Định hướng nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ: 1 Mong muốn của cha mẹ về nghề cho con.

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội (Trang 49 - 53)

2.2.3.1. Mong muốn của cha mẹ về nghề cho con.

Gia đình là nền tảng cơ bản cho định hướng những giá trị trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Lúc còn nhỏ, trẻ được gia đình giáo dục định hướng vào những phẩm chất tốt đẹp của con người như: biết kính trên, nhường dưới, lễ phép, thật thà, chịu khó,…Tùy vào lứa tuổi của con mà gia đình có những định hướng khác nhau. Những định hướng đó của gia đình có vai trò hết sức quan trọng đối với một cá nhân. Khi con cái đã trưởng thành thì định hướng nghề nghiệp cho con là một trong những định hướng quan trọng nhất của các bậc cha mẹ.

Mong cho con trưởng thành và thành đạt đó là một trong những điều mà mỗi người làm cha, làm mẹ luôn mong muốn cho con mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống những mong muốn và dự định của các bậc cha mẹ là không giống nhau. Không những thế mà mong muốn của các bậc làm cha, làm mẹ về nghề cho con trai và con gái trong cùng một gia đình cũng khác nhau.

Khi hỏi về dự định cho con làm nghề gì trong tương lai? Những người được hỏi cho biết dự định của mình về nghề cho con như sau:

Bảng 2.11: Bảng tần suất về định hướng nghề nghiệp cho con.

ĐV tính: % Nghề được chọn

Con trai Con gái

Tần số (người) Tần suất (%) Tần số (người) Tần suất (%) Công nhân 11 11.0 22 22.0 Kĩ sư 43 43.0 1 1.0 Giáo viên 1 1.0 48 48.0

Bác sỹ 16 16.0 11 11.0 Bộ đội, công an 11 11.0 Buôn bán, dịch vụ 1 1.0 2 2.0 Nghề khác 15 15.0 11 11.0 Không định hướng 2 2.0 5 5.0 Tổng 100 100.0 100 100.0 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1)

Qua bảng 2.11, chúng ta thấy phần nhiều các bậc cha mẹ ở địa bàn nghiên cứu mong muốn con mình làm những nghề đòi hỏi trình độ học vấn cao như: kỹ sư, bác sỹ, giáo viên,... Đây là những nghề có môi trường làm việc tốt, mang tính chất ổn định và thu nhập cao.

Những mong muốn về nghề cho con của các bậc cha mẹ có sự khác nhau giữa con trai và con gái ở một số ngành nghề. Ngoài những ngành nghề như: bác sỹ và công nhân được nhiều gia đình mong muốn cho cả con trai và con gái làm, thì những nghề khác như: kĩ sư, giáo viên mong muốn cho con trai và con gái là khác nhau. Đa số các bậc cha mẹ đều mong muốn cho con trai sau này làm kĩ sư (43,0%), còn mong muốn với con gài là sau này làm giáo viên (48%).

Mong muốn cho con làm công an ,bộ đội chỉ có ở con trai(11,0%), đây cũng là một điều dễ hiểu vì ngành này phù hợp với con trai hơn đối với con gái, do đó các gia đình không định hướng cho con gái vào ngành này.

Bên cạnh đó thì có một số bậc cha mẹ không định hướng nghề gì cho con. Chủ yếu tỷ lệ đó rơi vào con gái (5,0%), do một số gia đình họ vẫn nghĩ rằng con gái khi đến tuổi trưởng thành thì điều lo nhất là đi lấy chồng chứ không phải là một công việc.

Nhìn vào bảng 2.11, cũng cho chúng ta thấy các bậc cha mẹ ở đây đều mong muốn con em mình không phải làm nghề nông để cuộc sống đỡ vất vả hơn." Tôilàm nông nghiệp vất vả lắm mà thu nhập lại thấp. Nên tôi muốn các con mình thoát khỏi cảnh đồng ruộng nông thôn vì nó quá khổ, chân lấm tay

bùn mà thu hoạch một sào ruộng chẳng được bao nhiêu cả, vất vả ngày đêm, đã thế giá vật tư cho nông nghiệp lại cao cho nên dù rất vất vả nhưng tính ra thu nhập bình quân hàng tháng trong năm không đến 500 nghìn đồng/ tháng. Chính vì thế, mà tôi cố gắng cho các con đi học để sau này nó được mở mày mở mặt."( Bà Nguyễn Thị D - nông dân).

Nhìn vào những nghề mà phần lớn các bậc cha mẹ hướng con em mình vào như: kỹ sư, bác sỹ, giáo viên. Ta thấy những nghề này đều thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng trong đướng lối phát triển kinh tế của nước ta hiện nay là phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên người lao động có nhiều cơ hội hơn trong khi tìm kiếm việc làm. Họ không chỉ làm việc trong khu vực nhà nước, mà nhiều hình thức khác cũng thu hút lao động như: khu vực kinh tế tư nhân, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài,……Nhưng làm viên chức nhà nước với những ưu thế của mình như: sự ổn định, cơ hội học tập, khả năng thăng tiến, chế độ phúc lợi,…. vấn là nơi các bậc cha mẹ hướng con mình vào. Để có việc làm trong khu vực nhà nước thì đòi hỏi con cái phải học hành nhiều hơn để có trình độ học vấn cao mới đáp ứng được yêu cầu của khu vực kinh tế nhà nước. Bên cạnh đó, thì khu vực kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng là nơi các bậc cha mẹ hướng con mình vào vì với những ưu điểm của nó như: gần nhà, thu nhập cũng khá cao so với thu nhập trung bình của người dân ở đây, mặt khác lại không cần đòi hỏi trình độ học vấn cao chỉ cần tốt nghiệp PTTH là có thể vào làm việc nếu làm công nhân.

Bảng số liệu sau sẽ cho thấy định hướng khu vực làm việc mà các bậc cha mẹ hướng con mình vào.

Bảng 2.12: Bảng tần suất về dự định khu vực làm việc cho con.

ĐV tính: %

Khu vực kinh tế Tần số (người) Tần suất (%) Tần số (người) Tần suất (%) Nhà nước 52 52.0 55 55.0 Tư nhân 1 1.0 Liên doanh 8 8.0 100% vốn nước ngoài 15 15.0 21 21.0 Khác 1 1.0 2 2.0

Tùy con cái 24 24.0 21 21.0

Tổng 100 100.0 100 100.0

(Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy hầu hết các bậc cha mẹ đều hướng con mình vào làm việc trong khu vực nhà nước, nhất là đối với con gái (chiếm 55,0%), con trai (chiếm 52,0%). Bởi vì làm việc trong khu vực nhà nước mang tính chất ổn định, rất phù hợp với con gái, do đặc điểm tâm sinh lý cần có một công việc ổn định để có điều kiện chăm sóc gia đình về sau.

Nghề nghiệp là kết quả của sự của sự phân công lao động xã hội. Nhưng trong quá trình phát triển, nghề nghiệp lại cũng gắn liền với những giai tầng xã hội và việc coi trọng nghề nghiệp phụ thuộc vào vị thế xã hội của của giai cấp đó. Ví như, thứ tự: sĩ - nông - công - thương, cũng là bảng giá trị trong xã hội truyền thống. Nay trật tự thứ bậc đã thay đổi, có thể trước hết do giá trị kinh tế và giá trị xã hội đã phần nào được tách ra trong hình dung của các bậc cha mẹ.

Khi được hỏi: khi định hướng nghề nghiệp cho con cái. Ông (bà) muốn con cái mình có một nghề nghiệp như thế nào? (chỉ chọn 3 phương án) thì các bậc cha mẹ cho biết mong muốn của mình về nghề mình chọn cho con như sau:

- Nghề được xã hội coi trọng 65,0% - Nghề có môi trường làm việc tốt 58,0% - Nghề có thu nhập ổn định 53,0%

- Nghề có địa vị và cơ hội thăng tiến 29,0% - Nghề không phải đi xa 23,0%

- Nghề dễ xin được việc 18,0% - Nghề có nhiều thời gian rảnh 4,0% - Nghề có đặc điểm khác 3,0%.

Có thể thấy, có ba tiêu chí các bậc cha mẹ ở đây tập trung vào với mong muốn nghề của con mình sau này phải là nghề được xã hội coi trọng (65,0%); nghề có môi trường làm việc tốt (58,0%); nghề có thu nhập ổn định (53,0%). Những tiêu chí này rất hợp với những nghề thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Từ đấy ta càng hiểu rõ hơn lý do các bậc cha mẹ chủ yêú hướng con mình vào làm việc trong khu vực nhà nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội (Trang 49 - 53)