Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng

Một phần của tài liệu điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi bò phù đổng và biện pháp điều trị (Trang 47 - 49)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.6. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng

Chúng tơi tiến hành theo dõi 20 bê, trong đó có 10 bê bị tiêu chảy và 10 bê khỏe mạnh. Kết quả thu được, chúng tơi xin trình bày ở các phần dưới đây:

4.6.1. Thể trạng

Thể trạng gia súc được coi là yếu tố hàng đầu để phản ánh điều kiện chăm sóc, ni dưỡng cũng như tình trạng bệnh tật của gia súc. Con vật khỏe mạnh, nhanh nhẹn, năng suất sản xuất tốt được coi là có thể trạng tốt, biểu hiện ra bên ngoài là nhanh nhẹn, béo tốt, lơng mượt, da căng, thích ăn, thích vận động… Trái lại, khi con vật mắc bệnh, thường biểu hiện ra bên ngoài với thể trạng gày yếu, lông xơ xác, mệt mỏi, lười vận động, giảm ăn hay bỏ ăn… đó là thể trạng xấu. Việc quan sát đánh giá thể trạng của gia súc giúp ta nắm được sơ bộ về tình trạng bệnh lý của con vật cũng như chẩn đoán được khả năng hồi phục của nó. Kết quả đánh giá thể trạng được chúng tơi trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Thể trạng của bê tiêu chảy

Chỉ tiêu theo dõi Đối

tượng nghiên cứu n

Thể trạng lông, da Trũng hố mắt Trạng thái cơ thể Bê khỏe mạnh 10 Lơng trơn, bóng mượt Da đàn hồi tốt

Bình thường Khỏe mạnh, nhanh nhẹn Bê tiêu chảy 10

Lông khô, xơ xác Da đàn hồi kém Trũng sâu hoặc hơi trũng Gày yếu, mệt mỏi

Ảnh 4.1. Bê mắc hội chứng tiêu chảy

Qua theo dõi chúng tôi thấy: Ở bê khỏe hố mắt đầy, lơng trơn, bóng mượt, thân hình béo khỏe. Khi bị tiêu chảy, hố mắt trũng, con vật mệt mỏi, gày yếu, suy kiệt, lơng khơ, xơ xác, hậu mơn dính bết phân.

Theo chúng tôi, khi bê bị tiêu chảy, vi khuẩn đường ruột tác động vào hệ thống niêm mạc ruột, làm tổn thương niêm mạc ruột, đồng thời làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Khi nhiệt độ của cơ thể tăng lên làm con vật kém ăn, hệ thống tiêu hóa bị tổn thương, khiến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giảm. Mặt khác, do ỉa chảy, cơ thể bị mất nước quá nhiều qua phân, vì vậy cơ thể ở trạng thái nhiễm toan, cho nên con vật biểu hiện kém ăn, mệt mỏi, trọng lượng cơ thể

giảm, con vật gày yếu,…Ngoài ra, khi con vật kém ăn thì lượng nước cung cấp từ ngồi vào qua hệ thống thức ăn giảm, làm cho tình trạng thiếu nước của cơ thể càng trở nên trầm trọng và bệnh càng trở nên nặng thêm.

Từ kết quả theo dõi thể trạng của bê khỏe và bê tiêu chảy ở bảng 4.7, chúng tôi thấy: khi bê bị tiêu chảy cơ thể mất nước và chất điện giải. Do vậy, trong q trình điều trị bệnh ngồi việc dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn bội nhiễm, cần bổ xung thêm nước và chất điện giải thì con vật có khả năng khỏi bệnh cao và hồi phục nhanh hơn.

Một phần của tài liệu điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi bò phù đổng và biện pháp điều trị (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w