1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học và định hướng nghề nghiệp cho con (khảo sát tại xã hải hòa-huyện tĩnh gia-tỉnh thanh hóa)

26 689 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬPĐề Tài : SỰ QUAN TÂM CỦA CHA MẸ ĐÔI VỚI VẤN ĐỀ HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON.. Đa số người dân ở đây đều làm nông nghiệp và đánh bắt hải sảnnên việc đầu tư cho c

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP

Đề Tài :

SỰ QUAN TÂM CỦA CHA MẸ ĐÔI VỚI VẤN ĐỀ HỌC VÀ ĐỊNH

HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON.

(Khảo sát tại xã Hải Hòa-huyện Tĩnh Gia-tỉnh Thanh Hóa, tháng 8/2011).

PHẦN I MỞ ĐẦU.

1 Lý do chọn đề tài:

Bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta cũngluôn cho giáo giục là mối quan tâm hàng đầu

Bác Hồ đã nhẫn mạnh ý nghĩa của việc giáo dục bằng câu nói bất hủ:

“vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”

Câu nói của Bác hiện nay vẫn là phương châm hoạt động, là kim chỉnam cho các cơ quan, đoàn thể hoạt động trong giáo dục

Sự biến đổi kinh tế xã hội đã tác động không nhỏ đến đời sống trongmỗi gia đình Mỗi gia đình có điều kiện hơn để tham gia vào các hoạt độngkinh tế cùng với nhiều hoạt động xã hội khác để nâng cao chất lượng đờisống Song, trong phạm vi từng gai đình cụ thể thì trách nhiệm của gia đìnhngày một quan trọng hơn khi vừa thực hiện vai trò là một thành phần xã hội,vừa thực hiện vai trò đối với các thành viên trong gia đình Đó là việc mỗi giađình tự phải có trách nhiệm trong việc quan tâm chăm sóc và dạy bảo con cái

Để tạo ra một môi trường giáo dục hiệu quả, mỗi thành viên được phát triểntoàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần Đây là sự thay đổi lớn thể hiện sựquan tâm của cha mẹ trong việc tạo điều kiện cho con cái tiếp thu nguồn trithức mới để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội

Trước đây trong gia đình truyền thống việc cha mẹ quan tâm đến concái chỉ là người nối dõi, là lực lượng lao động tích cực để nâng cao năng suấtlao động, hơn nữa là chỗ dựa khi cha mẹ về già Việc học hành của con cái

Trang 2

không được cha mẹ chú ý, với đa số là không học hết phổ thông, tỷ lệ bỏ họcnhiều khi đó cha mẹ chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con đến trườngbởi theo quan niệm bấy giờ thì giáo dục gia đình đối với trẻ em đã đồng nhấtvới giáo dục xã hội, nên chủ yếu là việc rèn luyện đạo đức hay những ứng sử

cá nhân hàng ngày

Ngày nay sự biến đổi và phát triển ngày càng cao của xã hội đã tácđộng không nhỏ đến mỗi gia đình.Sự biến đổi mô hình giáo dục truyền thốngsang mô hình giáo dục hiện đại đã tạo ra sự thay đổi mới toàn diện hơn chomỗi thành viên trong gia đình.Bên cạnh việc trang thiết bị cho con cái nhữnggiá trị đạo đức,nhân cách thì trong mỗi gia đình các bậc cha mẹ đã quantâm,đầu tư nhiều hơn về việc giáo dục tri thức

Vậy mỗi gia đình cân phải làm gì khi mà bên cạnh đó hàng ngày vẫnphải đối phó với áp lực cuộc sống đồng giúp các em tránh được những áp lựctrong học tập để đạt được kết quả tốt nhất

Đối với người dân xã Hải Hòa-huyện Tĩnh Gia-tỉnh Thanh Hóa thì đâycũng là mỗi quan tâm không nhỏ Hải Hòa là một xã đang trong quá trình đôthị hóa với nhiều tiềm năng chưa được khai thác,đặc biệt trong tương lai sẽ rấtcần nhiều nhân lực có tri thức Hơn nữa mỗi người cũng nhận thấy rằng sựcần thiết phải có trình độ học vấn thì mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của xã hội Đó là điều băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ đối với tương laicon em mình Đa số người dân ở đây đều làm nông nghiệp và đánh bắt hải sảnnên việc đầu tư cho con cái học hành đầy đủ và nhất là khi định hướng nghềnghiệp cho con trong tương lai là một vấn đề còn nan giải, điều này sẽ rấtphức tạp khi mà sự đầu tư phụ thuộc lớn vào điều kiện sống của mỗi gia đình.Song đứng trước khó khăn như vậy những người nông dân, ngư dân xã HảiHòa vẫn một mực quyết tâm cho con cai học hành đầy đủ và tìm kiếm chocon một công việc phù hợp với bản thân Như vậy thực trạng vấn đề này nhưthế nào, điều này sẽ được tìm hiểu thông qua đề tài nghiên cứu: “Sự quan tâmcủa cha mẹ đối với vấn đề học và định hướng nghề nghiệp cho con”

Trang 3

2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:

2.1 Ý khoa học:

Đã có nhiều ngành khoa học như: đạo đức học, tâm lý học nghiên cứu

về vai trò giáo giục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng Tuy nhiên để cócái nhìn toàn diện hơn thì xã hội học đóng vai trò không nhỏ trong việc làmsáng tỏ, có ý nghĩa hơn khi nhgiên cứu vai trò của gia đình trong giáo dục concái

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã vận dụng các khái niệm: Giađình, vai trò, Cùng các lý thuyết xã hội học: Hành động xã hội, chức năng

cơ cấu, nhằm đóng góp thêm về mặt lý luận trong nghiên cứu vai trò của giađình trong bối cảnh hiện nay

2.2 Ý nghĩa thực tiễn.

Hiện nay việc nâng cao trình độ tri thức ngày càng được xã hội coitrọng, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ có con đang đi học Nghiên cứunhằm tìm hiểu mức độ quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học tập và địnhhướng nghề nghiệp cho con, đặc biệt trong các gia đình ở xã Hải Hòa củahuyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa nơi mà nhu cầu cho con em theo học trong mỗigia đình ngày một đông Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta thấy được thựctrạng của mức độ quan tâm, đầu tư cho con em theo học và định hướng nghềnghiệp cho con trong các gia đình ven biển và hiểu rõ hơn về vị trí và vai tròcủa cha mẹ trong gia đình

3 Mục đích nghiên cứu:

Nhằm nghiên cứu thực trạng của giáo dục qua vai trò gia đình, thể hiệnnhư thế nào qua mức độ quan tâm của cha mẹ khi đầu tư cho con theo học,đặc biệt là định hướng nghề nghiệp tương lai cho con em mình

Phân tích ảnh hưởng của một yếu tố như: Học vấn, nghề nghiệp, thunhập của cha mẹ nhằm tìm hiểu xem chúng có ảnh hưởng như thế nào đếnviệc đầu tư cho học tập và định hướng nghề nghiệp với con em người dân xãHải Hòa

Trang 4

Đưa ra một ý kiến nhằm bổ sung thêm cho các nhà hoạch định chínhsách, chương trình đầu tư giáo dục ở từng địa phương cụ thể Điều này nhằmnâng cao chất lương giáo dục đối vơi người dân, từ đó có thể xác định hướng

đi đúng

4 Đối tượng-khách thể-phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học tập và định hướngnghề nghiệp cho con

Theo Mác Weber: Hành động xã hội là một hành vi làm chủ thể gắncho một ý nghĩa chủ quan nhất định ông nhấn mạnh đến động cơ bên trongchủ thể là nguyên nhân của hành động - đó là yếu tố chủ quan và hướng tớingười khác với các kỳ vọng được cảm nhận hay phỏng đoán được dặc trưng

Trang 5

theo chuẩn mực, giá trị xã hội Ông còn chia hành động xã hội ra thành nhiềuloại và mỗi loại hành động luôn gắn với một yếu tố chủ quan nhất định.

+ Hành động phù hợp giá trị truyền thống

+ Hành động theo cảm giác

+ Hành động phù hợp với một gia trị

+ Hành động phù hợp với một lợi ích

Như vậy, một hành động của chủ thể đều tác động bởi ý nghĩa chủ quan

và một mục đích nhất định Vậy khi sự quan tâm của các bậc cha mẹ đối vấn

đề học tập và định hướng nghề nghiệp cho con là có sự tác động của nhữngyếu tố chủ quan với những kỳ vọng nhất định Đó là khi sự quan tâm đó thểhiện tới mục đích gì và mang lại giá trị gì cho cuộc sống tương lai con emmình Bên cạnh đó còn có sự tham gia của nhiều yếu tố khác

Như vậy, mỗi quan tâm của cha mẹ đối với con cái không phải là bấtbiến mà nó còn phụ thuộc bởi nhiều tác động từ cuộc sống - điều kiện kinh tế

- xã hội hiện nay

* Thuyết chức năng cơ cấu:

Một trong những đại biểu cho thuyết chức năng cơ cấu là GeorgeMurclork, ông cho rằng hầu hết trong tất cả các xã hội, gia đình đều thực hiện

4 chức năng cơ bản và phổ biến: tính dục, tái sinh sản, kinh tế và giáo dục.Những chức năng có mối quan hệ, tác động lẫn nhau tạo nên sự vận hành xãhội

Trong 4 chức năng trên thì chức năng giáo dục có vai trò lớn đối vớimỗi cá nhân - đây là quá trình xã hội hóa đầu tiên để cá nhân tiếp nhận vàsáng tạo nên những giá trị sống của riêng mình đồng thời góp phần vào vănhóa của xã hội

Như vậy, gia đình có chức năng rất lớn đến sự phát triển của mỗi cánhân.Trong đó cha mẹ là nhũng người có vai trò lớn trong việc giáo dục concái nhất là khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai con em mình Đây thực

Trang 6

sự là điều có ý nghĩa quan trọng giup con em có một hướng đi đúng và pháttriển toàn diện.

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp phân tích tài liệu:

Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của địa phương, các nghiên cứucủa các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:

Phỏng qua 448 hộ gia đình có con đang theo học ở các cấp tại địa bànthuộc xã Hải Hòa- huyện tĩnh gia- Thanh hóa

5.3 Mẫu nghiên cứu:

* Cơ cấu mẫu:

* Cơ cấu giới: 200 nam (chiếm 44,6%) 248 nữ (chiếm 55,4%).

* Cơ cấu tuổi: Từ 22 đến 67 có 446 người trả lời, chiếm 99,7 %.

- Từ 22 đến 30 tuổi có 50 người trả lời chiếm 11 %

- Từ 31 đến 40 tuổi có 128 người trả lời chiếm 28,6 %

- Từ 41 đến 50 tuổi có 156 người trả lời chiếm 35,1 %

- Từ 51 đến 67 có 112 người trả lời chiếm 25 %

Qua số liệu trên ta thấy độ tuổi từ 51- 67 chiếm một nửa số lao động

* Cơ cấu nghề nghiệp:

Nghề nghiệp của người được trả lời:

Trang 7

Stt Nghề nghiệp Số lượng mẫu Tỷ lệ (%)

6.1 Khái niệm gia đình:

Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng trong xã hội học - NXB Đạihọc QG Hà Nội, thì “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù một nhóm xãhội nhỏ và các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mỗi quan hệ hôn nhân,quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt,trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của cácthành viên cùng để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người

Theo G.P.Murdork - NXHH Mỹ: “Gia đình là một nhóm xã hội cùng

cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế và ít nhất trong đó có quan hệ tình dụcvới nhau được xã hội tán thành, có một hay nhiều con cái do họ đẻ ra hoặcnhận con nuôi”

Như vậy, những điểm chung nhất thì: “Gia đình là một nhóm xã hộigồm hai hay nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết

Trang 8

thống hoặc nhận con nuôi, vừa đáp ứng nhu cầu riêng, vừa thỏa mãn nhữngnhu cầu của xã hội và tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác và tinh thần.

6.2 Khái niệm vai trò:

Vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ bổn phận vàtrách nhiệm tự gán cho một vị thế cụ thể

(Trích xã hội học đại cương - tác giả Phạm Tất Dong và Lê Ngọc HùngNXB - NXB Đại học QG Hà Nội 1997)

Như vậy, là sự thực hiện vai trò là gắn với một vị thế cụ thể Trong cácloại vai trò thì vai trò của cha mẹ được coi là vai trò rộng vì vai trò của cha

mẹ là phải quan tâm chú ý tới tất cả các mặt trong đời sống của con cái nhưchăm sóc sức khỏe, dạy con học và định hướng nghề nghiệp cho con

6.3 Khái niệm giáo dục:

Giáo dục là một hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sựphát triển tinh thần, thể chất của một số đối tượng nào đó, dần có được nhữngyếu tố cần thiết theo mục tiêu đề ra

Khi xem xét giáo dục như một “Thiết chế xã hội” chúng ta thấy chứcnăng chủ yếu của giáo dục là xã hội hóa cá nhân, nhằm nâng cao dân trí, tạonguồn nhân lực phát triển nhân tài cho đất nước Nhờ thực hiện tốt chức nănggiáo dục xã hộ mới tái sản xuất sức lao động góp phần vào tiến bộ xã hội

6.4 Định hướng và định hướng nghề nghiệp, nghề nghiệp:

+ Định hướng: “Là việc hoạch định trước một phương pháp mục tiêu

để thực hiện không có gi thay đổi Sự định hướng này đã có cân nhắc kỹlưỡng trước khi ra quyết định Mục đích cuối cùng của sự định hướng có đạthay không phụ thuộc vào điều kiện khách quan”

+ Nghề nghiệp: “Tập hợp những kỹ năng, kỹ xảo, tri thức, phương

pháp của cá nhân để thực hiện công việc chuyên làm theo sự phân công laođộng của xã hội” (Từ điển tiếng việt - NXB Khoa học xã hôi)

+ Định hướng nghề nghiệp: Trên cơ sở của hai khái niệm “Nghề

nghiệp và định hướng”

Trang 9

Định hướng nghề nghiệp là việc cung cấp, trao đổi thông tin về đặcđiểm hoạt động và yêu cầu phát triển nghề trong xã hội Đặc biệt là các nghề

ở những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa, về tâm sinh lý của mỗingười và tình hình phân bố lao động và yêu cầu điều chỉnh lao động tại cộngđồng dân cư về hệ thống các trường lớp đào tạo nghề cảu nhà nước

6.5 Xã hội hóa:

Theo G.Andreeva: xã hội hóa là quá trình hai mặt Một mặt cá nhântiếp nhận những kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xãhội, vào hệ thống các quan hệ xã hội Mặt khác tác nhân tái sản xuất một cáchchủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham giavào các hoạt động và thâm nhập các mối quan hệ xã hội

6.6 Chức năng gia đình:

Theo các nhà xã hội học: Chức năng gia đình là phương thức thể hiệntính tích cực, hoạt động sống của gia đình và các thành viên của nó Các chứcnăng gia đình có thể liên quan chặt chẽ với các nhu cấu của xã hội về mặtthiết chế gia đình với nhu cầu của cá nhân thuộc về một nhóm gia đình mangtính lịch sử sâu sắc Nó gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội hoàn cảnh sống

xã hội với thời gian tính chất của chức năng gia đình lại biến đổi, song nó vẫntồn tại bốn chức năng cơ bản:

+ Chức năng sinh đẻ

+ Chức năng kinh tế

+ Chức năng giáo dục

+ Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm

7 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.

7.1 Giả thuyết nghiên cứu:

Trong gia đình việc đầu tư cho con học tập đã có sự quan tâm của cha,

mẹ Song việc đầu tư này còn chưa hiệu quả vì các bậc cha, mẹ chưa có sựbảo ban con cái một cách cụ thể và việc học chủ yếu do các con tự học

Trang 10

Trong gia đình, việc học tập và định hướng nghề nghiệp cho con là nhucầu của các bậc cha, mẹ song khi thực hiện điều này lại phụ thuộc rất nhiềuvào học vấn, nghề nghiệp và thu nhập của gia đình.

Khi định hướng, đối với các gia đình kinh tế còn hạn chế thì họ chỉmong con cái có công việc ổn định, mang lại thu nhập Việc định hướng có kếhoạch cụ thể chủ yếu là các gia đình có điều kiện kinh tế với mức thu nhậpcao

1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua đã tác độngkhông nhỏ đến vai trò của gia đình đối với việc chăm sóc và giáo dục con cái

Điều kiện tự nhiên kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực

Điều kiện, môi trường gia đình

Các chính sách pháp luật đầu tư cho giáo dục

Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học tập và định hướng nghề nghiệp cho con

Trang 11

Nhất là khi nhu cầu xã hội đòi hỏi trình độ học vấn ngày càng cao thì việc đặt

ra đối với phần lớn gia đình là làm sao tạo điều kiện cho con cái học tập vàvấn đè tìm kiếm việc làm cho mỗi thành viên gia đình trong tương lai là vấn

đề cần thiết Điều này xảy ra ở hầu hết các gia đình ở nông thôn và đô thị vớinhiều cách thức, phương pháp cùng với mong muốn riêng Thực tế đã cónhiều công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của gia đình trong việc giáodục và định hướng nghề nghiệp cho con cái như:

Luận án thạc sỹ: “Sự phân công lao động trong các gia đình nông thônviệt Nam” của Lê Thái Thị Băng Tâm nhằm chỉ ra vai trò chủ yếu của cha,

mẹ trong công việc và trong sự giáo dục con cái ở các gia đình nông thôn

Bài viết “Vai trò của gia đình nông thôn trong vấn đề giải quyết việclàm cho con” Lê Ngọc Hùng, Lê Tiến La Tạp chí xã hội học số 2/ 2000.Trong đó tác giả đề cập đến việc khi cha, mẹ đinh hướng thường mong concái thoát ly đồng ruộng và làm cán bộ nhà nước Song yế tố ảnh hưởng đến sựđịnh hướng này như học vấn, mức sống

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều tập trung vào vai trò của giađình, nhất là phụ nữ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái và định hướngnghề nghiệp cho con như thế nào và nó chịu tác động của một số yếu tốnhư: học vấn, thu nhập

Hiện nay khi đời sống từ truyền thống sang hiện đại đã làm cho một sốchức năng của gia đình bị biến mất và thay vào đó những chức năng dù khônghẳn hoàn toàn mới song nó có một ý nghĩa vô cùng cần thiết trong xã hộingày nay Khi mà yếu tố kinh tế đã tác động quá nhiều đến đời sống gia đình

và đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều chức năng quan trọng khác như:Giáo dục trẻ em, quan tâm đến đời sống và tình cảm của các thành viên tronggia đình

Tuy nhiên, để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của gia đình đối vớiviệc giáo dục của con cái, nhất là trong bối cảnh hiện nay thì sự quan tâm củacha, mẹ đến sự phát triển toàn diện cho con cái là một vấn đề còn nhiều phức

Trang 12

tạp Bởi một câu hỏi đặt ra là làm thế nào vừa thực hiện vai trò xã hội đồngthời thực hiện công việc chăm sóc gia đình và giáo dục con cái Điều này còn

có sự nghiên cứu đa dạng hơn với tất cả môi trường gia đình, xã hội nhằm cóthể đưa ra những phương pháp hữu hiệu nhất cho mô hình giáo dục gia đìnhnói chung Đây sẽ là điểm mới và thành công trong mỗi đề tài nghiên cứu

2 Địa bàn nghiên cứu

2.1 Tổng quan về xã Hải Hòa- huyện tĩnh gia- Tỉnh thanh hóa.

Đặc điểm kinh tế xã hội

Xã Hải hoà là một xã bãi ngang ven biển, phía Bắc giáp xã Ninh Hải,phía Nam giáp xã Hải Minh, phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía Đông giápbiển Đông

Diện tích tự nhiên là 640,3 ha

Dân số 7400 khẩu với 1700 hộ, toàn xã có 8 thôn

Trong những năm gần đây, xã Hải Hoà đang có sự chuyển dịch về cơcấu sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp nông thôn Từmột xã thuần nông hiện nay đang có xu hướng phát triển thêm các loạihình nghành nghề mới: Đánh bắt hải sản, kinh doanh dịch vụ du lịch, tiểuthủ công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 15,5% caohơn mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 2000-2005 là 5,5% và đạt 115% kếhoạch đề ra, thu nhập bình quân đẩu người năm 2005 là 3,5 triệu đồng,năm 2009 là 7,2 triệu đồng và kế hoạch năm 2010 là 8,8 triệu đồng tăng2,5 lần so với năm 2005

Sản xuất nông nghiệp - Chăn nuôi - Thuỷ sản

Sản lượng lương thực hàng năm không ổn định Nguyên nhân phụthuộc chủ yếu vào thiên nhiên, năm 2005 là 800 tấn, năm 2006 là 1000tấn, 2007 là 986 tấn, 2008 là 513 tấn và 2010 là 824 tấn

Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh nhất là trong các năm 2006-2007tập trung ở các hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại nhỏ Năm 2005 tổng

Trang 13

đàn lợn đạt 32000 con, đàn bò 1300 con Nhưng đến năm 2009 đàn lợn chỉcòn 2300 con và bò 946 con chỉ đạt 63% kế hoạch đề ra Nguyên nhângiảm do diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày càng phức tạp, giá cảthức ăn chăn nuôi trên thị trường tăng mạnh, giá bán đầu ra của ngườichăn nuôi thì tăng chậm hoặc không tăng nên người chăn nuôi không đầu

tư cho phát triển chăn nuôi

Thực hiện nghị quyết 05,06 của Huyện ủy về phát triển chăn nuôitheo hướng công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ Đảng bộ và chínhquyền địa phương tập trung lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất cây màuđặc biệt là cây lạc, cây vừng, đầu tư dưa giống mới vào sản xuất đem lạihiệu quả cao

Giá trị sản lượng thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 400%, Chiếmmột tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế Nguyên nhân tăng là do có nguồn hỗtrợ, trợ giá dầu nên nhân dân đã tích cực đầu tư vào các phương tiện đánhbắt, khai thác hải sản

Sản xuất công nghiệp - TTCN, Thương mại, dịch vụ

Dịch vụ mở ra đa dạng hơn trước là dịch vụ du lịch, với lợi thế gầntrung tâm có quốc lộ 1 đi qua, khu du lịch đang từng bước hình thành nêncác nhà hàng, khách sạn, đại lý hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, hảisản, xây dựng, vận tải, cơ khí nhỏ phát triển mạnh Chính quyền địaphương đã phối hợp với Trường dạy nghề Nghi sơn mở lớp học thêu ren,móc hộp xuất khẩu cho 180 gia đình thuộc diện hộ nghèo tăng thu nhậpcho gia đình và tận dụng được thời gian nhàn dỗi cho nhân dân

Giao thông - thuỷ lợi

Giao thông: Chỉ đạo xây dựng đường giao thông liên thôn đảm bảo

cho nhân dân đi lại sinh hoạt thuận tiện Tuyến đường nhựa từ trạm y tế

đi thôn Tiền Phong dài 795m tổng đầu tư hết 994 triệu đồng đã được

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Tất Dong-Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) xã hội học.NXB.Đại Học Quốc Gia Hà Nội Khác
2. Nguyễn Thị Kim Hoa. phụ nữ và gia đình nông thôn với việc giáo dục tri thức và định hướng nghề nghiệp cho con. Tạp chí khoa học phụ nữ số 2/2000 Khác
3. Lê Ngọc Hùng-Lê Tiêu La. Vai trò của gia đình nông thôn trong vấn đề giải quyết việc làm. Tạp chí xã hội học số 2/2000 Khác
4. PTS. Chung Á-PTS Nguyễn Đình Tấn. Nghiên cứu xã hội học NXB Chính Trị Quốc Gia-Hà Nội 1996 Khác
5. Mai Huy Bích-xã hội học gia đình. NXB khoa học-xã hội Hà Nội 2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2:  Mức độ định hướng nghề nghiệp cho con cái gia đình ven - sự quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học và định hướng nghề nghiệp cho con (khảo sát tại xã hải hòa-huyện tĩnh gia-tỉnh thanh hóa)
Bảng 2 Mức độ định hướng nghề nghiệp cho con cái gia đình ven (Trang 20)
Bảng 4. Tương quan về mức sống của các hộ gia đình với việc định hướng học tập cho con cái. - sự quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học và định hướng nghề nghiệp cho con (khảo sát tại xã hải hòa-huyện tĩnh gia-tỉnh thanh hóa)
Bảng 4. Tương quan về mức sống của các hộ gia đình với việc định hướng học tập cho con cái (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w