NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu trên đàn bê lai hướng sữa, ni tại Xí nghiệp chăn ni bị Phù Đổng. Bê được lựa chọn để nghiên cứu là:Bê từ sơ sinh tới 12 tháng tuổi
Địa điểm: Xí nghiệp chăn ni bị Phù Đổng- thôn Hạ- Dương Hà- Gia Lâm-Hà Nội
Thời gian: Từ ngày 15 tháng 7 năm 2013 tới ngày mùng 1 tháng 11 năm 2013
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê lai hướng sữa từ sơ sinh tới 12 tháng tuổi ni tại Xí nghiệp chăn ni bị Phù Đổng
- Đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Xác định bê bệnh
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy nói chung, dễ thấy và điển hình nhất là hiện tượng ỉa chảy:
- Thân nhiệt thường tăng nhẹ, con vật uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, đầu tiên phân sền sệt, vài ngày sau ỉa chảy nặng, phân chỉ là dịch màu xám xanh, xám vàng và có mùi tanh, phân dính ở hậu mơn và đi.
- Con vật tiêu chảy mãnh liệt, phân lỏng như nước, màu vàng hoặc trắng do lẫn sữa với bê 0-3 tháng tuổi, màu đen với bê hơn 3 tháng, phân thối khắm, có khi lẫn cả máu tươi, có những mảnh thức ăn chưa tiêu hóa. Bê nghé ỉa chảy nặng có thể 10-15 lần/ngày, mất nước nhanh làm cho con vật trũng mắt, da nhăn nheo và chết trong tình trạng mất nước, mất chất điện giải.
- Gia súc tiêu chảy lâu ngày có hiện tượng bụng hóp, mắt trũng, lơng xù, da khơ mất tính đàn hồi.
3.4.2. Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng
- Thân nhiệt: Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của gia súc thông qua trực tràng trong vòng một phút.
- Tần số tim mạch: Sử dụng tai nghe, nghe vùng tim để đếm số lần tim đập trong vịng một phút.
- Hơ hấp: Quan sát sự lên xuống của hõm hông thành bụng trong một phút kết hợp với sử dụng tai nghe nghe vùng phổi của gia súc.
3.4.3.Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy bê
Trực tiếp điều tra qua quan sát thực nghiệm và chẩn đốn lâm sàng và thơng qua sự ghi chép sổ sách của Xí nghiệp.
3.4.4. Xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm ở bê mắc hội chứng tiêu chảy
Căn cứ vào kết quả phân lập vi khuẩn đường ruột ở bê mắc bệnh cùng với kết quả xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh với một số loại kháng sinh, chúng tôi xây dựng hai phác đồ điều trị thử nghiệm trên 10 bê tiêu chảy ở cùng mức độ và chia thành hai lô mỗi lô 5 con.
- Lô 1 (5 con): Điều trị thử nghiệm trên phác đồ 1
- Lô 2 (5 con): Điều trị thử nghiệm trên phác đồ 2
Phác đồ 1:
Chúng tôi dùng kháng sinhEnrofloxacin(10%)với liều 1ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp, 2 lần/ngày
Thuốc trợ sức, trợ lực:
- Cafein natri benzoat 20%, tiêm bắp, 10ml/con/ngày
- Vitamin C 5%, tiêm bắp, 10ml/con/ngày
- ADE B-complex 1-2ml/con, tiêm bắp, 2 ngày/ 1 lần
Phác đồ 2
Chúng tôi vẫn dùng Enrofloxacin(10%) liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp, 2 lần/ngày kết hợp với các loại thuốc trợ sức trợ lực như phác đồ 1:
- Cafein natri benzoat 20%, tiêm bắp, 10ml/con/ngày
- Vitamin C 5%, tiêm bắp, 10ml/con/ngày
- ADE B-complex 1-2ml/con, tiêm bắp, 2 ngày/ 1 lần
Ở phác đồ 2 chúng tơi cịn bổ sung thêm nước và điện giải cho bê bằng phương pháp cho uống:
- Oresol: 10g/con/ngày, pha với 500ml nước cho uống.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi tổng kết sơ bộ được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, với sự hỗ trợ của các phần mềm Excel và Minitab
PHẦN IV