Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý tàu biển ở cảng Hải Phòng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thật khó có thể xác định chính xác ngành hàng hải ra đời từ khi nào nhưng
chúng ta có thể chắc chắn rằng từ khi ra đời đến nay ngành hàng hải đã không
ngừng phát triển lớn mạnh
Thủa xa xưa, khi mà khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển còn
chưa nhiều, sức chở của con tàu còn nhỏ và kĩ thuật thông tin liên lạc còn thấp
kém, công việc thuê tàu chuyên chở hàng hóa trong ngành vận tải biển thường
được tiến hành trực tiếp giữa chủ tàu và khách hàng
Thời gian trôi đi, ngành vận tải biển thế giới phát triển như vũ bão Đội tàu
trên thế giới đã tăng lên nhanh chóng cả số lượng và chất lượng, chủng loại
cũng như kích cỡ Các chuyến đi dài ngày qua năm châu bốn biển, những bến
cảng có mớn nước sâu đủ sức cho tàu hàng vạn tấn vào, các thiết bị xếp dỡ
công suất hàng ngàn tấn/giờ, những kiểu tàu RoRo, tàu chở xà lan không còn
là chuyện thần kì đối với người làm công tác hàng hải Cũng chính vì vậy mà
khối lượng hàng hóa chuyên chở trong một chuyến đã tăng lên đáng kể
Với bối cảnh đó, nếu hàng trăm ngàn chủ tàu cứ tự mình đi tìm hàng
chuyên chở, cũng tự mình tiến hành mọi công việc liên quan đến hoạt động của
tàu và hàng mỗi khi ra vào cảng nào đó để làm hàng thì quá trình chuyên chở
hàng hóa bằng tàu biển sẽ chậm chạp, sẽ xảy ra tình trạng tàu và hàng bị ùn tắc
tại cảng Kéo theo đó quá trình lưu thông hàng hóa bị ngừng trệ, tàu không giải
phóng được hàng hóa để thực hiện hành trình tiếp theo, chủ hàng không nhận
được hàng để tiến hành hoạt động kinh doanh do đó kìm hãm sự phát triển
của ngành hàng hải nói riêng và ngoại thương nói chung.Bên cạnh đó, Luật
hàng hải các nước đều qui định các chủ tàu khi có tàu vào cảng nào đó ở nước
ngoài phải chỉ định một đại lý thay mặt mình giải quyết mọi công việc liên
quan đến con tàu, thuyền viên và hoạt động bốc xếp hàng hóa
Rõ ràng, sự ra đời của nghề đại lý tàu biển là một quá trình khách quan tất yếu
trong ngành kinh tế vận tải biển Đặc biệt ở Việt Nam, đại lý tàu biển là một
ngành dịch vụ đáng chú ý bởi đây là một ngành nghề đã xuất hiện ở nước ta từ
khá sớm Bắt đầu từ Nghị định 15/CP do cố thủ tướng Phạm Văn Đồng kí năm
Trang 21960 qui định nhiệm vụ, quyền hạn của đại lý tàu biển Tuy vậy , ngành đại lý
tàu biển chỉ trở nên thật sự sôi động trong 20 năm trở lại đây, hàng loạt doanh
nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này Điều này chứng tỏ đây là một
ngành có sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển.Mặc dù vậ thì thực tế cho thấy
còn tồn tại nhiều bất cập cũng như đầy những khó khăn, thử thách
Trong bối cảnh đó, chúng em xin được mạnh dạn làm sáng rõ một số vấn
đề về dịch vụ đại lý tàu biển, tìm hiểu nghiên cứu đánh giá thực trạng tại cảng
Hải Phòng để từ đó đưa ra một số biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động đại lý tàu biển
Đề tài chúng em nghiên cứu là :
“Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý tàu biển ở cảng Hải Phòng”
Trang 3PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ
ĐẠI LÝ TÀU BIỂN
I Khái niệm, phân loại, đặc điểm và vai trò của đại lý tàu biển
1.1 Khái niệm đại lý tàu biển
1.1.1 Khái niệm dịch vụ hàng hải
Theo quan điểm của Mác vận tải bao gồm sự di chuyển của vật phẩm và con
người khi thỏa mãn đồng thời hai tính chất: là hoạt động sản xuất vật chất và là
hoạt động kinh tế độc lập.Tương ứng với quá trình sản xuất, trong ngành hàng
hải có các lĩnh vực kinh doanh sau:
- Kinh doanh khai thác tàu
- Kinh doanh khai thác cảng
- Kinh doanh dịch vụ hàng hải
D ịch vụ hàng hải là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình vận chuyển và bốc
xếp, bao gồm nhiều lĩnh vực: đại lý và mô giới hàng hải, mua bán tàu, mua bán
trang thiết bị hàng hải, phục vụ tàu tại cảng, đại lý vận tải đa phương thức, tư
vấn hàng hải
Theo Nghị định 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 về điều kiện kinh doanh dịch
vụ hàng hải tại Việt Nam thì các dịch vụ hàng hải bao gồm:
1 Dịch vụ đại lý tàu biển
2 Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
3 Dịch vụ mô giới hàng hải
4 Dịch vụ cung ứng tàu biển
5 Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
6 Dịch vụ lai dắt tàu biển
7 Dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng
8 Dịch vụ vệ sinh tàu biển
9 Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển
Phạm trù dịch vụ hàng hải của thế giới được trải rộng hơn và đa dạng hơn, bao
gồm rất nhiều loại hình: dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ mô giới thuê tàu, tìm
Trang 4hàng cho tàu; dịch vụ mua bán tàu; dịch vụ mô giới thuê thuyền viên; dịch vụ
cung ứng tàu biển; dịch vụ thu gom dầu thô; dịch vụ lai dắt tàu biển; dịch vụ
thông tin hàng hải cho tàu; dịch vù đại diện cho hội bảo hiểm P&I, dịch vụ tư
vấn hàng hải, dịch vụ cho thuê cảng trung chuyển,
1.1.2 Khái niệm đại lý tàu biển (còn gọi là đại lý chủ tàu và đại lý tại cảng)
Theo cơ chế của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về quản lý và hoạt động
kinh doanh hàng hải tại Việt Nam năm 1978 thì “dịch vụ đại lý tàu biển là hoạt
động thay mặt chủ tàu nước ngoài thực hiện các dịch vụ đối với tàu và hàng tại
Việt Nam”
Tại điều 143 khoản 1 Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30/5/1990 có hiệu
lực ngày 1/1/1991 qui định “ người đại lý tàu biển là người đại diện thường
trực của chủ tàu tại một cảng hoặc một khu vực đại lý nhất định”
Định nghĩa này phần nào nêu lên được ý niệm về đại lý tàu biển Trong đó xác
định đại lý tàu biển là đại lý trong lĩnh vực hàng hải với: người ủy thác là chủ
tàu, người được ủy thác là là đại lý tàu biển là người đại diện thường trực cho
chủ tàu, người thứ ba là các bên có liên quan đến hoạt động của chủ tàu tại một
cảng hay một khu vực đại lý nhất định mà tại đó người đại lý giúp người ủy
thác tạo lập mối quan hệ pháp lý với họ Tuy nhiên, người ủy thác của đại lý
tàu biển không phải chỉ có chủ tàu (ship ower) mà có thể là người thuê tàu
(charterer), người khai thác quản trị tàu (operator) hoặc chủ hàng Họ có cùng
hoặc khác quốc tịch với đại lý Người đại lý tàu biển với tư cách là thể nhân
hoặc pháp nhân, có thể là công ty Nhà nước, cố phần hoặc tư nhân được
thành lập đúng pháp luật và thông lệ quốc tế
Đại lý tàu biển là một loại hình dịch vụ hàng hải nhưng khác với loại hình dịch
vụ hàng hải khác, nó nhận sự ủy thác trưc tiếp của chủ tàu hoặc người kinh
doanh khai thác con tàu, đầu mối giữa chủ ủy thác với cơ quan cảng và các tổ
chức dịch vụ khác
• Phân biệt người đại lý tàu biển với người mô giới thuê tàu
- Một số chức năng của hoạt động đại lý tàu biển giống với mô giới thuê tàu
nhưng các doanh nghiệp kinh doanh đại lý tàu biển có tư cách pháp nhân, được
chủ tàu ủy quyền thì thay mặt chủ tàu kí các hợp đồng kinh tế trong phạm vi
được ủy quyền và bắt buộc xưng danh trong các hợp đồng “as agent only”.Đây
Trang 5là điểm khác biệt chủ yếu với người mô giới thuê tàu Vì người mô giới thuê
tàu không được ủy quyền ký hợp đồng
- Giữa chủ tàu và người đại lý tàu biển thường ký kết hợp đồng đại lý cho
từng chuyến tàu hoặc cho một thời gian cụ thể, trong đó thường thỏa thuận về
đại lý phí, khoản thù lao này thường được qui định một tỷ lệ nhất định tùy
thuộc vào trọng tải con tàu, khu vực kinh doanh, tính chất của hàng hóa chuyên
chở và dịch vụ mà họ cung cấp Còn người mô giới thuê tàu là người trung gian
chắp nối giữa chủ tàu cần hàng với người chủ hàng cần tàu cho nên không có
hợp đồng thành văn bản mà chỉ thỏa thuận miệng
- Người đại lý tàu biển nhận sự ủy thác của chủ tàu và hoạt động nhân danh
chủ tàu tức là chỉ phục vụ cho quyền lợi của chủ tàu Còn người mô giới thuê
tàu có quyền phục vụ cho cả chủ tàu và chủ hàng tham gia hợp đồng thuê tàu,
do đó có thể nhận hoa hồng mô giới từ cả hai bên này
Như vậy, đại lý tàu biển là người được chủ tàu hoặc người khai thác con tàu ủy
thác thay mặt mình giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động của con tàu
trong thời gian ở cảng sở tại tức là giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chuyến
hành trình của con tàu và hàng hóa mà tàu chuyên chở
1.2 Phân loại các loại hình đại lý tàu biển
1.2.1C ăn cứ vào đối tượng mà tàu làm đại lý phục vụ:
- Đại lý tàu chợ (Liner’s agent): phục vụ cho những tàu chạy trên những
tuyến đường nhất định và theo một lịch trình cụ thể Vì vậy công tác đại lý cho
loại tàu này là khá ổn định và mang tính kế hoạch cao
- Đại lý cho tàu chuyến (Tramp’s agent): tàu không chạy theo một lịch trình
cụ thể, không cập cảng nhất định, vì vậy công tác đại lý cho loại tàu này phức
tạp hơn so với đại lý tàu chợ
- Đại lý tàu khách, tàu quân sự: tàu khách, tàu quân sự đến cảng với mục
đích du lịch, giao lưu văn hóa, chính trị, xã hội
1.2.2C ăn cứ vào người chỉ định
- Đại lý tàu biển do người thuê tàu chỉ định (shipagent nominated by
charterer)
- Đại lý tàu biển do chủ tàu chỉ định (shipagent nominated by shipower)
Trang 6- Đại lý tàu biển là chức năng bảo hộ (protecting Agent): bảo vệ quyền lợi
của chủ tàu khi mà quyền chỉ định đại lý phục vụ thuộc về người thuê tàu
- Đại lý phụ (sub Agent): do đại lý chính chỉ định làm đại lý hiện trường
1.3 Đặc điểm của đại lý tàu biển
Đại lý tàu biển là một nghề trong các nhóm nghề kinh doanh dịch vụ hàng hải,
nó khác với các ngành sản xuất vật chất khác và mang tính đặc thù riêng Một
số đặc điểm cơ bản của đại lý tàu biển như sau:
- Kinh doanh dịch vụ hàng hải đặc biệt là dịch vụ đại lý tàu biển là một loại
hình kinh doanh không cần vốn đầu tư ban đầu lớn (so với đội tàu và cảng
biển), không đòi hỏi công nghệ cao, cán bộ công nhân viên ít nhưng tỷ suất lợi
nhuận cao nên các nước trong khu vực và hầu hết các nước trên thế giới không
cho phép nước ngoài hoạt động kinh doanh loại hình dịch vụ này trong thị
trường nước đó Mặt khác kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển thường trực tiếp
làm việc với người nước ngoài nên cũng cần đảm bảo an ninh kinh tế của mỗi
nước
- Do không cần đầu tư ban đầu lớn nên hiện nay đang được phát triển mạnh
tạo nên một thị trường sôi động và cạnh tranh gay gắt ở các nước có hệ thống
cảng biển tương đối phát triển (có Việt Nam)
- Đại lý tàu biển là loại hình xuất khẩu tại chỗ mang hiệu quả cao, thu về
cho đất nước nguồn ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm
- Đại lý tàu biển là loại hình phụ thuộc nhiều vào đội ngũ đại lý viên chứ
không phụ thuộc nhiều và tiềm năng tài chính Vì thêc yêu cầi nghiệp vụ của
đại lý viên tương đối cao như các đại lý viên phải có kiến thức hàng hải, kiến
thức ngoại thương, anh văn thương mại, bảo hiểm hàng hải, luật chuyên chở
hàng hải, thực tiễn kinh doanh hàng hải, thông lệ quốc tế Hơn nữa người đại
lý tàu biển phải hành động đúng với sự ủy quyền của thân chủ-chủ tàu Họ phải
có trung thành, chăm chỉ,và khéo léo trong việc thi hành nhiệm vụ được giao
1.4 Vai trò và lợi ích của dịch vụ đại lý tàu biển trong ngành hàng hải và
thương mại quốc tế
Đại lý tàu biển là một dịch vụ quan trọng trong ngành hàng hải, vì vậy nó
cũng mang nhiều đặc điểm, vai trò, lợi ích của ngành hàng hải Tuy vậy, đại lý
Trang 7cũng là một ngành mang tính đặc thù riêng Sự phát triển của ngành hàng hải là
sơ sở tất yếu khách quan để hình thành loại hình kinh doanh dịch vụ đại lý tàu
biển, ngược lại dịch vụ đại lý tàu biển lại tác động trở lại giúp cho dây chuyền
sản xuất vận tải biển được thông suốt, từ đó thúc đẩy ngành hàng hải phát triển
hơn nữa, mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia có cảng biển
-Nhờ có người đại lý tàu biển mà hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương
được nâng cao hơn.Người đại lý tàu biển giúp cho ngườ chủ tàu tận dụng được
khả năng khai thác con tàu, giúp cho quá trình ngoại thương diễn ra nhanh
chóng hơn, tránh việc người chủ tàu phải tự mình làm quá nhiều việc vừa làm
cho quá trình chuyên chở hàng hóa bằng tàu biển sẽ diễn ra chậm chạp, tàu
hàng bị ùn tắc vừa tạo ra sự kém hiệu quả do một mình người chủ tàu không
thể thông thạo hết tất cả các nghiệp vụ đi biển.Người đại lý tàu biển góp phần
đáng kể trong việc đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa giữa các nước, các khu
vực trên thế giới, giúp cho mậu dịch quốc tế diễn ra một cách thuận tiện và dễ
dàng hơn, giảm bớt được những khiếu nại và xung đột pháp lý xảy ra giữa
người chủ tàu với chủ hàng, cơ quan cảng sở tại và các tổ chức có liên quan
- Các đại lý tàu biển giúp cho việc đẩy mạnh chuyên môn hóa sâu sắc trong quá
trình phân công lao động xã hội Thật vậy, nhờ có người đại lý tàu biển mà
người chủ tàu có thể tập trung nỗ lực vào thời gian quản trị tàu để chuyên chở
hàng hóa nâng cao năng lực khai thác con tàu và nâng cao hiệu quả kinh tế
- Thông qua người đại lý tàu biển, Nhà nước có thể nắm được hoạt động xuất
nhập khẩu của các tàu ra vào cảng, nắm được khối lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu Quả đúng như vậy vì đại lý tàu biển là dịch vụ xuất khẩu tại chỗ nên việc
nhà nước thu thập số liệu, nắm tình hình trở nên đơn giản, dễ dàng hơn Nhà
nước thức hiện tốt được chức năng quản lý vĩ mô không những trong lĩnh vực
vận tải biển mà còn trong lĩnh vực ngoại thương Đồng thời trên cơ sở dữ liệu
thông tin của các đơn vị kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển mà Nhà nước định
ra các chính sách phát triển hàng hải như: kế hoạch đầu tư cho đội tàu, xây
dựng các cảng biển, đào tạo đội ngũ cán bộ hàng hải
1.5 Chuẩn mực nghề nghiệp của người đại lý tàu biển:
Trang 81.5.1 Theo ngh ị định 10/2001/NĐ_CP
Các doanh nghiệp ở Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1 Giám đốc doanh nghiệp có thời gian công tác tổi thiểu 02 năm trực tiếp
đảm nhiệm nghiệp vụ đại lý tàu biển
2 Đại lý viên có đủ các điều kiện sau:
a Tốt nghiệp Đại học Hàng hải hoặc đại học ngoại thương hoặc có thời
gian thực hiện nghiệp vụ liên quan đến đại lý tàu biển tối thiểu 03 năm
b Có giẩy chứng xác nhận về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại lý tàu
biển của Hiệp hội đại lý và mô giới Hàng hải (VISABA)
3 Doanh nghiệp có số dư thường xuyên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam tối thiểu là 01 tỷ
đồng VN hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đại lý tàu biển
1.5.2 Theo UNCTAD
Theo UNCTAD (United Nations conference on Trade and Development) thì
chuẩn mực tối thiểu để 1 đại lý tàu biển có thể hành nghề là:
1 Có thâm niên làm đại lý tàu biển ít nhất là 03 năm và có nhiều kinh
nghiệm nghề nghiệp cần thiết để làm nghề này
2 Có ưu thế tốt, có uy tín và năng lực trong nghề đại lý tàu biển, ví dụ
đuợc ít nhất 2 đại lý tàu biển cùng loại và đáng tin cậy trong cùng khu
vực công nhận và đánh giá tốt
3 Đã qua việc sát hạch các tiêu chuẩn về chuyên môn mà cơ quan quản lý
hàng hải và hiệp hội đại lý mô giới sở tại tiến hành
4 phải có một số vốn tối thiểu, đồng thời phải mua bảo hiểm cho các trách
nhiệm của mình thông qua các công ty bảo hiểm có tín nhiệm hoặc các
hội bảo trợ nghề nghiệp
1.5.3 Theo tiêu chu ẩn ISO 9002
Trong ISO 9002 (International Standard Organization) qui định những yêu cầu
chung về chuẩn mực trong nghành Công nghiệp dịch vụ, trong đó có cả đại lý
tàu biển 1 công ty đại lý tàu biển muốn có giấy chứng nhận đã đạt tiêu chuẩn
ISO9002 thì phải chứng minh rằng công việc trong công ty đã điều hành công
Trang 9việc ra sao và trong nội bộ công ty đã có một hệ thống tự kiểm tra chất lượng
công việc như thế nào Tất nhiên những quy trình quy phạm do công ty xây
dựng lên phải phù hợp với các luật lệ hiện hành của nhà nước và thông lệ quốc
tế, và chúng phải đuợc cơ quan giám định chất lượng có thẩm quyền kiểm tra
xem xét và công nhận Định kỳ 2-3 năm những cơ quan giám định lại tiến hành
kiểm tra các nhân viên trong công ty, kể cả cán bộ lãnh đạo có chấp hành đầy
đủ các quy trình qui phạm nghề nghiệp hay không, khách hàng có kêu ca phàn
nàn hay không Cơ quan giám định sẽ kiến nghị những biện pháp thay đổi, sửa
chữa trong các quy trình quy phạm cũng như trình độ của nhân viên thừa hành,
nếu thấy đáp ứng thì gia hạn giấy chứng nhận Như vậy các chuẩn mực quy
phạm không phải do nguời ngòai công ty đề ra mà do chính nội bộ công ty soạn
ra
Một khi được cấp giấy chứng nhận ISO 9002 thì khách hàng sẽ yên tâm làm ăn
với ta Đó là công cụ để nâng cao uy tín trên thương trừơng quốc tế, tạo thêm
công ăn việc làm
II.Chức năng và nghiệp vụ cơ bản của đại lý tàu biển
2.1 Chức năng
Hầu hết các công ty đại lý tàu biển đều là các công ty làm chức năng nhiệm vụ
về giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh qua lãnh
thổ Việt Nam tư vấn, đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt
động trên lĩnh vực vận chuyển, giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hóa Do đó
các công ty đại lý tàu biển có các chức năng sau:
- Làm mọi thủ tục với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho tàu rời
cảng và rời cảng theo đúng quy định của pháp luật
- Thu xếp tàu lai dắt, hoa tiêu dẫn tàu, bố trí tàu bến, nơi neo đậu để thực hiện
việc xếp dỡ hàng, đưa đón hành khách lên xuống
- Thu xếp và điều đình các công tác thương vụ hàng hóa như:
+ Xếp dỡ, giao nhận chuyển tải hàng hóa
+ Thu gom, chia lẻ hàng hóa
Trang 10+ Kiểm tra, giám sát cân đo hàng hóa
+ Thu xếp việc gửi hàng vào kho
+ Bảo quản hàng hóa
+ Thu xếp việc đóng gói sửa chữa bao bì hư hỏng rách nát
+ Điều đình việc bồi thường hàng hóa bị hư hỏng, mất mát nhầm lẫn
- Ký kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa , hợp đồng thuê tàu, hợp đồng xếp
dỡ hàng hóa, làm thủ tục giao nhận tàu,cho thuê, làm thủ tục gửi hàng, lưu
khoang tàu, nhận hàng, mua bảo hiểm cho hàng hóa
- Giải quyết các thủ tục hải quan có liên quan đến tàu và các thủ tục xếp dỡ
hàng hóa
- Thực hiện việc thu hộ, trả hộ tiền cước, tiền bồi thường, thanh toán tiền
thưởng phạt xếp dỡ giải phóng tàu và các khoản tiền khác
- Môi giới thuê tàu, mua tàu và bán tàu
- Thu xếp các hoạt động cung ứng cho tàu biển tại cảng:
+ Thu xếp sửa chữa khám nghiệm tàu
+ Kiểm nghiệm khoang tàu cho việc xếp hàng
+ Làm thủ tục khử trùng vệ sinh hầm hàng
+ Môi giới cung cấp lương thực, thực phẩm, nước ngot, nhiên liệu, dầu
nhờn, vật tư dụng cụ hàng hải trên tàu trong trường hợp cần thiết
- Môi giới bán vé hành khách, làm thủ tục chở hành khách và hành lý xuất nhập
khẩu
- Công tác phục vụ thuyền viên:
+ Làm thủ tục cho thuyền viên lên bờ tham quan, chữa bệnh
+ Làm thủ tục hồi hương, thay đổi chức danh, thuyên chuyển thủy thủ
+ Chuyển thư tư, điện tín, bưu kiện, quà cho thủy thủ
- Điều đình công tác cứu trợ cứu nạn cho tàu biển và thanh toán tiền thủ lao cứu
trợ cứu nạn
Trang 11- Thực hiện các thủ tục liên quan đến các tranh chấp hàng hải
- Giúp mọi giao dịch giữa tàu với cảng và các chủ hàng trong thời gian tàu đỗ
tại cảng
- Đại diện cho chủ tàu giao dịch với các chủ hàng, các cơ quan Nhà nước và
với cảng để giải quyết mọi vấn đề cần thiết của hãng tàu
- Làm công việc đại lý vận tải với các hợp đồng trọn gói từ cửa đến cửa (door
to door) trong đó có những công việc kế tiếp của vận tải đa phương thức
- Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh XNK theo ủy quyền của Tổng
giám đốc Đại lý hàng hải Việt Nam
- Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong lĩnh
vực vận chuyển, giao nhận, kho bãi, thuê tàu
Ngoài ra theo yêu cầu của người ủy nhiệm đại lý tàu biển có thể nhận làm
những công việc khác có liên quan đến hoạt động của tàu theo những điều kiện
mà hai bên đã thỏa thuận với nhau
Do nhận sự ủy thác của chủ tàu nên ngoài việc tiến hành các hoạt động
liên quan đến việc kinh doanh hàng hải của chủ tàu ủy thác, người đại lý tàu
biển còn có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để chăm sóc và bảo
vệ chu đáo cho quyền lợi của chủ tàu, phải chấp nhận các yêu cầu và chỉ dẫn
của chủ tàu về công việc đã được ủy thác, nhanh chóng thông báo cho chủ tàu
về các sự kiện liên quan đến công việc được ủy thác, tính toán chính xác các
khoản thu và chi liên quan đến công việc được ủy thác
Tóm lại vận tải phát triển đến đâu thì đại lý tàu biển phát triển đến đó
Nhờ những kinh nghiệm tĩnh lũy được, cộng với những phương tiện thông tin
hiện đại mà các đại lý tàu biển ở các cảng đã góp phần đáng kể vào việc phát
triển ngoại thương, đem lại sự phồn vinh về kinh tế cho các nước Công tác đại
lý tàu biển mang tính chất phục vụ, môi giới không đòi hỏi đầu tư vốn nhiều
nhưng lại có hiệu quả nên chúng rất phát triển
2.2 Nghiệp vụ cơ bản
2.2.1 Nghiệp vụ đại lý tàu biển đối với hàng hóa nhập khẩu
Trang 12Nghiệp vụ đại lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Nhận bộ chứng từ và dự kiến thời gian tàu đến tứ đại lý của cảng xếp
hàng
- Bước 2: Gửi “thông báo tàu đến” ( notice of arrival) cho khách hàng
- Bước 3: Làm thủ tục cho tàu nhập cảnh
- Bước 4: Thu xếp cho tàu vào cảng và dỡ hàng xuống bãi nhập
- Bước 5: Lập sơ đồ vị trí hàng và biên bản kết toán nhận hàng với tàu,
- Bước 6: Khách hàng đổi B/L lấy “ Lệnh giao hàng “ (Delivery order)
- Bước 7: Khách hàng làm thủ tục hải quan và đăng ký rút hàng với bộ phận
kho bãi
- Bước 8: Giao hàng cho chủ hàng
- Bước 9: Hoàn thành thủ tục
2.2.2 Nghi ệp vụ đại lý tàu biển đối với hàng hóa xuất khẩu
Nghiệp vụ đại lý tàu biển đối với hàng xuất khẩu bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Bộ phận Marketing tiến hành tìm kiếm khách hàng
- Bước 2: Khách hàng gửi chi tiết về hàng hóa (Cargo List)
- Bước 3: Thông qua bộ phận quản lý container, bộ phận marketing gửi “
- Bước 6: Bộ phận phục vụ tại cảng lập danh sách hàng xuất và giám sát
việc vận chuyển container lên tàu
- Bước 7: Kết toán tàu và làm thủ tục xuất cho hàng hóa
- Bước 8: Làm thủ tục xuất cảnh và báo cáo rời cảng
Trang 13- Bước 9: Bộ phận lập chứng từ tiến hành lập B/L và khách hàng cùng đại lý
ký B/L
- Bước 10: Bộ phận lập chứng từ lập Cargo Manifest cho từng vận đơn
- Bước 11: Hoàn chỉnh các chứng từ
2.2.3 Nghi ệp vụ đại lý tàu biển trong quản lý container
Nghiệp vụ đại lý tàu biển trong quản lý container bao gồm:
- Quản lý container dỡ từ tàu vào bãi
- Theo dỡi các container giao cho khách hàng đến lấy hàng
- Theo dõi số container rỗng khách hàng trả
- Cấp container rỗng cho khách hàng đóng hàng xuất
- Theo dõi tình hình container hạ bãi chờ bỗc lên tàu
- Quản lý tình hình container được bốc lên tàu
- Chuyển bãi container
- Làm báo cáo tổng hợp (roroc)
Trang 14PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẠI LÝ
TÀU BIỂN TẠI CẢNG HẢI PHÒNG
I.Thực trạng
1.1Cơ sở pháp lý của hoạt động đại lý tàu biển tại cảng Hải Phòng
Trong nghị định 239/HĐBT thành lập cục hàng hải Việt Nam, Bộ Giao
thông vận tải đã cho phép cục Hàng hải Việt Nam quản lý nhà nước đối với
hoạt động dịch vụ hàng hải nói chung và dịch vụ đại lý tàu biển nói riêng trong
phạm vi cả nước Tuy nhiên việc quản lý này vẫn chưa thống nhất giữa các bộ
ngành và địa phương liên quan
05/01/1994 quyết định 50/KTN của Chính phủ cho phép thành lập Hiệp Hội
đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA – Vietnam Ship Agents and
Brokers Association) Đây là tổ chức duy nhất ở Việt Nam trở thành hội viên
đầy đủ và chính thức của Fonasba (Federation of National Association of
Ship’s Brokers and Agents)-Liên đoàn các Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hóa
quốc tế Tổ chức này có chức năng tư vấn giúp các cơ quan trong chuyên quản
lý hoạt động đại lý tàu biển
Công tác đại lý tại cảng Hải Phòng hoạt động dựa trên các luật, nghị định
quyết định của Chính phủ, Bộ như sau:
• Luật hàng hải Việt Nam ban hành 30/06/1990
• Nghị định số 92/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 của Chính phủ về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
• Nghị định số 55/CP ngày 01/01/1996 của chính phủ về hoạt động của
tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam
• Quyết định số 493/2001/QĐ –CHHVN ngày 08/10/2001 của Cục
trưởng cục Hàng Hảo Việt Nam về tàu lai hỗ trợ tàu biển hoạt động tải
cảng Hải phòng
Trang 15• Quyết định số 61/2003/QĐ-BTC ngày 25/04/2003 của Bộ tài chính
ban hành Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển
• Quyết định số 62/2003/QĐ-BTC ngày 25/04/2003 của Bộ tài chính
Ban hành Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với tàu thuỷ vận tải nội
địa và Phí, lệ phí hàng hải đặc biệt
• Hướng dẫn số 7757 / TC – TCDN ngày 28/07/2003 của Bộ tài chính
hướng dẫn thực hiện quyết định số 61,62/2003/ QĐ-BTC
• Quyết định số 191/2003/QĐ- BGTVT ngày 21/01/2003 của Ban chỉ
đạo 178 về ban hành quy trình thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng
biển khu vực Hải Phòng
• Hợp đồng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải số 001/HĐ – 2005 ngày
18/08/2005 giữa cảng Hải Phòng và công ty hoa tiêu khu vực II
• Quyết định số 57/2003/QĐ- BTC ngày 16/04/2003 của Bộ tài chính
ngày 16/04/2003 của Bộ tài chính quy định về thủ tục Hải quan đối với
tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và kiểm soát,
giám sát hải quan tại các cảng biển và các cảng chuyên dùng
• Quyết định số 39/VPCP- CNTDDV ngày 23/12/1993 của ban vật giá
Chính phủ về phí đại lý đối với đội tàu nước ngoài
• Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/03/2001 của Chính Phủ về điều
kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải
• Quyết định số 118/BVGCP- CNTDDV ngày 1/2/1999 về đại lý phí
• Nghị định số 160/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính Phủ về
quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt
Nam
• Thông tư số 16/1999/TT-BTC ngày 04/02/1999 của Bộ tài chính
Thông tư hướng dẫn thực hiện thuế cước đối với hoạt động kinh doanh
vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển của các hãng vận tải nước ngoài
vào Việt Nam khai thác vận tải
Trang 16• Quyết định số 994/2003/QĐ-BGTVT ngày 09/04/2003 của Bộ giao
thông vận tải về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố
Hải Phòng và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Hải Phòng
• Quyết định số 170 /2004/QĐ-BGTVT ngày 16/01/2004 của Bộ giao
thông vận tải về việc áp dụng Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công
ước SOLAS 74 và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển
• Quyết định 106/QĐ- CVHP ngày 24/3/2004 của giám đốc cảng vụ Hải
Phòng ban hành quy chế sử dụng tàu lai hỗ trợ tàu biển hoạt động
trong vùng nước cảng biển Hải Phòng
• Công văn số 713/TC/TCT ngày 22/01/2002 của Bộ tài chính về việc áp
dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong hoạt động hàng hải quốc
tế
• Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 88 /2004/QĐ-BTC ngày
19/11/2004 Về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải
• Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 89/2005/QĐ-BTC ngày
08/12/2005 Sửa đổi, bổ sung mức thu phí bảo đảm hàng hải quy định
tại Quyết định số 88/2004/QĐ-BTC ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải
• Bộ luật Hàng hải Việt Nam do Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua
• Quyết định số 48/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2005 của Bộ giao
thông vận tải
• Quyết định số 41/2005/QĐ-BGTVT ngày 16/9/2005 của Bộ giao
thông vận tải quy định trình tự, thủ tục xác nhận việc trình "Kháng
nghị hàng hải" tại Việt Nam
• Thông tư số 112/2005/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 15/12/2005
Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
Trang 17• Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN – ngày 25/7/2005 về việc Ban hành
Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh
mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch
• Quyết định số 43/2005/QĐ-BGTVT ngày 19/9/2005 của Bộ giao
thông vận tải về cách thức phân chia tiền công cứu hộ của thuyền bộ
tàu biển Việt Nam
• Quyết định số 49/2005/QĐ-BGTVT ngày 04/10/2005 của Bộ giao
thông vân tải về áp dụng Quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu
thuyền trên biển
• Thông tư số 73/2005/TT-BTC 05/09/2005 của Bộ tài chính Hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày
16-6-2005 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của
đại lý làm thủ tục Hải quan
• Quyết định số 52/2005/QĐ-BGTVT ngày 27/10/2005 của Bộ giao
thông vận tải về tiêu chuẩn đào tạo, cấp, thu hồi chứng chỉ khả năng
chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa
tiêu hàng hải
• Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2004 của Bộ giao
thông vận tải ban hành quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam
• Quyết định số 56/2005/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2005 của Bộ giao
thông vận tải về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phối hợp tìm
kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
• Quyết định số 57/2005/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2005 của Bộ giao
thông vận tải về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải
• Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21/06/2006 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
• Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ về quản lý
cảng biển và luồng hàng hải
Trang 18• Quyết định số 28/2007/QĐ-BGTVT ngày 25/06/2007 Sửa đổi điểm a
và điểm b mục 8 Phụ lục I Quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu
thuyền trên biển ban hành kèm theo Quyết định số
49/2005/QĐ-BGTVT ngày 04/10/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT
• Quyết định số 44/2007/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2007 của Bộ giao
thông vận tải Quyết định công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa
phận thành phố Hải Phòng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải
Hải Phòng
1.2 Hoạt động đại lý tàu biển tại cảng Hải Phòng
Hải Phòng là cảng lớn nhất miền Bắc Việt nam, là một trong những
cái nôi đầu tiên của dịch vụ cảng biển Ngay từ khi Hải Phòng giải phóng
(12/05/1945), tàu các nước xã hội chủ nghĩa như Ba Lan, Liên Xô Trung
Quốc) đã vào cảng Hải Phòng xếp dỡ hàng hóa và dịch vụ đại lý tàu biển đã
ra đời
Trong nhiều năm hoạt động, dịch vụ đại lý tàu biển đã không ngừng
được mở rộng và phát triển Ngoài các thị trường truyền thống như ASEAN
và Châu Âu còn mở rộng sang các thị trường mới như Châu Phi…không
ngừng tạo lập các mối quan hệ tốt với các hãng đại lý tàu và vận tải nước
ngoài để làm đại lý cho họ tại Việt Nam và ngược lại Rất nhiều công ty
tham gia kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại cảng Hải Phòng, Hiện nay chỉ
tính riêng trên thị trường đại lý tại Hải Phòng có khoảng 30 doanh nghiệp
làm đại lý hàng hải điển hình như: Vosa, viconship HaiPhong, Viconship Sai
Gon, Vietfracht, Vietrans, Germadept HaiPhong, Gematrans Haiphong,
Vosco, Vinaship, Inlaco, Falcon,…Trong đó có khá nhiều các công ty lớn
như: Công ty vận tải biển III (VINASHIP -Vietnam Shipping Company),
Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO - Vietnam Ocean Shipping
Company), công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam VOSA, Công ty cổ
phần Vận tải và thuê tàu (tên viết tắt là “VIETFRACHT”- The Transport and
Chartering Corporation ), Công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Trang 19(VIETRANS – The Vietnam national foreign trade warding and
warehousing corporation)
- VINASHIP thành lập công ty ngày 21 tháng 12 năm 2006 VINASHIP
kinh doanh các dịch vụ như vận tải biển, đại lý vận tải, dịch vụ hàng hóa
Dịch vụ Hàng Hải bao gồm: đại lý tàu biển, khai thác kho bãi Công ty vận
tải biển Vinaship có hệ thống các chi nhánh của Công ty đặt tại Hải Phòng,
TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long
- VOSCO được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1970 là Công ty thành viên
của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (VINALINES) Đây là doanh nghiệo
có lịch sử lâu đời và rất mạnh ở Hải Phòng Kể từ ngày thành lập, VOSCO
đã không ngừng phát triển và hiện có đội tàu hiện đại đa dạng hoá về chủng
loại, quy mô và hoạt động khắp thế giới Các tàu của VOSCO được các Hội
đăng kiểm đáng tin cậy như NKK, GL, LR, DNV, VR và ABS phân
cấp.VOSCO kinh doanh các ngành nghề : Kinh doanh vận tải biển, Đại lý
hàng hải, Môi giới hàng hải, Kinh doanh kho bãi, khai thác cầu cảng, xếp dỡ
hàng hoá: Đại lý vận tải, giao nhận, thu gom hàng hoá Công tác đại lý tàu
cũng đem lại doanh thu cao.VOSCO chủ yếu làm nhiệm vụ đại lý cho tàu
của công ty để tiết kiệm chi phí.VOSCO có rất nhiều chi nhánh: Chi nhánh
tại Quảng Ninh, Chi nhánh tại Hà Nội, Chi nhánh tạị Đà Nẵng, Chi nhánh tại
Nha Trang, Chi nhánh tại Quy Nhơn, Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, Chi
nhánh tại Vũng Tàu, Chi nhánh tại Cần Thơ, Đại lý dầu nhờn Shell ( Hải
Phòng), Đại lý sơn Interpaint ( Hải Phòng), Đại lý vòng bi
SKF&ZKL&ZVL ( Hải Phòng), Đại lý Vận tải đa phương thức HP, Chi
nhánh Đại lý vận tải đa phương thức TP HCM, Xí nghiệp Sửa chữa tàu biển
(HảiPhòng)…
- VOSA thành lập 1957, là thành viên của ổng Công ty Hàng Hải Việt Nam
(VINALINES) Ngành nghề kinh doanh của Vosa là: Đại lý tàu biển, Đại lý
vận tải (giao nhận kho vận, kho ngoại quan), Đại lý kiểm đếm hàng hóa,
Môi giới và dịch vụ hàng hải, Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật giao
thông vận tải, Nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ và xuất khẩu sắt thép phế liệu,
Trang 20Vận tải container bằng đường bộ, Sản xuất các loại miếng đệm kỹ
thuật.Trong các lĩnh vực hoạt động này, đại lý vận tải và đại lý liner (đại lý
vận tải container) là 2 dịch vụ mang lại nhiiều hiệu quả nhất Cụ thể, trong
tổng số 235 tỷ đồng doanh thu 2005 của Vosa thì doanh thu từ dịch vụ đại lý
vận tải đạt 102 tỷ đồng, chiếm hơn 40% và doanh thu của dịch vụ đại lý liner
đạt khoảng 40 tỷ đồng chiếm gần 20%.Dịch vụ đại lý tàu biển, tuy có doanh
thu không cao bằng 2 dịch vụ trên nhưng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong
tổng doanh thu của Vosa với 32 tỷ đồng doanh thu, tương đương 14% tổng
doanh thu của Vosa Các dịch vụ khác đạt hơn 56 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
khoảng 20% tổng doanh thu
Các đại lý chi nhánh, văn phòng đại diện: Đại lý hàng hải Quảnh Ninh, Đại
lý hàng hải Hà Nội, Đại lý hàng hải Hải Phòng, Công ty Đại lý vận tải quốc
tế phía Bắc, Công ty kiểm kiện Hải Phòng, Đại lý hàng hải Bến Thủy, Đại lý
hàng hải Đà Nẵng, Đại lý hàng hải Quy Nhơn, Đại lý hàng hải Nha Trang,
Đại lý hàng hải Vũng Tàu, Đại lý hàng hải Cần Thơ, Công ty Đại lý dịch vụ
hàng hải & thương mại, Công ty kiểm kiện và thương mại dịch vụ hàng hải
Sài Gòn
- VIETFRACHT thành lập ngày 18 tháng 2 năm 1963 (khi mới thành lập
tên là “Tổng công ty Vận tải ngoại thương”, 100% vốn sở hữu của nhà
nước) Trước đây, công ty trực thuộc Bộ Ngoại thương, Bộ Giao thông vận
tải và trở thành công ty cổ phần từ cuối năm 2006
VIETFRACHT là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Tổ chức Hàng
hải quốc tế và Ban-tích (BIMCO), Liên đoàn quốc tế những Hiệp hội giao
nhận (FIATA), Liên đoàn những Hiệp hội quốc gia về đại lý và môi giới
hàng hải (FONASBA), Hiệp hội Chủ tàu các nước thuộc Hội các nước Đông
Nam Á (FASA), Diễn đàn Chủ tàu châu Á (ASF), và là một trong những
thành viên sáng lập của nhiều tổ chức quốc gia như: Hiệp hội Chủ tàu Việt
Nam (VSA), Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA),
Trang 21Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) và Phòng Thương mại và
công nghiệp Việt Nam (VCCI)
VIETFRACHT có trụ sở chính tại Hà Nội và có rất nhiều các chi nhánh tại
Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Hồ Chí
Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ
VIETFRACHT đang là tổng đại lý cho nhiều hãng tàu trên thế giới (tàu
chuyên tuyến và tàu chuyến) với các chủng loại tàu : tàu chở công-te-nơ, tàu
chở hàng khô, hàng rời, hàng đông lạnh, dầu sản phẩm, dầu thô, tàu rô-rô,
tàu chở khách Nhiệm vụ chủ yếu của VIETFRACHT là môi giới
VIETFRACHT cung cấp mọi dịch vụ đại lý cho tàu ghé vào các cảng Việt
Nam bao gồm : làm thủ tục cho tàu ra, vào cảng, thu xếp việc bốc dỡ hàng,
sửa chữa tàu, cung cấp thông tin, tìm hàng cho tàu, đại lý bảo vệ quyền lợi
của chủ tàu, thay đổi thuyền viên, cung ứng tàu biển…
- Vietrans là một trong những doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được phép
kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận kho vận Nhiệm vụ chủ yếu của
Vietrans là làm đại lý hàng hóa Công ty là tổ chức Việt Nam đầu tiên tham
gia vào Hiệp hội FIATA, có uy tín tương đối cao trên thị trường quốc tế
Nghiệp vụ gom hàng là một trong những điểm mạnh của công ty Hiện nay,
Vietrans đã được chỉ định làm đại lý cho nhiều hãng vận tải biển nước ngoài
như: DFS Singapore, IBF Hongkong, IBF singapore, IBF bangkik, M&M
Đức Tuy nhiên bộ máy hoạt động của công ty còn khá cồng kềnh dẫn đến
khó mở rộng hoạt động để chiếm lĩnh thêm thị phần
Đó là một số tổ chức hoạt động dịch vụ đại lý trên thị trường Hải
Phòng hiện nay được xem là có thị phần trên thị trường đại lý hàng hải tại
Hải Phòng
Nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển, Việt
Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhu cầu đại lý tàu biển
của Việt Nam cũng tăng lên nhưng các đại lý tàu biển nước ngoài cũng sẽ có
mặt ở Việt Nam Vì vậy mà yêu cầu khả năng cạnh trạnh ngày càng cao đặt
Trang 22các công ty các doanh nghiệp Việt Nam trước những khó khăn phait đương
đầu
II.Nhiệm vụ chung của đại lý tàu biển tại cảng Hải Phòng
2.1 Nhiệm vụ chung:
Đại lý tàu biển là một tổ chức chuyên ngành về hàng hải họat động liên
quan đến vận tải trong và ngoài nước Để thực hiện chức năng đó của mình ,
đại lý tàu biển của cảng Hải Phòng có một số nhiệm vụ chung sau:
-Làm thủ tục cho tàu ra vào cảng theo luật lệ của nước Việt Nam
-Thu xếp hoa tiêu đưa tàu ra vào cảng,thuê tàu lai dắt nếu cần,thu xếp cầu
bến cho tàu neo đậu làm hàng
-Đại diện cho hãng tàu giải quyết mọi công việc cần thiết của hãng với cơ
quan nhà nước,cảng và chủ hàng.Ngoài ra ,tuỳ theo yêu cầu của người uỷ
nhiệm , đại diện có thể làm mọi việc khác liên quan đến hoạt động của tàu và
hai bên thoả thuận với nhau
-Làm công tác môi giới bao gồm:Môi giới thuê tàu,mua và bán tàu, đại
diện cho chủ hãng tàu ký kết các hợp đồng thuê tàu,vận chuyển ,xếp dỡ hàng
hoá,gửi hàng lưu khoang tàu…;các công tác môi giới bán vé hành khách,làm
thủ tục chở hành khách và hành lý xuất nhập khẩu;công tác môi giới cung ứng
cho tàu…
-Các công tác phục vụ tàu,phục vụ thuyền viên
-Công tác thanh toán:thu hộ và trả hộ tiền cước vận chuyển,thanh toán tiền
thưởng phạt do xếp dỡ hàng nhanh,chậm
2.2.Sự uỷ nhiệm đại lý
2.2.1.Nhi ệm vụ của người uỷ nhiệm
* Uỷ nhiệm đại lý có hai hình thức ngắn hạn ,dài hạn tương ứng áp dụng với
tàu chạy từng tuyến và thường xuyên
- Đối với tàu chạy từng tuyến:Gửi chậm nhất 10 ngày trước khi tàu đến cảng
Hải Phòng.Người uỷ nhiệm cần phải cung cấp các thông tin sau:
+ Về tàu:tên tàu,ký hiệu cờ,chỉ số IMO và quốc tịch tàu, đặc tính,nhu cầu
của tàu
Trang 23+ Về hàng hoá và chứng từ liên quan đến hàng hoá:Trong trường hợp chở
khách,người uỷ nhiệm phải gửi cho đại lý danh sách hành khách
+ Về thuyền trưởng,thuyền viên:tên,quốc tịch
+ Cảng đi,cảng đến,ngày dự tính đến cảng…
Trường hợp điều kiện không cho phép tàu gửi trước 10 ngày thì người uỷ
nhiệm phải tìm cách cung cấp cho đại lý các tài liệu đó bằng các nhanh
nhất.Nếu có khó khăn thiệt hại do người uỷ nhiệm vì thiếu thời gian chuẩn bị
gây ra thì đại lý không chịu trách nhiệm
- Đối với tàu chạy thường xuyên:
+ Trước 20 ngày mỗi tháng phải gửi cho đại lý kế hoạch vận chuyển của
tháng sau gồm các số liệu về tàu và hàng hoá như đã quy định
+ Nếu có sự thay đổi trong kế hoạch vận chuyển,người uỷ nhiệm phải thông
báo ngay cho người đại lý bằng thông tin nhanh nhất trước 5 ngày trước khi tàu
đến cảng.Nếu không,người uỷ nhiệm phải chịu trách nhiệm về phí tổn do sự
thay đổi kế hoạch gây ra
* Quy định thông báo tàu đến cảng:
Người uỷ nhiêm hoặc thuyền trưởng báo cho đại lý biết ngày,giờ tàu,mớn nước
để hoa tiêu có kế hoạch dẫn tàu vào luồng.Nếu có sự thay đổi giờ tàu,người uỷ
nhiệm phải báo chậm nhất 6 giờ trước khi tàu đến trạm hoa tiêu
2.2.2.Trách nhi ệm cuả đại lý
-Đại diện thường trực của chủ tàu tại một cảng hay một khu vưc đại lý xác
định
-Chủ tàu và đại lý ký kết hợp đồng theo từng chuyến hoặc cho một thời
gian cụ thể theo hình thức hai bên thỏa thuận
-Trên cơ sở hợp đồng,nhân danh chủ tàu, đại lý tiến hành mọi hoạt động
cần thiết liên quan đến kinh doanh hàng hải
-Người đại lý phục vụ quyền lợi của người thuê tàu,người thuê vận chuyển
hoặc về tai nạn hàng hải
-Người đại lý phải thông tin nhanh chóng cho chủ tàu những thông tin liên
quan đến công việc uỷ thác,và tiến hành các hoạt động liên quan đến công việc
uỷ thác theo sự hướng dẫn của chủ tàu
Trang 24-Người đại lý phải thực hiện theo thoả thuận hai bên,và phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra
-Các bên tham gia đại lý có thể rút khỏi hợp đồng theo các khoản được ghi
trong hợp đồng.Thời hạn khiếu nại về việc thực hiện hợp đồng đại lý là 2 năm
kể từ khi phát sinh vụ việc
2.3.Công tác xếp tàu ra vào cảng
2.3.1.X ếp tàu vào cảng
2.3.1.1.Chuẩn bị cho tàu vào cảng:
24 giờ trước khi tàu tới trạm hoa tiêu,người đại lý thu xếp thủ tục và gửi
ORDER(ghi rõ tên tàu,hàng và địa điểm xin thủ tục,ngày tháng….),tờ khai đến
các bên hữu quan
-Thông báo Cảng vụ xin phép làm thủ tục tàu đến cảng và nhận từ cảng vụ
dự kiến thời gian tàu được làm thủ tục,bố trí cầu làm hàng
-Thông báo cho hoa tiêu đưa tàu vào cảng và nhận từ hoa tiêu thời gian hoa
tiêu lên tàu để đưa tàu vào cảng
-Thông báo cho tàu các kế hoạch điều độ,Cảng vụ ,hoa tiêu để tàu làm thủ
tục
2.3.1.2.Chuẩn bị các giấy tờ làm thủ tục
Khi được phân công làm thủ tục một con tàu, đại lý phải có các giấy tờ sau:
-Giấy khai tàu đến:3 bản
-Bản lược khai hàng hoá,
-Bản kê khai dụng cụ cấm dùng ở cảng:3 bản
-Các yêu cầu của tàu
-Bản khai sức khoẻ tàu đến
-Bản khai kiểm dịch động ,thực vật (nếu có)
-Thông báo sẵn sàng:8 bản
*Trao thông báo sẵn sàng ngay khi tau đến trạm hoa tiêu:làm 4 bản đưa đến
các chủ hàng ký, đại lý giữ 3 bản
2.3.1.3.Trình tự làm thủ tục
Trang 25-Giao các giấy tờ liên quan đến tàu và hàng hoá cho chủ tàu khai như:bản
khai tàu đến,bản khai sức khoẻ khi tau đến…
-Trình các giấy tờ pháp lý của tàu lên đoàn liên hiệp kiểm tra như:
+Trình lên Cảng vụ:
Trình Cảng vụ các giấy chứng nhận pháp lý bao gồm:Chứng thư quốc
tịch,giấy chứng nhận cấu trúc an toàn,giấy chứng nhận mớn chuyên chở quốc
tế,giấy chứng nhận an toàn thiết bị vô tuyến ,giấy chứng nhận an toàn thiết bị
chống ô nhiễm
Ngoài ra ,nếu cảng vụ yêu cầu thì phải có thêm:giấy chứng nhận đi
biển,giấy phép các đài tàu biển, đơn bảo hiểm,giấy chứng nhận bảo hiểm,giấy
chứng nhận cấp tàu,giấy phép rời cảng cuối cùng……
+Trình công an biên phòng:hộ chiếu ,sổ thuyền viên,giấy chứng chỉ,giấy
phép rời cảng cuối cùng,bảng khai súng đạn
+Trình Hải quan:vận tải đơn ,bản lược khai hàng hoá khi hàng nhập,bản
khai đồ dùng dụng cụ thuyền viên,bản khai các kho của tàu,bản khai ngoại
tệ…
+Trình lên bác sỹ kiểm dịch:Sổ tiêm chủng,giấy chứng nhận diệt
chuột,giấy chứng nhận khử trùng,giấy chứng nhận sức khoẻ
*Nếu tàu đến cảng mà theo bệnh truyền nhiễm thì bác sỹ kiểm dịch yêu
cầu cho tàu cách ly và đưa ra biện pháp điều trị, đến khi có kết quả mới cho tàu
vào cảng
+Trình đại lý:Đại lý nhận ở tàu
*Cargo plan:5 bản
*Hatch list:3 bản
Đại lý nên ghi nhớ chức danh các cán bộ trong đoàn liên hiệp kiểm tra
2.3.1.4.Giao các giấy tờ cho các cơ quan pháp lý trong đoàn liên hiệp kiểm tra
Trang 26+Danh sách thuyền viên:1 bản
+Danh sách hành khách(nếu có):1 bản
+Tất cả các vận đơn,lược khai hàng hoá sau khi đóng dấu xong,Hải quan
giữ lại 2 bản,1 bản tàu lưu,còn lại đại lý cầm về
*Với các tàu Tư bản chủ nghĩa yêu cầu gửi cho hải quan các giấy tờ sau:
+Bản khai đồ dùng cá nhân:2 bản
+Bản khai các kho dự trữ của tàu:2 bản
+Bản khai ngoại tệ của tàu:2 bản
+Kiểm tra hộ chiếu hoặc các giấy chứng chỉ của thuyền viên Đóng dấu
vào hộ chiếu thuyền viên
+Cấp giấy đi bờ cho thuyền viên tàu nước ngoài
+Với tàu Tư bản chủ nghĩa cần kiểm tra sổ đăng ký thuyền viên
-Bác sỹ kiểm dịch:
+Giấy chứng nhận sức khoẻ tàu đến:1 bản
+Bản khai kho thực phẩm
+Bản khai nước ngọt trên tàu
+Giấy chứng nhận diệt chuột ,giấy chứng nhận khử trùng…
+Bác sỹ đưa cho tàu khai giấy chứng nhận sức khoẻ
-Đại lý:Giữ lại:
Trang 27+Lấy số liệu về nhiên liệu,dầu nhờn,nước ngọt tại thời điểm tàu làm thủ tục
+Làm các yêu cầu cho tàu về lương thực thực phẩm,nước ngọt…
+Báo cáo thuyền trưởng cử sỹ quan tàu hướng dẫn Hải quan,Công an biên
phòng đi kiểm tra tàu
+Thay mặt tàu làm đơn xin phép Cảng vụ nếu tàu có kế hoạch sửa chữa
máy móc thiết bị trong cảng như sửa chữa radar,máy cái,máy đèn…
-Sau khi trao cácgiấy tờ cần thiết cho các bên kiểm tra , đóng dấu,làm thủ
tục xong thì cảng vụ và cơ quan hải quan phổ biến cho tàu các thể lệ ở cảng
Việt Nam
-Sau khi phổ biến thể lệ,các bản khai được hoàn tất,bản lược khai hàng hoá
được hải quan đóng dấu nhập cảnh,hạ cờ kiểm dịch và trưởng đoàn tuyên bố
hoàn thành thủ tục
2.3.1.5.Giải quyết hồ sơ sau khi làm thủ tục nhập cảnh
-Đại lý phải giao lại cho tàu các hồ sơ gồm:
+Những tài liệu thuộc về con tàu như:giấy phép rời cảng cuối cùng,giấy
chứng nhận đăng ký,giấy chứng nhận quốc tịch,giấy chứng nhận thiết bị an
toàn,giấy chứng nhận mớn nước…
+Giấy lược khai hàng nhập,vận đơn,sơ đồ luồng hàng,sơ đồ xếp hàng,giấy
lược khai chất độc,chất nổ,giấy chứng nhận khử trùng…
+Giấy chứng nhận phẩm chất hàng,lược khai hàng quá cảnh
-Những tài liệu đại lý phải lấy về:ngoài hồ sơ về con tàu , đại lý phải lấy đầy
đủ những tài liệu về hàng hoá như:thông báo sẵn sàng,bản sao vận đơn ,bản
lược khai hàng hoá,các đơn thư của tàu…
-Các giấy tờ giao cho các cơ quan có liên quan
+Ngay sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh,giao cho điều độ cảng sơ đồ xếp
hàng để điều độ cảng có thể tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị kế hoạch bốc xếp
hàng nhanh chóng
+Trao cho Kiểm kiện một sơ đồ xếp hàng và một giấy tờ yêu cầu thuê kiểm
đếm hàng
+Giao cho chủ hàng thông báo sẵn sàng để ký chứng nhận
+Những tài liệu còn lại giao cho phòng hàng hoá để gửi tới các cơ quan hữu
quan
Trang 28-Điện báo cho chủ tàu,người thuê về ngày giờ tàu đến, địa chỉ lấy hoa
tiêu,ngày giờ tàu xong thủ tục,lượng nhiên liệu, dầu nhờn,nước ngọt còn lại
trên tàu,dự kiến thời gian tàu cập cầu,thời gian làm hàng và thời gian tàu
chạy……
-Nộp hồ sơ
2.3.2.Th ủ tục cho tàu rời cảng
2.3.2.1.Các công việc phải giải quyết trước khi tàu rời cảng
Đại lý phải theo dõi tình hình làm hàng và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau
trước khi làm thủ tục xuất cảnh cho tàu:
-Hồ sơ thanh toán:yêu cầu thuyền trưởng phải ký và đóng dấu vào những
giấy tờ liên quan như:cảng phí,hoa tiêu phí ,phí thuê nhân công san hàng,chi
phí cung cấp nước ngọt,các dịch vụ phục vụ thuỷ thủ,tiền giám định hàng
hoá,kiểm đếm hàng hoá…
-Tài liệu về hàng hoá:
*Đối với tàu chở hàng nhập, đại lý phải cung cấp cho tàu các chứng từ sau:
+Bản ghi thực trạng thời gian dỡ hàng
+Thông báo sẵn sàng đã được người nhận hàng ký nhận
+Biên bản hàng đổ vỡ ,hư hỏng
+Biên bản kết toán nhận hàng,biên bản hàng thừa thiếu
*Đối với tàu lấy hàng xuất:
+Bản khai lược hàng hoá
+Sơ đồ xếp hàng
+Biên lai thuyền phí
+Bản ghi thực trạng thời gian xếp hàng
+Thông báo sẵn sàng
+Một số giấy tờ khác
-Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, đại lý tiến hành báo cho các
ngành,phòng ban có liên quan,cụ thể:
+Báo cho cảng vụ đến xin thủ tục cho tàu chạy
+Báo cho công ty kiểm kên,kho hàng để ký kết toán hàng hoá
+Báo cáo với chủ hàng xuất: đại lý yêu cầu chủ hàng xuất chuẩn bị đầy đủ
vận đơn và ký sơm sau khi lô hàng đã được xếp xong
Trang 29+Báo cho phòng hàng hoá giờ tàu chạy để kịp đánh bản lược khai
2.3.2.2.Tiến hành làm thủ tục cho tàu rời cảng Việt Nam
-Khi tiến hành làm thủ tục cho tàu rời cảng,nhân viên đại lý thay mặt tàu nộp
cho đoàn liên hiệp kiểm tra những giấy tờ:
+Đối với Cảng vụ:nộp bản tờ khai tàu đi
+Đối với Công an biên phòng:nộp giấy đi bờ và hộ chiếu thuyền viên để
đối chiếu và kiểm tra
+Đối với Hải quan:nộp cho Hải quan tài liệu về hàng hoá để lấy giấy xuất
cảnh
-Ngoài ra thu hồi những giấy phép kiểm diên thuỷ thủ như:
+Thu hồi giấy phép đi bờ
+Thu hồi giấy khai tư trang của thuyền viên khi vào thành phố
+Các giấy phép khác
-Các giấy tờ đoàn liên hiệp kiểm tra phải giao lại cho tàu gồm:
+Giấy chứng nhân rời cảng do cảng vụ đóng dấu
+Bản lược khai hàng xuất có đóng dấu xuất cảnh chứng tỏ hàng được
phép thông qua
+Giấy chứng nhận sức khỏe tàu do Y tế đóng dấu để chứng tỏ tàu đủ tư
cách về mặt vệ sinh
2.3.2.3.Những công việc sau khi tàu rời cảng
-Ngay sau khi tàu rời cảng, đại lý tiến hành điện ngay cho hãng tàu thông
báo:thời gian tàu xếp hàng xong,thời gian tàu rời cảng,khối lượng hàng
xếp,mớn nước mũi,lái và dự kiến thời gian tàu sẽ tới cảng đến…
-Giao tài liệu hàng xuất (Nhập) cho bộ phân làm hàng xuất(Nhập) của
phòng thương vụ
-Làm bản báo cáo đại lý phục vụ tàu gồm:
+Tình hình tàu đến trạm hoa tiêu
+Thời gian chờ cầu,cập cầu
+Thời gian trao thông báo sẵn sàng và thời gian chấp nhân NOR
+Tình hình làm hàng
+ Các vi phạm về luật lệ của thuyền viên
Trong trường hợp có vấn đề lớn cần làm báo cáo riêng
Trang 302.4.Ph ục vụ theo yêu cầu tàu
Để phục vụ mọi hoạt động của tàu và giúp tàu đến cảng Việt Nam, đại lý có
thể điện hỏi các yêu cầu của tàu trong thời gian tàu đến cảng Đại lý phải
nghiên cứu hợp đồng để biết công việc phải làm,các điều khoản thoả thuận giữa
chủ tàu và người thuê,các khoản chi phí do bên nào có nghĩa vụ thanh toán
Trong thời gian tàu làm thủ tục, đại lý có thể đưa các giấy yêu cầu lập sẵn
cho thuyền trưởng ký hoặc lập yêu cầu
+yêu cầu sử dụng cần cẩu làm hàng
+yêu cầu đóng mở hầm hàng trong thời gian tàu làm hàng
+yêu cầu kiểm đếm hàng
+yêu cầu mua nước ngọt và nhiên liệu
+yêu cầu vay tiền
+yêu cầu thuê cần cẩu nổi hoặc bờ
+yêu cầu thuê ca nô đi bờ
+yêu cầu làm sẵn NOR nếu tàu chưa có…
III Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động đại lý tại cảng Hải Phòng
3.1 Thuận lợi
3.1.1 Hải Phòng là cảng lớn nhất miền Bắc,tập trung hầu hết lượng hàng hóa
xu ất nhập khẩu của miền Bắc Hiện nay cảng Hải Phòng đã và đang đầu tư
m ạnh mẽ hứa hẹn lượng tàu ra vào cảng lớn
Cảng Hải phòng là đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ chính ra biển của
các tỉnh phía Bắc Trong hơn 5 năm qua Cảng Hải Phòng đã không ngừng đổi
mới về mọi mặt và áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất, tăng cường
đầu tư các công nghệ tiên tiến vào khai thác cảng, đồng thời từng bước đưa
công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý, sản xuất, đáp ứng sự nghiệp phát
triển kinh tế
Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng thông qua lớn nhất ở phía bắc Việt
Nam có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ an toàn, phù hợp với
các phương thức vận tải, thương mại quốc tế Hệ thống quản lý và khai thác
bến container qua mạng máy tính đã được lắp đặt và sử dụng Từ cảng Hải
Trang 31Phòng, khách hàng có thể vận chuyển hàng hóa tới các cảng trên thế giới bằng
đường biển hoặc vận tải nội địa bằng đường sông, đường sắt, đường bộ tới các
vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, tới các tỉnh phía nam Trung Quốc với
thời gian ngắn nhất
Cảng Hải Phòng gồm ba xí nghiệp xếp dỡ: XNXD Hoàng Diệu, XNXD Chùa
Vẽ và Cảng Đình Vũ
Vị trí: 20°52’N - 106°41’E Vị trí hoa tiêu: 20°40’N - 106°51’E
Luồng tàu: Dài 20 hải lý
Các khu vực của Cảng Hải Phòng được phân bố theo lợi thế về cơ sở hạ tầng,
giao thông, đường sắt - đường bộ - đường thuỷ và được lắp đặt các thiết bị xếp
dỡ phù hợp với từng loại hàng hoá, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu vận chuyển
bằng nhiều phương tiện
Toàn cảng hiện có 16 cầu tàu với tổng chiều dài là 2.565m, bảo đảm an toàn
với độ sâu trước bến từ -8,4m đến -8,7m
Trang 32Vùng neo Hạ Long - 14m 7 điểm neo Bách hoá, Container
Bến nổi Bạch Đằng - 7.5m 3 bến phao Bách hoá, Container
Vịnh Lan Hạ - 7.5m 3 bến phao Bách hoá, Container
HỆ THỐNG KHO BÃI
Hệ thống kho bãi Cảng Hải Phòng xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao,
được chia theo từng khu vực chuyên dùng phù hợp với điều kiện bảo quản, xếp
dỡ, vận chuyển từng loại hàng hoá
Kho CFS 2 6.498 Phục vụ khai thác hàng lẻ Container
Kho hàng bách hoá 10 30.052 Các loại hàng hoá
Bãi Container 3 343.565
Bãi hàng bách hoá 20 141.455
Cảng Hải phòng là đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ chính ra biển của
các tỉnh phía Bắc.Từ năm 1997 chính phủ đã quyết định đầu tư nâng cấp cảng
Hải Phòng giai đoạn I là 40 triệu USD bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản
Các nội dung chính của của dự án nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn I gồm:
mua mới tàu lai, xuồng cao tốc, xây dựng bến container và lắp đặt thiết bị xếp
dỡ chuyên dụng tại khu Chùa Vẽ Hiện nay, khu vực này đã trở thành cảng
container lớn nhất miền Bắc Việt Nam với công suất 500.000 TEUs/năm
Dự án cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn II (2001-2005) có 2 gói
thầu chính, trong đó gói thầu 1 với nội dung cải tạo luồng tàu vào cảng và mở
rộng bến container Chùa Vẽ đã được khởi công thực hiện từ tháng 4- 2004, đến
nay đang bước vào giai đoạn hoàn thành Gói thầu 2 bao gồm cung cấp thiết bị
xếp dỡ và hệ thống quản lý bến container với nội dung đầu tư cụ thể 4 cần trục
giàn cầu tàu (QGC) di chuyển trên ray, sức nâng dưới móc cẩu 40 tấn, tầm với
30m, chiều cao nâng 24,3m; 8 cần trục giàn bãi ( RTG) di chuyển bánh lốp, sức
nâng dưới khung cẩu 35,6 tấn và chiều cao nâng 15,24m; phát triển hệ thống
Trang 33quản lý bến conatiner bằng hệ thống vi tính (CTMS) Gói thầu 2 được liên danh
nhà thầu IHI- MES ( Isshikawajima- Harima Heavy Idustries Co., Ltd và
MITSUI Engineering and Shipbuiding Co., Ltd) trúng thầu với giá trị 3,137 tỷ
Yên Nhật Theo hợp đồng, IHI- MES bàn giao cho Ban quản lý Dự án Cảng
Hải Phòng lần thứ nhất 2 cần trục giàn QGC và 4 cần trục giàn RTG trong
vòng 13 tháng; bàn giao lần thứ hai gồm 2 cần trục QGC và 4 cần trục giàn
RTG trong thời gian 16 tháng Dự án nâng cấp cảng giai đoạn II là quá trình
đưa cảng Hải Phòng trở thành một cảng hiện đại
Năm 2006, cảng Hải Phòng đã đầu tư 163,19 tỷ đồng cho các dự án quan
trọng như: Dự án cảng Đình Vũ giai đoạn 2, Khu thả neo Bến Gót - Lạch
Huyện, cải tạo bãi container lạnh khu Chùa Vẽ, đường vào cảng Đình Vũ, cải
tạo 2 cần trục Koldor, đầu tư phương tiện vận chuyển container, xe xúc đào
hầm hàng rời, cần trục bánh lốp 35 tấn, dự án công nghệ thông tin MIS, triển
khai hệ thống camera giám sát hiện trường
Cũng năm 2006, sau khi hoàn thành giai đoạn 1, Cảng Đình Vũ chính thức
đi vào hoạt động, khai thác hiệu quả ưu thế của một cảng biển trẻ Hiện Công
ty tiếp tục phát huy lợi thế, mở rộng quy mô, tăng năng lực xếp dỡ bằng việc
tiếp tục khởi công xây dựng cầu cảng số 2, với công suất 20.000 DWT
Sau năm đầu tiên chính thức đi vào khai thác cầu cảng số 1, Cảng Đình Vũ
đã đạt được những kết quả khả quan: sản lượng đạt trên 780.000 tấn (46.000
TEU), tăng 115% so với kế hoạch; doanh thu đạt trên 26 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế đạt trên 6 tỷ đồng, tăng 113% so với kế hoạch Các công trình, cơ sở
hạ tầng đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng như hệ thống cấp nước, nhà xưởng,
kho bãi, nhà phục vụ Có được kết quả này là do Cảng đã tập trung đầu tư và
khai thác hiệu quả các cơ sở, thiết bị (đầu tư 7 khung cẩu container, bổ sung 4
xe ô tô, 2 xe nâng 3,5 tấn và 10 tấn) Ngoài ra, Công ty còn đầu tư trên 123 tỷ
đồng lắp đặt thêm nguồn điện từ trạm điện 110 KV Đình Vũ, mua xe nâng
hàng container 45 tấn, cần trục 40 tấn mọi tầm với, xây dựng bãi hậu phương
rộng 5,3 ha để xếp dỡ hàng hoá Nạo vét khắc phục hiện tượng sa bồi để độ sâu
trước bến luôn đảm bảo -8,7 m
Cuối năm 2006, Cảng đã chuẩn bị tích cực (lao động, đầu tư thiết bị) để
chuyển hướng cơ cấu mặt hàng từ hàng rời sang container Đây là bước ngoặt
Trang 34lớn, bởi đó cũng chính là xu thế chung trong hoạt động của các cảng lớn trên
thế giới Hệ thống quản lý, điều hành các hoạt động bằng tin học đã hoàn thành
và đưa vào sử dụng Cảng Đình Vũ hiện là địa chỉ tin cậy của nhiều doanh
nghiệp (DN) vận tải, hãng tàu lớn Cảng cũng đã hoàn thành thủ tục xin cấp
chứng chỉ của bộ Luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển ISPS Code Do
khai thác tốt, hiệu quả các trang thiết bị, nên đến hết quý I/2007, sản lượng
hàng hóa thông qua Cảng đạt 378.000 tấn, bằng 31,51% kế hoạch năm và bằng
gần 50% sản lượng của cả năm 2006; doanh thu đạt 9,5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt
2,8 tỷ đồng (bằng 47% so với cả năm 2006)
Để đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng Đình Vũ dự báo đến năm
2010 đạt 3,2 triệu tấn/năm; phát triển mở rộng cảng về phía hạ lưu tiến tới dần
thay thế khu cảng chính nhằm chỉnh trang đô thị phù hợp với quy hoạch của
thành phố Hải Phòng đô thị loại I Ngày 25/4/2007 dự án xây dựng cảng Đình
Vũ giai đoạn 2 được chính thức khởi công và dự kiến hoàn thành vào năm
2010 Quy mô xây dựng dự án cảng Đình Vũ giai đoạn II có 04 bến (số 3,4,5 và
6) tiếp nối bến số 1 và 2 của giai đoạn I Tuyến bến giai đoạn II với chiều dài
785m cùng các hạng mục công trình phụ trợ, mạng công trình kỹ thuật đồng bộ
bảo đảm cho 04 tàu trọng tải 20.000DWT hoặc 05 tàu trọng tải 10.000DWT
cập cảng làm hàng Cầu tàu 20.000DWT chiều dài 04 bến là 785m, chiều rộng
24m Cao trình mặt bến + 4,75mHĐ Kết cấu bệ cọc cao đài mềm.Tổng mức
đầu tư của dự án: 598.720.537.000đồng Được phân kỳ đầu tư là 02 bước: Từ
năm 2005 - 2007 (đầu tư xây dựng bến số 3, 4 đường và các công trình phụ
trợ); Từ năm 2008 - 2010 (đầu tư xây dựng bến số 5, 6 và các công trình phụ
trợ) Thời gian thực hiện từ quý II năm 2005
Ngày 19- 1-06, Cục Hàng hải Việt Nam và Ban quản lý Dự án nâng cấp
cảng Hải Phòng tổ chức công bố thông tuyến luồng tàu mới Cát Hải- Lạch
Huyện vào Cảng Hải Phòng và đưa bến tàu công- ten nơ số 4 cảng Chùa Vẽ
vào khai thác
Như vậy trong những năm gần đây, cụm cảng Hải Phòng luôn được
chính phủ và phía chính quyền thành phố cũng như cảng Hải Phòng quan tâm
đầu tư nhằm nâng cấp cảng Hải Phòng đạt tiêu chuẩn cảng quốc tế, đáp ứng
nhu cầu vận tải hàng hải ngày càng gia tăng