1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự phân tầng giàu nghèo ở nông thôn - môn xã hội học nông thôn

7 6,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 95 KB

Nội dung

Xã hội học nông thôn GV: TS Tống Văn Chung SV: 1. Dương Thu Trang 2. Nguyễn Thanh Hải 3. Hoàng Thị Hương 4. Nguyễn Thị Đông 5. Phạm Thị Thu Giang 6. Lê Thị Thùy Chủ đề: Sự phân tầng giàu nghèo ở nông thôn I.Các khái niệm công cụ: Để hiểu được vấn đề cần trình bày chúng tôi xin đưa ra những khái niệm công cụ sau: 1. Phân tầng xã hội: -Là khái niệm chỉ sự phân bố các thành viên xã hội, nhóm xã hội, một cộng đồng xã hội thành những tầng lớp xã hội khác nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín) cũng như một số khác biệt về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú, lối sống… - Phân tầng xã hội là một biểu hiện trực tiếp cụ thể của quan hệ xã hội bất bình đẳng giữa các nhân, nhóm xã hội. 2. Nghèo: Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia. 3. Nghèo tuyệt đối: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta." ( Theo Robert McNama) 4. Nghèo tương đối: Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. II: Thực trạng và xu hướng: - Sự phân tầng giàu nghèo chính là sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế. Nó dẫn đến bất bình đẳng xã hội và ‘người nghèo là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. - Tác động của cơ chế thị trường đã thúc đẩy sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn diễn ra nhanh chóng. Quá trình này được diễn ra nhanh chóng ở những vùng ven đô, ven thị trấn và những nơi có nền kinh tế hang hóa, kinh tế thị trường phát triển. Tại những vùng đó khoảng cách giàu nghèo ngày càng chênh lệch và nới rộng. Nói tóm lại như một qui luật thị trường càng phát triển bao nhiêu thì hố ngăn cách giàu nghèo càng lớn bấy nhiêu. - Tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế xã hội của các vùng miền, khu vực, sự phân tầng diễn ra theo các hình thức và mức độ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung quá trình phân hóa ở nông thôn diễn ra chậm hơn, mang tính lặng lẽ, tự phát hơn so với ở thành thị. - Nói chung cơ cấu lao động nghề nghiệp xã hội nông thôn mà các thành viên tham gia quyết định căn bản sự phân tầng xã hội chủ yếu là sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn. Nhìn chung thuần nông nghèo hơn phi nông và hỗn hợp. Bộ phận thiếu, đói ở nông thôn chủ yếu thuộc nhóm xã hội thuần nông. Và xu hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của các nhóm hộ gia đình là khác nhau. Chênh lệch giàu nghèo phát triển tương đối nhanh (bình quân mỗi năm tăng 0,4 lần). • Theo kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy số hộ nghèo tuyệt đối: đồng bằng và trung du Bắc Bộ là 34,38%. Duyên hải Trung Bộ là 34,46%. Nông thôn Nam Bộ từ 18,93-34%. • Số hộ nghèo tương đối: đồng bằng và trung du Bắc Bộ là 57,89%. Duyên hải Trung Bộ là 52,21%. Nông thôn Nam Bộ là 59,83%. III. Nguyên nhân sự phân tầng giàu nghèo: a. Nguyên nhân nghèo: Ngày nay bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt trong đó có sự phân phóa giàu nghèo trong xã hội nông thôn. Trước hết có thể tìm hiểu nguyên nhân tại sao sinh ra cái nghèo ở nông thôn? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng có thể đưa ra các nguyên nhân chính sau: - Nông dân thiếu ruộng đất: Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng khiến cho người dân mất hết ruộng đất để canh tác, sản xuất. Từ đó không có sản phầm để phục vụ nhu cầu chính mình cũng như tạo ra nguồn thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống. - Thiếu việc làm: Không có việc làm để mang lại thu nhập khác ngoài hoạt động nông nghiệp. Khi thu nhập không đảm bảo dẫn đến chất lượng cuộc sống không cao.Và tất cả các dịch vụ chăm sóc con cái cũng như gia đình thấp. - Thiếu vốn lao động sản xuất: Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% người dân sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy xét một cách khách quan Việt Nam vẫn còn thiếu nguồn lao động có kĩ thuật cũng như các máy móc thiết bị kĩ thuật sản xuất tiên tiến. Khoa học kĩ thuật còn thô sơ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp. Chất lượng sản phẩm không cao khó cạnh tranh với các sản phẩm suất khẩu với các nước. Vì vậy thu nhập cũng hạn hẹp, khó làm giàu một cách nhanh chóng. Đặc biệt vấn đề vốn trong sản xuất. Có thể thấy một thực trạng là ở nông thôn người dân muốn vay vốn để phát triển kinh tế là vô cùng khó khăn bởi nó có liên quan đến nhiều yếu tố như khả năng trả, cách thức làm giàu có đáp ứng được với số vốn đặt ra… Ngược lại có một số hộ nông dân có vốn thì lại khó khăn trong việc lựa chọn cách thức làm giàu. Đây là một vấn đề chúng ta cần quan tâm để có cách giải quyết một cách hợp lí có hiệu quả. - Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: gặp rủi ro trong lao động, chưa biết cách làm ăn, ảnh hưởng các tệ nạn xã hội, lười biếng, rượu chè, cờ bạc… b. Nguyên nhân của sự phân tầng giàu nghèo ở nông thôn: - Sự chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường phát triển là nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng này. Sở dĩ có sự phân tầng là vì có sự chuyển đổi chậm ở nhóm hộ thuần nông và xu hướng chuyển đổi nhanh với triển vọng làm giàu của nhóm phi nông nghiệp và hỗn hợp. Rõ ràng ở nhóm thuần nông mỗi cá nhân vẫn còn bị rang buộc níu giữ bởi tư tưởng làm ăn theo lối bình quân chủ nghĩa. Các hộ gia đình kìm hãm lẫn nhau và tự kìm hãm mình trong giới hạn chật hẹp, nghèo nàn. Ngược lại nhóm hộ phi nông nghiệp và hỗn hợp đã biết lựa chọn cơ hội như khả năng đầu tư sản xuất ngành nghề thâm canh tăng năng suất ruộng khoán cũng như tận dụng những thời cơ để tăng vốn cũng như quay vòng vốn nhanh. -Mặt khác trong tư tưởng người dân thôn quê là không muốn cao sang hơn người, họ chỉ muốn có một cuộc sống đầy đủ với đông con nhiều cháu. Họ không muốn vượt trội. Đây cũng chính là sức cản đối với đổi mới, xu hướng phát triển kinh tế hàng hóa và phân công lại nghề nghiệp lao động xã hội ở nông thôn hiện nay. Người ta vẫn đang nhìn nhận sự biến động mạnh mẽ của kinh tế hang hóa với một tâm lí e ngại, có một thoáng lo lắng và luyến tiếc cho một cái gì đó bình ổn đang bị phá vỡ. Trong nông thôn Việt Nam sự chấp nhận nền kinh tế thị trường còn hạn chế do sự chưa hay không muốn cho nền kinh tế hàng hóa chiếm lĩnh. IV. Tiêu chí phân biệt phân tầng giàu nghèo: ►Tiêu chí phân biệt giàu nghèo của Tổng cục Thống kê.  Nghèo tuyệt đối: dưới 75 000đ/người/tháng.  Nghèo: từ trên 75 000 đến 150 000đ/người/tháng.  Trung bình: từ trên 150 000 đến 300 000đ/gười/tháng.  Khá giả: từ trên 300 000đ đến 600 000đ/người/tháng.  Giàu có: từ trên 600 000đ/người/tháng  ► Đánh giá chênh lệch giàu nghèo các nhà thống kê trong nước và quốc tế còn đưa ra 3 phương pháp.  Tính hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.  Tính tỷ trọng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp.  Tính hệ số GINI. ► Ngoài ra sự phân tầng giàu nghèo còn được xem xét qua mức tiêu dùng vật chất của người dân nông thôn tức là tính tiền ăn trung bình cho một người/tháng trong mức thu nhập theo hộ. V. Hậu quả: Sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng với đó là sự phân tầng giau nghèo đã dẫn đến những hậu quả đáng buồn. Rõ rang vị thế của cá nhân về mặt kinh tế có ảnh hưởng rất nhiều đến những kiểu phân tầng khác như phân tầng tuổi tác, nghề nghiệp, uy tín,…Cụ thể: • Tính cộng đồng xã hội, mối quan hệ tương thân tương ái, đoàn kết xóm làng giảm. • Tệ nạn xã hội: cờ bạc, đề, nghiện hút… ngày càng gia tăng. • Sức khoẻ và y tế không được chăm lo thường xuyên đầy đủ. • Về mặt đầu tư cho giáo dục bị hạn chế. • Cơ chế thị trường đang tác động một cách mạnh mẽ vào dinh lũy bảo thủ trì trệ nông thôn cũ. Nó kích động và làm cho cộng đồng nông thôn vận hành và bước vào quĩ đạo phát triển . Chính vì thế trong hệ giá trị xã hội của người dân nông thôn có những thay đổi nhất định. Có những thay đổi tích cực nhưng cũng không ít những thay đổi giá trị theo chiều hướng xấu. Vấn đề đặt ra với chúng ta là phải làm sao cho quá trình hòa nhập, phát triển ở nông thôn phải được diễn ra một cách phù hợp với bối cảnh xã hội trong nước, khu vực cũng như trên toàn thế giới. VI. Giải pháp. • Tạo môi trường thuận lợi để nông dân có thể sử dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có, tăng khă năng tiếp cận với nguồn lực mới và được hương thụ một cách hợp lý và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. • Đảm bảo dài hạn và có tính bền vừng về an ninh lương thực, việc làm, sức khoẻ ,giáo dục. sinh sản, dinh dưỡng, nước sạch,quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng… • Cung cấp vốn từ ngân hàng hay loại quĩ tín dụng cũng như tranh thủ nguồn viện trợ trong nước cũng như quốc tế để phát triển sản xuất kinh tế nông thôn… • Nói tóm lại sự giàu lên hay nghèo đi trong nông thôn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có việc hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô, việc tổ chức thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền , phụ thuộc vào hệ thống chính sách phát triển sản xuất và phát triển xã hội nói chung. Cơ sở để người dân có thể làm giàu bằng chính sức lực của mình trên quê hương đó là họ có được nguồn vốn và phương thức hoạt động lao động sản xuất phù hợp. Chính sách khuyến nông của chính phủ đóng góp to lớn đến yếu tố này. VII: Chiến lược phát triển kinh tế 2001-2010. * Mục tiêu:  Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.  Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000.  Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người HDI.  Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ.  Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.  Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường. * Định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng. Định hướng phát triển các ngành. ■ Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, và kinh tế nông thôn. • Xây dựng hợp lý cơ cấu quản lý nông nghiệp. • Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp. • Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. • ■công nghiệp và xây dựng. Phát triển công nghiệp. Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. ■ kết cấu hạ tầng. ■ các ngành dịch vụ. ► Định hướng phát triển các vùng. khu vực đô thị. Khu vực nông thôn đồng bằng. Khu vực nông thôn trung du miền núi. Khu vực biển và hải đảo. • Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. • Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. • Bắc trung bộ, Duyên hải trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. • Trung du và miền núi Bắc Bộ. • Tây Nguyên. • Đồng bằng sông Cửu Long. . bản sự phân tầng xã hội chủ yếu là sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn. Nhìn chung thuần nông nghèo hơn phi nông và hỗn hợp. Bộ phận thiếu, đói ở nông thôn chủ yếu thuộc nhóm xã hội thuần nông. . số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. II: Thực trạng và xu hướng: - Sự phân tầng giàu nghèo chính là sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế. Nó dẫn đến bất bình đẳng xã hội. nơi cư trú, lối sống… - Phân tầng xã hội là một biểu hiện trực tiếp cụ thể của quan hệ xã hội bất bình đẳng giữa các nhân, nhóm xã hội. 2. Nghèo: Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w