1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải quyết tranh chấp thương hiệu rượu làng vân với công ty tnhh hoàng gia

16 446 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 139 KB

Nội dung

Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung, đặc biệt là tài sản sở hữu công nghiệp (SHCN) ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với nền kinh tế hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Bắc Giang cũng đang ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và quy mô, vì vậy nguy cơ xâm phạm quyền SHCN là rất cao, biểu hiện của nó là nạn hàng giả, hàng nhái, hiện tượng chiếm đoạt thành quả đầu tư của nhau sẽ ngày càng phức tạp và tinh vi Để chống lại các hành vi xâm phạm đó, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới việc xác lập quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp của đơn vị mình như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng SHCN có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì: - Khi đăng ký xác lập quyền đối với tài sản SHCN của mình tức là doanh nghiệp đã công khai khẳng định chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ do chính đơn vị cung cấp, điều đó đã nâng cao vị thế của doanh nghiệp tạo niềm tin đối với khách hàng. - Đăng ký xác lập quyền đối với tài sản SHCN là biện pháp tích tụ giá trị doanh nghiệp và đến một thời điểm nhất định các tài sản trí tuệ đó sẽ phát huy hiệu quả. Nó có khả năng mở rộng thị phần, tăng doanh thu và đặc biệt nó là tài sản dùng để làm vốn góp khi cần hoặc kêu gọi đầu tư dưới mọi hình thức. - Đăng ký xác lập quyền đối với tài sản SHCN là phương pháp bảo vệ mình tốt nhất, chống lại các hành vi xâm phạm của người khác, chống lại các hành vi gây rối, gây nhiễu, đảm bảo cho doanh nghiệp ổn định sản xuất và kinh doanh. Nhà nước Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật nhằm bảo hộ các đối tượng SHCN đã nói trên. Những nội dung này được quy định trong Bộ luật dân sự (Phần thứ 6 - quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ), các Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Nghị định 54/2000/NĐ - CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ cùng nhiều Nghị định và các Thông tư hướng dẫn khác. 1 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước Nhưng vấn đề hiện nay, không phải doanh nghiệp nào của Bắc Giangcũng nhận thức được và nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của các tài sản là quyền SHCN. Bằng chứng là số đơn đăng ký xác lập quyền đối với tài sản SHCN của tỉnh ta là rất ít. Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, tính từ 1/1/1996 đến 30/6/2012 Bắc Giang có khoảng hơn 200 đơn đăng ký bảo hộ các đối tượng SHCN, trong đó số văn bằng bảo hộ được cấp còn rất khiêm tốn, cụ thể: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá là 112; Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là 14. Nạn hàng giả, hàng nhái ở Bắc Giang cũng ngày càng ra tăng về số lượng và ngày càng tinh vi hơn làm người tiêu dùng khó phát hiện được.Theo số liệu thống kê của cảnh sát kinh tế thuộc công an tỉnh và chi cục quản lý thị trường tỉnh trong năm 2007 - 2009 có 88 vụ, năm 2010 - 2012 có 200 vụ, trong 6 tháng đầu năm 2012 có 84 vụ hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền SHCN. Tình hình tranh chấp quyền SHCN cũng có xu hướng gia tăng, nhiều vụ có tính chất phức tạp chủ yếu tập trung vào vấn đề tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) và kiểu dáng công nghiệp (KDCN). Một trong những vấn đề thường gặp là hiện tượng làm nhái các nhãn hiệu có uy tín trên thị trường. Việc xây dựng NHHH cho sản phẩm của các doanh nghiệp, cá nhân, đặc biệt xây dựng NHHH tập thể, tên gọi xuất xứ hàng hoá, giữ gìn tên địa danh cho các làng nghề truyền thống là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Đây là vấn đề mới có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển làng nghề cổ truyền, các sản phẩm đặc sản mang tính đặc thù của tỉnh. Có thể nêu một vụ tranh chấp nhãn hiệu "Làng Vân" cho sản phẩm rượu giữa thôn Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với Công ty TNHH Hoàng Gia ở số 1, ngõ 151, Tổ 26, cụm 4, đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây hồ, thành phố Hà Nội. 2 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước PHẦN NỘI DUNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Ngày 25/6/2012 Công ty TNHH rượu làng Vân có đề nghị phòng Quản lý công nghệ và sở hữu trí tuệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký NHHH " rượu nếp Làng Vân " cho sản phẩm rượu của Công ty. Phòng quản lý công nghệ và sở hữu trí tuệ cho rằng "Làng Vân" là tên địa danh của một làng nghề truyền thống thì phải đăng ký NHHH tập thể và mọi người dân làm nghề nấu rượu của thôn Làng Vân đều được sử dụng cho sản phẩm rượu mà mình sản xuất ra nếu họ tự nguyện tham gia vào tổ chức mà thôn Làng Vân thành lập để đăng ký NHHH Làng Vân. Nhưng vấn đề trước mắt cần phải xác định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu "Làng Vân ", phòng Quản lý công nghệ và sở hữu trí tuệ đề nghị Công ty TNHH rượu làng Vân tiến hành tra cứu "tương tự "của nhãn hiệu. Công ty TNHH rượu làng Vân đã làm giấy uỷ quyền cho Công ty nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư (CONCETTI - đây là một đại diện về SHTT) tiến hành tra cứu, đăng ký yêu cầu bảo hộ và mọi công việc liên quan tới việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) của công ty TNHH rượu làng Vân tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành. Ngày 29/6/2012 Công ty CONCETTI thông báo kết quả tra cứu cho Công ty TNHH rượu làng Vân theo phiếu báo kết quả tra cứu nhãn hiệu hàng hoá số 17102/NH của Cục SHTT kết luận nhãn hiệu tra cứu của Công ty TNHH rượu làng Vân không đáp ứng yêu cầu bảo hộ (theo khoản c, điểm 1, Điều 6, Nghị định 63/CP) vì tương tự với nhãn hiệu " Làng Vân" cho sản phẩm rượu của Công ty TNHH Hoàng Gia có số đơn đăng ký là 4 - 2011 - 02666 nộp ngày 20/6/2011. Nhận được thông báo trên anh Vũ Văn Tường, Phó Giám đốc Công ty TNHH rượu làng Vân thông báo cho trưởng thôn và bà con thôn Làng Vân biết, khi đó cả thôn Làng Vân xôn xao lo lắng tìm xem ai đã đăng ký nhãn hiệu này? Nếu mất nhãn hiệu Làng Vân thì từ nay rượu của làng sẽ không được gắn chữ Làng Vân nữa và hàng nghìn hộ nấu rượu ở thôn Làng Vân sẽ sống ra sao. Vậy ai đã cho phép Công ty TNHH Hoàng Gia lấy tên địa danh " Làng Vân " làm nhãn hiệu? Thực chất thì ai mới đủ tư cách pháp nhân đăng ký tên Làng Vân cho sản phẩm rượu? Ngày 2/7/2012 cán bộ, các tổ chức đoàn thể và bà con nhân dân thôn Làng Vân, xã Vân Hà đã họp khẩn cấp và thống nhất làm đơn gửi sở Khoa 3 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, Cục sở hữu trí tuệ, Công ty CONCETTI đề nghị giúp đỡ đòi lại nhãn hiệu Làng Vân cho sản phẩm rượu của địa phương. Nhận được đơn đề nghị, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã tổ chức đoàn công tác phối hợp với cán bộ phòng Kế hoạch - Tài chính - thương mại và khoa học của huyện Việt Yên, lãnh đạo xã Vân Hà và nhân dân thôn Làng Vân thu thập chứng cứ để phản đối việc cấp bằng bảo hộ cho nhãn hiệu Làng Vân của Công ty Hoàng Gia theo số đơn 4 - 2011 - 02666, các chứng cứ gồm: 1. Tài liệu chứng minh "Làng Vân" là tên địa danh Rượu Làng Vân là đặc sản, một thứ quà tặng mỗi khi ai đó có dịp lên vùng Kinh Bắc đều muốn mua về làm quà biếu bạn bè và những người thân trong gia đình. Dưới các triều đại phong kiến, rượu Vân là lễ vật dâng lên vua chúa để sử dụng trong những buổi yến tiệc ở chốn cung đình.“ Vân hương mỹ tửu” là 4 mỹ tự còn lưu truyền trong dân gian do vua Trần Hy Tông năm Chính Hòa thứ 24 (1703) phong cho sản vật lừng danh hàng trăm năm qua ở xứ Kinh Bắc này - rượu Làng Vân. Những giọt rượu Vân thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau. Bắt đầu từ việc chọn nguyên liệu. Gạo nấu rượu phải là loại nếp cái hoa vàng thơm ngon được nấu chín thành cơm rồi trộn đều cùng một thứ men bí truyền của làng Vân. Ủ cơm này cho chín trong khoảng 72 giờ rồi đổ nước vào ngâm thêm 72 giờ nữa mới đưa lên bếp chưng cất thành rượu. 4 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước Người Vân Hà vẫn luôn tự hào vì được sở hữu sản phẩm rượu nổi tiếng này, họ cho rằng rượu Vân thơm ngon, hấp dẫn không chỉ bởi ở loại gạo nếp cái hoa vàng, ở thứ men gia truyền được làm từ 35 vị thuốc bắc mà một phần còn vì nơi đây có nguồn nước tinh khiết được lấy từ các giếng khơi trong làng. 2. "Làng Vân" gắn liền với làng nghề truyền thống. Để bảo lưu nghề truyền thống của ông cha, giữ bí quyết nghề nấu rượu, ngay từ xa xưa, người dân Vân Hà đã có ý thức rằng trong gia đình, cha mẹ chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu. Vì nếu truyền cho con gái, khi con gái lấy chồng sẽ mang công thức rượu làng Vân đi nơi khác. Tập tục này được tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy, xưa có câu ca dao: ‘‘Trời mưa cho ướt lá khoai Đố ai lấy được con trai Thổ Hà Trời mưa cho ướt lá cà Đố ai lấy được đàn bà Vạn Vân” Ngày nay, nghề nấu rượu ở làng Vân ngày càng được mở rộng, thị trường tiêu thụ không chỉ ở trong nước mà đã xuất khẩu sang cả nước ngoài. Các sản phẩm rượu làng Vân ngày thêm phong phú như: rượu nếp cái hoa vàng, rượu gạo tẻ, rượu sắn, rượu vodka, rượu nếp hạ thổ Nghề nấu rượu truyền thống này vẫn được bà con nhân dân Làng Vân duy trì và phát triển với hơn 500 hộ sản xuất kinh doanh rượu. 3. Nhãn hiệu Làng Vân đã được bà con nhân dân thôn Làng Vân sử dụng và sử dụng rộng rãi từ trước khi Công ty TNHH Hoàng Gia nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Nếu đã một lần thưởng thức rượu làng Vân, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được hương vị đậm đà, êm dịu và thơm lừng, chỉ riêng ở đây mới có. Người làng Vân hiếu khách, trọng tình. Trong mỗi gia đình ở đây luôn có một chum rượu đầy để dùng trong nhà, đãi khách quý và làm quà tặng. Những chứng cứ ở trên cho thấy Làng Vân là tên địa danh và địa danh này gắn với một làng nghề truyền thống có từ thế kỷ thứ 17 và làng nghề truyền thống này vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Hơn 500 hộ trong thôn hiện vẫn đang làm nghề nấu rượu và hàng năm vẫn đưa ra thị trường hàng trăm ngàn lít rượu mang nhãn hiệu Làng Vân. Rượu làng Vân không chỉ nằm trong phạm vi tỉnh Bắc Giang mà ngày nay nó được bán ở khắp mọi miền trong cả nước. Trên các vỏ sản phẩm đều có dán nhãn hiệu Làng Vân như là một niềm tự hào của bà con nơi đây. Như 5 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước vậy, chứng tỏ nhãn hiệu Làng Vân đã được sử dụng và sử dụng rộng rãi trước khi Công ty Hoàng Gia nộp đơn. 4. Việc Công ty Hoàng Gia đăng ký nhãn hiệu Làng Vân là không nằm ngoài mục đích chiếm đoạt nhãn hiệu này của nhân dân thôn Làng Vân. - Như trình bày ở trên, nhãn hiệu Làng Vân gắn với sản phẩm rượu cổ truyền của bà con thôn Làng Vân và sản phẩm rượu đã được sử dụng rộng rãi và nổi tiếng ở nhiều vùng từ trước đến nay. - Công ty Hoàng Gia là một khách hàng thường xuyên lấy rượu của thôn Làng Vân mỗi năm hàng ngàn lít để tiêu thụ ở Hà Nội (theo tờ khai của chị Nguyễn Thị Hoa người thôn Làng Vân là người bán rượu cho chị Vũ Thị Thoa - Giám đốc Công ty Hoàng Gia). - Chị Thoa Giám đốc công ty Hoàng Gia là người con sinh ra và lớn lên ở thôn Làng Vân nay lấy chồng tại Hà Nội (chồng chị là người nước ngoài) chị Thoa thường lấy rượu của Làng Vân tiêu thụ tại thị trường Hà Nội. Như vậy, có thể nói rằng Công ty Hoàng Gia, không thể không biết đến danh tiếng và nguồn gốc của nhãn hiệu rượu Làng Vân. Vì vậy, có thể khẳng định việc nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối với nhãn hiệu rượu Làng Vân là không nằm ngoài dụng ý lợi dụng uy tín và nhằm chiếm đoạt nhãn hiệu Làng Vân của bà con thôn Vân. Với những chứng cứ trên Sở Khoa học và Công nghệ chuyển cho Công ty CONCETTI và đề nghị Công ty CONCETTI làm văn bản gửi Cục SHTT yêu cầu dừng cấp bằng cho nhãn hiệu Làng Vân theo đơn số 4 - 2011 - 02666. Như thật đáng tiếc, khi Công ty CONCETTI mang đơn khiếu nại số 342/KN đến Cục Sở hữu trí tuệ thì ông Cục phó Trần Việt Hùng trả lời là văn bằng đã được ký và gửi cho Công ty Hoàng Gia rồi, đây là vấn đề khó khăn cho thôn Làng Vân vì việc đề nghị dừng cấp văn bằng bảo hộ thực hiện được thì không tốn kém thời gian và tiền của của bà con trong thôn, mặt khác tạo tâm lý thoải mái để bà con yên tâm sản xuất; còn khi văn bằng đã được cấp thì việc yêu cầu huỷ bỏ văn bằng là việc làm khá phức tạp, thời gian theo đuổi đơn kéo dài và khó khăn hơn rất nhiều. Để giải quyết tình huống trên Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị Công ty CONNCETTI tiếp tục gửi đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ huỷ bỏ văn bằng cấp Giấy chứng nhận đăng ký NHHH của Công ty Hoàng Gia theo số đơn 4 - 2011 - 02666 với 4 lý do như đã trình bày trên và kiền nghị với Cục như sau: 6 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước * Kiến nghị Căn cứ vào Điều 6.2.g; Điều 15, khoản 4 Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 06/2001/NĐ- CP ngày 1 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ, chúng tôi đề nghị Cục sở hữu trí tuệ : - Khẳng định quyền nộp đơn đối với nhãn hiệu Làng Vân là thuộc về bà con nhân dân thôn Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. - Không cấp giấy chứng nhận đăng ký NHHH đối với nhãn hiệu Làng Vân do công ty Hoàng Gia nộp với + Số biên nhận đơn: 4 - 2011 - 02666; + Ngày nộp đơn: 20/6/2011; + Nhóm sản phẩm: 33 (phụ lục kèm theo là: Đơn của bà con thôn nhân dân thôn Làng Vân , đơn của UBND xã Vân Hà gửi cục SHTT; biên bản họp nhân dân thôn Làng Vân và các chứng cứ khác). Trong thời gian chờ đợi sự phúc đáp của Cục SHTT, ngày 3/7/2012 đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với đài phát thanh và truyền hình , báo Bắc Giang, cán bộ huyện Việt Yên trực tiếp xuống Thôn Vân xã Vân Hà để tìm hiểu rõ nguyên nhân sự việc đồng thời phối hợp làm một phóng sự và viết bài về vấn đề này nhằm mục đích cảnh báo cho các làng nghề của tỉnh cần sớm nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đăng ký xác lập quyền SHCN, hãy chủ động đăng ký thương hiệu cho sản phẩm truyền thống của mình đừng để tình trạng như thôn Làng Vân " mất bò mới lo làm chuồng". Như khi đoàn công tác đề xuất ý kiến đó với ông chủ tịch UBND xã Vân Hà thì ông chủ tịch đề nghị :" đoàn không nên làm ồn ào về vấn đề này, xin để cho xã tự thu xếp với công ty Hoàng Gia với lý do là cô Thoa Giám đốc Công ty Hoàng Gia là con gái của 1 người thôn Làng Vân và hiện nay bố mẹ cô Thoa vẫn đang sinh sống tại thôn Làng Vân nên muốn dùng tình cảm để thương lượng với cô Thoa". Tại thời điểm này, đoàn công tác cũng họp với bà con thôn Làng Vân thì ý kiến bà con rất bức xúc, tất cả các đại diện của các tổ chức xã hội trong thôn Làng Vân như hội cực chiến binh, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, phụ nữ, trưởng, phó thôn và tất cả bà con có mặt trong cuộc họp đêù nhất trí đề nghị với Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, các sở, ngành chức năng của tỉnh giúp đỡ bà con Làng Vân đòi lại nhãn hiệu Làng Vân cho sản 7 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước phẩm rượu của Làng Vân bằng mọi giá, nhiều người còn nói nếu không đòi được họ sẽ làm đơn lên tỉnh, lên Trung ương đây quả là điều đáng buồn cho bà con Làng Vân vì tên của mình mà để người khác lấy mất rồi lại tốn công sức, thời gian, tiền của đi đòi mà còn thêm lo lắng không biết có đòi được hay không. Thực chất của vấn đề này như thế nào? Tại sao Công ty Hoàng Gia lại đăng ký nhãn hiệu hàng hoá "Làng Vân" cho sản phẩm rượu mà nhãn hiệu này thôn Làng Vân đã sử dụng từ rất lâu cho sản phẩm rượu truyền thống của địa phương? Ai đã cho phép công ty Hoàng Gia lấy tên địa danh Làng Vân để sử dụng trong NHHH của mình? Vậy ai là người có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Làng Vân cho sản phẩm rượu truyền thống của thôn Làng Vân? II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ I. Nguyên nhân - Do thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu công nghệ của các cơ quan quản lý nhà nước cấp xã không thấy rõ tầm quan trọng của tên địa danh Làng Vân đối làng nghề truyền thống, với đời sống của bà con trong thôn khi không còn được gắn tên Làng Vân lên sản phẩm rượu của mình nên chính quyền địa phương đã ký giấy cho phép chị Thoa không phải sống và nấu rượu ở Làng Vân sử dụng tên Làng Vân trong NHHH của Công ty Hoàng Gia để gắn lên sản phẩm rượu của công ty. Sự thiếu hiểu biết pháp luật về SHCN của chính quyền địa phương còn thể hiện ở chỗ vừa cấp phép sử dụng tên Làng Vân cho Công ty Hoàng Gia làm NHHH năm 2011 thì đến tháng 6/ 2012 lại tiếp tục cấp phép cho Công ty rượu làng Vân được sử dụng địa danh Làng Vân để đăng ký NHHH cũng cho sản phẩm rượu ( theo Điều 6.1.c Nghị định 63/ CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của chính phủ quy định chi tiết về SHCN được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ - CP ngày 01 tháng 2 năm 2001 của chính phủ trong đó có ghi: Dấu hiệu dùng làm NHHH được công nhận là có khả năng phân biệt nếu không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nêu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ NHHH đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (Kể cả các đơn về NHHH được nộp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia). - Do do sự thiếu hiểu biết về pháp luật về Sở hữu công nghệ của người dân địa phương cộng với sự thiếu sót trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp: chưa kịp thời tuyên truyền, và giải thích cho 8 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước người dân nơi đây về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. 2. Hậu quả - Mâu thuẫn giữa người dân địa phương với chính quyền ngày càng sâu sắc. Nếu không giải quyết thỏa đáng sẽ ảnh hưởng danh tiếng làng nghề truyền thống và có khả năng bị mai một, đời sống của những người làm nghề nấu rượu nơi đây sẽ gặp khó khăn. - Uy tín của chính quyền bị giảm sút, nếu xử lý vụ việc này không thỏa đáng sẽ làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây bất bình trong cộng đồng người dân tại địa phương, tạo điều kiện cho kẻ thù có cơ hội lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong vùng. III. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT Theo tôi có thể giải quyết theo 2 phương án sau: 1. Phương án thứ nhất: giải quyết bằng thương lượng Đây là biện pháp tốt nhất, ít tốn kém và không gây tổn hại cho bên nào. Để làm được điều này Chính quyền xã và thôn Làng Vân phải thương lương với cô Thoa Giám đốc Công ty Hoàng Gia, đề nghị cô Thoa chuyển giao quyền sở hữu NHHH Làng Vân cho thôn Làng Vân, điều này phải được thể hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (theo điều 39.1.2 Nghị định 63/ CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của chính phủ quy định chi tiết về SHCN), nếu Công ty Hoàng Gia chấp thuận đề nghị trên thì chính quyền địa phương và thôn Làng Vân cần tiến hành một số công việc sau: - Chính quyền địa phương phải có quyết định thành lập hoặc giao cho một tổ chức đủ tư cách pháp nhân thay mặt bà con thôn Làng Vân ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu NHHH rượu làng Vân với Công ty Hoàng Gia (theo thông tin mới nhất của thôn Làng Vân, tháng 8/2012 vừa qua chính quyền địa phương đã chính thức ra quyết định giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp Làng Vân thay mặt bà con thôn Làng Vân làm toàn bộ thủ tục cần thiết để lấy được NHHH Làng Vân cho sản phẩm rượu của địa phương). 9 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước - HTX dịch vụ nông nghiệp Làng Vân (sau đây gọi tắt là HTX) phải xây dựng điều lệ, lập danh sách các thành viên tham gia sử dụng NHHH tập thể Làng Vân cho sản phẩm rượu. - HTX phải xây dựng quy chế sử dụng NHHH tập thể trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của ban quản trị HTX, các thành viên tham gia sử dụng NHHH Làng Vân trong việc quản lý, khai thác, định đoạt NHHH Làng Vân đảm bảo giữ gìn uy tín của nhãn hiệu, khai thác nhãn hiệu một cách hiệu quả nhất. Sau đó làm văn bản chuyển nhượng quyền SHCN đối với NHHH Làng Vân giữa Công tyôHàng Gia ( bên chuyển giao quyền) và HTX nông nghiệp Làng Vân (bên được chuyển giao quyền sở hữu). Văn bản chuyển nhượng quyền sở hữu NHHH được lập theo mẫu số 06 - TK quy định tại điểm 19.1 Thông tư 3055/TT-SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền SHCN và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của chính phủ quy định chi tiết về SHCN. Trong hợp đồng phải ghi rõ Bên chuyển giao là Công ty Hoàng Gia và Bên được chuyển giao là HTX dịch vụ nông nghiệp Làng Vân; Bên được chuyển giao chỉ chấp nhận khi công ty Hoàng Gia đồng ý chuyển nhượng quyền sở hữu đối với NHHH rượu làng Vân vì khi đó thôn Làng Vân mới có toàn quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt đối với NHHH Làng Vân; còn nếu Công ty Hoàng Gia chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng NHHH rượu làng Vân cho thôn Làng Vân thì sẽ không chấp thuận vì khi đó quyền của thôn Làng Vân đối với NHHH này bị hạn chế, thôn Làng Vân chỉ được phép sử dụng mà không có quyền chiếm giữ, định đoạt và đến khi nào đó Công ty Hoàng Gia muốn bán, cho, tặng, hoặc cho phép người khác sử dụng NHHH Làng Vân thì thôn Làng Vân không có quyền can thiệp. Giả thiết, công việc thương lượng diễn ra suôn sẻ, khi đó nếu Công ty Hoàng Gia muốn sử dụng NHHH Làng Vân thì HTX dịch vụ nông nghiệp Làng Vân (bên chuyển giao) sẽ làm văn bản chuyển giao quyền sử dụng ( hợp đồng li- xăng) NHHH Làng Vân của HTX dịch vụ nông nghiệp Làng Vân cho Công ty Hoàng Gia (bên được chuyển giao) theo quy định tại chương 3 điểm 17.3 và 17.4 của Thông tư 3055/TT-SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền SHCN và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của chính phủ quy định chi tiết về SHCN. 10 [...]... giấy chứng nhận đăng ký NHHH cho Công ty Hoàng Gia ngay vì xét thấy thời gian Công ty Hoàng Gia gửi đơn từ 20/6/2011 đến thời điểm thông báo kết quả tra cứu tương tự của NHHH theo yêu cầu của Công ty TNHH rượu làng Vân ( 29/6/2012) đã là một năm tức là đủ thời gian để Công ty Hoàng Gia được cấp văn bằng với huy vọng văn bằng bảo hộ chưa được ký và cấp cho Công ty Hoàng Gia Nhưng rất đáng tiếc điều không... truyền sản xuất rượu khá nhiều tiền và cũng đã đặt in hàng trăm nghìn mẫu NHHH Làng Vân, Công ty đang bán rượu với NHHH Làng Vân cho rất nhiều khách trong nước và đã nhận đơn đặt hàng của một số công ty nước ngoài với nguồn doanh thu tới vài trăm triệu với số thu lợi và chi phí rất lớn đó, nếu thôn Làng Vân muốn đòi lại thì phải bồi thường thiệt hại cho Công ty và cũng phải cho Công ty Hoàng Gia có quyền... đố đối với bà con thôn Làng Vân và chính quyền địa phương; Giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều mà có thể kéo dài trong suốt thời gian hiệu lực của văn bằng nếu không có một sự thương thuyết nào giữa Công ty Hoàng Gia và địa phương Một chi tiết cần lưu ý, trong thời gian Công ty Hoàng Gia làm thủ tục nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Làng Vân cho sản phẩm rượu thì... của Công ty Hoàng Gia sẽ rất lâu dài và khó khăn, khi đó đại diện chính quyền ( người đã ra quyết định) phải làm công văn nhận thiếu sót về việc cho phép Công ty Hoàng Gia sử dụng tên địa danh Làng Vân trong nhãn hiệu hàng hoá của Hoàng Gia và gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ, đề nghị Cục huỷ bỏ văn bằng của Công ty xa lộ 4, trả lại quyền sử dụng hợp pháp tên địa danh Làng Vân cho người dân thôn Làng Vân. .. Phương án thứ hai: giải quyết bằng thủ tục khiếu nại Trong trường hợp việc thương lượng không thành thì thôn Làng Vân sẽ tiếp tục đề nghị Công ty tư vấn CONCETTI làm văn bản yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ huỷ bỏ văn bằng Giấy chứng nhận đăng ký NHHH Làng Vân cho số đơn 4- 2011- 02666 của công ty Hoàng Gia với 4 lý do và những kiến nghị như đã trình bày ở phần thứ nhất và chờ kết quả phán quyết của Cục Giả... cạnh trạnh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp 12 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước PHẦN THỨ BA Nhận xét và đề nghị I Nhận xét Qua việc tranh chấp về NHHH rượu làng Vân giữa làng nghề Làng Vân và Công ty Hoàng Gia có thể rút ra một số nhận xét sau: 1 Về phía chính quyền địa phương: thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu công nghiệp nên việc cho phép sử dụng tên địa... thôn Làng Vân Một vấn đề rất khó khăn đặt ra là, nếu Công ty Hoàng Gia bác bỏ ý kiến đề nghị đó, với lý lẽ rằng: cô Thoa là người thôn Làng Vân, lấy rượu từ Làng Vân và đã được chính quyền địa phương cho phép sử dụng tên Làng Vân để đăng ký NHHH, hơn nữa việc chi phí cho vấn đề này rất tốn kém như việc thuê luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ NHHH, việc Công ty đã tổ chức xây dựng 11 Nguyễn Quang Anh – Lớp bồi... Khi vụ việc xảy ra sở Khoa học và Công nghệ đã đưa ra những biện pháp thích hợp để giải quyết như trong trường hợp này, lẽ ra khi có đơn đề nghị của chính quyền địa phương và bà con thôn Làng Vân thì cần phải đi xác minh cụ thể và tiến hành biện pháp thương thuyết với Công ty Hoàng Gia trước, nếu không được thì mới nộp đơn khiều nại với Cục SHTT, nhưng Sở Khoa học và Công nghệ đã đề nghị phải tiền hành... hoá Làng Vân cho sản phẩm rượu thì ở tại thôn Làng Vân ông Nguyễn Văn Chiến - một hộ nấu rượu của thôn Làng Vân cũng đã làm thủ tục tra cứu nhãn hiệu hàng hoá mang tên Làng Vân của mình Khi đó, ông Chiến được Cục SHTT trả lời: nhãn hiệu Làng Vân đã có người nộp đơn đăng ký trước đó 16 ngày Vấn đề muốn đề cập ở đây là lẽ ra ông Chiến phải thông báo ngay với chính quyền địa phương và các cơ quan chức... cấp giấy cho phép Công ty Hoàng Gia sử dụng địa danh Làng Vân trong nhãn hiệu hàng hoá của Công ty thì việc đòi lại NHHH tất yếu sẽ thành công (Theo Điều 6.2.g Nghị định 63/ CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của chính phủ quy định chi tiết về SHCN được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ - CP ngày 01 tháng 2 năm 2001 của chính ghi rõ : dấu hiệu, tên gọi ( bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), . nhãn hiệu " ;Làng Vân ", phòng Quản lý công nghệ và sở hữu trí tuệ đề nghị Công ty TNHH rượu làng Vân tiến hành tra cứu "tương tự "của nhãn hiệu. Công ty TNHH rượu làng Vân đã. tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) của công ty TNHH rượu làng Vân tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành. Ngày 29/6/2012 Công ty CONCETTI thông báo kết quả tra cứu cho Công ty TNHH rượu làng Vân theo. Công ty Hoàng Gia nộp đơn. 4. Việc Công ty Hoàng Gia đăng ký nhãn hiệu Làng Vân là không nằm ngoài mục đích chiếm đoạt nhãn hiệu này của nhân dân thôn Làng Vân. - Như trình bày ở trên, nhãn hiệu

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w