1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở bê sữa holstein frisian (HF) từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa số 3 thuộc công ty cổ phần sữa TH

38 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 311 KB

Nội dung

Hiệntượng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biến, tùy theo độ tuổimắc bệnh, tùy theo yếu tố được xem là nguyên nhân chính mà nó được gọitheo nhiều tên bệnh khác nhau: Chứng

Trang 1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển mọi mặt về đời sống kinh tế xã hội Việt Nam,nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc động vật đặc biệt là sữa trong đời sống nhândân ngày càng được nâng cao Sữa là một trong những thực phẩm có giá trịdinh dưỡng cao, cân đối thành phần các axít amin, các nguyên tố vi lượng,vitamin Các sản phẩm chế biến từ sữa ngày một đa dạng và được người tiêudùng ưa thích như pho mat, bơ, kem sữa, sữa chua tạo cho thị trường hànghóa mặt hàng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa ngày càng phong phú, thỏamãn nhu cầu người tiêu dùng Ở Việt Nam, nguồn cung cấp sữa chỉ đạt được40% nhu cầu tiêu dùng của người dân Do đó, việc nâng cao số lượng và chấtlượng đàn bò sữa là nhiệm vụ quan trọng của ngành chăn nuôi bò sữa nóiriêng và ngành chăn nuôi của cả nước nói chung

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta khôngngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng( Tổng đàn bò sữa nước ta tăng

từ 41 ngàn con năm 2001 lên trên 115 ngàn con năm 2009 và sản xuất sữatươi tăng 4 lần hàng năm từ 64 ngàn tấn sữa năm 2001 lên trên 278 ngàn tấnnăm 2009) Ngành chăn nuôi bò sữa là một ngành khá mới nên việc chăm sócnuôi dưỡng đúng kỹ thuật để cho bò có sản lượng sữa cao, chất lượng sữađảm bảo và bò ít mắc bệnh là vấn đề các nhà chăn nuôi, cán bộ thú y cần quantâm nhằm tạo ra những con bò sữa đảm bảo chất lượng phù hợp với chăn nuôicông nghiệp Một trong những chính sách phổ biến hiện nay là nhập nộinhững giống bò nổi tiếng trên thế giới như: Israel, Mĩ, Anh… Tuy nhiên, mộtvấn đề khó khăn gặp phải khi thực hiện chính sách này là sự khó khăn trongviệc để đàn bò nhập nội thích nghi được với điều kiện khí hậu ở nước ta Do

đó, việc nhân và lai tạo các giống bò sữa nhằm làm giảm chi phí và tạo ra đàn

bò có tính thích nghi cao với điều kiện khí hậu ở nước ta là vấn đề cấp thiếtcủa ngành chăn nuôi bò sữa nói chung và của công ty cổ phần thực phẩm sữa

TH nói riêng Trong quá trình nhập giống và sau đó là nhân giống giống bònhập nội công tác chăm sóc, phòng bệnh cho bê còn nhiều hạn chế nên hiệuquả còn chưa cao Do khả năng miễn dịch bê còn thấp, bê mắc nhiều bệnh về

Trang 2

đường tiêu hóa, hô hấp, ngoài da… Trong những bệnh bê thường mắc phải thìtiêu chảy trên bê xảy ra nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượngtuyển chọn bê thành bò sữa Do đó, cần tìm ra biện pháp khắc phục và tiến tớigiải quyết các yếu tố gây nên hội chứng tiêu chảy ở bê nhằm thúc đẩy ngànhchăn nuôi bò sữa phát triển đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội.

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở bê sữa Holstein Frisian (HF) từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa số 3 thuộc công ty

cổ phần sữa TH, xã Nghĩa Sơn –huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An và biện pháp phòng trị bệnh”

Mục tiêu của đề tài

Theo dõi tình hình chăn nuôi tại trại bò sữa số 3 xã Nghĩa Sơn huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An

- Theo dõi và đánh giá bệnh tiêu chảy trên đàn bê tại trại bò sữa số 3

xã Nghĩa Sơn - huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An

- Hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của bê

2.1.1 Giai đoạn bú sữa

Trong giai đoạn này bê sinh trưởng rất nhanh, lúc này cơ năng tiêu hóachủ yếu là dạ múi khế Về sau cùng với sự tiếp nhận thức ăn thực vật tăng lên,

dạ cỏ phát triển nhanh chóng Sữa là thức ăn chính của bê và được thay thếbằng các loại thức ăn thực vật Đến cuối kỳ này thức ăn thực vật chiếm chủyếu trong khẩu phần (Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [30] Theo Nguyễn VănBình và cs (2007), [2] trong giai đoạn này, bê nghé sinh trưởng rất nhanh và

có nhiều đặc điểm cần lưu ý

Đầu tiên phải kể đến là sự thay đổi điều kiện sống Khi còn trong bàothai, bê nghé có điều kiện sống ổn định, không chịu tác động trực tiếp của cácyếu tố ngoại cảnh, sự trao đổi chất thông qua nhau thai Khi ra khỏi cở thể

mẹ, bê nghé chịu tác động trực tiếp của ngoại cảnh Đây là thời điểm “khủnghoảng” của bê

Khó khăn thứ hai bê gặp phải khi ra ngoài môi trường sống là khả năng

tự vệ của bê còn thấp Khi sơ sinh, số lượng hồng cầu khá cao (khoảng 10triệu) nhưng số lượng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính vẫncòn ít, globulin và kháng thể hầu như không có, thành phần này tăng lên saukhi bê bú sữa đầu, cơ chế dung giải vật lạ của gan chưa có, khả năng điều tiếtthân nhiệt kém Do đó phải cho bê nghé bú sữa đầu ngay sau khi đẻ vì nó có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với việc làm tăng kháng thể, tăng hàm lượngVitamin A, tăng khả năng chống bệnh tật và tăng cường trao đổi chất

Khó khăn tiếp theo, cơ năng tiêu hóa của bê chưa được hoàn thiện.Hàm lượng axit HCl trong dạ múi khế khi mớisinh chưa có, các tuyến tiêuhóa phát triển chưa hoàn chỉnh, chủ yếu là tiết các men tiêu hóa sữa, hoạt lựccủa các men khác thấp Dạ cỏ và các chức năng tiêuhóa thức ăn thực vật chưaphát triển (khi sơ sinh dạ cỏ chỉ bằng 1/2 dạ múi khế)

Trang 4

2.1.2 Thời kỳ sau cai sữa

Thời kỳ này được tính từ khi cai sữa đến khi thành thục về tính (10 - 12tháng tuổi) Trong giai đoạn này bê tăng trọng cao khi nuôi bằng thức ăn thựcvật Tuyến sinh dục, tuyến sữa bắt đầu phát triển Chính vì vậy, để làm tốtcông tác bồi dục có định hướng cho bê cần phải bắt đầu từthời kỳ này

2.2 Quy luật phát triển không đồng đều của bê

2.2.1.Cơ quan tiêu hóa

Bê sơ sinh các dạ trước nhỏ, cho thấy sự phát triển chậm của chúngtrong giai đoạn bào thai Trái lại dạ múi khế có tốc độ sinh trưởngtuyệt đối.Giai đoạn sau, sự phát triển ngược lại; dạ trước tăng khoảng 100 - 120 lần,trong khi đó dạ múi khế chỉ tăng 4 - 8 lần Trong 1 - 2 tháng tuổi đầu, dạ múikhế tăng trưởng nhanh và tùy thuộc vào lượng sữa nhiều hay ít Lượng sữacàng nhiều thì dạ múi khế phát triển càng nhanh Tháng thứ 3 – 4 dạ cỏ pháttriển mạnh nhất

Bảng 1 Sự thay đổi dạ cỏ và dạ múi khế qua độ tuổi

Tuổi bê (tuần) Tỷ lệ dạ cỏ/ dạ khế

Tuần thứ 5 - 9 hàm lượng acid béo ở dạ cỏ và dạ tổ ong đã giống như ở

bò lớn, nhưng ở dạ lá sách và múi khế lại ít, đến manh tràng mới xuất hiện

Theo Lê Quang Nghiệp (2000) [20] đối với thời kỳ hoạt động của dạ cỏ

ở mức thấp vì chức năng dạ cỏ đang phát triển, khu hệ vi sinh vật dạ cỏ pháttriển chưa hoàn chỉnh Do đó, cơ năng tiêu hóa ở dạdày của bê chủ yếu diễn

ra ở dạ múi khế và quá trình tiêu hóa cũng diễn ra tương tự ở dạ dày đơn,nghĩa là thức ăn được tiêu hóa bởi hoạt động của các men (Pepsin vàChymozin) Sau đó theo giai đoạn sinh trưởng các dạ còn lại dần phát triểncòn dạ khế phát triển chậm lại và chức năng tiêu hóa men giảm dần, đồng thờiloại hình tiêu hóa chuyển từ dạng men sang dạng vi sinh vật

Trang 5

2.2.2.Thể vóc

Thể vóc chủ yếu là do hệ xương và cơ tạo nên Thời kỳ trong bào thai

mô xương có cường độ phát triển mạnh nhất, còn sau khi sơ sinh tốc độ pháttriển của mô xương giảm xuống nhưng mô cơ lại tăng Các phần khác của môxương cũng có tốc độ phát triển riêng Trước khi sinh xương ngoại vi pháttriển mạnh hơn xương trục làm cho bê phát triển chiều cao và chiều rộngnhưng chiều dài chưa được phát triển Ngược lại sau khi sinh hệ xương trụcphát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra

Mô cơ phát triển mạnh ở 12 - 14 tháng tuổi đầu Sau đó cường độ sinhtrưởng và tăng trọng tuyệt đối của mô cơ giảm Mô mỡ được tích lũy trong cơthể ở độ tuổi muộn hơn

2.2.3.Trao đổi chất

Cơ thể non có cường độ tổng hợp Protein mạnh Tuổi càng tăng thì khảnăng này giảm xuống cùng với sự thay đổi cơ cấu của các loại Protein: ở convật non Nucleoprotein chiếm tỷ trọng lớn, khi tuổi tăng lên cơ thể tích lũynhiều các Protein có chức năng đặc biệt với khả năng tự đổi mới thấp

Độ tuổi càng cao mỡ chiếm chủ yếu trong thành phần tăng trọng Cácgiống sớm thành thục mỡ sớm tích lũy hơn

2.3 Một số hiểu biết chung về hội chứng tiêu chảy

2.3.1 Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tương tăng số lần thải hoặc tăng thành phần nướctrong phân, tăng khối lượng phân (Vũ Đình Vượng, 2004) [32] Tiêu chảy làbiểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù của đường tiêu hóa Hiệntượng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biến, tùy theo độ tuổimắc bệnh, tùy theo yếu tố được xem là nguyên nhân chính mà nó được gọitheo nhiều tên bệnh khác nhau: Chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa,

colibacillosis…Tuy nhiên, thực chất tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên

quan đến rất nhiều yếu tố như dinh dưỡng, chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, kýsinh trùng, vi khuẩn, virus… Trong đó, có yếu tố là nguyên nhân nguyênphát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát và việc phân biệt rõ nguyên nhân gâytiêu chảy khá khó khăn Dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậuquả của nó cũng là gây viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và

Trang 6

cuối cùng là quá trình nhiễm khuẩn và đặc biệt nguy hiểm khi làm cho cơ thểmất nước, chất điện giải trầm trọng là cho gia súc có thể tử vong Bệnh xảy ramọi lúc, ở mọi nơi và đặc biệt là ở gia súc non với biểu hiện triệu chứng là ỉachảy, mất nước và chất điện giải, suy kiệt dẫn đến có thể chết do trụy timmạch (Radostits O.M và cộng sự 1994) [43].

Hội chứng tiêu chảy ở bê có tính chất mùa vụ, mùa Xuân có mưa, ẩmướt và mùa Hè nóng ẩm Cho nên bệnh tiêu chảy xảy ra nhiều, giống như một

ổ dịch Các cơ sở chăn nuôi thường thấy bê non phát bệnh vào mùa Hè, thờitiết nóng ẩm sau các trận mưa rào, làm cho chuồng trại và bãi chăn thả ẩm ướt

2.3.2 Cơ chế sinh bệnh

Theo Nguyễn Tất Thành (2007) [28], cơ chế sinh bệnh của hội chứngtiêu chảy là quá trình rối loạn chức năng bộ máy tiêu hóa và nhiễm khuẩn.Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời hoặc cũng có quá trình này trướcquá trình kia sau và ngược lại Tất cả các nguyên nhân gây tiêu chảy, khi tácđộng vào cơ thể vật chủ dù ở hình thức nào cũng có quá trình sinh bệnh cụthể Khi hiện tượng tiêu chảy xảy ra, cơ thể gia súc phải chịu một quá trìnhbệnh có những nét đặc trưng chung Vì vậy, trong công tác thú y, nếu biếtđược nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh thì việc xây dựng quy trình phòng trịbệnh mới đạt hiệu quả cao

2.3.2.1 Sự thăng bằng dịch ở ruột

Ở gia súc khỏe mạnh, quá trình hấp thu, bài tiết nước và chất điện giải,xẩy ra trên toàn chiều dài của ruột Tại đây nước và chất điện giải được hấpthu đồng thời ở nhung mao và bài tiết ở các lỗ thông của nhung mao ruột,điều đó đã tạo ra luồng trao đổi hai chiều của nước và điện giải giữa lòng ruột

và trong máu Vì quá trình hấp thu thường lớn hơn quá trình bài tiết nên dịchđược hấp thu vào máu nhiều hơn Ở gia súc khỏe mạnh bình thường hơn 90%

Trang 7

dịch ruột non được tái hấp thu, nước còn lại xuống ruột già, tại đó quá trìnhhấp thu lại được tiếp tục và chỉ khoảng từ 50 – 140 ml nước được thải rangoài qua phân trong một ngày Bất kỳ một thay đổi nào xẩy ra trong luồngtrao đổi hai chiều nước và điện giải trong ruột non như tăng bài tiết, giảm hấpthu, hoặc cả hai đều gây ra giảm hấp thu hơn hoặc tăng bài tiết hơn Vì vậy, sẽlàm tăng khối lượng dịch xuống ruột già Do đó, nếu lượng dịch này vượt quákhả năng hấp thu của ruột thì sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

2.3.2.2 Sự mất nước

Hậu quả trực tiếp và nặng nề nhất của hiện tượng tiêu chảy là mất nước

và các chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý Theocác nhà bệnh lý có thể phân hóa sự mất nước thành ba thể gồm mất nước ưutrương (sự mất nước đơn giản), mất nước đẳng trương (như mất dịch đẳngtrương) khi ra nhiều mồ hôi, bệnh thận, viêm ruột, mất nước nhược trương

(Như trong colibacillosis thể độc, Salmonellosis ở ngựa).

Ở con vật, bệnh tiêu chảy lượng nước mất tùy theo nguyên nhân vàmức độ trầm trọng của bệnh kết quả khảo sát của Fisher và Martines (1975) ở

bê khỏe, bê bị tiêu chảy còn sống và bê bị chết vì tiêu chảy trên các chỉ tiêulượng nước mất qua phân lần lượt 50 - 140 ml/ngày, 300 - 900mm/ngày, 800-2200ml/ngày

2.3.2.3 Sự mất các chất điện giải

Khi vật bị tiêu chảy, không những mất đi một lượng nước lớn làm rốiloạn các quá trình trong cơ thể, mà một số chất điện giải quan trọng nhưHCO3, K, Na, Cl cũng bị hao hụt, gây lên những quá trình bệnh lý, làm tổnhại sức khỏe của vật chủ do có độ pH của vật chủ giảm theo Một trong nhữnghậu quả lớn mất nước và chất điện giải là hiện tượng acidosis Acidosis xảy ra

do hậu quả của nhiều yếu tố như mất bicacbonat (do thải qua thành ruột hoặctrực tiếp qua phân); sản sinh acid hữu cơ; giảm tiết ion H+ qua thận và giảm

sự tái tạo bicacbonat

Trong acidocis, pH của máu giảm nên gia súc hô hấp nhanh, tốc độ thải trừ

CO2 tăng, giảm áp lực CO2 trong máu Đây là hậu quả cụ thể nhất của acidocis dotrao đổi chất với hiện tượng Alkalois do hô hấp bù, nhưng cuối cùng nó cũngkhông làm đảo lộn được xu hướng làm giảm tốc độ pH của máu

Trang 8

Ion Na+ giữ vị trí quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu và hoạtđộng thần kinh của con vật Khi mất ion Na+ gây tác hại lớn với cơ thể Trong

cơ thể, muối NaCl được phân ly hoàn toàn thành Na+ và Cl- Ở thành ruột, có

áp lực thẩm thấu ưu trương, gia súc duy trì nồng độ đẳng trương bằng cáchlấy nước từ hệ tuần hoàn hay dịch từ các bộ phận khác Tuy nhiên lấy nước từ

hệ tuần hoàn xảy ra nhanh chóng hơn

Ion K+ cũng bị hao hụt do tiêu chảy, tuy nhiên do huy động K+ từ tế bào

ra nên làm K+ có chiều hướng tăng (nhất là trong trường hợp acidocis) làmảnh hưởng xấu đến hoạt động hệ tim mạch (tim đập chậm, loạn nhịp)

2.3.2.4 Rối loạn Enzym

Ở bê bình thường glucid và protid được tiêu hóa ở ruột non Glucidtrong khẩu phần gia súc non chủ yếu là Lactoza, chỉ được hấp thu khi bị thủyphân thành glucoze nhờ men galactosidaza

Lactoza Galactosidaza Glucose + Glactose (hấp thu được)

Các tế bào chứa enzym đầu tiên ở vùng sâu của thành ruột, dần dầntrưởng thành và di chuyển lên tầng ba của nhung mao Thời gian di chuyển từ

3 - 5 ngày Nếu vật bị nhiễm virus, tốc độ di chuyển của loại tế bào trên nhanhhơn và làm enzym giảm hoạt tính Hiện tượng giảm hoạt tính của Betagalactosidaza thấy ở bê, nghé chết do tiêu chảy nói chung, ở bê nghé và lợn bị

nhiễm Rota virus, ở lợn bị viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm Sự tổn thương

màng nhầy làm thức ăn không tiêu hóa nhiều, phân chưa tiêu hóa đượcchuyển xuống phần đầu của ruột già, ở đây các loại vi khuẩn nhờ đó mà sinhsôi, nảy nở, phân hủy thức ăn thành các phân tử có khối lượng thấp, làm áplực thẩm thấu ở thành ruột tăng lên làm tăng cường mức độ lấy nước từ hệthống tuần hoàn, gây hiện tượng tiêu chảy (có phản ứng axit)

2.3.3 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở bê

Tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến nhiều yếu tố nhưdinh dưỡng, chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, kí sinh trùng, vi khuẩn, virus…

Vì vậy xác định nguyên nhân gây tiêu chảy rất khó khăn Bằng rất nhiều côngtrình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra những nguyên nhân gây tiêuchảy, cụ thể như sau:

Trang 9

2.3.3.1 Do môi trường ngoại cảnh

Môi trường ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đềkháng của cơ thể gia súc Khi có sự thay đổi các yếu tố như: nhiệt độ, ẩm độ, mưanắng, điều kiện chuồng nuôi… đều ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc Đặc biệt làgia súc non do cấu tạo và chức năng sinh lý chưa ổn định và hoàn thiện khi gặpcác yếu tố bất lợi dễ bị stress dẫn đến nhiều bệnh trong đó có bệnh tiêu chảy

2.3.3.2 Nguyên nhân do thức ăn và nước uống

Trong bệnh tiêu chảy ở gia súc thì sự xâm nhập qua đường tiêu hóađóng vai trò quan trọng Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn,nước uống và từ đó xâm nhập vào đường tiêu hóa của vật nuôi Khi đề cậpđến vai trò và yếu tố gây bệnh của thức ăn và nước uống trong hội chứng tiêuchảy của gia súc, các kết quả nghiên cứu cho thấy: với khẩu phần không cânđối, chưa phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, kèm theo thức

ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọngđối với gia súc bị mắc bệnh tiêu chảy

Trong chăn nuôi thức ăn thay đổi đột ngột, đặc biệt lượng đạm và chấtbéo thường làm cho bê rối loạn tiêu hóa, dẫn đến viêm ruột Thức ăn bị ôi,mốc cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy (Phạm Sỹ Lăng,2000) [15]

Nước uống đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đóng vai trò quantrọng Nước được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như để chăn nuôigia súc, gia cầm cũng có thể là một trong những yếu tố gây bệnh tiêu chảy

Theo các tài liệu khoa học trên thế giới, có hơn 300 loài bệnh lâytruyền qua nước Vi sinh vật truyền qua nước gây nên hầu hết các bệnh ởđường tiêu hóa Vì vậy, mỗi người chăn nuôi cần cung cấp cho vật nuôi thức

ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh, để hạn chế bệnh cho gia súc

Ngoài ra, nếu nhiệt độ pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh, lượng sữa cho

ăn không phù hợp với nhu cầu của bê cũng là nguyên nhân gây nên bệnh tiêuchảy ở bê

2.3.3.3 Nguyên nhân do vi khuẩn

Vi khuẩn gây viêm ruột ở bê thường là: E.coli, Proteus vulgaris,

Salmonella enteritidis, Clostridium…

Trang 10

Trong tác nhân sinh học, vi khuẩn được xem là những tác nhân thứ phátsau những sơ suất về thức ăn dinh dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý.Trong đường tiêu hóa của động vật, ngoài các vi khuẩn có lợi có tác dụng lênmen, phân giải các chất trong đường tiêu hóa, giúp cho sinh lý tiêu hóa của

gia súc diễn ra bình thường Thì các vi khuẩn như: E.coli, Proteus vulgaris,

Salmonella enteritidis, Clostridium… luôn là những nguyên nhân gây lên sự

rối loạn về tiêu hóa, viêm ruột và ỉa chảy ở người và nhiều loài động vật khác

Theo Nguyễn Ngã và cs (2000), [17] khi phân lập và giám định vi

khuẩn trong 189 mẫu phân ỉa chảy cho thấy có 4 loài chính: E coli,

Salmonella, Klebsiella và Shigella Trong đó E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất

(72,48%), tiếp theo Salmonella (51,32%).

Theo nghiên cứu của Lê Văn Tạo và cs (2007) [29] từ 20 mẫu bệnhphẩm lấy từ trâu bò chết đột tử ở các tỉnh phía Bắc, đã phân lập, xác định

được E.coli chiếm 100%, Clostridium perfrigens chiếm 95% chất chứa trong

ruột và 75% bệnh phẩm gan

Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [16] khi nghiên cứu trên bê bị tiêu chảy đã

cho thấy bệnh tiêu chảy do E.coli gây ra ở bê nghé là một thể bệnh thường gặp, E.coli là nguyên nhân gây bệnh nguyên phát ở bê nghé từ 1 - 7 ngày tuổi.

Khi phân lập xác định serotyp và một số yếu tố gây bệnh của

Salmonella là bê từ dưới 6 tháng tuổi (Phạm Hồng Ngân, 2008) [18] kết quả

đã xác định khi bê tiêu chảy, 61,35% số mẫu phân lập được Salmonella với số

lượng lớn từ 26,00 - 43,7 x 106 CFU/g phân Các chủng Salmonella có yếu tố

bám dính rất cao 76,92% ở hiệu giá 1/32 và 23,08% ở hiệu giá 1/64 Các

chủng Salmonella phân lập được có độc lực cao: 63,89% giết chết 100%

chuột thí nghiệm, 31,11% giết chết 50% chuột thí nghiệm trong vòng 24

-48h Từ đó cho thấy, Salmonella có vai trò đặc biệt quan trọng và thực sự là

tác nhân làm cho quá trình tiêu chảy ở bê nghé càng trầm trọng thêm Kết quả

cũng cho biết khả năng mẫn cảm của các chủng Salmonella phân lập được là tương đối cao (66,66% đối với Colistin và 73,33% đối với Norfloxacin) Vì

vậy, khi bê nghé bị tiêu chảy có thể tìm các loại thuốc kháng sinh có chứa cácloại hoạt chất trên để điều trị

Trang 11

2.3.3.4 Nguyên nhân do virus

Ngoài nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy do vi khuẩn còn có nguyên nhân dovirus Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò của một số loại

virus như: Rotavirus, Enterovirus, Transmissible Gastroenteritis (TGE)… là

những nguyên nhân gây triệu chứng tiêu chảy ở gia súc Các virus này tác

động gây viêm ruột và gây rối loạn quá trình tiêu hóa, hấp thu của gia súc,cuối cùng dẫn đến triệu chứng tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy do virus của trâu bò thường xảy ra ở thể không có tính

chất lâm sàng điển hình, rất ít khi biểu hiện bệnh với các tính chất lâm sàngnặng Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra ở mọi lứa tuổi của bò với đặc trưng làgây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) [16]

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2000), [15] virus gây ra hội chứng ỉa chảy

có nhiều nhưng thường thấy là virus Parvo virus ở bê con Tiêu chảy ở bê do

E.coli thường kết hợp với một số nguyên nhân gây bệnh virus như Rotavirus, Parvovirus (Lê Văn Tạo, 2004) [25] Hiện nay đã xác định được 7 nhóm

huyết thanh (Serotyp) của virus Rota (A, B, C, D, E, F, G) Cả 7 nhóm đều

gây ỉa chảy ở súc vật (Lợn, bê, cừu non…) (Bùi Đại và cs, 2005) [5]

Bệnh tiêu chảy bê nghé còn do nhiễm các loại virus: Rotavirus,

Adenovirus, vius dịch tả trâu bò, virus viêm ruột bò (Bovine Rhinotracateitis infection - IBK).[16].

2.3.3.5 Nguyên nhân do nấm mốc

Nấm mốc giữ vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm Một số nấmmốc có ích vì chúng sản sinh những sản phẩm làm tăng mùi vị thực phẩm còntrong số khác làm hư hỏng thực phẩm Còn có một số nấm mốc, trong đó một

số chủng có thể sản sinh độc tố nguy hiểm đối với sức khỏe con người như

độc tố vi nấm Aflatoxin (Bùi Minh Đức và cs, 2005) [8].

Trong điều kiện nhiệt đới nóng và độ ẩm cao, các thức ăn gia súc nếukhông bảo quản tốt sẽ bị mốc Một số chủng nấm mốc cúc vàng khi phát triển

trên thức ăn sẽ sinh ra độc tố Aflatoxin nhất là trên ngô, lạc và đậu tương

(Trần Minh Châu, 2005) [3]

Theo Lệ Thị Tài (1997), [24] thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không

đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc, một số loài như: Aspergillus, Pelicillum,

Trang 12

Fusarium… có khả năng sinh sản nhiều loại độc tố, nhưng quan trọng nhất là

nhóm độc tố Aflatoxin (Aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1) Độc tố Aflatoxin: B1, B2,

G1, G2 làm ức chế quá trình tổng hợp protein, men tiêu hóa, men gan, gây thiếuprotein, men gây nhiễm mỡ, thoái hóa gan, giảm chức năng hoạt động của các cơ

quan và dẫn đến hiện tượng tiêu chảy Chất độc Aflatoxin do các loại nấm

Aspergillus Flavus, A; Praciticus, A; Niger; Penicillin… sản sinh ra Hiện có 4

loại Aflatoxin chính B1, B2, G1, G2 và 6 dẫn xuất của chúng là M1, G2a, GM1,

P1, Q1, trong đó B1 có hàm lượng lớn nhất và độc nhất

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002), [16] Nấm Candida là một trongnhững nguyên nhân gây ỉa chảy ở bê non

2.3.3.6 Nguyên nhân do ký sinh trùng

Ký sinh trùng đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây tiêuchảy ở gia súc Thiệt hại của chúng không chỉ là cướp chất dinh dưỡng củavật chủ mà còn tiết ra độc tố đầu độc vật chủ làm giảm sức đề kháng, tạo điềukiện cho các bệnh khác phát sinh Chính phương thức sống ký sinh trongđường tiêu hóa của loài giun sán đã làm tổn thương niêm mạc ruột, nhờ đócác loại mầm bệnh dễ xâm nhập gây viêm ruột, gây rối loạn quá trình tiêuhóa, kích thích nhu động ruột gây tiêu chảy và hiện tượng nhiễm trùng

Các loài ký sinh trùng gây tiêu chảy cho trâu bò thường gặp là:

Nematode, Strongyloides, Neoascaris vitulorum, Fasciola hepatica…

Qua việc kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm phân của 906 bê nghé dưới 3tháng tuổi bị tiêu chảy và bình thường tại 3 huyện/thị của tỉnh Tuyên Quang(Lê Thị Thanh Nhàn và cs, 2008), tỷ lệ bê nghé tiêu chảy là 21,19 %; bê nghé

phân bình thường và tiêu chảy đều có trứng giun đũa Neoascaris vitulorum, tỷ

lệ nhiễm và cường độ nhiễm của bê nghé tiêu chảy cao hơn rất rõ rệt so với bênghé bình thường (51,56 % so với 27,87 %)

Khi thu thập 146 mẫu phân bò sữa từ các hộ chăn nuôi tại Hà Nội vàcác vùng lân cận và tiến hành kiểm tra trứng ký sinh trùng bằng 2 phươngpháp lắng cặn và phù nổi, kết quả cho thấy 78,77% bò bị nhiễm cầu trùng,trong đó bê bị nhiễm 93,22 % Giang Hoàng Hà và cs (2008) [9]

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2000), [15] Sán lá gan Faciola gigantica.và

Faciola hepatica trong quá trình ký sinh tiết độc tố gây ỉa chảy cho bê non.

Trang 13

Bên cạnh đó, tiêu chảy còn do giun phổi Dictiocaulus filaria và

Dictiocaulus viviparus gây ra, giun ký sinh ở phế quản, giun hút chất dinh

dưỡng, tiết độc tố, kích thích thành ruột có thể gây ỉa lỏng

2.3.3.7 Nguyên nhân do nuôi dưỡng

Khi thay đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt là tăng lượng đạm và chất béolàm cho bê rối loạn tiêu hóa, dẫn đến viêm ruột, ỉa chảy Thức ăn bị ôi thiu,nấm mốc… xâm nhập vào ruột cũng gây tác hại tương tự như vi khuẩn Ngoàitác hại phá hoại tổ chức dạ dày, gây ỉa chảy thì nấm mốc còn tiết độc tố gâynhiễm trùng toàn thân Do đó, trong chăn nuôi bê, phải thực hiện đúng quytrình nuôi dưỡng như bê cần được bú sữa đầu đầy đủ, đảm bảo vệ sinh chuồngtrại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn và máng uống Khi pha sữa cho bê uốngphải đảm bảo đúng nhiệt độ,

Bệnh tiêu chảy ở bê do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có liên quan đếnnhiều yếu tố Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm đến, nhằmtìm ra những phương pháp điều trị hiệu quả nhất

2.3.4 Triệu chứng lâm sàng

Bê có thời gian ủ bệnh 2-3 ngày, sau đó có những dấu hiệu lâm sàngnhư bê uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, thức ăn bị đầy, ứtrong dạ dày, dạ lá sách bị cứng Sau đó con vật bệnh ỉa lỏng, đầu tiên cónhiều phân sệt, vài ngày sau đó ỉa chảy nặng, phân chỉ là dịch màu xám xanh,xám vàng và có mùi tanh Bê trũng mắt, da nhăn nheo và trong tình trạng mấtnước, rối loạn các chất điện giải (muối K, Na, Ca) trong máu

Các trường hợp nặng, bê mắc bệnh còn bị xuất huyết ruột, trong phânlẫn máu và niêm mạc ruột lầy nhầy Từ đó làm cho bê non thường bị chết sau 3 -

4 ngày với tỷ lệ cao 30 - 40 % số súc vật bệnh nếu như không điều trị kịp thời

2.3.5 Dịch tễ học

Động vật mắc bệnh xảy ra chủ yếu ở bê non Trâu, bò trưởng thành ítmắc, bệnh xảy ra có tính chất mùa vụ Mùa Xuân có mưa phùn ẩm ướt vàmùa Hè nóng ẩm làm cho bệnh ỉa chảy xảy ra nhiều, có khi chiếm 40 - 50 %tổng số trâu bò cơ sở Theo nghiên cứu của Nguyễn Tất Thành (2007), [28]hội chứng tiêu chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây ra Chính vì vậy, sựxuất hiện bệnh phụ thuộc vào sự xuất hiện các nguyên nhân và sự tương tác

Trang 14

giữa nguyên nhân với cơ thể gia súc Các yếu tố tuổi gia súc, mùa vụ, thức ăn,chuồng trại, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng… đều có ảnh hưởng tới bệnh tiêuchảy ở gia súc.

2.3.6 Chẩn đoán

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng như nhiệt độ cơ thể, phân, trạng thái

bê và độ mất nước Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ học

Căn cứ vào các bệnh tích sau khi mổ khám và quan sát được

2.3.7 Các biểu hiện bệnh lý và hội chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy

Khi gia súc bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy làm cho một lượng nướctrong cơ thể bị mất đi, tùy thuộc vào tính chất và mức độ rối loạn trong đườngtiêu hóa mà lượng nước mất đi nhiều hay ít Biểu hiện rõ nhất đó là hiệntượng giảm thể tích máu trong hệ thống huyết quản, làm các thành phần máu

bị cô đặc lại, tăng độ đặc của huyết thanh gây trở ngại tuần hoàn Quá trìnhnày kéo dài dẫn tới tình trạng nhiễm độc cho toàn cơ thể Mặt khác, cùng với

sự mất nước kèm theo đó là một lượng đáng kể các chất điện giải quan trọngcủa tế bào sống như các muối bicacbonat, các muối natri, muối kali bị mấttheo, đặc biệt là hoạt động của hệ tim mạch (Lê Minh Chí, 1995) [4]

Hiện tượng tiêu chảy bao giờ cũng dẫn tới sự mất nước và rối loạn điệngiải ở vật bệnh Mất nước làm rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường của

cơ thể, làm mất đi một số chất điện giải quan trọng như: HCO3-, K+, Na+, Cl-,

từ đó dẫn tới các bệnh lý quan trọng

Những biến đổi về trao đổi chất gắn với bệnh tiêu chảy ở gia súc non

đã được nghiên cứu rộng rãi và điều lưu ý là không kể do nguyên nhân nào thì

4 biểu hiện không bình thường hoặc rối loạn chủ yếu ở con vật bệnh là mấtnước, acidosis, rối loạn chất điện giải và cân bằng năng lượng kém hoặcđường huyết thấp (Đào Trọng Đạt, 1998) [6]

Phân nhão cho đến toàn nước, màu của phân chuyển từ vàng nhạt sangmàu trắng, trong phân có lẫn những vết máu, phân có mùi hôi thối, phân dínhvào đuôi và xung quanh hậu môn Thân nhiệt thường bình thường hoặc caohơn một chút nhưng vào giai đoạn cuối hay hạ xuống dưới mức bình thường,

bê nghé có thể bỏ bú, không uống nước, đôi khi có chướng bụng Ở những bênghé bị thể nhẹ có thể qua khỏi sau một vài ngày không cần điều trị nhưng

Trang 15

khoảng 15 - 20% bê nghé bị bệnh ngày một nặng hơn, suy sụp toàn thân,nhiễm độc huyết dẫn đến chết nếu không điều trị tích cực là những triệuchứng thường thấy khi bê nghé bị tiêu chảy (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) [16].

Bê bị tiêu chảy nặng thường ỉa phọt cần câu, phân có nhiều nước Bê ủ

rũ, gầy còm, da khô, lông xù và mắt trũng xuống

2.3.8 Một số biện pháp phòng bệnh tiêu chảy

Phòng bệnh bằng các biện pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng Đốivới gia súc non sự tác động của các yếu tố gây bệnh rõ rệt hơn, gia súc trưởngthành, do hệ thống thần kinh cũng như hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thểchưa hoàn thiện Chính vì vậy tỷ lệ gia súc non mắc bệnh trong đó các bệnh

về đường tiêu hóa thường cao hơn đối với gia súc trưởng thành

Khi đề cập tới sự ảnh hưởng của ngoại cảnh lên cơ thể động vật, cácyếu tố nhiệt độ, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp so với khu điều hòa nhiệt của giasúc tạo ra các stress cho cơ thể, dễ phát sinh bệnh trong đó phổ biến là bệnh tiêuhóa Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy ở gia súc trước hết là hạn chế, loại trừ cácyếu tố stress sẽ mang lại hiệu quả tích cực Khắc phục những bất lợi về đều kiệnthời tiết khí hậu (giữ môi trường tiểu khí hậu ở chuồng nuôi luôn ấm áp về mùađông, thoáng mát về mùa hè, tránh hiện tượng mưa tạt, gió lùa, hạn chế độ ẩm…)

để tránh rối loạn tiêu hóa ổn định trạng thái cân bằng giữa cơ thể và môi trường.Giữ vệ sinh chuồng nuôi là hạn chế khí độc do phân rác sinh ra và loại trừ mầmbệnh tồn tại trong chất thải (Sử An Ninh, 1993) [21]

Nghiên cứu về miễn dịch học: Khi cơ thể gia súc non bị nhiễm lạnh kéodài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu, giảm tác dụngthực bào, do đó gia súc non khi bị nhiễm lạnh dễ bị vi khuẩn tấn công do sức

đề kháng bị suy giảm Bê nghé khi được sinh ra có khả năng nhận kháng thểchống lại vi khuẩn qua sữa đầu Vì vậy, khi gia súc non vừa mới được sinh racần cho bú sữa đầu của gia súc mẹ càng sớm, càng tốt và bú vài lần trongngày đầu tiên

Phòng bệnh bằng vacxin

Trên cơ sở xác định được các chủng vi khuẩn gây bệnh, qua kết quảđịnh type và xác định được các kháng nguyên, từ đó chọn ra các chủng vi

Trang 16

khuẩn có tần suất xuất hiện cao nhất, có có độc lực cao và ổn định để chế tạovacxin phòng bệnh.

Vacxin sản xuất dưới nhiều dạng phụ thuộc và đặc tính sinh học củayếu tố gây bệnh và tính chất của bệnh Một số vacxin thường dùng như:vacxin chết có bổ trợ keo phèn, vacxin chết toàn khuẩn cùng giải độc tố,vacxin chiết xuất, vacxin sống bằng phương pháp làm giảm độc lực của yếu

tố gây bệnh hoặc vacxin tái tổ hợp…

Dựa trên các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại với các phương phápđiện di, các nhà khoa học đã chiết tách được kháng nguyên vi khuẩn và chếtạo vacxin có tác dụng phòng trợ tốt cho vật nuôi khi cho uống hoặc cho tiêm,với tác dụng tạo cho cơ thể chống lại được sự bám dính của các vi khuẩn gâybệnh trên các tế bào biểu mô ruột

Để phòng cho bê nghé không bị nhiễm E.coli, tiêm vacxin E.coli chứa

kháng nguyên K99 Entrotoxin cho trâu bò chửa thời gian từ 3 - 6 tuần trướckhi đẻ Cách này cho kết quả khả quan trong phòng bệnh, gần 100% trâu bòtiêm vacxin đã tránh được nguy cơ mắc bệnh

Dùng hỗn hợp vacxin E.coli vô hoạt trộn với thức ăn để giúp bê nghé

chống bệnh tiêu chảy khi cai sữa

Đối với vi khuẩn Salmonella, vacxin phòng bệnh gồm có Vacxin cổ

điển, bất hoạt, tiêm Đây là vacxin TAB được làm từ vi khuẩn bất hoạt bằng

nhiệt Trong 1ml vacxin có 1000 triệu tế bào Salmonella typhi; 250 triệu tế bào Salmonella paratyphi A; 250 triệu tế bào Salmonella paratyphi B Hiện

nay, vacxin này không được dùng Vacxin polysaccharid VI được điều chế từchất polysaccharid của vỏ vi khuẩn Vacxin sống, uống được sản xuất từ biến

chủng Salmonella typhi không gây bệnh (Nguyễn Đình Bảng và cs, 2003) [1].

Vacxin phòng bệnh do vi khuẩn lỵ Shigella gây ra có hai loại vacxin lỵ:

(tiêm và loại uống)

Phòng bệnh đối với vi khuẩn Cl.Perfrigens type C sử dụng giải độc tố của vi khuẩn yếm khí Cl.Perfrigens type C để tiêm cho trâu, bò mẹ hai lần

trong thời kỳ mang thai Lần tiêm thứ nhất vào giữa kỳ và tiêm nhắc lại lầnthứ hai trước khi đẻ 2 - 3 tuần Bê, nghé non sẽ được bảo vệ bởi các glubolinmiễn dịch có trong sữa đầu và trong suốt thời kỳ bú sữa

Trang 17

2.3.9 Điều trị tiêu chảy ở gia súc

Theo Phạm Ngọc Thạch (2005), [26] để điều trị hội chứng tiêu chảy ởgia súc nên tập trung vào 3 khâu Thứ nhất, loại trừ những sai sót trong nuôidưỡng như loại bỏ thức ăn kém phẩm chất (ôi, mốc…), giảm thức ăn xanhchứa nhiều nước, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, loại bỏ thức ăn không tiêu hóađược, đang lên men trong đường ruột Thứ hai, khắc phục rối loạn tiêu hóa vàchống nhiễm khuẩn những vi khuẩn đã phân lập được ở gia súc viêm ruột ỉachảy Thứ ba, điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải

Nguyên lý chung của điều trị bệnh tiêu chảy ở bê nghé cũng giống nhưcác gia súc khác là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh Nếu nguyên nhân do thức

ăn thì phải thay đổi thức ăn, nếu nguyên nhân là do vi khuẩn phải sử dụng cácloại kháng sinh, hóa dược để tiêu diệt mầm bệnh, dùng hóa dược để tiêu diệtnấm mốc hoặc tiêu diệt các loại ký sinh trùng Đồng thời với điều trị nguyênnhân kết hợp với điều trị triệu chứng, trước hết kịp thời bổ sung nước và chấtđiện giải, các yếu tố vi lượng bị mất bằng cách cho uống khi tiêu chảy nhẹhoặc truyền tĩnh mạch các dung dịch nước muối sinh lý 0,85%, dung dịchđường ưu trương 20%, uống dung dịch orezol Có thể dùng dung dịch nướcmuối sinh lý với 5% Dextran truyền 250ml vào tĩnh mạch ra phải dùng cácchất chống viêm như Dexamethazon kết hợp với các loại vitamin C, K, B đểchống xuất huyết đường tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thể của bênghé (Phạm Sỹ Lăng, 2002) [16]

Nguyễn Văn Trí (2006) [31] đã đưa ra một số phác đồ điều trị bệnh tiêuchảy như sau:

* Phác đồ 1: Điều trị ỉa chảy do nhiễm khuẩn

Điều trị nguyên nhân:

Phối hợp kháng sinh và sulfamide, Kanamycin 20 - 30mg/kgTT/ngày;Tetracyclin 20 - 30mg/kgTT/ngày; Bisepton hoặc Sulfaguanidin 30 -50mg/kgTT/ngày

Thuốc kháng sinh có thể cho uống hoặc tiêm Sulfamide cho uống Baloại thuốc phối hợp dùng liên tục từ 3 - 5 ngày Mỗi ngày liều thuốc chia làm

2 liều cho vật bệnh, ngày 2 lần

Trang 18

Chống chảy máu ruột: Tiêm vitamin B1, K, long não nước hoặc cafein.

* Phác đồ 2: Điều trị ỉa chảy do nhiễm nấm

Thuốc điều trị

Phối hợp kháng sinh chống nhiễm khuẩn, chống nấm và Sulfamide Chloramphenicol 20 - 30mg/kgTT/ngày; Nystatin 20mg/kgTT/ngày;Bisepton hoặc Sulfaguanidin 40mg/kgTT/ngày

Cho súc vật uống phối hợp 3 loại thuốc trong 3 - 4 ngày Liều thuốcchia 2 lần cho uống trong ngày

Thuốc điều trị triệu chứng và thuốc trợ sức như phác đồ

* Phác đồ 3: Điều trị ỉa chảy do giun tròn và nhiễm khuẩn (giun đũa, giun xoắn dạ dày, giun tóc…)

Thuốc điều trị: Phối hợp tẩy giun và kháng sinh

Tẩy giun dùng một trong hai loại thuốc sau:

Mebendazol 10 - 15mg/kgTT/ngày; Tetramisol 7 - 10 mg/kgTT/ngày.Thuốc tẩy chỉ dùng một lần Chỉ dùng thuốc tẩy khi phát hiện trong phân vậtbệnh có các loại trứng giun và có dấu hiệu lâm sàng nhiễm giun

Chống nhiễm khuẩn: Phối hợp kháng sinh và Sulfamide:

Chlorampenicol 20 -30mg/kgTT/ngày; Bisepton 40 - 50mg/kgTT/ngày, phốihợp 2 loại thuốc dùng liều trong 3 - 4 ngày

Thuốc điều trị triệu chứng và thuốc trợ sức như phác đồ 1

Ở cả 3 phác đồ trên khi điều trị cần cho vật ăn nhẹ, giảm lượng rơm cỏ

để tránh cọ sát vào niêm mạc ruột, cho ăn thêm cháo gạo Cách ly vật bệnh rakhỏi đàn gia súc

2.4.Tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở bê nghé trong nước

Trương Quang và cs (2006), [26] khi phân lập vi khuẩn E.coli từ 168

mẫu phân bê, nghé không bị tiêu chảy và 172 mẫu phân bê, nghé bị tiêu chảy

Trang 19

kết quả cho thấy bê bị tiêu chảy nhiễm E coli cao gấp 2,99 (bê) và 2,77 lần

(nghé) so với trong phân bê, nghé không bị tiêu chảy; các chủng mang khángnguyên bám dính tăng gấp 3,4 và 2,9 lần; khả năng dung huyết gấp 2,1 và2,77 lần; khả năng sinh sản độc tố đường ruột gấp 6,93 và 3,69 lần; độc tốgiết chuột cũng tăng gấp 2 - 3 lần

Từ 112 mẫu phân bê bị tiêu chảy thu thập từ các tỉnh Nam Trung Bộ đã

được xét nghiệm, phân lập E.coli và xác định độc lực, khả năng gây bệnh của

vi khuẩn trên động vật thí nghiệm (Nguyễn Văn Quang, 2002) kết quả cho

thấy tất cả các mẫu phân đều phân lập được E.coli, tỷ lệ dương tính 100%.

12/12 chủng phân lập được đều có khả năng gây chết chuột bạch trong vòng 6

- 13h 4 chủng được chọn từ các chủng trên gây bệnh thực nghiệm trên Thỏbằng phương pháp tiêm thẳng vào ruột non (Farrelly, 1992) đã gây tiêu chảycho Thỏ 100% sau 24h và gây chết 36h sau khi gây nhiễm Thỏ đối chứngvẫn khỏe bình thường

Theo Đoàn Kiều Hưng (2005), [12] có nhiều loài virus gây ra nhữngbệnh trầm trọng với hệ tiêu hóa như viêm và tổn thương các niêm mạc dạ dày,các niêm mạc ruột, phá hủy quá trình hấp thu của ruột, từ đó xảy ra những rốiloạn hấp thu và tiết dịch, dẫn đến tiêu chảy ở gia súc

2.5 Tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở bê nghé trên thế giới

2.5.1 Tình hình nghiên cứu bệnh tiêu chảy do E.coli

Vi khuẩn ruột già Escherichiacoli có tên là Bactevium colicommure

bacillus colicommunis được Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em.

Cũng như một số vi khuẩn đường ruột khác, E.coli là vi khuẩn sống thường

trực cộng sinh trong ruột già của gia súc và con người (Peterson, 1980) Theo

Balier và cs (1990), khi nghiên cứu chủng E.coli tại Mỹ, Anh và Đức (từ năm

1985 - 1988) đưa ra kết luận E.coli gây bệnh tiêu chảy ở bê nghé chủ yếu cư

trú ở đoạn xoắn ốc của kết tràng, chúng gây tổn thương viêm kết tràng, xuấthuyết đại tràng Quan sát ở trên 40% bê và gần 90% gia súc cảm nhiễm là bêsữa tuổi trung bình 11,8 ngày tuổi

Theo Gunther và cs (1985), [42] nghiên cứu ảnh hưởng của lứa tuổi đối

với tiêu chảy ở bê do E.coli gây ra cho thấy sức đề kháng của bê với E.coli

tăng dần theo tuổi

Ngày đăng: 18/12/2014, 23:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Thị Kim Hương (2003), Vacxin và chế phẩm miễn dịch trong phòng và điều trị, Nxb Y học, trang 202-209 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vacxin và chếphẩm miễn dịch trong phòng và điều trị
Tác giả: Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Thị Kim Hương
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2003
2. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, Trang 246-247 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôitrâu bò
Tác giả: Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2007
3. Trần Minh Châu (2005), 100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi giasúc gia cầm
Tác giả: Trần Minh Châu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2005
4. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy ở gia súc, Hội thảo khoa học, Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Hà Nội, trang 16-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tiêu chảy ở gia súc
Tác giả: Lê Minh Chí
Năm: 1995
5. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh học truyền nhiễm, Nxb Y học, Hà Nội, trang 97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh họctruyền nhiễm
Tác giả: Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2005
6. Đào Trọng Đạt, Phạm Thanh Phương, Lê ngọc Mỹ (1995) Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 221-222 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnhđường tiêu hóa ở lợn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
7. Bùi Minh Đức, Nguyễn Công Khẩn, Trần Tráng, Nguyễn Phùng Tiến, Phạm Thị Kim,Nguyễn Văn Dịp (2005) Các bệnh ô nhiễm lây truyền do thực phẩm. Nxb Y học, Hà Nội, trang 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bệnh ô nhiễm lây truyềndo thực phẩm
Nhà XB: Nxb Y học
8. Nguyễn Văn Đức (1985), Kỹ thuật cung cấp nước uống và vệ sinh môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 11-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật cung cấp nước uống và vệ sinhmôi trường
Tác giả: Nguyễn Văn Đức
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1985
9. Giang Hoàng Hà, Nguyễn Thị Giang Thanh, Đào Thị Hà Thanh (2008) “Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa ở bò sữa tại Hà Nội và vùng phụ cận”, Tạp chí khoa học kỷ thuật Thú y, tập XV (2), trang 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa ở bò sữa tại Hà Nội vàvùng phụ cận”
10. Phạm Khắc Hiếu (1972) Tiêu chảy ở gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 11. Đoàn Kiều Hưng (2005), “Nghiên cứu vai trò của vi khuẩn Clostridium perfrigens trong hội chứng tiêu chảy ở bê nghé và các biện pháp phòng trị ở tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chảy ở gia súc", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội11. Đoàn Kiều Hưng (2005), "“Nghiên cứu vai trò của vi khuẩnClostridium perfrigens trong hội chứng tiêu chảy ở bê nghé và các biện phápphòng trị ở tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Phạm Khắc Hiếu (1972) Tiêu chảy ở gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 11. Đoàn Kiều Hưng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
12. Lâm Thị Thu Hương (2006), “Tình hình nhiễm Eimeria và Cryptosporidium trên bê sữa nuôi tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Hội Thú y Việt Nam (3), trang 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình hình nhiễm Eimeria vàCryptosporidium trên bê sữa nuôi tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnhĐồng Nai
Tác giả: Lâm Thị Thu Hương
Năm: 2006
13. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Văn Quang (1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ký sinh trùng thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Văn Quang
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
14. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1997), Bệnh trâu bò ở Việt Nam và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh trâu bò ở Việt Nam vàbiện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
15. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2000), Bệnh trâu bò ở Việt Nam và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 214-215 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh trâu bò ở Việt Nam vàbiện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
16. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Bệnh truyền nhiễm ở bò sữa và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 32-110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh truyền nhiễm ở bò sữa vàbiện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
17. Nguyễn Ngã, Nguyễn Thiên Thu, Lê Lập, Lê Thị Thi, Vũ Khắc Hùng (200), “Điều tra nghiên cứu hệ vi khuẩn trong hội chứng tiêu chảy của bê nghé khu vực miền Trung”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập VII, (2), trang 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Điều tra nghiên cứu hệ vi khuẩn trong hội chứng tiêu chảy của bê nghékhu vực miền Trung”
18. Phạm Hồng Ngân (2008), “Phân lập và xác định Serotyp và một số yếu tố gây bệnh của Salmonella từ bê dưới 6 tháng tuổi”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XV, (2), trang 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân lập và xác định Serotyp và một sốyếu tố gây bệnh của Salmonella từ bê dưới 6 tháng tuổi”
Tác giả: Phạm Hồng Ngân
Năm: 2008
19. Chu Văn Mẫn (2002), Ứng dụng tin học trong sinh học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng tin học trong sinh học
Tác giả: Chu Văn Mẫn
Nhà XB: Nxb Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
20. Lê Quang Nghiệp (2000), Giáo trình chăn nuôi trâu bò dùng cho cao học, trang 48-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi trâu bò dùng chocao học
Tác giả: Lê Quang Nghiệp
Năm: 2000
21. Sử An Ninh (1993), “Kết quả tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con ỉa phân trắng”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa chăn nuôi Thú y, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Nxb Hà Nội, trang 43-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợpphòng bệnh lợn con ỉa phân trắng
Tác giả: Sử An Ninh
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1993

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Sự thay đổi dạ cỏ và dạ múi khế qua độ tuổi - Nghiên cứu tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở bê sữa holstein frisian (HF) từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa số 3 thuộc công ty cổ phần sữa TH
Bảng 1. Sự thay đổi dạ cỏ và dạ múi khế qua độ tuổi (Trang 4)
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi bê bị tiêu chảy theo tính biệt - Nghiên cứu tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở bê sữa holstein frisian (HF) từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa số 3 thuộc công ty cổ phần sữa TH
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi bê bị tiêu chảy theo tính biệt (Trang 25)
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi bê mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng trong năm - Nghiên cứu tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở bê sữa holstein frisian (HF) từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa số 3 thuộc công ty cổ phần sữa TH
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi bê mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng trong năm (Trang 26)
Bảng 4.5.  Kết quả điều trị  cho bê bị tiêu chảy - Nghiên cứu tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở bê sữa holstein frisian (HF) từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa số 3 thuộc công ty cổ phần sữa TH
Bảng 4.5. Kết quả điều trị cho bê bị tiêu chảy (Trang 28)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w