1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi bò phù đổng và biện pháp điều trị

59 721 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi đã được nhận sự dạy dỗ chỉ bảo của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Thú y đã tận tình giúp tôi có những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp cũng như tư cách, đạo đức của người làm khoa học kỹ thuật. Đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới: Các thầy cô giáo trong khoa Thú y, đặc biệt là Th.s Phạm Thị Lan Hương – giảng viên bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc Chất, Khoa Thú Y- Trường ĐHNN Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn BSTY Trần Văn Vũ – Phó giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng, cùng các anh chị, cô chú trong xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại xí nghiệp. Tôi cũng xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014 Sinh viên Đinh Thị Thu Hoài 1 1 MỤC LỤC 2 2 DANH MỤC BẢNG 3 3 DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC HÌNH 4 4 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người. Chủ trương hiện nay của nhà nước là phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Nói tới ngành chăn nuôi phải kể tới chăn nuôi bò bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Đặc biệt trong những năm gần đây Nhà nước ta đã và đang đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa. Số lượng bò sữa nước ta đã tăng từ 11 ngàn con năm 1990 lên 35 ngàn con năm 2000, tăng trưởng bình quân 12,3%/năm. Tổng sản lượng sữa tươi tăng từ 9,3 ngàn tấn lên 52,2 ngàn tấn, tăng trưởng bình quân 18,8%/năm. Sữa tươi sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu tiêu thụ, 92% sản phẩm sữa phải nhập khẩu.Từ khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách về phát triển chăn nuôi bò sữa. Số lượng bò sữa tăng từ 41,2 ngàn con năm 2001 lên 113,2 ngàn con năm 2006, tốc độ tăng đàn bình quân trong giai đoạn này là 24,9%/năm, trong đó cáctỉnh phía Bắc tăng 43,7%/năm, các tỉnh phía Nam tăng 22,1%/năm. Do chăn nuôi bò sữa vẫn còn là một nghề sản xuất còn mới mẻ, phần lớn người chăn nuôi bò sữa chưa có những kinh nghiệm cũng như kiến thức cần thiết. Vì vậy người chăn nuôi bò sữa đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc 5 5 chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác và bảo quản sữa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, từ đó dẫn tới ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò đó là tình hình dịch bệnh. Trong đó đặc biệt là bệnh về tiêu chảy. Tiêu chảy là triệu chứng chung, đặc trưng và thường xuất hiện trong bệnh lý đường tiêu hóa của gia súc. Bệnh thường xảy ra khi gia súc chuyển vùng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý, thức ăn kém phẩm chất, do bội nhiễm vi khuẩn như E.coli, Salmonella…trong đó những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh là yếu tố mở đường, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bệnh. Bệnh tiêu chảy thấy ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là ở bê sơ sinh tới 3 tháng tuổi. Theo Lê Minh Trí (1995) ở bê nghé có 70-80% tổn thất nằm trong thời kì bú sữa mẹ và 80-90% trong đó là hậu quả do bệnh tiêu chảy gây ra. Xuất phát từ thực trạng trên để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra và nâng cao hiệu quả chăn nuôi tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng và biện pháp điều trị” 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng - Đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 6 2.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy Tiêu chảy là ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn chức phận tiêu hóa (ruột tăng cường co bóp và tiết dịch). Tiêu chảy ở trâu bò là một hiện tượng bệnh lý phức tạp, gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi, gây ra các stress cho cơ thể. Mặt khác các khâu chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng đường ruột…tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của mầm bệnh và gây quá trình bệnh lý ở cơ thể vật chủ, dẫn đến các biểu hiện lâm sàng, trong đó có tiêu chảy. Đây là những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở gia súc nói chung và bò nói riêng. Bệnh lý của hội chứng tiêu chảy thường xuất hiện cấp tính hoặc mãn tính , tùy thuộc vào tính chất và nguyên nhân bệnh tác động. Đặc điểm của hội chứng tiêu chảy thường là con vật bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước hơn so với bình thường do tăng tiết dịch ruột. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều chưa có biện pháp khống chế hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy. Vật nuôi có thể bị mắc bệnh quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột hay vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm. 2.2. Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa. Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến; tùy theo độ tuổi trâu bò; tùy theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò được gọi bằng các tên khác nhau. Ví dụ: bệnh bê nghé ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy ở trâu bò sau cai sữa, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa… 7 7 Nguyên nhân gây tiêu chảy rất phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy, rất nhiều tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan tới rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Do một tác nhân bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sản sinh quá nhiều sẽ làm biến động số lượng vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn vãng lai. Vi khuẩn gây bệnh sẽ nhân cơ hội tăng mạnh về cả số lượng và độc lực. Những vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa do không cạnh tranh được nên giảm đi. Cuối cùng quá trình loạn khuẩn xảy ra, khả năng hấp thu bị rối loạn gây hiện tượng tiêu chảy (Vũ Văn Ngũ và cs, 1979). Vi khuẩn đường ruột có vai trò không thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy ( Hồ Văn Nam và cs, 1994). Tiêu chảy là một hội chứng thường xuất hiện ở trâu bò mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất ở giai đoạn còn non. Hội chứng này không những làm giảm tăng trọng, giảm tỉ lệ nuôi sống, dễ dàng làm kế phát các bệnh khác và làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Bệnh gây ra do các vi khuẩn đường ruột như E. coli, Enterobacter, Klebsiella, Sallmonella với tỉ lệ tương ứng là 66.7%, 40.7%, 3.7%, 3.7% và có thể điều trị khỏi bằng các loại kháng sinh như Amicacin, Norfloxacin, Gentamycin, Neomycin, Colistin ( Châu Bá Lộc và cs, 2000). Vì vậy, phân biệt thật rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy không đơn giản. Ngày nay, người ta thống nhất rằng, phân loại chỉ có nghĩa tương đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ hoặc xuất hiện sau, từ đó đề ra phác đồ phòng, trị bệnh có hiệu quả mà thôi. Nhìn chung, hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau: 2.2.1. Môi trường ngoại cảnh thay dổi Cơ thể trâu bò luôn chịu những biến đổi bất thường về nhiệt độ, ẩm độ và luôn phải tự điều chỉnh đối với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, dẫn tới sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, khả năng mắc bệnh cao. Nước ta nằm trong 8 8 vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu được phân chia thành bốn mùa rõ rệt. Thời tiết khí hậu trong mỗi mùa lại có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ và ẩm độ. Vụ Xuân - Hè, nhiệt độ dần tăng cao, các đợt mưa đầu mùa làm độ ẩm không khí cao, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại sinh trưởng, phát triển và gây bệnh đối với vật nuôi, các bệnh truyền nhiễm có điều kiện thuận lợi phát triển làm dịch bệnh lây lan, gây chết nhiều gia súc, trong đó có một loại bệnh phổ biến thường gặp ở gia súc non là bệnh về đường tiêu hoá. Trong các yếu tốcủa khí hậu thì nhiệt độ lạnh và ẩm độcủa gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh (Hồ Văn Nam và cs 1997). Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc (Hồ Văn Nam, 1997). Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển… làm giảm sức đề kháng của con vật thì các vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh. Như vậy nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây bệnh tiêu chảy không mang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều hoà trao đổi nhiệt của cơthể, dẫn đến rối loạn trao đổi chất, các mầm bệnh có thời cơ tăng cường độc lực và gây bệnh. 9 9 2.2.2. Do thức ăn, nước uống Để gây nên hội chứng tiêu chảy ởtrâu bò, sự xâm nhập của các vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá đóng vai trò quan trọng. Nguyên nhân gây bệnh có thể do môi trường bị ô nhiễm, các vi sinh vật và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua con đường thức ăn, nước uống, từ đó trực tiếp xâm nhập vào đường tiêu hoá của trâu bò. Khi đềcập tới vai trò và yếu tố gây bệnh của thức ăn và nước uống trong hội chứng tiêu chảy ởgia súc, các kết quả nghiên cứu cho thấy: với khẩu phần thức ăn không cân đối, chưa phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, kèm theo thức ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đối với gia súc bị mắc bệnh tiêu chảy. Hồ Văn Nam và cs (1997) cho biết, nếu khẩu phần ăn cho vật nuôi không cân đối, thức ăn không đảm bảo chất lượng như bị ôi, thiu, mốc, nhiễm các vi sinh vật có hại thì gia súc rất dễ bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới ỉa chảy. Có tác giả cho rằng, thức ăn thiếu các chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời phương thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc, tạo cơ hội cho các vi khuẩn đường tiêu hoá phát triển và gây bệnh. Trong khẩu phần thức ăn dinh dưỡng của gia súc, nếu thức ăn bị thiếu một số nguyên tố đa, vi lượng như sắt, đồng, kẽm hoặc thừa Molipden thì cũng có thể gây ra những rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy ở thể cấp hoặc mãn tính, kèm theo sựthay đổi màu sắc lông da thì gia súc có thể bịthiếu máu. Với những thức ăn bịlẫn các chất kim loại nặng như chì, Asen, thuỷ ngân,Cadimi thường gây ra hiện tượng gia súc bị rối loạn tiêu hoá kết hợp với các triệu chứng thần kinh. Nguyễn Đăng Đức (1985) cho biết: yếu tố nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày cho người và động vật. Song cũng chính từ các nguồn nước khi bị ô nhiễm các hợp chất vô cơ, hữu cơ lại là môi trường sống thuận tiện cho các vi sinh vật tồn tại và phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh. 10 10 [...]... dung nghiên cứu - Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê lai hướng sữa từ sơ sinh - tới 12 tháng tuổi nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng Đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Xác định bê bệnh Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy nói chung, dễ thấy và điển hình nhất là hiện tượng ỉa chảy: - Thân nhiệt... nam điều trị tiêu chảy cho gia súc và thu được kết quả tốt PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu trên đàn bê lai hướng sữa, nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng Bê được lựa chọn để nghiên cứu là :Bê từ sơ sinh tới 12 tháng tuổi 3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện 32 32 Địa điểm: Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng- ... với sử dụng tai nghe nghe vùng phổi của gia súc 33 33 3.4.3 .Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy bê Trực tiếp điều tra qua quan sát thực nghiệm và chẩn đoán lâm sàng và thông qua sự ghi chép sổ sách của Xí nghiệp 3.4.4 Xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm ở bê mắc hội chứng tiêu chảy Căn cứ vào kết quả phân lập vi khuẩn đường ruột ở bê mắc bệnh cùng với kết quả xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn... trình tiêu hoá trở lại bình thường Điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy ở trâu bò phải thực hiện sớm, điều trị kịp thời sẽcho kết quả điều trịcao Mặt khác, điều trị kịp thời và triệt để cũng là biện pháp tốt để hạn chế gia súc bài xuất mầm bệnh ra môi trường chăn nuôi, tránh gia tăng mức độ ô nhiễm Để có hiệu quả điều trị bệnh cao, điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây ra tiêu chảy. .. pháp điều trị hợp lý * Một số loại kháng sinh và hóa dược dùng trong điều trị tiêu chảy ở trâu bò Như đã trình bày ở trên, tiêu chảy có thể do vi khuẩn gây ra.Trường hợp này, cần dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy Có rất nhiều loại kháng sinh sử dụng điều trị bệnh hiệu quả nhưAmpicillin, Cefalothin, Gentamycin, Neomycin Ngoài ra cũng có thể dùng một số chế phẩm Sulfamid để điều trị (Đào Trọng Đạt và. .. đẻ ra Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo (2002) cho biết, những bê nghé mắc bệnh tiêu chảy do E.coli ở thể nhẹ có thể qua khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị, nhưng khoảng 15 - 20% số bê nghé bị bệnh ngày một nặng hơn, suy sụp hoàn toàn, nhiễm độc huyết dẫn đến chết nếu không điều trị tích cực Ngoài những triệu chứng chung của bê nghé mắc hội chứng tiêu chảy, các triệu chứng điển hình cho từng loại... phát ra ở mùa đông Trên những đồng cỏcó căn bệnh tiềm tàng, có thể tiến hành chăn dắt luân phiên 2.6.2 Điều trị * Những nguyên tắc chung Tiêu chảy ở trâu bò được xem như là một hội chứng, do vậy việc tiến hành điều trị tiêu chảy ở trâu bò là sự tổng hợp của nhiều biện pháp kết hợp Nguyên lý chung là phải loại bỏ được yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể, xửlý nguyên nhân gây bệnh kết hợp với điều trị quá... Trại được chia làm bốn khu: Khu hành chính và sinh hoạt cho công nhân, khu nhà máy sữa, khu chế biến cám và khu vực chăn nuôi Khu chăn nuôi được chia làm 9 khu chuồng Chuồng số 1 và số 3 đang nuôi bò ở thời kì khai thác sữa Khu chuồng 2 nuôi bò sắp đẻ và bò ở thời kì cạn sữa Khu chuồng 4, 5 đang nuôi bê Khu chuồng 6,7,8 đang để thức ăn cho bò Khu 9 là khu chăn nuôi lợn nái sinh sản Về mặt thiết kế, chuồng... Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở bê Để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy rất quan trọng Chẩn đoán một bệnh chính xác là rất khó khăn, song để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy càng khó khăn hơn Do vậy, khi chẩn đoán hội chứng tiêu chảy cần phải chú ý xem xét rất nhiều yếu tố: đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và phi lâm... thí nghiệm là phương pháp vi sinh vật vẫn thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh, trong đó có hội chứng tiêu chảy 2.6 Biện pháp phòng và trị hội chứng tiêu chảy 2.6.1 Phòng bệnh Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phòng bệnh cho trâu bò luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với mọi cơ sở chăn nuôi trâu bò, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể, đồng thời . chảy ở đàn bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng và biện pháp điều trị 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng -. bệnh tiêu chảy gây ra. Xuất phát từ thực trạng trên để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra và nâng cao hiệu quả chăn nuôi tôi tiến hành thực hiện đề tài: Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy. nhân chính mà hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò được gọi bằng các tên khác nhau. Ví dụ: bệnh bê nghé ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy ở trâu bò sau cai sữa, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa… 7 7 Nguyên

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc Thuý (1999), “Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella ở lợn mắc tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh vật hoá học của chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tr 47 -51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella ở lợn mắc tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh vật hoá học của chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị”
Tác giả: Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc Thuý
Năm: 1999
2. Đào Trọng Đạt, Trần Thị Hạnh, Đặng Phương Kiệt (1998) , “Phân lập vi khuẩn C. perfringens tại một số hộ gia đình của tỉnh Vĩnh Phú”, Tạp chí thông tin Y dược số 10 Bộ Y tế, tr. 20 - 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân lập vi khuẩn C. perfringens tại một số hộ gia đình của tỉnh Vĩnh Phú”
3. Đậu Trọng Hào (2003), Nấm mốc và độc tố Aflatoxin, NXB Nông nghiệp, trang 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm mốc và độc tố Aflatoxin
Tác giả: Đậu Trọng Hào
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
4. Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự (1994),“Bệnh viêm ruột ở gia súc”, Báo cáo khoa học tại hội nghị KHKT Chăn nuôi - Thú y, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bệnh viêm ruột ở gia súc”
Tác giả: Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự
Năm: 1994
5. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc, Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Hà Nội, tr. 200 - 210 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc
Tác giả: Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch
Năm: 1997
6. Lê Văn Năm (2004), Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 5 – 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm
Tác giả: Lê Văn Năm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
7. Lê Minh Chí (1995),Bệnh tiêu chảy ở gia súc , Hội thảo khoa học, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Hà Nội, tr 20 - 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tiêu chảy ở gia súc
Tác giả: Lê Minh Chí
Năm: 1995
8. Nguyễn Ngã và cộng sự (2000), "Điều tra nghiên cứu hệ vi khuẩn trong hội chứng ỉa chảy của bê, nghé khu vực Miền Trung", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1996 – 2000, NXB nông nghiệp, trang: 218 – 220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra nghiên cứu hệ vi khuẩn trong hội chứng ỉa chảy của bê, nghé khu vực Miền Trung
Tác giả: Nguyễn Ngã và cộng sự
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2000
9. Nguyễn Ngã và cộng sự (2000), "Sự nhiễm khuẩn trong hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, số 2, trang 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự nhiễm khuẩn trong hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò
Tác giả: Nguyễn Ngã và cộng sự
Năm: 2000
11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Ngân (2006), "Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VIII, số 4, trang: 92 – 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Ngân
Năm: 2006
12. Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự (2000), "Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa và thử hiệu lực của Okazan và Levamizole đối với sán lá dạ cỏ trên trâu bò", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1996 – 2000, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa và thử hiệu lực của Okazan và Levamizole đối với sán lá dạ cỏ trên trâu bò
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
13. Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Thị Ngọc, Ngô Hoàng Hưng (1996), “Nghiên cứu xác định vai trò của vi khuẩn yếm khí Clostridium. perfringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn”, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (số 12), Hà Nội, tr. 49 5- 496 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xác định vai trò của vi khuẩn yếm khí Clostridium. perfringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn”
Tác giả: Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Thị Ngọc, Ngô Hoàng Hưng
Năm: 1996
14. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5-10; tr.125-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
15. Phạm Khắc Hiếu (1997) "Một số vấn đề dược lý học đối với gia súc non", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tr. 71-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề dược lý học đối với gia súc non
16. Trịnh Văn Thịnh (1985a), Bệnh nội khoa và ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh nội khoa và ký sinh trùng thú y
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
17. Tô Minh Châu (2000),"Phân lập và giám định vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa ở một số trại chăn nuôi quốc doanh thuộc TP Hồ Chí Minh", Tập san khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp, số 1, trang 45 – 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập và giám định vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa ở một số trại chăn nuôi quốc doanh thuộc TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Tô Minh Châu
Năm: 2000
18. Thái Thị Bích Vân và cộng sự (2007),"Phân lập xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên trâu bò nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk", Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học và Cao đẳng khối nông – lâm – ng ư toàn quốc, trang: 60 – 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên trâu bò nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Tác giả: Thái Thị Bích Vân và cộng sự
Năm: 2007
19. Trần Minh Hùng (1985), Thuốc nam chữa bệnh gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 30 - 31, 74 - 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc nam chữa bệnh gia súc
Tác giả: Trần Minh Hùng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1985
20. Vũ Văn Ngũ và ctv (1979),Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisuptil, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisuptil
Tác giả: Vũ Văn Ngũ và ctv
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1979
21. Võ Văn Sơn và cs (2003),“Một số giải pháp đề phòng và trị bệnh tiêu chảy đường ruột do vi khuẩn”, Khoa Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số giải pháp đề phòng và trị bệnh tiêu chảy đường ruột do vi khuẩn
Tác giả: Võ Văn Sơn và cs
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w