Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Qua khoá luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáoThs.Lê Thái Thị Băng Tâm và các thầy, cô giáo trong khoa xã hội học Nhữngngười đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khoá luậntốt nghiệp.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths Lê TháiThị Băng Tâm - người đã hướng dẫn, cung cấp cho em những tri thức và kinhnghiệp quý báu trong quá trình nghiên cứu đề tài để giúp em có thể hoànthành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài trường Đạihọc Công đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong khi đang học tập tạitrường cũng như trong thời gian viết khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú trong ban lãnh đạo xã KimChung - Huyện Đông Anh - TP Hà Nội đã tạo điều kiện , giúp đỡ em hoànthành khoá luận này Cảm ơn các bạn sinh viên và các bạn đồng nghiệp đãcùng trao đổi và động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm khoáluận.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng song trình độ còn có hạn, đề tài khótránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo củathầy cô cùng với những ý kiến đóng góp của các bạn.
Hà Nội, ngày 15/5/2006 Sinh viên
Lê Nguyên Long
Trang 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài: 4
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 5
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: 9
5.2 Phương pháp nghiên cứu: 11
5.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến: 11
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu: 12
5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu: 13
5.2.4 Đặc điểm của mẫu khảo sát: 14
6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết: 15
6.1 Giả thuyềt nghiên cứu: 15
6.2 Khung lý thuyết: 16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 17
1.1 Các lý thuyết có liên quan: 17
1.1.1 Lý thuyết vai trò: 17
Trang 31.1.2 Lý thuyết trao đổi xã hội: 18
1.2 Các khái niệm công cụ: 20
1.2.1 Khái niệm gía trị 20
1.2.2 Khái niệm định hướng giá trị 20
1.2.3 Khái niệm thái độ 21
1.2.4 Khái niệm nghề nghiệp 22
1.2.5 Khái niệm gia đình 23
1.2.6 Khái niệm ngoại thành 23
CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI VIỆC HỌC CỦA CON VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON Ở GIA ĐÌNH NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 25
2.1 Điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn khảo sát: 25
2.2 Kết quả nghiên cứu: 27
2.2.1 Thực trạng và xu hướng phát triển lao động việc làm ở Việt Nam: 27
2.2.2 Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con 30
2.2.2.1 Nhận thức của các bậc cha mẹ về giá trị học vấn 31
2.2.2.2 Thái độ của cha mẹ đối với việc dự định bậc học cho con 34
2.2.2.3 Thái độ của cha mẹ đối với việc đầu tư về thời gian cho con học 36
2.2.2.4 Thái độ của cha mẹ đối với việc đầu tư về vật chất cho con học 39
2.2.2.5 Mức độ quan tâm của các bậc cha mẹ đến việc hoc của con: 41
2.2.3 Định hướng nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ: 44
2.2.3.1 Mong muốn, dự định của cha mẹ về nghề cho con: 44
2.2.3.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc hướng nghiệp cho con: 49
2.2.3.3 Những khó khăn gặp phải khi cha mẹ định hướng nghề cho con cái: 61
Trang 4KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 641 Kết luận: 642 Khuyến nghị: 66
MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thế kỉ XXI với những tiến bộ vượt bậc về khoa học kĩ thuật và côngnghệ, mà đặc điểm nổi bật là tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vàsự toàn cầu hoá về kinh tế, đang kéo theo nhiều biến đổi quan trọng trong đờisống xã hội, sinh hoạt văn hoá và tinh thần Con người được giải phóng và vaitrò cá nhân được đề cao Trước những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hộinhư vậy, tri thức được xem như là nhân tố nội tại của sự phát triển đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nước ta đang trong thời kì đẩymạnh CNH - HĐH để đi lên với tốc độ nhanh và bền vững theo định hướngXHCN Với đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta:"Đẩy mạnh CNH -HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nướccông nghiệp; ưu tiên pháttriển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp vớiđịnh hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lựcbên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệuquả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bướccải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế -xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh"[7].
Trên con đường đi lên CNXH ấy nếu không có tri thức, không có nhân
tài thì không thể đưa đất nước vào CNH - HĐH Vì "Nhân tài là nguyên khí
Trang 5của quốc gia, nguyên khí thịnh thì quốc gia mạnh" đây là câu danh ngôn được
ghi trong tấm bia trước của điện Đại Bái trong khu văn miếu Quốc Tử Giám(Hà Nội),năm 1942 Rõ rãng không phải bây giờ mà từ rất sớm ông cha ta đãnhận ra rằng, để phát triển đất nước thì chú trọng phát triển nhân tài là điềucốt yếu Vì thế việc chăm lo phát triển bồi dưỡng con người và nguồn nhânlực là nhân tố quyết định của công cuộc CNH - HĐH đất nước Do vậy, giáodục là phương tiện để phát triển nguồn nhân lực cho xã hội công nghiệp Đặcbiệt là vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ trẻ.
Lao động và việc làm ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề nan giải vànhiều tranh cãi Việc đào tạo đội ngũ lao động còn nhiều bất cập "thừa thầy,thiếu thợ" Do đó, để làm sao cân đối giữa đào tạo và việc làm là một việc hếtsức cần thiết cho một đất nước đang phát triển như nước ta hiện nay Đứngtrước vấn đề này, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm hơn nữatrong việc giáo dục và hướng nghiệp cho lớp trẻ - chủ nhân tương lai của đấtnước Làm thế nào để họ chọn những ngành nghề, bậc học sao cho phù hợpvới khả năng và trình độ của bản thân để có thể đáp ứng được nhu cầu pháttriển của xã hội Để làm được điều này thì gia đình hay cụ thể hơn là các bậclàm cha, làm mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp con học tậpvà hướng nghiệp cho con cái sao cho phù hợp với khả năng của con và điềukiện phát triển xã hội Người làm cha, làm mẹ cần phải có nhận thức đúngđắn, và đồng thời phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập củacon Song liệu trên thực tế các bậc cha mẹ ở ngoại thành Hà Nội đã quan tâmđến vấn đề này hay chưa; khi mà họ còn phải đối mặt với nhiều khó khăntrong cuộc sống Và nếu đã quan tâm thì họ đã quan tâm như thế nào? Nhữngđịnh hướng cho con họ chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào là chủ yếu?
Do đó, việc tìm hiểu định hướng bậc học và nghề nghiệp của cha mẹ chocon ở gia đình ngoại thành Hà Nội hiện nay là một vấn đề quan trọng và
Trang 6mang tình cấp thiết trong xã hội hiện nay Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:
"Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp chocon ở gia đình ngoại thành Hà Nội." để nghiên cứu viết khóa luận.
2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Gia đình là môi trường ban đầu tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗicon người, là nơi định hướng giá trị cho mỗi cá nhân Do đó, nghiên cứu vềgia đình là một trong những đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều ngànhkhoa học như: Tâm lý học, Giáo dục học, Đạo đức học Bên cạnh nhữngngành khoa học đó thì Xã hội học cũng khẳng định được vị trí, vai trò củamình với tư cách là ngành khoa học độc lập trong hệ thống khoa học xã hội vànhân văn.
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển, sự đan xen giữa các chuẩnmực giá trị cũ và những chuẩn mực giá trị mới đã có ảnh hưởng tới nhữngđịnh hướng giá trị trong gia đình, đặc biệt là định hướng nghề nghiệp cho controng nhiều gia đình hiện nay Khi nghiên cứu về định hướng giá trị nghềnghiệp của người Việt Nam, PGS.PTS Nguyễn Quang Uẩn, PGS.PTS.Nguyễn Thạc, PGS.PTS Mạc Văn Trang đã đưa ra 25 thang giá trị nghềnghiệp trong nghiên cứu của mình Kết quả nghiên cứu cho thấy khi được yêucầu chọn 10 giá trị thì 9 giá trị nghề nghiệp đã được nhiều người đề cập đếnđó là:
- Nghề có thu nhập cao(77,0%)
- Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ (67,2%)- Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích (66,3%)- Nghề có điều kiện chăm lo gia đình (64,2%)- Nghề có điều kiện phát triển năng lực (62,8%)- Nghề được xã hội coi trọng (62,7%)
Trang 7- Nghề đảm bảo yêu cầu suốt đời (60,0%)
- Nghề có thể giúp ích cho nhiều người (57,8%)- Nghề có thể tiếp tục học lên (56,8%).
Sự định hướng nghề nghiệp này cho thấy sự thích ứng của người ViệtNam đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa hiện nay [14].
Cho đến nay, việc nghiên cứu về định hướng bậc học và nghề nghiệpcho con cũng đã có một số tác giả đề cập đến như:
- Trong bài viết "Người phụ nữ và gia đình nông thôn với việc giáo dụctri thức và định hướng nghề nghiệp cho con" cuả Nguyễn Thị Kim Hoa - Tạpchí Khoa học phụ nữ, số 2/2000 đã đề cập đến một số nguyên nhân ảnh hưởngđến việc giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho con cái của người phụ nữnông thôn Một số nguyên nhân được tác giả đề cập đến trong bài viết là: trìnhđộ học vấn, tôn giáo và điều kiện kinh tế gia đình của phụ nữ có ảnh hưởngnhất định đến định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con Chẳng hạn nhưviệc người mẹ có trình độ học vấn thấp nên không thể giúp con trong việc họctập, hay khi gia đình khó khăn các bậc cha mẹ thường nghĩ đến việc cho connghỉ học ở nhà đi làm thêm Nguyễn Thị Kim Hoa cũng đã chỉ ra " khi điềukiện kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ thường lúng túng trong việc giúp conhọc tập" [2].
- Nghiên cứu "Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trunghọc phổ thông một số tỉnh miền núi phái bắc" của Trần Quốc Thành - Tạp chíTâm lý học, số 8/2002, nói đến tầm quan trọng của việc định hướng nghềnghiệp, nhận thức về nghề nghiệp, xu hướng chọn nghề và những nhân tố ảnhhưởng tới sự định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh lớp 12 THPT mộtsố tỉnh miền núi phía bắc Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số nhậnxét sau:
Trang 8+ Về xu hướng chọn nghề của học sinh, có nhiều giá trị khác nhau chiphối xu hướng chọn nghề của học sinh Dưới tác động của nền kinh tế - xãhội, của điều kiện trao đổi thông tin ở từng địa bàn dân cư mà có sự khác biệtthứ bậc của các giá trị Những giá trị vật chất có xu hướng được đề cao trongxu hướng chọn nghề của học sinh trong giai đoạn hiện nay [4].
+ Về những yếu tố ảnh hưởng tới sự định hướng giá trị nghề nghiệp củahọc sinh thì vai trò của gia đình và bạn bè chiếm vị trí quan trọng trong địnhhướng giá trị nghề nghiệp của học sinh [4].
- Cũng bàn về vấn đề hướng nghiệp cho con nhưng Lê Mạnh Năm lạitiếp cận theo một hướng khác trong nghiên cứu: "Vai trò của gia đình nôngthôn đồng bằng sông Hồng trong vấn đề giải quyết việc làm cho con" - tạp chíXã hội học, số 2/2000 Tác giả đã đi vào xem xét tình trạng thiếu việc làm củathanh niên mới lớn trong gia đình nông thôn hiện nay Việc chưa có việc làmtheo tác giả là do nhiều nguyên nhân, nhưng phần quan trọng, có thể còn ởđịnh hướng hay kì vọng rằng con cái sẽ làm việc gì khác, ở đâu đó Địnhhướng nghề nghiệp của các bậc cha mẹ ở nông thôn cho con chủ yếu là mongmuốn con cái thoát ly khỏi nông thôn, làm cán bộ nhà nước Những dự địnhđó cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như học vấn, mức sống của gia đìnhvà quan niệm giá trị nghề nghiệp Về việc giải quyết việc làm cho con ở giađình nông thôn được tác giả kết luận: "Dù được kết luận chưa có việc làmnhưng con cái lớn lên vẫn được huy động vào hoạt động nghề nghiệp ở giađình và làng xã" [5].
Ngoài ra còn một số công trình khoa học khác cũng nghiên cứu về vấnđề này Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã ít nhiều nêu lên những địnhhướng nghề nghiệp, cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghềnghiệp của gia đình đối với con Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nàychưa đi sâu vào tìm hiểu thái độ quan tâm của cha mẹ tới việc học của con,
Trang 9cũng như chưa đi sâu xem xét giải thích một cách kỹ càng những nhân tố ảnhhưởng đến việc định hướng nghề nghiệp cho con trong các gia đình ở ngoạithành Hà Nội hiện nay và những mong muốn về nghề cho con của các bậc chamẹ có được thực hiện không, cũng như những lý do ảnh hưởng đến việc conkhông làm được đúng như những nghề mà gia đình mong muốn Do vậy,nghiên cứu này nhằm tiếp thu và kế thừa những thành quả của những nghiêncứu đi trước để phác họa lên bức tranh về thái độ của cha mẹ đối với việc họccủa con và định hướng nghề nghiệp cho con trong các gia đình ở ngoại thànhHà Nội, cũng như xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến việc định hướngnghề nghiệp cho con.
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:3.1 Ý nghĩa khoa học:
Bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học, đề tài nghiên cứu nhằm làmsáng tỏ một số luận điểm trong hệ thống lý thuyết như: lý thuyết vai trò, lýthuyết trao đổi xã hội, đồng thời bổ sung cho cơ sở lí luận và thực tiễn về vấnđề nghiên cứu
Góp phần làm rõ nội dung về thái độ của cha mẹ đối với việc học củacon và định hướng nghề nghiệp cho con và các khái niệm liên quan dưới gócđộ khoa học.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Cung cấp cái nhìn khái quát về thái độ của cha mẹ đối với việc học củacon và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội Trêncơ sở đó giúp các bậc cha mẹ thay đổi hành vi đối với việc đầu tư cho controng học tập và hướng nghiệp.
Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các bậccha mẹ nói riêng, cộng đồng nói chung và những ai quan tâm đến vấn đề này.
Trang 10Thông qua đó đưa ra những kết luận và khuyến nghị để giúp cho các bậccha mẹ có cách nhìn đúng trong việc đầu tư cho con học và định hướng nghềcho con trong giai đoạn hiện nay.
4 Mục đích, đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:4.1 Mục đích nghiên cứu:
Khoá luận tập trung tìm hiểu thái độ của cha mẹ đối với việc học củacon và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội.
Cụ thể khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Tìm hiểu thái độ của các bậc cha mẹ đối với việc học tập của con.- Tìm hiểu mong muốn của các bậc cha mẹ trong việc định hướng, lựachọn nghề nghiệp cho con
- Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc hướng nghiệp cho con.- Qua kết quả nghiên cứu rút ra những kết luận và đưa ra khuyến nghịnhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ cũng như bản thân các bạn trẻtrong việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với khả năng của mình và phùhợp với xu hướng phát triển của xã hội
4.2 Đối tượng nghiên cứu:
Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệpcho con ở các gia đình ngoại thành Hà Nội.
Trang 11Vấn đề nghiên cứu của đề tài được giải thích và chứng minh dựa trên cơsở của một số quan điểm sau:
* Quan điểm lịch sử:
Đề tài đựơc nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể hiện nay, đó làtrong hoàn cảnh nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướngXHCN nhằm nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và địnhhướng nghề nghiệp cho con ở các gia đình ngoại thành Hà Nội với thời gianvà không gian, gắn liền với nền văn hoá và điều kiện kinh tế - xã hội nhấtđịnh.
Việc nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và địnhhướng nghề nghiệp cho con ở các gia đình ngoại thành Hà Nội được đặt trongthực tại xã hội nông thôn đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ Đồng thờixem xét sự ảnh hưởng của nền văn hoá truyền thống, môi trường kinh tế - xãhội của địa phương và các chính sách giáo dục nói chung và giáo dục hướngnghiệp nói riêng hiện nay đối với việc định hướng bậc học và nghề cho concủa các bậc cha mẹ.
*Quan điểm hệ thống:
Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con, từ đấy thấy được hành động của cha mẹ trong việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình Do đó, chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các hoạt động khác như: kinh tế, tái sản xuất con người, chăm lo đời sống tinh thần, Từ đó thấy được hoạt động này bị ảnh hưởng và tác động như thế nào trong tổng thể các chức năng của gia đình.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học nhằm làm sáng tỏ bảnchất, các đặc trưng cơ cấu xu hướng và tính quy luật của các hiện tượng và các quá trình xã hội, đồng thời sử dụng một số phương pháp kỹ thuật cơ bản
Trang 12của quá trình điều tra thực nghiệm để thu thập các thông tin, dữ liệu chính xáctrung thực và cần thiết phục vụ đề tài nghiên cứu và tạo ra ý nghĩa to lớn đối với các nhà quản lý trong việc cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở khách quan choviệc hoạch định các chính sách xã hội.
Dưạ vào thực tế địa bàn nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể sau:
5.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến:
Nghiên cứu tiến hành trưng cầu ý kiến của 100 hộ gia đình có con đang đi học thuộc Xã Kim Chung – Huyện Đông Anh – TP Hà Nội Và sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với 100 mẫu trong 3 thôn ( thôn Bầu, thônHậu và thôn Nhuế).
* Cách tiến hành điều tra :
Phát phiếu trưng cầu ý kiến trực tiếp đến từng đối tượng.* Kết quả điều tra được xử lý bằng chương trình SPSS 8.0
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu:
Song song phương pháp trưng cầu ý kiến, chúng tôi còn tiến hành phỏngvấn sâu đối với các bậc cha mẹ dưới hình thức trò chuyện và xoay quanh vấnđề định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con.
Trang 13* Đối tượng và số lượng phỏng vấn: 5 đối tượng với cuộc phỏng vấn- Bậc cha mẹ là nông dân: 1 cuộc.
- Bậc cha mẹ là công nhân: 1 cuộc.- Bậc cha mẹ làm buôn bán: 1 cuộc.- Bậc cha mẹ là bác sỹ: 1 cuộc.- Bậc cha mẹ là kế toán: 1 cuộc.* Nội dung phỏng vấn:
Các câu hỏi đưa ra nhằm thu thập những thông tin về mức sống, hoàncảnh gia đình, nghề nghiệp, tuổi tác và dự định bậc học, mong muốn của chamẹ về nghề cho con cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc định hướngnghề cho con của các bậc cha mẹ.
5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu:
Trên cơ sở những thông tin thu được trong điều tra thực tế, đề tài còn tham khảo một số tái liệu như: báo cáo, tạp chí, giáo trình chuyên ngành, và công trình nghiên cứu của một số tác giả.
Cụ thể là các tài liệu sau:
- Báo cáo: Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xã hội năm 2005 – và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 của Xã Kim chung - Huyện Đông Anh - TP Hà Nội.
- Các tạp chí như: Tạp chí về Khoa học phụ nữ, Tạp chí Lao động và xã hội, Tạp chí Xã hội học, Tạp chí Tâm lý học.
- Từ điển như: Đại từ điển Tiếng Việt, Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điền tâm lý học, Từ điển xã hội học.
- Hệ thống các giáo trình chuyên ngành: Phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Lịch sử xã hội học, Xã hội học đại cương.
Trang 14- Các công trình nghiên cứu như:
+ Lê Ngọc Văn: Gia đình với chức năng xã hội hóa; Nxb Giáo dục 1996+ PGS.PTS Nguyễn Quang Uẩn, PGS.PTS Nguyễn Thạc, PGS.PTS Mạc Văn Trang: Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách v à giáo dục giá trị HàNội, 1995.
+ Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH - HĐH ( Nghiên cứu xã hội học); Nxb khoa học xã hội.
5.2.4 Đặc điểm của mẫu khảo xát:
Trang 156 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết:6.1 Giả thuyết nghiên cứu:
- Các bậc cha mẹ đều có thái độ tích cực trong việc đầu tư về thời gian
và đầu tư về vật chất cho con học.
- Định hướng bậc học và lựa chọn nghề nghiệp cho con cái hiện nay làmột trong những mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc cha mẹ ở các giađình thuộc ngoại thành Hà Nội
- Khu vực nhà nước được các bậc cha mẹ coi như một giá trị của nghềnghiệp để định hướng cho con.
- Các yếu tố giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bố mẹcũng như điều kiện kinh tế của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến địnhhướng nghề nghiệp cho con sau này.
Trang 17Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và địnhhướng nghề nghiệp cho con ở các gia đình ngoại thành
Hà Nội.
Mong muốn,dự định nghềcủa cha mẹ
cho con.
Những khókhăn gặpphải khi cha
mẹ địnhhướng nghề
cho con.Định hướng
bậc học củacha mẹ cho
Thái độ củacha mẹ trong
việc đầu tư về thời gianvà vật chấtcho con học.
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các lý thuyết liên quan:
1.1.1 Lý thuyết vai trò:
Vai trò xã hội của các nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hộitương ứng Vai trò là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căncứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện quyền vànghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó.
Như vậy, vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội.Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội.
Để cá nhân có thể thực hiện tốt vai trò thì: một mặt đòi hỏi chuẩn mựcdo xã hội đặt ra phải rõ ràng, mặt khác cá nhân phải học hỏi về các vai tròtrong quá trình xã hội hoá [8].
Trong phạm vi gia đình thì vai trò của cha mẹ rất quan trọng Ngay từ bégia đình đối với đứa trẻ là môi trường xã hội hoá đầu tiên, trong đó cha mẹ cómột vị trí quan trọng trong cuộc đời chúng Chức năng xã hội hoá không chỉdừng lại ở giai đoạn ban đầu lúc đứa trẻ chào đời mà nó còn diễn ra trong suốtcuộc đời chúng với tư cách là một quá trình liên tục.
Gia đình là nền tảng cơ bản cho định hướng những giá trị trong cuộcsống của mỗi cá nhân Lúc còn nhỏ trẻ được gia đình giáo dục định hướngvào những gía trị phẩm chất tốt đẹp của con người như: biết kính trọng ngườilớn tuổi, lễ phép, chăm chỉ, cần cù, thật thà.Tùy vào lứa tuổi của con mà giađình có những định hướng khác nhau Những định hướng đó của gia đình cóvai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân Khi con cái trưởng thành thìđịnh hướng bậc học và nghề nghiệp cho con là một trong những định hướngquan trọng của các bậc cha mẹ Như vậy, đối với con cái cha mẹ có một vaitrò vô cùng quan trọng vừa là người thầy vừa là người vạch đường đi chochúng Do vậy, việc giúp con học tập và định hướng nghề nghiệp cho con cái
Trang 19thể hiện vai trò rất lớn của các bậc làm, cha làm mẹ nếu định hướng đúng sẽgiúp con cái có một tương lai tốt đẹp về sau.
Trong mỗi gia đình vai trò của cha mẹ là rất quan trọng, nó không chỉquyết định rất lớn đến sự hình thành nhân cách trẻ mà cả tương lai của chúng.Vì vậy, vai trò định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con của các bậc chamẹ có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển về trí tuệ của con họ, cũng như sựnghiệp của chúng sau này Do đó, mỗi bậc cha mẹ phải làm đúng vai trò củamình trong việc giúp đỡ con cái học tập, tạo dựng cho chúng một bước khởiđầu vững chắc.
1.1.2 Lý thuyết trao đổi xã hội:
Perter Blau cho rằng sự trao đổi xã hội chỉ là một khía cạnh, một mặtcủa hành vi xã hội nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hộinhập, đoàn kết, thống nhất xã hội tức là làm cho cá nhân gắn kết với nhóm,tạo thành nhóm xã hội.
Blau cho rằng trao đổi xã hội có hai chức năng cơ bản: một là tạo ra mốiquan hệ gắn kết, thiện chí, tin cậy, nhất trí trong xã hội và hai là tạo ra mốiquan hệ quyền lực giữa các bên tham gia trao đổi Như vậy, trao đổi xã hội cóvai trò tạo dựng và phát triển hệ các giá trị chuẩn mực của nhóm, tổ chức vàcộng đồng.
Trao đổi xã hội có một số đặc trưng chủ yếu sau đây:
Một là:Trao đổi có giá trị nội sinh - một số quan hệ trao đổi xã hội có giátrị tự thân mà các bên tham gia sẵn sàng cho - nhận không ngang giá nhau.
Hai là: Trong trao đổi xã hội các bên tham gia luôn có xu hướng tạo raấn tượng tốt đẹp với nhau theo hai nghĩa: một là tạo ra ấn tượng có khả năngđem lại một phần thưởng nào đó cho nhau và hai là tạo ra ấn tượng là chỉ cầncó sự hiện diện của nhau là đủ thoái mái, dễ chịu.
Trang 20Ba là: Sự trao đổi xã hội ngang vị thế Vị thể ở đây được hiểu là sự thừanhận của người khác, là sự tôn trọng mà một người nhận được từ người khác Đặc điểm thứ tư của trao đổi xã hội là sự thỏa thuận ngầm , hiểu ngầmvà sự chờ đợi ngầm những gì sẽ được nhận lại khi đem trao cái gì đó chongười khác.Trong quan hệ kinh tế, những gì được đem ra trao đổi đều đượcxác định rõ giá trị bằng giá cả và thông qua cơ chế mặc cả Nhưng trong traođổi xã hội cách xác định giá trị được thể hiện một cách ngầm ở mỗi bên.
Blau coi nguyên tắc " cùng có lợi" là cơ chế gốc của các tương tác xãhội, là chuẩn mực xã hội cơ bản quy định và điều tiết mọi quan hệ tương tácvà hành vi xã hội.
Perter Blau cho rằng các cá nhân luôn có xu hướng tự so sánh sự đầu tưcủa họ với phần thưởng mà họ nhận được Mỗi bên trong trao đổi xã hội chỉcảm thấy công bằng khi được xem xét và đánh giá sự công bằng đó và nhất làchỉ thấy sự công bằng khi so sánh bản thân họ với những người khác [10].
Vận dụng lý thuyết trao đổi xã hội của Perter Blau vào quá trình nghiêncứu để góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa con người xã hội trên hai cấpđộ cơ bản của cấu trúc xã hội Một là cấu trúc xã hội vi mô, trong đó các cánhân (các bậc cha mẹ với con của họ) tương tác với nhau thông qua các quátrình trao đổi xã hội; để xem các bậc cha mẹ đã đầu tư những gì cho con trongquá trình học tập cũng như dự định nghề cho con Hai là cấu trúc xã hội vĩ môtrong đó các nhóm (các gia đình, các nhóm xã hội, cộng đồng dân cư) tươngtác với nhau thông qua cơ chế trao đổi xã hội và hệ các giá trị, chuẩn mực,thiết chế xã hội; để xem xét các nhân tố trong gia đình và môi trường văn hóaxã hội có ảnh hưởng như thế nào đến dự định, mong muốn nghề cho con củacác bậc cha mẹ Phương tiện trung gian làm cầu nối giữa hai cấp độ này là cácmối tương tác, trao đổi xã hội và hệ các giá trị, chuẩn mực, các tiêu chuẩnđược các cá nhân và nhóm nhất trí chia sẻ Qua đây cũng tìm hiểu xem, cái
Trang 21cha mẹ mong muốn nhận được là cái gì sau khi đã đầu tư cho con học tập vàdự định nghề cho con.
1.2 Các khái niệm công cụ:1.2.1 Khái niệm giá trị:
Một trong những định nghĩa được chấp nhận rộng rãi trong khoa học xãhội là coi giá trị như những quan niệm về cái đang mong muốn ảnh hưởng tớihành vi lựa chọn Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất kì cái gì tốt, xấu đều làgiá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể.
Vậy giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta ưa thích, ta cho là quantrọng để hướng dẫn cho hành động của ta Giá trị là cái có thực và tồn tạitrong hiện thực Giá trị phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện kinh tế - xã hội cụthể Mỗi xã hội, mỗi nền văn hoá có hệ giá trị khác nhau Hệ giá trị của mộtxã hội là phương hướng phấn đấu cho toàn xã hội Mỗi các nhân tuỳ thuộcvào nhận thức đều có hệ giá trị riêng của mình.
Theo nhà xã hội học Mỹ J.H.Fitcher: "Tất cả cái gì có lợi ích, đáng hamchuộng, đánh kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị" Cógiá trị vật chất và giá trị tinh thần ý nghĩa giá trị thay đổi có tính lịch sử.
1.2.2 Khái niệm định hướng giá trị:
Định hường giá trị là sự thừa nhận, lựa chọn của cá nhân hay cộng đồngvề một giá trị hay hệ thống giá trị náo đó Định hướng giá trị là cơ sở bêntrong của hành vi, quyết định lối sống của cá nhân.
Khái niệm định hướng giá trị được hai tác giả nổi tiếng là W.Thomas vàFznanieeki đưa ra vào những năm 20 của thế kỉ XX Theo hai tác giả này thì:"Định hướng giá trị là tâm thế xã hội" hay thái độ xã hội của cá nhân điềuchỉnh hành vi của họ Trong khi đó các nhà xã hội học Mác xít cho rằng địnhhướng giá trị chính là sự phản ánh những lợi ích xã hội cơ sở của cá nhân,
Trang 22đồng thời nó biểu hiện vị trí xã hội có tính chủ quan của các cá thể, thế giớiquan cũng như quy tắc đạo đức của họ.
Trong quá trình hoạt động xã hội con người tiếp nhận một cách liên tụccác giá trị, chuẩn mực xã hội, đồng thời biến đổi chúng sao cho phù hợp vớihoàn cảnh thực tế trong nhận thức chủ quan Do đó, có nhiều cá nhân hoặcnhiều nhóm xã hội nhanh chóng đạt tới thành tích trong hoạt động của mìnhcòn các nhóm khác lại có thể bị trì trệ hoặc ít biến đổi hơn Sự khác biệt giữacác nhóm xã hội giúp cho chúng ta có thể phát hiện được sự biến đổi hệ giá trịcủa họ Nhóm xã hội mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu là các bậc cha mẹ cócon đang trong độ tuổi đi học.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tề nước ta sau thời kì đổi mới(năm 1986), đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi con người phải luônluôn học tập, tìm tòi những kiến thức mới để có thể đáp ứng được nhu cầuphát triển của xã hội Chính vì vậy, việc nghiên cứu của chúng tôi là nhằmlàm sáng tỏ sự khác nhau trong thái độ đầu tư cho việc học của con, cũng nhưmong muốn nghề cho con của các bậc cha mẹ.
1.2.3 Khái niệm thái độ:
Theo từ điển tâm lý học, thái độ được thể hiện trước một số hiện tượngnhất định như hàng hóa nào đó hoặc một ý tưởng nào đó, nhiều người thì cónhững phản ứng tức thời, tiếp nhận dễ dàng hay khos khăn, đồng tình hayphản đối, như đã có sẵn trong cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứngphó, về vận động thì thái độ ứng với tâm thế [16]
Theo quan niệm xã hội học thì thái độ gốm các yếu tố sau hợp thành(theo I.Stoetzet):
- Một biến số nằm ở chiều sâu, không thể quan sát được
- Một sự chuẩn bị cho hành vi, bền vững hơn và có tính chất chung- Một sự lưỡng phân về cảm xúc.
Trang 23Chúng ta có thể khái quát nội dung chủ yếu của thái độ như sau:
- Thái độ được hình thành trong mối quan hệ xã hội, có thái độ cá nhânvà thái độ của nhóm.
- Thái độ là một hoạt động tâm lý cá nhân, là ý nghĩa tình cảm của cánhân trước một con người hay công việc được biểu hiện ở nét mặt của cur chỉvà lời nói, hành động của cá nhân đó.
- Thái độ là nền tảng ứng xử của cá nhân đó, nó định hướng hành độngcủa con người theo một hướng nào đó trước một tình hình Thái độ là một ýnghĩ, một tình cảm bên trong của con người nhưng lại thể hiện ở hành vi,hành động của con người Như vậy, thái độ có thể được hiểu là sự kiện xã hội,hiện tượng xã hội- đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
- Thái độ gắn với con người cụ thể, gắn với vị trí vai trò của con ngườitrong các quan hệ xã hội, trong cơ cấu của hệ thống xã hội.Nhưng thái độ củacon người bị quy định bởi các yếu tố xã hội, phụ thuộc vào giá trị xã hội vàđịnh hướng giá trị xã hội, điều đó cho phép sự kiện cùng một hiện tượng xãhội nhưng mức tàn thành hay phản đối, tham gia hay không tham gia cụ thểkhác nhau và ở các nhóm xã hội cũng có sự khác nhau.
1.2.4 Khái niệm nghề nghiệp:
Theo từ điển Tiếng Việt
- Nghề là: công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội.- Nghề nghiệp là: nghề nói chung [12].
Còn trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt có ghi:- Nghề: công việc hàng ngày làm để sinh nhai.- Nghề nghiệp là: nghề làm để mưu sinh [18].
Vậy nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động cả về vật chất vàtinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội, nó tạo ra
Trang 24khả năng cho con người sử dụng sức lao động của mình để thu lấy nhữngphương tiện cần thiết tồn tại và phát triển.
1.2.5 Khái niệm gia đình:
Có nhiều cách định nghĩa gia đình khác nhau như:
Gia đình là: khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thànhtrên cơ sở các quan hệ hôn nhân ( quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) vàquan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó ( cha mẹ, con cái, ôngbà, họ hàng nội ngoại) Gia đình có thể hiểu như một đơn vị xã hội vi mô, nóchịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn định, độc lập tương đối Nó cũngcó quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù Nhữngthành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế,văn hóa, tình cảm một cách hợp pháp , được nhà nước thừa nhận và bảo vệ[11].
Còn theo từ điển xã hội học của Nguyễn Khắc Viện xuất bản năm 1994,gia đình đã được định nghĩa như sau: "Gia đình là một nhóm người gắn bóvới nhau bằng mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay việc nhận con nuôi Cósự tác động qua lại giữa vợ chồng, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ và con cái,giữa anh chị em họ hàng xa hơn Gia đình mở rộng ít hay nhiều, quan trọngđến mức độ nào đối với sự phát triển kinh tế, luật pháp, chính trị và có nhữngliên hệ ở các chừng mực khác nhau với tôn giáo Để đạt được sự bền vững,gia đình phải thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, sinh đẻ và nuôi dạy con cái"[17].
Trong gia đình vai trò của cha mẹ đều chiếm một vị trí rất quan trọng.Cả cha và mẹ đều có vai trò, trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng
Trang 25giáo dục con, thiếu một trong hai người đều có ảnh hưởng không tốt tới sựphát triển của trẻ.
1.2.6 Khái niệm ngoại thành:
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam đã định nghĩa: "Ngoại thành là vùngđất rộng lớn nằm trong vùng ảnh hưởng của thành phố lớn và cực lớn, ranhgiới phía trong tiếp giáp với nội thành và phía ngoài là ranh giới của vùng ảnhhưởng Ngoại thành thường có ba vành đai chính: kề với nội thành là ngoạithành trực tiếp (còn gọi là ven ngoại trong sự đối lập với một vành đai hẹpnằm kề ranh giới nội thành và ven nội), kế đến là ngoại thị và ngoài cùng làngoại vi Dân cư ngoại thành hàng ngày đi vào trung tâm thành phố, đô thịlàm việc và trở về nơi cư trú theo kiểu "di chuyển con lắc" Ngoại thành chịutác động mạnh mẽ của đô thị trong mọi lĩnh vực như văn hoá, lối sống, khảnăng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kĩ thuật, v v Do đó,ngoại thành sẽ đô thị hoá nhanh chóng theo đà mở rộng của đô thị Ngoài ra,ngoại thành có chức năng hỗ trợ nội thành về một số mặt như: nơi cung cấpthực phẩm tươi (nhất là rau xanh) cho nội thành, nơi bố trí công trình kĩ thuậtmôi trường (xử lí nước thải, rác bẩn), nơi đặt nghĩa địa, vườn ươm cây, vv"[13].
Trang 26- Điều kiện địa lý dân số:
Kim Chung là một xã thuộc Huyện Đông Anh( ngoại thành Hà Nội), vớidiện tích đất tự nhiên khoảng 797,56 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nôngnghiệp là: 326,6 ha, đất công nghiệp là 157,2 ha, đất thổ cư 275,87ha, đấtkhác 47,83 ha.Hiện nay, xã gồm 3 thôn là: Thôn Bầu, Thôn Hậu và ThônNhuế với số nhân khẩu trong tổng điều tra dân số năm 2000 là 9.270 người,trong đó số nam là 4517 người, số nữ là 5203 người, số hộ là 2.156 hộ Trongxã có hầu hết các loại hình kinh doanh, dịch vụ do đó số lượng khác qua địabàn khá đông Mặt khác, do trong xã có khu công nghiệp Bắc Thăng Longnên số lượng người cư trú trong xã cũng khá đông.
- Điều kiện kinh tế:
Trong quá trình đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xã đã thích ứng nhanhchóng do đó kinh tế phát triển mạnh trong tất cả lĩnh vực: nông nghiệp, côngnghiệp , buôn bán, dịch vụ Tổng sản lượng quy thóc cả vụ năm 2005 là:2.635.173 kg Giá trị sản xuất và dịch vụ đạt 65 triệu đồng/ha Ngoài ra xãcòn phát triển chăn nuôi tương đối tốt Năm 2005 xã đã có 450 con lợn, 250con trâu bò Về trồng trọt: vẫn duy trì diện tích trồng các loại hoa mẫu đơn,hoa loa kèn, cau vua, triển khai trồng cây bưởi Diễn, cam Canh với diện tíchkhoảng 12,5ha (11.500 cây).
- Về cơ cấu hành chính:
Trang 27Xã có Hội đồng nhân dân xã, có Uỷ ban nhân dân xã Bên cạnh đó còncó Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội khác như: Hội phụ nữ,Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ.
- Về văn hoá:
Hệ thống đài phát thanh thường xuyên được củng cố, tuyên truyền cácchủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, động viên nhân dântham gia xây dựng chính quyền góp phần giữ vững ổn định chính trị, đẩymạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phong trào thể dục thể thao không ngừng phát triển ở mọi lứa tuổi Thựchiện tốt cuộc vận động "Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá".Tổng kết 5 năm cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoáở khu dân cư năm 2005 có 2.020 hộ/2.156 hộ đạt gia đình văn hoá bằng 94%,nhiều tập thể và các nhân được khen thưởng.
- Về giáo dục đào tạo:
+ Ở bậc mần non: Số cháu đến nhà trẻ là 85/295 cháu đạt 29,4%( tăng10,4% năm 2004), ra lớp mẫu giáo là 372/373 cháu đạt 99,7%; trẻ dưới 5 tuổiđến lớp 100% Chất lượng qua tổng kết năm học 2004 - 2005: 85% đạt khágiỏi, trung bình 15% Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp thành phố,giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia.
Trang 28+ Ở bậc tiểu học: Tổng số học sinh: 728 em; xếp loại đạo đức tốt 99,4%;đạo đức khá 0,6% Về trí dục: Loại giỏi 37%; khá 42,4%; trung bình 20,4%;yếu 0,2% Học sinh các khối lên lớp đạt 100%, giữ vững danh hiệu chuẩnquốc gia Vừa qua được thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen trường tiên tiếnxuất sắc 5 năm liền (từ 2000 - 2001 đến 2004 - 2005).
+ Ở bậc trung học cơ sở: Tổng số học sinh : 685 em; Xếp loại đạo đứctốt 68%, khá 27,2%, trung bình 4,8% Về trí dục: Loại giỏi 11,5%, khá 42%,trung bình 40,5%, học sinh yếu 6% Học sinh khối 6,7, 8 lên lớp đạt 99,5%;học sinh thi tốt nghiệp THCS đạt 98,5%.
- Về y tế và chăm sóc sức khoẻ:
Trong năm 2005 đã tổ chức khám được 8.482 lượt bệnh nhân, trong đókhám chữa bệnh tại trạm 5.276 lượt bệnh nhân, không để xẩy ra tai biến.Khám sức khoẻ cho 490 cháu trường mần non Có 149 cháu sinh trong nămđược tiêm phòng đầy đủ Khám chữa bệnh miễn phí cho các cụ cao tuổi được:175 trường hợp , ngân sách chi 2.894.000 đồng [1].
2.2 Kết quả nghiên cứu:
2.2.1 Thực trạng và xu hướng phát triển lao động - việc làm ở ViệtNam:
Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì trên thế giới hiệnnay có khoảng hơn 30% lực lượng lao động thiếu việc làm, trong đó có hơn150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản thân;có 60 triệu lao động ở độ tuổi lao động 15-24 không thể tìm được việc làm,điều này cho thấy việc làm là một vấn đề toàn cầu chứ không của riêng quốcgia nào Tại Việt Nam, trong những năm gần đây với mục tiêu giải quyết việclàm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và cho người chưa có việclàm là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quantâm chú ý đến nhiều, và điều này đã được chính phủ phê duyệt trong quyết
Trang 29định số 126/QĐ-CP ngày 11/07/1998 Tuy nhiên, mặc dù Đảng và Nhà nướcta đã cố gắng nhiều, nhưng vấn đề thất nghiệp, không có việc làm vẫn là mộttrong những vấn đề lớn của nước ta hiện nay.
Thực trạng và xu hướng phát triển lao động - việc làm ở Việt Nam giaiđoạn 2001-2005 là:
- Về quy mô của lực lượng lao động:
Tại thời điểm 01/07/2005, LLLĐ cuả cả nước (bao gồm dân số từ đủ 15tuổi trở lên hoạt động kinh tế) có 44,385 triệu người, riêng lực lượng lao độngtrong độ tuổi lao động có 41,815 triệu người chiếm 94,2%.
Tính bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005, LLLĐ của cả nướctăng 2,5% với quy mô tăng thêm là 1,026 triệu người/năm Nhìn chung,LLLĐ đang tiếp tục gia tăng với tốc độ cao.
Trong tổng LLLĐ, lao động khu vực nông thôn là chủ yếu với 33,313triệu người chiếm 75,1%, khu vực thành thị có 11,071 triệu người chiếm24,9%
- Về cơ cấu của lực lượng lao động:
Nếu chia theo giới, lao động nam chiếm 51,26%, nữ chiếm 48,74% Tỷlệ giới của LLLĐ (tỷ lệ phần trăm của nam/nữ) là 105,2
Còn chia theo độ tuổi lao động, LLLĐ trong độ tuổi lao động chiếm94,2% và trên độ tuổi lao động là 5,8% So với thời điểm 01/07/2000, các tỷlệ này hầu như không đổi, nhưng quan sát cơ cấu LLLĐ theo các nhóm tuổi(15 -24, 25 -34, 35 - 44, 45 -54 và 55 tuổi trở lên) cho thấy LLLĐ của cả nướcđang có xu hướng giá hóa bởi tỷ trọng lao động ở các nhóm tuổi từ 25 trở lênngày càng tăng và các nhóm tuổi trẻ lại giảm, đặc biệt là từ 15 -19 Nguyênnhân chủ yếu là do sự gia tăng cả về số lượng và tỷ lệ đi học của nhóm ngườitừ đủ 15-24 tuổi trong tổng số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên.
Trang 30- Về trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động: hiện tỷ lệ mùchữ của LLLĐ cả nước là 4%; tốt nghiệp PTCS là 32,6%, tốt nghiệp PTTH là21,2%.
- Về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động: tỷ lệ đã quađào tạo của LLLĐ cả nước là 24,8% (11,003 triệu người) Trong đó, tỷ lệ đãqua đào tạo nghề (bao gồm sơ cấp, có chứng chỉ nghề, có bằng công nhân kỹthuật và CNKT không bằng) chiếm 15,2%; tốt nghiệp THCN là 4,3%; tốtnghiệp CĐ - ĐH và sau ĐH là 5,3% So với 01/07/2000, LLLĐ đã qua đàotạo của cả nước đã tăng 1,241 triệu người
- Về thực trạng và xu hướng phát triển việc làm của lực lượng lao động:Tại thời điểm 01/07/2005, cả nước có 43,456 triệu người đủ 15 tuổi trởlên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tăng 5,089 triệu người sovới thời điểm 01/07/2000 Bình quân mỗi năm tăng 1,017 triệu người có việclàm mới với tốc độ tăng 2,52%.
Về tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị: Kết quả điều tra cho thấy, tínhchung trong LLLĐ từ đủ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ thất nghiệp là 5,13% Nếu tínhriêng LLLĐ trong độ tuổi lao động, tỷ lệ đó là 5,31% và ở LLLĐ trẻ (15 -24tuổi) là 13,4%.
Về tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn: Tỷ lệthời gian lao động được sử dụng trong 12 tháng qua tính đến thời điểm01/07/2005 ở khu vực nông thôn cả nước là 80% So với năm 2000, tỷ lệ sửdụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đều tăng đáng kể ở các vùng.
- Về cơ cấu lao động có việc làm:
Chia theo ba khu vực ngành kinh tế: cả nước có 24,677 triệu người làmviệc chính ở khu vực I ( nông, lâm nghiệp và thủy sản), chiểm 56,8%; 7,769triệu người làm việc chính ở khu vực II ( công nghiệp và xây dựng), chiếm
Trang 3117,9% và 11,010 triệu người làm việc chính ở khu vực III ( dịch vụ) chiếm25,3%.
5 năm qua, số lao động làm việc chính ở khu vực I tăng bình quân0,54% mỗi năm, khu vực II tăng 9,1% và khu vực III tăng 3,38% Do tốc độtăng của số lao động làm việc ở khu vực II và III vượt hẳn so với tốc độ tăngở khu vực I nên cơ cấu lao động của cả nước chuyển dịch rõ rệt theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa (tăng tỷ trọng lao động làm việc ở khu vực IIvà khu vực III, đặc biệt là khu vực II và giảm tỷ trọng lao động làm việc ởkhu vực I[3].
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới đòi hỏi conngười phải có trình độ cao mới thích ứng được Do đó, mỗi người phải ý thứcđược tầm quan trọng của việc học tập vì đây là cánh của để mở ra thế giới bênngoài Vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải đầu tư cho giáo dụcnhiều hơn nữa trong đó gia đình giữ vai trò quan trọng nhất, là tác nhân trựctiếp đối với con cái trong việc giáo dục và định hướng bậc học cũng nhưhướng nghiệp cho con sau này.
2.2.2.Thái độ của các bậc cha mẹ đối với việc học của con:
Gia đình đối với một đứa trẻ trước nhất là môi trường xã hội hóa đầutiên, giáo dục gia đình gắn liền với chức năng xã hội hóa Một đứa trẻ sinh rakhông mang sẵn bản chất xã hội, mà chỉ có các phản xạ bẩm sinh Nhữnghành động của bé lúc sơ sinh chưa có ý thức, trong quá trình phát triển về thểchất, dần dần đứa bé học được cách ứng xử từ bố mẹ và những người lớn tuổi.Như vậy, gia đình luôn luôn là chỗ dựa vững chắc cho những đứa trẻ, lànơi vạch đường đi cho chúng Với tình cảm ruột thịt và tình yêu thương vôđiều kiện của cha mẹ, gia đình là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục trẻkhông chỉ lúc còn nhỏ mà cả khi trưởng thành Lúc nhỏ gia đình là nơi địnhhướng và hình thành các giá trị, chuẩn mực của xã hội trong mỗi đứa trẻ Còn
Trang 32khi trưởng thành thì gia đình lại là nơi định hướng đường đi cho chúng màquan trọng nhất là định hướng nghề nghiệp cho trẻ Vì có định hướng đúng thìsẽ giúp trẻ có một cuộc sống tốt đẹp về sau, đấy cũng là điều mà mọi gia đìnhđều mong con cái mình có được.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi của xã hội về con người càngcao Để có một xã hội phát triển thì tương ứng với nó phải là những con ngườicó trình độ học vấn cao Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục là một tất yếukhách quan phù hợp với xu hướng đi lên của xã hội hiện đại Chính vì lẽ đó,mà công tác giáo dục - đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là quốcsách.
Xuất phát từ thực tế trên cho thấy việc giáo dục và hướng nghiệp cholớp trẻ của các bậc cha mẹ là rất cần thiết Nhưng việc giáo dục cũng nhưhướng nghiệp cho con của các bậc cha mẹ trong các gia đình khác nhau cũngsẽ có sự khác nhau Nó tùy vào nhận thức, quan điểm của từng người để từ đócó những thái độ khác nhau với việc học tập cũng như hướng nghiệp của con.Điều này, thể hiện ở mấy vấn đề sau:
2.2.2.1 Nhận thức của các bậc cha mẹ về giá trị học vấn.
Trong cuộc sống con người luôn mang theo một hệ thống các giá trị xãhội Hệ thống giá trị đó định hướng con người hành động phù hợp với hệ giátrị mà họ mang theo Theo quan điểm của M Weber thì " Bất kì hành độngnào của cá nhân có ý thức đều làm theo một giá trị" Do vậy, hành động họctập của trẻ em cũng kèm theo một giá trị nào đó Đồng thời, sự định hướngbậc học cũng như mong muốn nghề nghiệp của các bậc cha mẹ cho con cũnglà hành động mang giá trị Sự định hướng của các bậc cha mẹ về bậc học vànghề cho con như thế nào tùy thuộc vào nhận thức của họ về giá trị học vấnvà vị trí của nó trong hệ thống thang bậc giá trị mà họ mang theo Nếu đối vớihọ giá trị học vấn có vị trí quan trọng trong hệ thống thang bậc giá trị thì họ sẽ
Trang 33định hướng cho con mình học ở những bậc học cao hơn và làm những nghềthuộc về lao động trí tuệ như: Bác sỹ, kĩ sư, Nhưng nếu giá trị học vấn thấphơn trong thang giá trị thì họ sẽ định hướng cho con học không cao và làmnhững nghề thuộc về lao động chân tay như: công nhân, buôn bán, bởi đốivới họ các giá trị khác quan trọng hơn Để làm rõ vấn đề này ta xem xét bảngsố liệu sau:
Trang 34Bảng 2.1: Quan niệm về học vấn của các bậc cha mẹ
ĐV tính:%Quan niệm của cha mẹ Tấn số (người) Tần suất (%)
( Nguồn: Kết quả từ đề tài nghiên cứu)
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy: số người trả lời vấn đề học tập củacon là rất quan trọng và quan trọng chiếm tỷ lệ cao 94,0% Điều đó, chứng tỏrằng các bậc làm cha, làm mẹ nơi đây đã nhận thức được tầm quan trọng củagiá trị học vấn trong xã hội hiện nay Họ cũng hiểu rằng chỉ có con đường họctập mới giúp con họ có công việc ổn định và có một chỗ đứng trong xã hội.
Khi được hỏi: “ Vì sao Ông (bà) cho là như vậy?” Những người được
hỏi cho biết lý do mình quan niệm về vấn đề học tập của con cái như sau:
Biểu đồ 2.1: Lý do các bậc cha mẹ cho biết quan niệm của mình về vấn đề học tập của con cái.
Nhìn vào biểu đồ 2.1, chúng ta thấy rõ các lý các bậc cha mẹ đưa ra đểnó nên tại sao mình cho là vấn đề học tập của con là rất quan trọng và quan
Trang 35trọng Lý do đưa ra chủ yếu là:"vì tương lai sau này của con” chiếm 26%, sau đóđến lý do “để có nghề nghiệp ổn định” chiếm 15% và các lý do còn lại chiếm13%
Như vậy, qua đây chúng ta thấy rõ các bậc cha mẹ hiện nay rất chú ýđến việc học tập của con, họ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất,tinh thần lẫn thời gian để cho con học tốt Vì theo họ, học chính là con đườnggiúp con cái có một tương lai tốt đẹp hơn.
Khi được hỏi:"Chú nghĩ thế nào về vấn đề học tập của con cái?" Thì ôngPhan Văn N - công nhân trả lời: “Vấn đề học tập của con cái bây giờ là rất
quan trọng vì có học cao thì sau này mới có một công việc ổn định.”
Còn bác sỹ, Nguyễn Quốc T cho rằng: “Vấn đề học tập của con cái bây
giờ là rất quan trọng vì có học thì mới kiếm được việc có thu nhập cao Hơnnữa xã hội bây giờ vẫn rất coi trọng bằng cấp ….”
Qua đây chúng ta thấy rõ các bậc cha mẹ đã nhận thức được tầm quantrọng của việc học tập, do đó họ rất chú trọng đến việc đầu tư cả về vật chất
lẫn thời gian cho con học tập: “….Tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
chúng học Thường xuyên kèm cặp chúng học Chồng tôi làm lái xe lên đisuốt ngày, vì vậy việc chăm sóc và dậy dỗ con cái đều do một mình tôi đảmnhận là chính Hàng ngày, dù bận đến đâu tôi cũng dành thời gian 1 tiếng đểbảo ban các con học hành sau đó mới yên tâm làm các công việc khác.” (Bà
Nguyễn Thị P - kế toán).
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bậc cha mẹ chưa thực coi trọnggiá trị học vấn, giá trị học vấn chưa chiếm được vị trí cao trong thang giá trịcủa họ Các giá trị khác mới đóng vị trí quan trọng chi phối cuộc sống của họ,đặc biệt là các giá trị vật chất có ảnh hưởng lớn đến quyết định của họ Điềunày cũng dễ hiểu vì: Đứng trước một thực tế là người dân ở đây chủ yếu làmnghề nông, đời sồng còn khó khăn, họ ý thức rất rõ giá trị vật chất, cụ thể là
Trang 36giá trị đồng tiền càng tỏ rõ sức mạnh của nó trong mọi hoạt động của cuộcsống Chính những yếu tố này đã tác động làm thay đổi nhận thức và thái độcủa các bậc cha mẹ đối với việc học tập của con cái Nhưng tỷ lệ các bậc chamẹ cho rằng vấn đề học tập của con là "bình thường" chỉ chiếm có 6,0% trongtổng số người được hỏi.
Như vậy, học vấn đã được người dân ở đây coi như một giá trị quantrọng trong hệ thống thang giá trị của họ Vì thế các bậc cha mẹ đã có nhữngthái độ rõ ràng trong việc dự định bậc học cũng như đầu tư về tiền bạc và thờigian cho con học.
2.2.2.2 Thái độ của cha mẹ đối với việc dự định bậc học cho con:
Tâm lý chung của các bậc cha mẹ là mong muốn con cái mình có mộttương lai tốt đẹp Do đó, cha mẹ có xu hướng giáo dục con cái theo cách củamình để đạt được mong muốn trên.
Kỳ vọng về một tương lai tốt đẹp cho con cái ở hầu hết các bậc cha mẹlà con cái học tốt để sau này có được nghề nghiệp ổn định Do vậy, cha mẹ đãcó sẵn dự định về bậc học cho con
Bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy dự định bậc học cho con củacác bậc làm cha, làm mẹ ở xã
Bảng 2.2: Bảng tần suất về dự định bậc học cho con của các bậc cha mẹ.ĐV tính: %Bậc học
Tần số(người)
Tần suất(%)
Tần số(người)
Tần suất(%)Cấp I
Trang 37(Nguồn: Như đã dẫn ở bảng 2.1)
Nhìn vào bảng số liệu, cho chúng ta thấy các bậc làm cha, làm mẹ đềumong muốn cho con mình học lên cao Càng ở các bậc học cao thì số lượngcác bậc cha mẹ mong muốn cho con học càng nhiều Cụ thể như: không cóbậc cha mẹ nào muốn con mình học hết cấp I Trong khi số các bậc cha mẹmong muốn con học nên bậc CĐ - ĐH chiếm tỷ lệ khá cao với 70,0% ở contrai và 50,0% ở con gái Như vậy, chúng ta thấy rằng các bậc cha mẹ đã nhìnnhận được vai trò và ý nghĩa của giá trị học vấn trong thời đại ngày nay Chonên, họ đã cố gắng cho con mình học cao để sau ra trường có một công việcổn định thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn khi làm ruộng.
Qua bảng 2.2, cũng cho chúng ta thấy có sự khác biệt trong định hướngbậc học cho con trai và con gái của các bậc cha mẹ Nhìn vào đây, chúng tathấy rằng phần lớn các bậc cha mẹ dự định cho con trai học cao lên CĐ - ĐHchiếm 70,0% trong khi tỷ lệ này ở con gái chỉ là 50,0% Vậy đâu là nguyên
nhân dẫn đến sự khác biệt này? Khi được hỏi :"tại sao cô lại có định hướng
bậc học khác biệt giữa con trai và con gái vậy?" Thì bà Nguyễn Thị D - nông
dân cho biết: " Con trai sau này mình còn nhờ được lúc về già.Còn con gái sau
lấy chồng thì về nhà chồng cón giúp gì được nữa đâu."
Như vậy, trong quan niệm của người dân ở đây cho rằng "con gái là conngười ta", lấy chồng xong là xong, nên mức độ đầu tư cho con gái học caokhông cao bằng con trai Nhưng với 50,% số cha mẹ được hỏi dự định chocon gái học nên CĐ - ĐH thì đấy cũng là một tỷ lệ cao, thể hiện sự bình đẳngtrong đầu tư cho việc học giữa con trai vào con gái.
Tóm lại, qua phân tích ở trên chúng ta thấy rằng các bậc cha mẹ hiện nayđều mong muốn và dự định cho con học lên bậc CĐ - ĐH, tuy có sự khác biệtgiữa con trai và con gái nhưng tỷ lệ chênh lệch không quá cách biệt Rõ rằng,nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của học vấn ngày càng theo
Trang 38chiều hướng tích cực Họ hiểu rằng chỉ có học tập mới giúp con họ có tươnglai tốt đẹp, có cuộc sống đỡ vất vả.
2.2.2.3 Thái độ của cha mẹ đối với việc đầu tư về thời gian cho conhọc:
Trong gia đình hiện nay, việc giáo dục con cái không chỉ là mối quantâm mà là nỗi lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ đặc biệt là ở các gia đìnhvùng ven đô, nơi xảy ra nhiều thay đổi nhanh chóng do tác động của quá trìnhđô thị hóa Các bậc cha mẹ, ngoài công việc của mình ra luôn phải dành thờigian và tiền bạc đầu tư cho con cái học tập
Để học tốt, ngoài học ở trường ra thì thời gian học ở nhà cũng rất quantrọng nó giúp trẻ củng cố các kiến thức được học ở trường đồng thời giúp trẻcó thời gian tìm hiểu thêm những kiến thức mới Do vậy, việc các bậc cha mẹdành thời gian cho con học tập ở nhà là một việc rất quan trọng giúp cho trẻhọc tốt hơn.
Bảng 2.3: Bảng tần suất về thời gian cha mẹ dành cho việc học tập của con cái.ĐV tính: %
Thời gian
Tần số(người)
Tần suất(%)
Trang 39nhận thấy rằng các bậc cha mẹ đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc họctập của con nên học sẵn sàng dành nhiều thời gian cho việc học của con,không bắt con phải tham gia nhiều vào việc phụ giúp tạo nguồn thu nhập chogia đình Họ đều nghĩ rằng nhiệm vụ chính của các con là học tập.
Ngoài việc để con tự học các bậc cha mẹ còn trực tiếp tham gia vào việcdạy con học tập tại nhà.
Bảng 2.4: Bảng tần số về thời gian cha mẹ dành cho việc dạy con cái học.ĐV tính: %
Khi được hỏi: " Chú có thường dạy kèm các con không?" Thì ôngNguyễn Quốc T- Bác sỹ, nói: " Có, dù bận đến mấy tôi vẫn dành thời gian để
bảo ban chúng học hành."
Còn bà Nguyễn Thị P- kế Toán, cho biết: " tôi cố gắng tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho chúng học Thường xuyên kèm cặp chúng học Hàng ngày, dùbận đến đâu tôi cũng dành thời gian 1 tiếng để bảo ban các con học hành sauđó mới yên tâm làm các công việc khác."
Trang 40Tuy nhiờn trong số cỏc bậc cha mẹ được hỏi thỡ cú tới 40,0% trả lời làkhụng dành thời gian cho việc dạy con học Vậy nguyờn nhõn nào dẫn đếntỡnh trạng trờn? Phải chăng do quỏ bận rộn với cụng việc làm ăn mà cỏc bậccha mẹ khụng cú thời gian dạy con học hay vỡ một nguyờn nhõn nào khỏc?
Không có thời gian
Trình độ học vấn hạn chếThầy cô dậy ở tr ờng là đủ
Bảng 2.5: Bảng tần suất về người dành nhiều thời gian nhất cho việc học của conĐV tớnh: %Người giỏo dục chớnh Tần số( Người) Tần suất(%)