Khái niệm thái độ:

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội (Trang 25 - 26)

Theo từ điển tâm lý học, thái độ được thể hiện trước một số hiện tượng nhất định như hàng hóa nào đó hoặc một ý tưởng nào đó, nhiều người thì có những phản ứng tức thời, tiếp nhận dễ dàng hay khos khăn, đồng tình hay phản đối, như đã có sẵn trong cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó, về vận động thì thái độ ứng với tâm thế [16]

Theo quan niệm xã hội học thì thái độ gốm các yếu tố sau hợp thành (theo I.Stoetzet):

- Một biến số nằm ở chiều sâu, không thể quan sát được

- Một sự chuẩn bị cho hành vi, bền vững hơn và có tính chất chung - Một sự lưỡng phân về cảm xúc.

Chúng ta có thể khái quát nội dung chủ yếu của thái độ như sau:

- Thái độ được hình thành trong mối quan hệ xã hội, có thái độ cá nhân và thái độ của nhóm.

- Thái độ là một hoạt động tâm lý cá nhân, là ý nghĩa tình cảm của cá nhân trước một con người hay công việc được biểu hiện ở nét mặt của cur chỉ và lời nói, hành động của cá nhân đó.

- Thái độ là nền tảng ứng xử của cá nhân đó, nó định hướng hành động của con người theo một hướng nào đó trước một tình hình. Thái độ là một ý nghĩ, một tình cảm bên trong của con người nhưng lại thể hiện ở hành vi, hành động của con người. Như vậy, thái độ có thể được hiểu là sự kiện xã hội, hiện tượng xã hội- đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

- Thái độ gắn với con người cụ thể, gắn với vị trí vai trò của con người trong các quan hệ xã hội, trong cơ cấu của hệ thống xã hội.Nhưng thái độ của con người bị quy định bởi các yếu tố xã hội, phụ thuộc vào giá trị xã hội và định hướng giá trị xã hội, điều đó cho phép sự kiện cùng một hiện tượng xã hội nhưng mức tàn thành hay phản đối, tham gia hay không tham gia cụ thể khác nhau và ở các nhóm xã hội cũng có sự khác nhau.

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội (Trang 25 - 26)