Điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn khảo sát:

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội (Trang 29 - 31)

- Điều kiện địa lý dân số:

Kim Chung là một xã thuộc Huyện Đông Anh( ngoại thành Hà Nội), với diện tích đất tự nhiên khoảng 797,56 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là: 326,6 ha, đất công nghiệp là 157,2 ha, đất thổ cư 275,87ha, đất khác 47,83 ha.Hiện nay, xã gồm 3 thôn là: Thôn Bầu, Thôn Hậu và Thôn Nhuế với số nhân khẩu trong tổng điều tra dân số năm 2000 là 9.270 người, trong đó số nam là 4517 người, số nữ là 5203 người, số hộ là 2.156 hộ. Trong xã có hầu hết các loại hình kinh doanh, dịch vụ do đó số lượng khác qua địa bàn khá đông. Mặt khác, do trong xã có khu công nghiệp Bắc Thăng Long nên số lượng người cư trú trong xã cũng khá đông.

- Điều kiện kinh tế:

Trong quá trình đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xã đã thích ứng nhanh chóng do đó kinh tế phát triển mạnh trong tất cả lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp , buôn bán, dịch vụ...Tổng sản lượng quy thóc cả vụ năm 2005 là: 2.635.173 kg. Giá trị sản xuất và dịch vụ đạt 65 triệu đồng/ha. Ngoài ra xã còn phát triển chăn nuôi tương đối tốt. Năm 2005 xã đã có 450 con lợn, 250 con trâu bò. Về trồng trọt: vẫn duy trì diện tích trồng các loại hoa mẫu đơn, hoa loa kèn, cau vua, triển khai trồng cây bưởi Diễn, cam Canh với diện tích khoảng 12,5ha (11.500 cây).

Xã có Hội đồng nhân dân xã, có Uỷ ban nhân dân xã. Bên cạnh đó còn có Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội khác như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ.

- Về văn hoá:

Hệ thống đài phát thanh thường xuyên được củng cố, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia xây dựng chính quyền góp phần giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phong trào thể dục thể thao không ngừng phát triển ở mọi lứa tuổi. Thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá". Tổng kết 5 năm cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ở khu dân cư năm 2005 có 2.020 hộ/2.156 hộ đạt gia đình văn hoá bằng 94%, nhiều tập thể và các nhân được khen thưởng.

- Về xã hội:

Số hộ nghèo cuối năm 2005 có :104 hộ với 296 nhân khẩu, xã còn đang điều tra khảo sát các hộ cận nghèo.

Các quỹ tín dụng đã cho hội viên và nhân dân vay vốn. Tổng số tiền là 1 tỷ 442 triệu cho 382 lượt hộ vay, đã góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. 100% số hộ nghèo được cấp thể bảo hiểm y tế, 18 cụ từ 90 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp và bảo hiểm y tế.

- Về giáo dục đào tạo:

+ Ở bậc mần non: Số cháu đến nhà trẻ là 85/295 cháu đạt 29,4%( tăng 10,4% năm 2004), ra lớp mẫu giáo là 372/373 cháu đạt 99,7%; trẻ dưới 5 tuổi đến lớp 100%. Chất lượng qua tổng kết năm học 2004 - 2005: 85% đạt khá giỏi, trung bình 15%. Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia.

+ Ở bậc tiểu học: Tổng số học sinh: 728 em; xếp loại đạo đức tốt 99,4%; đạo đức khá 0,6%. Về trí dục: Loại giỏi 37%; khá 42,4%; trung bình 20,4%; yếu 0,2%. Học sinh các khối lên lớp đạt 100%, giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia. Vừa qua được thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen trường tiên tiến xuất sắc 5 năm liền (từ 2000 - 2001 đến 2004 - 2005).

+ Ở bậc trung học cơ sở: Tổng số học sinh : 685 em; Xếp loại đạo đức tốt 68%, khá 27,2%, trung bình 4,8%. Về trí dục: Loại giỏi 11,5%, khá 42%, trung bình 40,5%, học sinh yếu 6%. Học sinh khối 6,7, 8 lên lớp đạt 99,5%; học sinh thi tốt nghiệp THCS đạt 98,5%.

- Về y tế và chăm sóc sức khoẻ:

Trong năm 2005 đã tổ chức khám được 8.482 lượt bệnh nhân, trong đó khám chữa bệnh tại trạm 5.276 lượt bệnh nhân, không để xẩy ra tai biến. Khám sức khoẻ cho 490 cháu trường mần non. Có 149 cháu sinh trong năm được tiêm phòng đầy đủ. Khám chữa bệnh miễn phí cho các cụ cao tuổi được: 175 trường hợp , ngân sách chi 2.894.000 đồng [1].

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội (Trang 29 - 31)