KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở bê sữa holstein frisian (HF) từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa số 3 thuộc công ty cổ phần sữa TH (Trang 31 - 33)

5.1. Kết luận

Qua quá trình thực tế tại trại số 3 thuộc công ty cổ phần sữa TH xã Nghĩa Sơn – huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An để nghiên cứu tình hình bê nhiễm hội chứng tiêu chảy và phương pháp phịng trị bệnh chúng tơi có những kết luận:

+ Tỉ lệ đàn bê mắc bệnh tiêu chảy chiếm 56,25% trong tổng số đàn theo dõi. Còn tỉ lệ bê mắc bệnh tính trên cá thể bê theo dõi chiếm 13,38%.

+ Tỉ lệ bê đực mắc bệnh chiếm 15,98% trong tổng số bê đực theo dõi, còn tỉ lệ bê cái là 10,55% trong số bê cái được theo dõi.

+ Tỉ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy cao nhất là lứa tuổi từ 8-20 ngày tuổi chiếm 17,69% số bê theo dõi. Còn thấp nhất là từ 56-60 ngày tuổi chiếm 8,16% số bê theo dõi. Trong khi đó tỉ lệ chung của các lứa tuổi mắc bệnh là 13,38%.

+ Tỉ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy vào tháng 4 là cao nhất chiếm 17,65% tổng số bê theo dõi. Còn tháng thấp nhất là tháng 3 chiếm 13,94% trong tổng số bê theo dõi. Trong khi đó tỉ lệ nhiễm chung qua các tháng là 10,64%.

+ Tỉ lệ bê khỏi sau khi dùng phác đồ điều trị thứ nhất là cao nhất đạt 95,24%. Còn tỉ lệ bê khỏi sau khi dùng liệu phác đồ điều trị thứ 3 là thấp nhất đạt 93,06%. Còn tỉ lệ chung bê khỏi sau khi dùng 3 phác đồ điều trị tại cơ sở là 91,67%.

+ Tỉ lệ bê chết sau khi mắc bệnh tiêu chảy tại dãy chuồng A2 chiếm 10% trong tổng số bê bị tiêu chảy. Còn thấp nhất là dãy chuồng A1 khơng có bê bị chết chiếm 0% tỉ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy. Còn tỉ lệ chung bê chết sau khi bị bệnh là 6,94%

5.1. Kiến nghị

Qua thời gian thực tập tại trại bị sữa của Cơng ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị cụ thể như sau:

- Cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và vệ sinh thú y, đặc biệt chú trọng đến nội dung định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại ngay cả khi khơng có dịch bệnh.

- Phải tăng cường hơn nữa cơng tác hộ lý, chăm sóc và điều trị lợn bệnh: Cần phát hiện bệnh sớm, chẩn đốn chính xác, cách ly những bê mắc bệnh và điều trị kịp thời, triệt để.

- Về cơng tác phịng bệnh: Phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình về vệ sinh phịng dịch; chuẩn hóa quy trình tiêm vacxin phịng bệnh tiêu chảy và viêm phổi, cần sử dụng vacxin đúng liều, đúng thời gian.

- Về công tác điều trị: Tiến hành điều trị kịp thời khi con vật mới mắc bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị và liều lượng thuốc sử dụng. Đồng thời, trại nên có những nghiên cứu tiếp theo để xác định phác đồ điều trị phù hợp hơn. Trong quá trình điều trị cần sử dụng thêm một số thuốc trợ sức, trợ lực để con vật bệnh nhanh hồi phục hơn.

- Cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc pha sữa, lấy sữa đầu và sữa mẹ cho bê uống đúng lượng sữa và đảm bảo vệ sinh.

- Cần học hỏi thêm các quy trình chăm sóc ni dưỡng cũng như cơng tác chẩn đoán và điều trị bệnh của các chuyên gia nước ngoài về làm việc tại trại.

- Đề nghị Nhà trường, Khoa chăn nuôi thú y tiếp tục gửi sinh viên về đây nghiên cứu và học tập cùng với cơ sở xây dựng quy trình khống chế và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

PHẦN 6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở bê sữa holstein frisian (HF) từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa số 3 thuộc công ty cổ phần sữa TH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w