạng chênh lệch vùng, từ

đó chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm từng bước giảm thiểu chênh lệch về kinh tếgiữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, giữa vùng phát triển và vùng khókhăn ở nước ta

Trang 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Quan niệm và bản chất của chênh lệch vùng.

1.1 Khái niệm và phân loại.

a Quan niệm

Chênh lệch vùng là sự chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống dân cư,giữa các vùng được so sánh với nhau tại một thời điểm nhất định Sự chênh lệchnày được phản ánh cả về mặt lượng và chất của sự hơn kém Đơn vị đo bằng lầnhoặc %

đô thị và nông thôn…

Sự chênh lệch về trình độ phát triển được thể hiện qua chênh lệch về tốc độphát triển, trình độ công nghệ Những vùng có mật độ dân cư đông đúc và trình độcông nghiệp hóa càng cao thì quy mô hoạt động kinh tế của chúng càng lớn, vàngược lại, những vùng có mật độ dân cư thưa thớt và trình độ công nghiệp hóa thấpthì quy mô hoạt động kinh tế của chúng càng nhỏ

Chênh lệch về trình độ phát triển được thể hiện thông qua cơ cấu kinh tế lãnhthổ vùng Cơ cấu kinh tế vùng phản ánh việc khai thác và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực sẵn có cũng như mức thu nhập của người dân vùng đó Những vùng có

Trang 4

dân cư thưa thớt và thu nhập thấp thường chỉ có các ngành sản xuất chủ yếu dựavào kahi thác tài nguyên thiên nhiên, với phát triển nông nghiệp là chủ yếu,sản xuấttheo kiểu tự cung tự cấp, sản phẩm hàng hóa không nhiều Những vùng có thu nhậpcao, nguồn nhân lực dồi dàovới kỹ năng chuyên môn cao, có lợi thế về vị trí địa lý

và phát triển kết cấu hạ tầng( sân bay, cảng biển,đường giao thông) tương xứng vớinguồn tài nguyên,… thường mạnh về công nghiệp chế tác

b Nguyên nhân

Theo quan điểm hệ thống, vùng là một hệ thống, mà trong đó do có sự khácbiệt về các yếu tố phát triển sẽ không có sự phát triển đồng đều ở tất cả các lãnh thổtrong cùng thời gian Trong một vùng có thể xảy ra xu hướng phát triển kinh tế- xãhội mạnh ở nơi này nhưng lại phát triển chậm hơn ở nơi kia, thậm chí có nơi lâmvào tinh trạng kém phát triển hoặc trì trệ Chính vì xu thế này đã đưa đến sự pháttriển không cân đối về mặt kinh tế- xã hội giữa các vùng hợac giữa các lãnh thổtrong một vùng lớn, nghĩa là trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các vùng đạtđược sẽ khác nhau Vì thế, sự chênh lệch giữa các vùng tồn tại như môt tất yếu.Chênh lệch vùng về mức sống được thể hiện qua chênh lệch về thu nhập, vềchi tiêu và mức thụ hưởng văn hóa, tinh thần và các chỉ tiêu xã hội khác

Do điều kiện về tự nhiên, đất đai, khí hậu, nguồn nước và lịch sử phát triểnkinh tế mà sự phân vố dân cư trên các vùng khác nhau; khác nhau về mật độ dân số,

cơ cấu dân số, trình độ lao động, về đặc điểm văn hóa , phong tục tập quán sinh họat

và sản xuất, xã hội Tỷ lệ lao động nam và nữ, cơ cấu lao động theo lứa tuổi khácnhau cũng ảnh hưởng nhiều tới chi phí lao động Thêm vào đó là những chênh lệch

về trình độ phát triển kinh tế Tất cả những điều đó đều là nguyên nhân trực tiếp dẫnđến sự chênh lệch năng suất lao động và mức sống giữa các vùng Đối với nhữngvùng đồ thị hoặc đồng bằng có lịch sử phát triển kinh tế lâu đời, nơi tập trung nhiềulao động có tay nghề cao là điều kiện để phân bố những ngành đòi hỏi lao động có

kỹ năng, kỹ xảo và ở đó tạo ranhững sản phẩm đóng góp nhiều cho quốc gia và thunhập cao hơn Ngược lại, ở những vùng trung du miền núi là nơi khó khăn, tậptrung ít lực lượng lao động có kỹ thuật nên năng suất lao động, thu nhập, hiệu quảkinh tế trong nhiều trừơng hợp thương thấp hơn so với các vùng phát triển và đô thị

Trang 5

Tóm lại có thể khái quát lại những nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệchphát triển vùng ở những nội dung sau:

- Thứ nhất, sự phân bố các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực nhân đạo: những

tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa, than đá, đất đai, nguồn nước,… là những nhân

tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Sự phân bố các tài nguyên này không đồngđều Ở những khu vực được thiên nhiên ưu đãi thì kinh tế và đời sống của ngườidân tốt hơn rất nhiều Tuy nhiên, cần nhận thức một vấn đề là nguồn lực tài nguyên

sẽ cạn dần và không tái tạo được Sự phân bố nguồn lực nhân tạo có vai trò hơntrong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế vùng

- Thứ hai, những khó khăn trong việc điều chỉnh lao động: sự phát triển kinh

tế không thể tách rời nhân tố lao động Có thể nói lao động là yếu tố quan trọng nhấtcủa quá trình hoạt động kinh tế Muốn có sự phát triển đồng đều giữa các vùng lãnhthổ thì phải có sự phân bố đồng đều lực lượng lao động trong nền kinh tế thị trườngthị nền kinh tế lao động cũng được điều tiết theo cơ chế thị trường Xét về mặt lýthuyết, để lấy lại sự cân bằng về lao động, thu nhập sự phát triển kinh tế giữa cácvùng thì có thể điều chỉnh lực lượng lao động bằng cách di dân Nhưng trong thực

tế, vấn đề di dân lại vấp phải các rào cản về: yếu tố khoảng cách, yếu tố tâm lý, yếu

tố quan hệ, các yếu tố khác Xu hướng di dân có đặc điểm là pgụ thuộc vào lứa tuổi.Mặc dù việc việc di cư và di chuyển lao động giúp cho việc lấy lại sự cân bằng vềphát triển nhưng thực ra nó lại rất dễ gây ra một sự mất cân bằng khác Vì lực lượng

di cư chủ yếu ở lứa tuổi lao động sung sức, khỏe mạnh lại có trình độ học vấn caohơn nên có thể nói rằng di cư đã làm mất đi lực lượng nòng cốt của địa phương nàysang địa phương khác và như vậy lại tạo ra một sự mất cân bằng mới

- Thứ ba, về vấn đề vốn đầu tư: sự mất cân băng giữa các khu vực đô thị với

khu vực nông thôn còn chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố vốn đầu tư Muốn pháttriển kinh tế cho một vùng lãnh thổ thì không thể không thu hút và huy động vốn.Các trung tâm tài chính thường đặt ở các khu vực đô thị Với khoảng cách càng xathì chi phí cho việc sử dụng vốn càng lớn và tính an toàn cho vốn càng kém hơn.Đây chính là những rào cản cho việc huy động và cung cấp vốn đầu tư cho pháttriển các vùng xa

Trang 6

- Thứ tư, về thành tựu của sự đổi mới: những phát minh mới, kỹ thuật mới,

công nghệ mới luôn là đông lực quan trọng nhất của sự phát triển Nhưng nhữngthành tựu mới này lại không xuất hiện và được đưa vào khai thác đồng đều giữa cácvùng lãnh thổ mà nó thường xuất hiện trước ở các điểm trung tâm rồi dần dần mớilan truyền ra các vùng xung quanh theo dạng thẩm thấu Do đó càng làm mất cânbằng cho sự phát triển

- Thứ năm, về quá trình phát triển lũy tích và mang tính chu kỳ: sự phát triển

kinh tế luôn diễn ra theo cơ chế số nhân và có tính chu kỳ

- Thứ sáu, quan hệ giữa mất cân bằng với giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội.

Mức độ cân bằng ở các nước là khác nhau và phụ thuộc rõ nét vào giai đoạn pháttriển kinh tế- xã hội Ở các nứơc kém phát triển, mức độ mất cân bằng chưa lớn, ởcác nước đang phát triển thi mức độ mất cân bằng rất cao, còn với các nước côngnghiệp thì mức độ mất cân bằng giảm đi và đạt đến xu hướng đồng đều

2 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng để phân tích chênh lệch vùng

2.1 Nhóm chỉ tiêu về kinh tế- xã hội

- Chênh lệch về giáo dục, chăm sóc sức khỏe

- Chênh lệch về cơ hội việc làm(thông qua chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp ở thànhthị và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn)

2.2 Các công cụ đánh giá sự chênh lệch

a Dùng bảng biểu và bản đồ

Qua công tác thống kê sẽ nắm được các số liệu về thu nhập, việc làm, mứcsống…ở từng khu vực Các số liệu này được trình bày trong các bảng biểu hoặc

Trang 7

chuyển tải vào các bản đồ và sẽ là công cụ tốt để phân tích mức độ mất cân bằnggiữa các vùng.

b Sử dụng đường cong Lorenzt

Đường cong Lorenzt được dùng phổ biến để đánh giá tình trạng mất cân bằng

Ví dụ để đánh giá mức độ mất cân bằng trong thu nhập của một quốc gia người ta

vẽ đường cong lũy tích của thu nhập với dân số Nếu không có sự mất cân bằng thì

đồ thị thu nhập lũy tích sẽ là đường thẳng chéo 45* Tuy nhiên, đường đồ thị nàythường cong lõm xuống, và độ cong càng lớn thì chứng tỏ mức độ mất cân bằngcàng cao

c Sử dụng phương pháp chỉ số

- Chỉ số Gini:

Trang 8

Việc sử dụng đường cong Lorenzt cho phép quan sát được độ mất cân bằngchỉ số Gini bằng cách chia diện tích của vùng lõm so với đường chéo cho diện tíchtam giác Ở nước nào chỉ số này càng lớn thì mức độ mất cân bằng càng cao.

- Chỉ số mức tập trung của ngành: chỉ số này đánh giá mức độ tập trung củamột loại hình hoạt động kinh tế nào đó tại một vùng hay khu vực

Trong đó:

ICij: chỉ số mức tập trung của ngành j trong khu vực i

Pij: số lao động của ngành j trong khu vực i

Pi: tổng số lao động của ngành trong khu vực

Pj: tổng số lao động của ngành j trong toàn quốc hoặc toàn vùng

P: tổng số lao động của các ngành trong toàn quốc hoặc vùng

- Chỉ số địa phương hóa( location quotient)

Trong đó:

Pij và Pj giải thích như trên

Mi: dân số của khu vực i

M: tổng số dân của cả nước hoặc vùng

3 Sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề chênh lệch vùng

Nhịp độ tăng trưởng GDP ở các vùng khó khăn có xu hướng thấp hơn mứctrung bình của cả nước, trong khi đó nhịp độ tăng trưởng dân số lạicao hơn mứctrung bình của cả nước Do đó, GDP/ người của các vùng này trong thời gian qua vàchắc chắn trong thời gian tới sẽ tiếp tục có chiều hướng ngày càng dãn xa Đây làđiều rất đáng báo động, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách điềuchỉnh thích hợp mới giảm bớt được phần nào sự chênh lệch giữa các vùng

Chênh lệch vùng chứa đựng hai mặt của một vấn đề: mặt tiêu cực và mặt tíchcực

Trang 9

Về mặt tiêu cực: ta biết rằng vùng nghèo thường là vùng hẻo lánh xa xôi, cókhi giàu tiềm năng về tài nguyên nhưng lại kém phát triển về kinh tế, thu nhập củadân cư thấp do không được đầu tư Ngược lại, những vùng có vị trí địa lý thuận lợituy tiềm năng tự nhiên không lớn nhưng giao thông thuận lợi và dân cư đông đúc lại

là vùng phát triển Sự chênh lệch đó tạo ra các dong di chuyển tài nguyên và laođộng từ các vùng nghèo( vùng kém phát triển) ra các vùng giàu( vùng phát triển)

Sự di chuyển đó hình thành nên hai không gian: không gian tích cực( được tập trung

và có cả sức hút lẫn sức đẩy lớn) và không gian thụ động( không gian bị hút là chủyếu) Điều đó dẫn đến sực chênh lệch về kinh tế, đời sống xã hội giữa các cộngđồng, tầng lớp dân cư giữa các vùng và có thể tạo ra sự xung đột gây hậu quả xã hộikhó có thể đo lường được

Về mặt tích cực: xét theo khía cạnh khác, các quốc gia căn cứ vào thựuc trạngchênh lệch vùng để tìm cách khắc phục cũng như kích thích phát triển kinh tế củacác chậm phát triển và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn cho toàn bộlãnh thổ quốc gia Các vùng phát triển kích thích quá trình đô thị hóa nhanh hơn vàlan tỏa kinh tế đến các vùng chậm phát triển Đồng thời tạo cơ hội cho người dântựđiều tiết việc làm và thu nhập

Trang 10

HIỆN TRẠNG CHÊNH LỆCH VÙNG Ở VIỆT NAM

1 Chênh lệch vùng giữa đô thị và nông thôn.

1.1 Chênh lệch vùng giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi cả nước

Xét trên phạm vi cả nước, giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn có sựchênh lệch đáng kể về GDP và GDP/ người, về thu nhập và chi tiêu cũng như một

số chỉ tiêu xã hội khác

1.1.1 Chênh lệch về GDP và GDP/ người

Do có sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng biểu hiệnqua các thông số về mức độ tập trung các sơ sở sản xuất, mức tăng trưởng kinh tếcũng như về mức độ tập trung kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội giữa đô thị và nôngthôn Ở đô thị, tập trung nhiều đầu mối giao thông, có sẵn các điều kiện phát triểnsản xuất, do đó các hoạt động kinh tế sôi động hơn, các hoạt động văn hóa- nghệthuật cũng ở trình độ cao hơn so với khu vực nông thôn , đặc biệt là nông thôn miềnnúi, khó khăn, nơi có trình độ phát triển thấp hơn nên đãtạo ra những chênh lệchnhất đinh về kinh tế

Sự phát triển của khu vực nông thôn nói chung vẫn dựa vào cơ cấu sản xuấttruyền thống, chưa tạo được tiềm lực cho phát triển lâu dài Cơ cấu ngành nghề ởnông thôn mang nặng tính thuần nông nên không sử dụng hết lực lượng lao độngsẵn có Hai vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn là Đồng bằng sông Cửu Long vàTây Nguyên có xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng laođộng làm việc trong nông nghiệp: Đồng bằng sông Cửu Long từ 72,4% năm 1994lên 78,8% năm 2003 và Tây Nguyên tương ứng từ 77% lên 91% Khu vực dịch vụ

và nông thôn cả nứơc chưa tạo được chỗ làm để thu hút lao động dư thừa từ nôngnghiệp Đó là sự bất cập lớn nhất, hạn chế tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấukinh tế và lao động nông thôn nứơc ta hiên nay

GDP2005 = 21 tỉ USD, mức tăng = 8,4%/năm

Tỷ trọng nông thôn / GDP = 20,9% (2005)

Trang 11

Năm Tốc độ tăng

GDP

Tốc độ tăng của NN

Tốc độ tăng của CN

Tốc độ tăng của DV

Cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta hiện nay chuyển dịch chậm và không đềungay trong các vùng lớn và các địa phương.Trong khi vùng Đông Nam Bộ có cơcấu ngành nghề của các hộ nông thôn khá tiến bộ: 64% nông nghiệp và 36% phinông nghiệp, thì các vùng còn lại cơ cấu ngành nghề của các hộ vẫn mang tínhthuần nông và chuyển dịch rất chậm, nhất là miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Hai

tỷ lệ tương ứng của vùng Tây Bắc là 93% và 7%; vùng Đông Bắc là 88,4% và11,6%; vùng Tây Nguyên là 91% và 91% và 9%; vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằngsông Cửu Long là 78,8% và 21,2%

Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đã tăng từ 20,7% năm 1995 lên 24,2% năm

2000 và 25,8% năm 2003 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đô thị ( theo GDP ) khoảng8,2% giai đoạn 1996-2003, gấp khoảng 1,4 lần mức tăng trưởng của khu vực nôngthôn Năm 2003, khu vực đô thị hóa với 25,8% dân số làm ra 77,2% GDP cả nước.GDP bình quân đầu người đạt khoảng 22,4 triệu đồng, trong khi đó, khu vực nôngthôn tập trung tới 74,2% dân số, chỉ làm ra 22,8% GDP và GDP bình quân đầungười mới đạt khoảng 2,3 triệu đồng, bằng 31% mức bình quân cả nước và bằngkhoảng hơn 10% mức bình quân của khu vực đô thị Mức tăng trưởng kinh tế khuvực nông thôn tính theo GDP giai đoạn 1996-2003 chỉ đạt khoảng 5,8%

Như vậy, đến năm 2003, chênh lệch giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn

về dân số là 0,35 lần, chênh lệch về mật độ dân số là 3,2 lần Từ năm1995 đến năm

2003, mức chênh lệch về GDP giữa hai khu vực này ngày càng dãn ra nhưngGDP/người đã có sự thu hẹp Năm 1995, mức chênh lệch về GDP (giá thực tế) là2,7 lần, GDP/người là 10,32 lần thì đến năm 2003 hai chỉ tiêu trên là 3,39 lần và9,74 lần Mức chênh lệch trên cho thấy trong vòng gần 10 năm chỉ tăng thêm 0,25%đối với GDP và về GDP/người đã giảm được 0,06%

Trang 12

Bảng 2 Một số chỉ tiêu về dân số, GDP và GDP/người

của khu vực đô thị và nông thôn

Chỉ tiêu

Dân số (1.000 người)

GDP (tỷ đồng, giá thực tế)

GDP/người (triệu đồng, giá thực tế)

Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám Thống kê 1995, 2003, Nxb Thống kê, Hà

Nội, 1996, 2004 và xử lý của các tác giả

1.1.2 Chênh lệch về thu nhập và chi tiêu bình quân tháng

Hơn 10 năm qua, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhờ

đó thu nhập của dân cư liên tục tăng song có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành thị

và khu vực nông thôn, chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư của hai khuvực này là 6,95% giai đoạn 1996-2000 và 7,5% giai đoạn 2001-2005

Năm 2002, thu nhập bình quân đầu người một tháng tính chung cả nước theogiá hiện hành đạt 356 nghìn đồng, tăng 20,6% so với năm 2000 Thu nhập bìnhquân đầu người một tháng ở khu vực thành thị đạt 622 nghìn đồng, tăng 18,4%; ởkhu vực nông thôn đạt 275 nghìn đồng, tăng 22,3% so với năm 1999 Thu nhậpbình quân đầu người một tháng năm 1996, 1999 và 2002 ở khu vực thành thị gấpkhu vực nông thôn 2,71 lần, 2,30 lần và 2,26 lần Như vậy, thu thập của hộ gia đìnhthành thị vẫn cao hơn nhiều ở nông thôn

Trang 13

Bảng3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng

phân theo thành thị, nông thôn

Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004.

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, nếu chia các hộ điều tra thành 10 nhómthu nhập, mỗi nhóm 10% số hộ theo độ dốc đi lên của thu nhập bình quân đầungười, thì thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất và có thu nhập thấp nhất cókhoảng cách lớn và tăng theo các năm Năm 2000, thu nhập bình quân của nhóm hộgiàu nhất ( nhóm 10 ) lớn gấp 12 lần nhóm hộ nghèo nhất ( nhóm 1 ) Năm 2002, tỷ

lệ này tăng lên 13,75 lần

Tính chung trên cả nước, chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhómthu nhập thấp nhất ngày càng dãn ra, năm 996 là 6,33 lần đến năm 2002 là 8,1 lần; ởkhu vực thành thị là 7,7 và 8 lần; ở khu vực nông thôn là 5,8 và 6 lần Theo chỉ tiêunày cho thấy khu vực thành thị có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn khu vực nôngthôn và cũng là nơi có sự chênh lệch về thu nhập lớn hơn ở nông thôn

Về chỉ tiêu này, cũng theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tính chung

cả nước mức chi tiêu cho đời sống năm 2002 bình quân đầu người một tháng ( theogiá hiện hành ) đạt 269 nghìn đồng, tăng 21,7% so với năm 2000, bình quân mỗinăm tăng 8,6%, cao hơn giai đoạn 1996-2000 (6,6%) Chi tiêu cho đời sống bìnhquân đầu người một tháng ở khu vực nông thôn đạt 211 nghìn đồng, khu vực thànhthị đạt 461 nghìn đồng ( gấp 2,2 lần khu vực nông thôn )

Đáng lưu ý là chi tiêu cho giáo dục, đào tạo: bình quân giai đoạn 2000-2003chi cho một người đi học một năm hết 627 nghìn đồng, tăng 14,6% so với giai đoạn

Trang 14

1997-1998 Tuy nhiên, mức chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục có khác nhau giữakhu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa các vùng và các nhóm thu nhập.

Ở khu vực thành thị chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học mộtnăm là 1,255 triệu đồng, gấp ba lần so với khu vực nông thôn Chi tiêu cho giáo dụcbình quân một người đi học trong năm của nhóm hộ nghèo nhất chỉ có 236 nghìnđồng, trong khi nhóm hộ giàu nhất là 1,418 triệu đồng, gấp 6 lần

Trong chi tiêu, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống tuy có giảm nhưng còn ở mứccao Chi tiêu cho ăn uống giảm từ 66% năm 1993 xuống còn 63% năm 2000 và57% năm 2002 Trong thành phần chi tiêu cũng thể hiện sự chênh lệch giữa khu vựcthành thị và khu vực nông thôn, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo

Năm 2002, về cơ cấu chi tiêu, chi tiêu cho ăn uống ở khu vực thành thị là52%, ở khu vực nông thôn là 61%; của nhóm hộ giàu nhất là 50%, nhóm hộ nghèonhất là 70% Nhóm các hộ giàu nhất có mức chi không phải ăn uống lớn gấp 7,5 lần

so với nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 10,4 lần;chi tiết và đồ dùng gia đình gấp 7,6 lần; chi y tế sức khỏe gấp 4 lần; chi đi lại vàbưu điện gấp 15,8 lần; chi giáo dục gấp 6 lần; chi văn hóa, thể thao, giải trí gấp 95,4lần

1.1.3 Chênh lệch về tỷ lệ thất nghiệp thành thị

Thiếu việc làm bao gồm tất cả những người có việc làm nhưng muốn làmthêm, sẵn sàng làm thêm và có khả năng làm thêm Đến năm 2003, số lao độngthiếu việc làm ở khu vực thành cả nước là 0,429 triệu người, chiếm 4,29% tỷ lệ laođộng khu vực thành thị cả nước

Năm 1996 cả nước có 662 nghìn người thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp chung

là 1,97%; năm 2003 là 940 nghìn người với tỷ lệ là 2,297%; trong khi đó ở thành thị

là 5,6%, nông thôn 1,2% ( chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn

là 4,67 lần )

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2003 so với năm 2000 giảm 0,07%,song số người thất nghiệp tăng thêm 177 nghìn người

Trang 15

Với các điều kiện tự nhiên về kinh tế - xã hội khác nhau, chính sách đầu tưphát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng khác nhau cũng dẫn đến sự chênh lệch khácnhau giữa các vùng về tỷ lệ thất nghiệp thành thị Các vùng có tốc độ tăng trưởngkinh tế trên 10% có tỷ lệ thất nghiệp cao như Đồng bằng sông Hồng: 6,77% ĐôngNam Bộ: 6,08%; trong khi đó vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng từ 7-9%thì tỷ lệ thất nghiệp lại thấp hơn như Tây Nguyên: 4,4%, Tây Bắc: 5,19% và Đồngbằng Sông Cửu Long: 5,26%.

Tỷ lệ nghèo chung theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới tính theo số liệu chitiêu cả nước và các vùng năm 2001-2002 đều giảm Năm 2002 tỷ lệ nghèo cả nước

là 28,9%, giảm so với mức 37,4% của năm 1997-1998 Theo nguồn quốc gia, năm

2003 tỷ lệ nghèo là 10,3%

1.1.4 Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ nghèo

Theo kết quả điều tra mức sống của Tổng cục Thống kê năm 2003, chênh lệch

về tỷ lệ nghèo kể cả theo mức nghèo về lương thực – thực phẩm và nghèo chunggiữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn khá lớn: ở khu vực nông thôn chênhlệch về nghèo lương thực thực phẩm cao gấp ba lần so với khu vực thành thị và 5,4lần về tỷ lệ nghèo chung

Bảng4: Tỷ lệ hộ nghèo các nghèo

Tỷ lệ lương thực phẩm Tỷ lệ nghèo chung

Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám Thống kê 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004; và

tính toán của các chuyên gia

Trang 16

1.2 Chênh lệch giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi 6 vùng

1.2.1 Chênh lệch về GDP/người

Trên phạm vi 6 vùng, do mỗi vùng có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xãhội, xuất phát điểm và vị trí, chức năng của từng vùng trong cơ cấu lãnh thổ quốcgia khác nhau mà sự chênh lệch giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn có nhữngmức độ khác nhau; những vùng có kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao,tốc độ đô thị hóa nhanh thì ở đó sự chênh lệch về GDP/người giữa khu vực đô thị

và nông thôn cao hơn; những vùng có kinh tế tăng trưởng thấp hơn, tỷ lệ đô thị hóathấp hơn và tốc độ đô thị hóa chậm hơn, chênh lệch giữa khu vực đô thị và nôngthôn ít hơn Những số liệu sau đây chứng minh cho điều đó

- Vùng có tỷ lệ đô thị hóa cao thì chênh lệch về GDP/người cũng cao.

Qua so sánh giữa các tỉnh, thành phố có tỷ lệ đô thị hóa cao và tỉnh có tỷ lệ đôthị hóa thấp trong mỗi vùng thấy rằng giữa tỉnh/thành phố có tỷ lệ đô thị hóa cao vàtỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp thì có sự chêch lệch lớn giữa các tỉnh đó với nhau Sựchêch lệch về GDP/người giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngay trongmột tỉnh cũng lớn

Bảng5: Một số chỉ tiêu về chênh lệch

giữa khu vực đô thị - khu vực nông thôn phân theo vùng

Các vùng

Tăng trưởng kinh tế 2001-2005 (%)

Tỷ lệ

đô thị hóa năm 2003 (%)

Tốc độ

Đô thị hóa 2001-2005 (%)

Chênh lệch GDP/người giữa khu vực đô thị và nông thôn năm

Nguồn: - Tổng cục Thống kê: Niên giám Thống kê 2003, Nxb Thống kê,Hà Nội, 2004

Trang 17

- Sở Kế hoạch và đầu tư các tỉnh: Báo cáo thực hiện 2005 và kế hoạch 2006

- Xử lý và tính toán của chuyên gia

- Vùng có tỷ lệ đô thị hóa thấp thì chênh lệch về GDP/người cũng thấp

Năm 2003, vùng Trung du miền núi phía Bắc có tỷ lệ đô thị hóa là 14,6%; BắcCạn có tỷ lệ đô thị hóa là 15,7%, GDP/người là 2,5 triệu đồng; Lạnh Sơn có tỷ lệ đôthị hóa là 19,2%, GDP/người là 4,2 triệu đồng Mức chệnh lệch giữa Bắc Cạn vàLạng Sơn về tỷ lệ đô thị hóa là 1,3 lần; GDP/người là 1,68 lần

Tây Nguyên có tỷ lệ đô thị hóa là 27,3% và GDP/người là 3,6 triệu đồng KonTum có tỷ lệ đô thị hóa là 31,4% và GDP/người là 3,4 triệu đồng Lâm Đồng có tỷ

lệ đô thị hóa là 39,7% và GDP/người là 3,8 triệu đồng Mức chênh lệch giữa LâmĐồng và Kon Tum về tỷ lệ đô thị hóa là 1,45 lần và GDP/người là 1,11 lần

1.2.2 Chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn trong mỗi vùng

Mức chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm thunhập cao nhất và thu nhập thấp nhất ngày càng dãn ra Đối với cả nước, năm 1996mức chênh lệch là 6,99 lần, đến năm 1999 là 7,4 lần và năm 2002 đã tăng lên 8,1lần

Đối với từng vung như sau: năm 1996, vùng Đồng bằng sông Hồng mứcchênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất là 6,13lần; vùng Trung du miền Núi Bắc Bộ là 5,68 lần; vùng Bắc Trung Bộ là 5,73 lần;vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 5,47 lần; vùng Tây Nguyên là 12,71 lần, vùngĐông Nam Bộ là 7,57 lần và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 6,36 lần

Năm 1999, vùng Đồng bằng sông Hồng là 7,0 lần; vùng Trung du miền búiBắc Bộ là 6,78 lần; vùng Bắc Trung Bộ là 6,95 lần; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

là 6,31 lần; vùng Tây Nguyên là 12,9 lần; vùng Đông Nam Bộ là 10,32 lần và Đồngbằng sông Cửu Long là 7,86 lần

Năm 2002, vùng Đồng bằng sông Hồng là 6,9 lần; vùng Trung du miền núiBắc Bộ là 5,68 lần; vùng Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 5,8lần; vùng Tây Nguyên là 6,4 lần; vùng Đông Nam Bộ là 9,0 lần và vùng Đồng bằngsông Cửu Long là 6,6 lần Trong giai đoạn 1999-2002, mức chênh lệch về thu nhập

Ngày đăng: 19/12/2014, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w