0
Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê ni tại xí nghiệp

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở ĐÀN BÊ NUÔI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI BÒ PHÙ ĐỔNG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ (Trang 45 -47 )

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê ni tại xí nghiệp

Trong điều kiện chăn nuôi tập trung theo hướng cơng nghiệp, tuy xí nghiệp đã thực hiện tốt quy trình chăm sóc, ni dưỡng, vệ sinh thú y nhưng bệnh tiêu chảy vẫn xảy ra khá phổ biến.

Qua thời gian thực tập chúng tôi nhận thấy: bê mắc hội chứng tiêu chảy tập trung chủ yếu ở giai đoạn từ sơ sinh tới 3 tháng tuổi. Nguyên nhân do bê con mới sinh ra chức năng điều tiết thân nhiệt chưa hồn chỉnh vì vậy khi thời tiết thay đổi dễ bị bệnh. Mặt khác do thời gian này thức ăn chủ yếu của bê là sữa, hệ vi sinh vật chưa phát triển, cấu tạo của dạ dày chưa hoàn thiện; nếu bê bú nhiều sữa quá nhiều hoặc bú sữa lạnh thì sẽ bị tiêu chảy. Trong thời gian này những bê tập ăn nhiều cám cũng dễ mắc bệnh với tỷ lệ cao.

Để biết được tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê ni tại xí nghiệp chúng tôi đã tiến hành điều tra, theo dõi một cách ngẫu nhiên đàn bê từ sơ sinh cho tới 12 tháng tuổi và thu được kết quả ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tỷ lệ bê mắc hội chứng tiêu chảy tại xí nghiệp từ tháng 7 tới tháng 9 năm 2013 Đối tượng theo dõi Tháng Số con theo dõi Số con mắc bệnh Số con chết Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Tháng 7 26 7 26.92 1 3.85 Tháng 8 29 3 10.34 0 0 Tháng 9 36 2 5.56 0 0

Đồ thị 4.2. Tỷ lệ bê con mắc hội chứng tiêu chảy trong ba tháng 7,8,9 năm 2013

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu được phân chia thành bốn mùa rõ rệt. Thời tiết khí hậu trong mỗi mùa lại có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ và ẩm độ. Cơ thể bê luôn chịu những biến đổi bất thường về nhiệt độ, ẩm độ và luôn phải tự điều chỉnh đối với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, dẫn tới sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, khả năng mắc bệnh cao.

Qua bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy xảy ra nhiều nhất vào tháng 7. Trong tháng 7, chúng tôi tiến hành theo dõi 26 bê và có 7 bê mắc bệnh, chiếm 26.92%.

Theo chúng tơi, tháng 7 là tháng chính của mùa mưa. Các đợt mưa to, kéo dài làm độ ẩm khơng khí cao, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại sinh trưởng, phát triển và gây bệnh đối với vật nuôi.Mặt khác, bê con sức đề kháng kém, bộ máy tiêu hóa phát triển chưa hồn chỉnh nên khi vi sinh vật có hại xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng, dẫn tới rối loạn tiêu hóa kèm theo đó là hiện tượng viêm ruột ỉa chảy ở bê.

Tháng 8 và tháng 9 tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy giảm. Cụ thể vào tháng 8, chúng tơi theo dõi 29 con thì có 3 con mắc bệnh, chiếm 10.34%; sang tháng 9

chúng tơi theo dõi 36 con nhưng chỉ có 2 con mắc bệnh, chiếm 5.56%. Theo chúng tôi, tỷ lệ bê mắc hội chứng tiêu chảy giảm là do tháng 8, tháng 9 thời tiết chuyển sang mùa thu. Lúc này khơng cịn những đợt nắng nóng kéo dài, mà thay vào đó là khí hậu mát mẻ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của bê. Bê được tạo điều kiện thuận lợi về mặt tiểu khí hậu chuồng nuôi nên tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy giảm. Những trường hợp bê mắc tiêu chảy trong giai đoạn này chủ yếu là do vắt sữa xong không cho bê uống ngay và do bê mới tập ăn lại ăn qua nhiều thức ăn tinh.

Như vậy, qua kết quả theo dõi chúng tôi nhận thấy môi trường ngoại cảnh và phương pháp chăm sóc ni dưỡngcó ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ mắc bệnh. Xí nghiệp nên quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sau:

- Vệ sinh chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng ni. Bởi nếu chuồng trại sạch sẽ, khơ ráo, thống mát thì tỷ lệ bê mắc bệnh sẽ giảm.

- Khi vắt sữa xong nên cho bê uống ngay, chỉ cho bê uống sữa ấm, cho tập ăn từ từ không nên cho ăn quá nhiều.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở ĐÀN BÊ NUÔI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI BÒ PHÙ ĐỔNG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ (Trang 45 -47 )

×