KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận:

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội (Trang 69 - 71)

1.Kết luận:

Nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực có chất lượng mới đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển. Định hướng nghề nghiệp bậc học và cho thanh, thiếu niên là một việc rất cần thiết của toàn xã hội, trong đó không thể thiếu được vai trò của gia đình.

Các bậc cha mẹ ở nơi đây đã nhận thức được tầm quan trọng của học vấn đối với cuộc sống hiện nay. Vì thế, họ đã có thái độ tích cực trong việc đầu tư về thời gian và vật chất cho con học. Với mong muốn cho con học nên những bậc học cao như CĐ - ĐH. Tuy nhiên, còn có sự khác biệt trong định hướng bậc học giữa con trai vào con gái. Con trai có nhiều cơ hội hơn con gái trong việc học nên cao, do người dân ở đây quan niệm rằng " con gái là con người ta" nên việc đầu tư cho con gái học nên cao có phần bị hạn chế.

Việc hướng nghiệp, một mặt sẽ giúp cho việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hơn. Mặt khác, việc lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ cũng như tài năng của con người, nó ảnh hưởng tích cực đến sự thành đạt của cá nhân. Từ thực tế đó, nhiều bậc cha mẹ đã định hướng nghề cho con ngay từ khi còn là học sinh. Những định hướng, mong muốn nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ ở các gia đình thuộc ngoại thành Hà Nội không phải lúc nào cũng giống nhau. Những mong muốn nghề nghiệp cho con của các gia đình ở xã Kim chung chủ yếu là mong con thoát ly khỏi đồng ruộng. Con ra ngoài xã hội làm công việc gì cũng được miễn là được ở trong khu vực kinh tế nhà nước vì nó ổn định, có chế độ về già,…Chính vì thế, mà các bậc làm cha, làm mẹ luôn muốn cho con học cao như :CĐ - ĐH, để sau này có một công việc ổn định.

Tuy nhiên, những dự định và mong muốn nghề cho con của các gia đình ở vùng ngoại thành Hà Nội còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: điều kiện kinh tế gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp, tuổi tác cũng như giới tính của cha mẹ. Trong đó, điều kiện kinh tế gia đình có thể coi là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến dự định và mong muốn nghề cho con. Đa số những gia đình có mức sống thấp không có dự định và mong muốn gì cho con, và nếu có những mong muốn cho con thì cũng chủ yếu là dự định cho con đi làm công nhân để giúp đỡ gia đình. Bên cạnh đó, yếu tố về nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi tác cũng như giới tính của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến những mong muốn nghề nghiệp cho con. Những người có học vấn càng cao và có điều kiện thường thì họ càng mong muốn cho con làm những nghề đòi hỏi học vấn cao, đặc biệt là có sự nối tiếp thế hệ giữa nghề nghiệp của cha mẹ với việc định hướng nghề cho con. Nghề được chọn nhiều hơn cả là: kỹ sư, bác sỹ, giáo viên….điều này cũng không có nghĩa là những bậc cha mẹ không có điều kiện và trình độ học vấn thấp thì không muốn con mình vào những ngành đòi hỏi trình độ học vấn cao, nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Đấy là những bậc cha mẹ hiểu được nỗi vất vả của mình cho nên muốn con học cao để có một nghề nghiệp ổn định.

Trong định hướng nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ có sự khác biệt giữa con trai và con gái. Con trai thường có nhiều cơ hội học lên cao hơn con gái. Đối với con trai thì nghề kỹ sư được các bậc cha mẹ lựa chọn nhiều hơn cả, sau đó đến nghề bác sỹ. Bởi so với các nghề khác thì nó phù hợp với khả năng, trình độ, sức khỏe cũng như sở thích của con trai. Còn đối với con gái thì nghề giáo viên được cha mẹ dự định với tỷ lệ cao, bởi nó mang tích chất ổn định, đỡ vất vả đồng thời phù hợp với sở thích của con gái. Bên cạnh đó, thì làm công nhân cũng được các bậc cha mẹ hướng con cái mình .

Ngoài các đặc trưng của cha mẹ ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp cho con thì sự nhận thức quan điểm về giá trị học vấn về giá trị nghề nghiệp và cả những hạn chế trong hoạt động kinh tế – nghề nghiệp ở vùng nông thôn hiện nay có thể được giải thích như là những điều kiện trực tiếp, quyết định việc hướng nghiệp cho con cái. Nhưng trong hình dung của người dân vùng nông thôn thì vấn đề làm nghề gì, ở đâu ngoài khía cạnh kinh tế, thu nhập, phần quan trọng còn là cái “tiếng”, cái “thế”, cái giá trị mà nghề nghiệp gắn với vị trí xã hội đem lại. Đã từ lâu trong quan niệm, cách nghĩ và đánh giá của xã hội đã như vậy. Do vậy khu vực kinh tế nhà nước luôn được các bậc cha mẹ coi là một giá trị để hướng con mình vào đó.

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội (Trang 69 - 71)