KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.6.2. Trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày
Dựa vào trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày trong trường hợp bê tiêu chảy, người ta có thể chẩn đốn được tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của con vật, từ đó đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao.
Chúng tơi tiến hành theo dõi 10 bê khỏe mạnh và 10 bê tiêu chảy. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày của bê tiêu chảy
Chỉ tiêu theo dõi Đối tượng
nghiên cứu
n Trạng thái phân Số lần đi ỉa
trong ngày
Bê khỏe 10 Phân gọn, thành nếp 2-3
Bê tiêu chảy 10 Phân lỏng, nhiều nước, màu vàng hoặc trắng xám
Ảnh 4.2. Phân bê tiêu chảy Ảnh 4.3. Phân bê bình thường
Qua quan sát phân của nhóm bê tiêu chảy và bê khỏe chúng tơi nhận thấy: bê khỏe có trạng thái phân gọn, thành nếp; cịn ở bê tiêu chảy phân lỗng, nhiều nước, có màu vàng hoặc trắng xám lẫn bọt khí, phân có mùi chua và thối khắm.
Kết quả ở bảng 4.8 cũng cho thấy, bê khỏe số lần đi ỉa khoảng 2-3 lần/ngày; ở bê tiêu chảy số lần đi ỉa 6-8 lần/ngày. Như vậy, bê tiêu chảy số lần đi ỉa tăng lên nhiều so với bê khỏe. Mức độ bệnh càng nặng thì số lần đi ỉa trong ngày càng nhiều.
Theo chúng tơi, khi bê tiêu chảy thì hệ vi sinh vật đường ruột, các chất độc do vi khuẩn tiết ra, đồng thời thức ăn trong ruột lên men sinh hơi tạo ra các sản phẩm độc như: H2S, indol, scatol,… những tác nhân này sẽ kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, do đó con vật đi ỉa nhiều lần và phân lỗng.